Hà-nội, ngày 25 tháng 8 năm
2005
Năm 2005
được nhân loại lấy làm năm Vật lý quốc tế đồng thời kỷ niệm lớn 100 năm
ngày ra đời Thuyết tương đối của nhà bác học vĩ đại Albert Einstein. Chúng
ta những con người lương thiện hiện đang sống trên trái đất tươi đẹp này
nên vui mừng vì sự kiện đó. Vì rằng trong trực giác của con người đang
bùng phát không thể diễn tả thành lời dấu hiệu của lòng khao khát vươn lên
sẵn sàng đón nhận những bước thay đổi lớn lao trong lịch sử nhận thức của
loài người kể cả về khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội.
Tại
thời điểm này, tôi tin rằng đang có hàng trăm, hàng ngàn “bộ óc” siêu việt
trong số 6 tỷ con người sống trên trái đất đang mày mò suy nghĩ tìm cách
bứt phá vươn lên, dám chấp nhận từ bỏ những quan điểm xưa cũ tưởng như bất
di bất dịch nhưng sự thực lại là lỗi thời và đang trói chặt sự tiến hoá
cao hơn của tri thức. Một bước tiến mới, một sự thay đổi lịch sử nhận thức
con người theo chiều hướng tốt và cao hơn sẽ phải xảy ra. Cái sẽ phải xảy
ra đó không thể nào khác được là phải liên quan tới Einstein và sự tuyên
bố sai lầm trong suốt 29 năm nghiên cứu về hố đen trong vũ trụ của nhà
khoa học người Anh Stephen Hawking.
Einstein thường hay trích dẫn: “Khoa học thiếu tôn giáo thì khập khiễng,
tôn giáo thiếu khoa học thì mù loà...”. Sự nghiên cứu về hố đen của ông
Stephen Hawking bị khập khiễng do thiếu tôn giáo chăng ? Đó là ý tưởng lớn
khiến chúng ta cần mượn sự trợ giúp của triết lý “Sắc bất dị không, không
bất dị sắc;sắc tức thị không, không tức thị sắc...” trong kinh “Trái tim
Tuệ giác Vô thượng” của Đức Phật Thích ca. Hạnh phúc thay ! Sự bí ẩn của
hố đen thế là từ nay không còn là bí ẩn nữa.
Để
hiểu trọn vẹn trong hố đen của vũ trụ có những gì chúng ta cần kiên nhẫn
biết khái quát theo quan điểm khoa học về hố đen và những yếu tố vật lý
khác có liên quan.
Hố
đen trong vũ trụ là gì ?
Từ
những thập kỷ đầu của thế kỷ 20, các nhà khoa học thiên văn trên thế giới
đã phát hiện ra trong không gian bao la của vũ trụ có những vùng đặc biệt
tối đen. Các loại kính thiên văn hiện đại bậc nhất không nhận được bất cứ
sự bức xạ nào gọi là của vật chất phát ra, chỉ thấy tại đó tối đen như
mực. Nhưng từ khoảng cách xa, mọi vật thể như các hành tinh, các vì sao
vẫn tồn tại và di chuyển theo những quỹ đạo có liên quan tới vùng tối đen,
và ánh sáng, sự dao động điện từ hay còn gọi là các “hạt” phôtôn khi
chuyển động có khối lượng tới đó cũng bị hút vào. Điều đó đã buộc các nhà
khoa học phải suy đoán tại vùng tối đen ấy không phải là vùng trống rỗng
mà là vùng có trường lực hấp dẫn cực lớn. Cái vùng tối đen như mực nhưng
có sức hút khủng khiếp, hút mọi thứ vào trong đó được khoa học đặt tên là
Hố đen.
Tuy
nhiên từ trước đấy các nhà khoa học cỡ lớn, cụ thể như Einstein đã hình
dung ra hiện tượng suy sụp hấp dẫn tồn tại trong không gian vũ trụ của
những Siêu sao có khối lượng cực lớn. Ví dụ có một Siêu sao với khối lượng
cực lớn, tương ứng với khối lượng đó là một trường hấp dẫn cực mạnh bao
quanh và trong quá trình toả sáng nó sẽ bị mất năng lượng. Sự mất năng
lượng lớn đến một lúc nào đó sẽ tạo ra đối áp suất khiến cho cấu trúc vật
chất của Siêu sao đổ sụp vào trong. Tức là Siêu sao đã “chết”, kích thước
của nó co lại một cách cực kỳ nhanh chóng và cuối cùng trở thành một hố
đen, một vùng gồm toàn trường lực hấp dẫn mạnh. Toàn bộ những gì có khối
lượng nếu nằm trong phạm vi trường lực hấp dẫn của hố đen đều bị hút vào
trong và mất tích trong đó. Quá trình bị hút vào trong và bị mất tích như
thế nào thì chưa ai hình dung ra được.
Sự suy
sụp hấp dẫn của Siêu sao để biến nó thành một hố đen gợi lên một ý: khối
lượng có thể biến thành năng lượng. Tôi ngờ rằng tư duy về việc này
Einstein đã nảy ra công thức bất hủ E=m.c² , và đây cũng là một vế “Sắc
bất dị không...” trong kinh Phật để nói lên cái vô thường của vạn vật
trong vũ trụ. Một ngôi sao to lớn hùng vĩ là thế rồi cuối cùng cũng phải
“chết” và đổ sụp vào trong biến thành một khoảng hư vô không trông thấy,
chẳng có hình dáng kích thước gì cả. Dấu vết của nó chỉ để lại một vùng
gồm toàn lực vô hình, và những cái gì là khối lượng có hình thể chỉ thấy
có vào chứ không có ra. Dường như hiện tượng hố đen cố tình chọc tức định
luật bảo toàn năng lượng – khối lượng của vật chất.
Khái
quát về hố đen như trên chưa thể dễ hiểu để xem xét bên trong nó có gì,
chúng ta cần phải biết thêm khái quát các chiều của không gian.
Các chiều
của không gian
Bất cứ
ai đi học tại các trường phổ thông đều được tiếp xúc với hình học phẳng
Euclide. Hình học phẳng Euclide mô tả rất tốt trên mặt phẳng trong hệ
không gian 3 chiều. Không gian 3 chiều được biểu diễn bằng 3 phương x, y,
z vuông góc với nhau. Hai phương vuông góc tạo thành mặt phẳng, phương
còn lại vuông góc với mặt phẳng đó. Tiên đề của hình học phẳng là 2 đường
thẳng song song không bao giờ cắt nhau, hình chiếu của một điểm lên một
mặt phẳng chỉ là một điểm. Nghĩa là chỉ tồn tại một hình và một bóng của
hình đó. Trong quá trình tiến hoá của tri thức, người ta thấy rằng hình
học Euclide mặc dù độc quyền thống trị thế giới lâu đến thế song vẫn hoàn
toàn không phải là hình học duy nhất. Có thể xây dựng một hình học khác
không kém phần lôgíc và nó không mâu thuẫn nội tại hơn so với hình học
Euclide. Thế là hình học Hipecbon hay còn gọi là hình học phi Euclide ra
đời. Hình học phi Euclide nhằm mô tả không gian, mặt phẳng thay bằng mặt
cong, ít nhất là thêm một chiều nữa vào để trở thành không gian 4 chiều.
Bạn hãy hình dung đơn giản là tại không gian 3 chiều có một phương vuông
góc với một mặt phẳng thì nay phương đó vuông góc với mặt cong. Tiên đề 2
đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau thì nay 2 đường thẳng song
song đó cắt nhau. Ví dụ 2 đường kinh tuyến song song với nhau trên mặt
hình cầu cắt nhau tại 2 điểm cực Bắc và
Nam. Hình
chiếu của một điểm lên mặt phẳng chỉ là một điểm nhưng lên mặt cong sẽ
không phải chỉ một điểm nữa mà là một hình khác tập hợp bởi nhiều điểm.
Tức là không phải chỉ một hình một bóng như hình học phẳng Euclide, một
hình có thể có nhiều bóng tuỳ theo độ cong của mặt cong. Không gian càng
có nhiều chiều thì độ cong càng lớn số bóng của hình càng nhiều. Sức tưởng
tượng của đa số chúng ta có giới hạn, nên thư giãn một tý cho vui bằng câu
chuyện ông Tôn ngộ không trong truyện Tây du ký có thể biến hoá thành hàng
trăm ông Tôn ngộ không giống nhau như đúc trong khắp không gian mà không
biết ông nào là thật ông nào là giả. Chúng ta đang quen với cái chỉ có một
hình một bóng nay nếu thấy chỉ một hình mà có tới 5, 10, thậm chí hàng
trăm, hàng ngàn cái bóng thì khó có thể tin và chấp nhận được cái vô lý
khủng khiếp ấy dù nó là sự thật khoa học tại không gian nhiều chiều, không
gian cong.
Mô tả
khái quát như vậy để thấy không thể xác định được vị trí thật của một
hình thể cụ thể trong cái không gian nhiều chiều hơn số chiều của không
gian chúng ta đang nhận thức. Một hình thể cụ thể nào đó nằm trong không
gian nhiều chiều bản thân nó vẫn tồn tại và cả cái không gian nhiều chiều
chứa nó đại diện cho nó. Nghĩa là bất cứ vị trí nào trong không gian nhiều
chiều cũng có cái bóng của hình thể nói trên mà không thể xác định vị trí
thật của nó. Điều đó để ngầm hiểu rằng khối lượng m chuyển thành năng
lượng E trong công thức E=m.c² hình thể của khối lượng m vẫn tồn tại ở
một vị trí nào đó trong năng lượng E , và tại vị trí bất kỳ nào đó trong
năng lượng E cũng đều có thể thấy cái bóng của hình thể khối lượng m .
Điều này tương tự như trong kinh Phật, ông Phật nói: Phật ở khắp mọi nơi,
bất cứ chỗ nào cũng có thể gặp Phật, pháp thân (khối lượng) của ông bao
trùm khắp không gian, thực tế cái bóng của ông vẫn tồn tại nhưng vị trí
thật thì không biết ở đâu.
Không
gian nhiều chiều khái quát như vậy nhưng có lẽ vẫn cần khái quát thêm một
đại lượng vật lý rất quen thuộc nữa đó là: Bản chất ánh sáng.
Khái quát
bản chất ánh sáng
Cách
đây vài chục năm, có một tạp chí đã nêu những bí ẩn của thiên nhiên mà
khoa học chưa thể giải thích được. Một trong những bí ẩn ấy là: Theo tính
toán của một số nhà khoa học thì tổng của tất cả các phản ứng nhiệt hạch
xảy ra trên mặt trời sản sinh ra số hạt phôtôn ( ánh sáng) không đủ với số
lượng mà thực tế mặt trời đã phát ra trong không gian. Vậy thì mặt trời
lấy đâu ra số phôtôn để phung phí như vậy ?
Nếu tạp
chí đó không phải là báo lá cải và thông tin khoa học về sự tính toán đó
là chính xác thì chúng ta có thể hình dung rõ nét hơn về diện mạo không
gian cũng như bản chất ánh sáng. Bản chất của ánh sáng là gì ? có thể nói
toạc ra rằng cho đến nay khoa học vẫn chưa hiểu được rõ ràng. Chỉ có thể
định nghĩa khái quát: ánh sáng vừa mang tính sóng vừa mang tính hạt. Mang
tính sóng vì sự truyền của ánh sáng trong không gian có tính sóng, có sự
giao thoa khi gặp nhau và bước sóng được tính là ( . Mang tính hạt gọi là
hạt phôtôn vì khi chuyển động ánh sáng có khối lượng. Diện mạo của hạt
phôtôn như thế nào? Đó là câu hỏi khó nên chúng ta đành phải chấp nhận với
những quan niệm thuật ngữ mà vật lý hiện đại đang dùng: ánh sáng là dao
động điện từ. Mô hình sự truyền của ánh sáng trong không gian được mô tả
khái quát thế này: Giả sử electron gặp phản electron sẽ huỷ nhau sinh ra
năng lượng, sinh ra phôtôn tức ánh sáng. Khởi đầu là sinh ra mạch điện
trường khép kín, mạch điện trường khép kín xuất hiện tức điện trường biến
thiên sẽ sinh ra mạch từ trường khép kín tương ứng. Mạch từ trường khép
kín xuất hiện tức biến thiên từ trường lại sinh ra mạch điện trường khép
kín tương ứng... Cứ thế cái này xuất hiện làm tiền đề cho cái kia xuất
hiện nối tiếp nhau như một chuỗi móc xích dịch chuyển trong không gian với
tốc độ gần bằng 300.000 km/s.Nếu trong quãng đường truyền theo kiểu dây
xích đó không gặp trở ngại làm mất năng lượng thì nó sẽ truyền mãi mãi
trong không gian.
Mỗi một
mắt xích mạch điện trường khép kín hay mạch từ trường khép kín là một
“hạt” phôtôn ánh sáng, khối lượng nghỉ của phôtôn bằng không nghĩa là mạch
điện trường hay từ trường khép kín không xuất hiện. Mô hình sự truyền của
ánh sáng trong không gian như vậy thì rõ ràng là tại mỗi điểm bất kỳ trong
không gian đều ẩn chứa thế năng sản sinh ra “hạt” phôtôn. Triết lý “sắc
bất dị không...” của Phật học lại thắng thế và là một sự tổng quát khoa
học uyên bác. Tại cái không gian tưởng là trống rỗng không có gì nhưng lại
ẩn chứa cái thế năng sản sinh ra “hạt” phôtôn ánh sáng có khối lượng và
cái đang có khối lượng, ánh sáng trông thấy đó khi “nghỉ” lại bằng không.
Phải nói là ông Thích ca có “thần nhãn” trông thấy những cái mà người
thường không trông thấy, soi xét thế giới vi mô rất tinh tế, không thể cứ
gán ghép lung tung là tôn giáo hay không có cơ sở khoa học. Khoa học không
biết đến Phật học thì khập khiễng thật ! Còn cái sự vô lý và bí ẩn của thế
giới tự nhiên khi mà khoa học chưa thể giải thích được vì sao số lượng
phôtôn do quá trình phản ứng nhiệt hạch sinh ra không đủ với số lượng mặt
trời đã phung phí phát vào không gian đăng trong tạp chí vừa nói khiến
chúng ta, những nhà khoa học cự phách phải tự xét lại “trí tuệ uyên bác”
của mình.
Không
những thế, khi đã hiểu về cái tính “sắc bất dị không...” hay mỗi một vị
trí bất kỳ trong không gian đều có thế năng để tạo ra mạch “điện trường
khép kín” tức tạo ra phôtôn ánh sáng mà vẫn nhận thức vận tốc ánh sáng là
hằng số bất di bất dịch trong toàn vũ trụ thì nhận thức đó là sai lầm đáng
tiếc. Đơn giản ở chỗ thế năng ở một điểm bất kỳ sinh ra phôtôn ánh sáng
của hệ không gian 3 chiều khác với hệ không gian 4 chiều. Ngay cái quan
điểm không gian là trường điện từ đã phản ánh rất rõ ràng tốc độ dao động
điện từ phụ thuộc vào trường điện từ mà trường điện từ trên trái đất không
thể giống trường điện từ trong hố đen vũ trụ. Điều khẳng định 3 đại lượng
vật lý ( không gian, thời gian, vận tốc ánh sáng ) có liên quan chặt chẽ
với nhau là sự thật chứ không phải cứ băn khoăn, nghi ngờ cho mất thì giờ.
Nói qua
về bản chất ánh sáng như vậy là tương đối rõ nhưng trước khi “nhìn” vào
trong lỗ đen phải phác qua “dụng cụ để nhìn” là Thuyết tương đối của
Einstein .
Khái quát
Thuyết tương đối của Einstein.
Cuối thế
kỷ 19, giới khoa học xôn xao về vấn đề Ete vũ trụ, họ cho rằng tồn tại một
chất Ete nào đó trong không gian, chất này có thể sẽ cản vận tốc truyền
của ánh sáng khi nó cùng chiều chuyển động với trái đất. Để phát hiện ra
chất Ete và cũng là để chứng minh nguyên lý tương đối về vấn đề cộng vận
tốc, nhà khoa học Michelson đã chế tạo ra dụng cụ đo và thực tế đo đi đo
lại vận tốc ánh sáng theo mọi phương so với phương chuyển động của trái
đất. Thật kỳ lạ là vận tốc truyền của ánh sáng theo mọi phương là như
nhau, nghĩa là nó có tính độc lập không phụ thuộc vào nguồn chuyển động.
Kết quả
thực nghiệm đo vận tốc ánh sáng đó không những đã phủ định sự tồn tại của
chất Ete mà còn gây ra mâu thuẫn lớn với nguyên lý tương đối khiến cho
giới khoa học ngỡ ngàng không hiểu cái nào là đúng cái nào là sai. May
thay! Năm 1905, với bộ óc uyên bác hiểu được vấn đề, ông Einstein đăng một
bài báo trong đó ông nói một cách đơn giản là hai tiên đề nguyên lý tương
đối và tính độc lập của vận tốc ánh sáng, không những không đối lập với
nhau mà còn cho phép giải thích được nhiều điều nếu đồng thời chấp nhận
chúng. Và đó là cơ sở ra đời Thuyết tương đối .
Thuyết
tương đối của Einstein tương đối trừu tượng và khó hiểu đối với những
người không chuyên về vật lý. Nội dung chính của Thuyết tương đối phản ánh
hiện tượng khi một hệ quy chiếu chuyển động với vận tốc nhanh cỡ gần với
vận tốc ánh sáng thì tại hệ đó xảy ra hiệu ứng biến đổi không gian, thời
gian, kích thước, khối lượng. Tốc độ chuyển động càng nhanh thì hiệu ứng
biến đổi càng lớn. Einstein đã đưa ra nhiều công thức tính toán nhưng điển
hình nhất là công thức E=m.c² ( trong đó E: năng lượng, m: khối lượng, c:
vận tốc ánh sáng ) . Công thức này phản ánh giữa năng lượng và khối lượng
có thể chuyển hoá lẫn cho nhau.
Để mô tả
những nét chính của Thuyết tương đối thật dễ hiểu chúng ta hãy theo dõi ví
dụ sau đây:
Giả sử
có một con tầu chứa một số hành khách đi du lịch xuất phát từ một sân bay
trên trái đất ( coi trái đất là hệ đứng yên ), bay vào khoảng không vũ trụ
với vận tốc cực nhanh cỡ khoảng 0,7 vận tốc ánh sáng. Với vận tốc này, tại
con tầu bắt đầu xảy ra hiệu ứng tăng khối lượng, khi khối lượng tăng thì
trường hấp dẫn cũng tăng theo tương ứng. Trường hấp dẫn tăng của con tầu
là nguyên nhân làm co không gian, co kích thước và thời gian trôi chậm lại
phù hợp với độ co của không gian. Chúng ta là những người quan sát đứng
trên trái đất ( hệ đứng yên ) sẽ nhận thấy: Con tầu khi chưa chuyển động
có khối lượng là m, kích thước đường kính : d , thời gian trôi như chúng
ta là: t .
Khi bắt
đầu xảy ra hiệu ứng thì những thông số đó đã khác, khối lượng là m’ > m ,
kích thước đường kính d’ < d , thời gian trôi t’ > t . Nếu con tầu tiếp
tục tăng vận tốc để tiến tới xấp xỉ vận tốc ánh sáng thì khối lượng của nó
sẽ tiến tới lớn vô cùng, thời gian trôi chậm vô hạn và kích thước đường
kính của con tầu sẽ tiến tới bằng không. Hiệu ứng biến đổi tăng khối
lượng, co không gian, co kích thước, trôi chậm thời gian đã đạt đến đỉnh
điểm của sự chuyển trạng thái từ khối lượng thành năng lượng theo công
thức E=m.c² . Chúng ta có thể hình dung một sự vô lý nhưng có thật là:
con tầu có hình thể kích thước đàng hoàng chuyển động nhanh bằng vận tốc
ánh sáng lại trở thành không có hình thể, kích thước bằng số không. Mắt
chúng ta không thấy hình thể con tầu nữa, giờ đây nó là vô hình, nhưng
trong trí não vẫn hình dung ra có một khối năng lượng, một khoảng trường
lực hấp dẫn vô hình tương đương với khối lượng tăng vô cùng lớn của con
tầu đang chuyển động với vận tốc ánh sáng trong không gian. Hình dáng độ
lớn của “khối năng lượng” đó thế nào thì quả thật ngoài trí tượng tượng
của con người.
Theo
nguyên lý tương đối con tầu đó vẫn tồn tại, khách du lịch trên tầu vẫn
sống thoải mái như chẳng có chuyện gì xảy ra. Đối với họ thì chẳng có cái
kích thước, không gian nào bị co hay thời gian bị trôi chậm cả, sự biến
đổi không gian, thời gian nếu có thì có lẽ chỉ xảy ra trên trái đất. Theo
lịch trình đã quy uớc, sau một năm khách du lịch quay trở về trái đất, tất
nhiên là họ tính theo thời gian trôi tại con tầu, thì thời gian trôi tại
trái đất đã qua vài thế kỷ.
Như
vậy là chúng ta đã sơ bộ phác qua những yếu tố cơ bản cần thiết dựa vào nó
để xé toang bức màn bí mật bấy lâu nay đã che phủ lỗ đen trong vũ trụ.
Cũng là lúc giải mã được cái câu triết lý sâu sắc “sắc bất dị không, không
bất dị sắc...” tồn tại hơn 2500 năm đến nay trong Phật học mà nhân loại
chúng ta chẳng mấy ai hiểu ý nghĩa thực nên đã khập khiễng và mù loà như
lời của Einstein đã nói. Cần phải sớm chấm dứt tình trạng khập khiễng và
mù loà càng nhanh càng tốt, do đó bản Tuyên ngôn về lỗ đen vũ trụ hay còn
gọi là Tuyên ngôn văn hoá Phật học “sắc bất dị không...” ra đời.
Tuyên ngôn
về hố đen vũ trụ và “sắc bất dị không...”
Như đã
giới thiệu khái quát, hố đen là một
thực thể vô hình trong vũ trụ, giới khoa học gọi là một khoảng không gian
cong với độ cong rất lớn, có nhà khoa học gọi đó là hệ không gian – thời
gian 10 chiều nếu quy ước hệ không gian- thời gian của chúng ta là 4 chiều
( 3 chiều không gian và một chiều thời gian ). Trong hệ không gian- thời
gian 10 chiều đó có những cái gì không ai biết, chỉ biết rằng không thể
tồn tại bất cứ cái gì gọi là vật chất bởi trường lực hấp dẫn mạnh khủng
khiếp hút tất cả những hình thể có khối lượng kể cả ánh sáng lởn vởn xung
quanh vào trong. Những hình thể có khối lượng bị hút vào trong rồi đi đâu
? Đó là vấn đề trớ trêu của tạo hoá chỉ ra rằng: Định luật bảo toàn năng
lượng- khối lượng với những nhận thức bất di bất dịch của chủ nghĩa duy
vật không còn ngôi vị thống soái. Tri thức của con người sẽ không thể tiến
hoá nếu vẫn còn tính cố chấp, bảo thủ tự coi mình là vĩ đại trong thế giới
tự nhiên.
Điều
lôgíc ai cũng có thể nhận thấy cái hố đen có không gian - thời gian 10
chiều đó không thể đồng nhất từ trong ra ngoài. Thế năng trọng trường
P=m.g.h của trường hấp dẫn đã chỉ ra chiều của không gian phải tăng từ
ngoài vào trong. Nghĩa là tại vị trí bán kính ngoài cùng không gian – thời
gian 10 chiều của lỗ đen có số chiều xấp xỉ như không gian – thời gian 4
chiều của chúng ta.
Con tầu
chở khách đi du lịch của Einstein như đã ví dụ. khi chuyển động cực nhanh
đến một cái ngưỡng nào đó mới bắt đầu xảy ra hiệu ứng biến đổi tăng khối
lượng, co không gian... . Từ cái ngưỡng xảy ra hiệu ứng, tốc độ con tầu
càng cao thì hiệu ứng biến đổi càng mạnh, không gian – thời gian của con
tầu càng cong, số chiều càng tăng lên. Kết quả cuối cùng của hiện tượng là
không gian – thời gian có số chiều, có độ cong do nguyên nhân trực tiếp là
hiệu ứng biến đổi, nguyên nhân gián tiếp là sự chuyển động nhanh. Nếu như
quay ngược lại hình ảnh cuộn phim biến đổi không gian – thời gian của con
tầu đó chúng ta sẽ thấy chính số chiều, độ cong của không gian – thời gian
trên con tầu lại là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của kết quả hiệu
ứng biến đổi tăng khối lượng...cũng như sự chuyển động nhanh của con tầu.
Do vậy giả sử con tầu của Einstein đi với tốc độ hết sức bình thường,
chẳng có hiệu ứng nào xảy ra với tốc độ đấy, nhưng lọt vào lỗ đen thì
chính số chiều và độ cong không gian – thời gian của lỗ đen sẽ gây ra hiệu
ứng biến đổi tăng khối lượng, giảm kích thước, trôi chậm thời gian và giảm
tốc độ của con tầu. Con tầu càng vào sâu trong hố đen thì hiệu ứng biến
đổi càng lớn, tốc độ con tầu càng giảm theo quan sát của chúng ta đứng bên
ngoài. Hiệu ứng biến đổi của con tầu sẽ dừng lại khi độ cong hay số chiều
không gian - thời gian của con tầu cân bằng với độ cong, số chiều không
gian – thời gian của hố đen. Kích thước con tầu chúng ta thấy ở bên ngoài
là dương, có hình thể rõ ràng nhưng khi vào trong không gian – thời gian
của hố đen hình thể, số dương đó giảm dần, thu nhỏ lại về số không chứ
chưa dám kết luận là trở thành số âm.
Căn cứ
vào nguyên lý tương đối, con tầu của Einstein vẫn tồn tại khi nó chuyển
động cực nhanh gây ra hiệu ứng biến đổi không gian – thời gian của chính
nó thì tại không gian - thời gian của hố đen nó cũng tồn tại như vậy. Các
khách du lịch trên con tầu vẫn sống bình thường như không có chuyện gì xảy
ra. Đối với họ thế giới xung quanh vẫn là thế giới vật chất không có gì
khác lạ. Nhưng đối với chúng ta con tầu và những vị khách du lịch đó đang
ở trong hố đen, một thế giới siêu hình hoàn toàn khác biệt, tất cả đều
trong trạng thái vô hình, gọi là “khối lượng” không có kích thước, hình
thể cũng được mà gọi là “năng lượng siêu hình” cũng không sai. Quả là “sắc
bất dị không, không bất dị sắc...” Cái mà chúng ta tưởng là thật hoá ra
không phải thật, cái mà tưởng là đã “chết” hoá ra không “chết”. Cái “Tưởng
là...” của chúng ta rõ ràng không phải là chân lý khoa học trong thế giới
tự nhiên. Về mặt lý thuyết, con tầu chuyển động của Einstein đi chu du
khắp vũ trụ với tốc độ cực lớn gây hiệu ứng biến đổi không gian... của
chính nó, có thể trở về trái đất yên bình trong tương lai. Nhưng con tầu
đó lọt vào hố đen, do chính không gian – thời gian của hố đen gây hiệu ứng
biến đổi thì quả thực là đến giờ phút này không ai có thể nghĩ ra cách
thoát khỏi trường lực hấp đẫn mạnh khủng khiếp ấy để trở về trái đất an
toàn.
Bí mật
của hố đen đã được khám phá. Nhân danh tri thức của con người, chúng ta có
quyền tuyên bố rằng:
-
Các bộ môn khoa học cơ bản, nhất là ngành vật lý thiên văn vũ trụ
của nhân loại đang khập khiễng, đang dựa trên nền tảng của sự nhận thức
chưa chuẩn.
-
Tại các hố đen đầy rẫy trong vũ trụ là các thế giới siêu hình theo
quan điểm nhận thức của chúng ta nhưng lại là hữu hình theo quan điểm
nhận thức của “những người” tại thế giới siêu hình đó.
-
Trí tuệ của loài người còn đang tiến hoá, chưa đạt đến đỉnh cao
nên đừng tùy tiện nghĩ đến chuyện “cải tạo” thế giới tự nhiên phục vụ ý
muốn chủ quan của mình mà có thể sẽ vô tình phá vỡ sự cân bằng của nó.
-
Có những lý trí, nền văn minh cao đang tồn tại trong không gian vũ
trụ ngoài sức tưởng tượng của con người, chỉ khi nào trình độ phát triển
trí tuệ chung của nhân loại tương đối cao mới nhận biết được điều đó.
-
“Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức
thị sắc...” đó là tư tưởng của Đức Phật Thích ca mang tính khoa học để
giải mã những điều tuyên trên chứ không phải theo nhận thức để áp dụng
phương pháp tu luyện tính Không đang hiện hành trong tôn giáo Phật.
Có những
điều tưởng là vô lý không tin được, nhưng lại là sự thực khách quan. Đầu
thế kỷ 20 , khoa học của nhân loại cũng đã va vấp vào sự vô lý không thể
tin được như sự mâu thuẫn giữa tính độc lập của vận tốc ánh sáng và nguyên
lý tương đối. Nhưng cũng đã vượt qua vì đức khiêm tốn tự xét trình độ có
giới hạn của mình dám chấp nhận sự vô lý trớ trêu để thu được kết quả tốt
đẹp: mở rộng nhận thức để tiến hoá cao hơn. Đầu thế kỷ 21 này, lịch sử lại
lập lại, sự vô lý không thể tin được lại ập đến thử thách tri thức loài
người một lần nữa. Tin và chấp nhận hay không tuỳ các bạn, đối với tôi sự
vô lý và không tin được đó là sự phản ánh trình độ phát triển trí tuệ của
chúng ta chưa cao, nhưng lại toát lên trình độ uyên bác, vĩ đại của một vĩ
nhân mà nhân loại chưa hiểu vẫn tưởng là tôn giáo, và vẫn thờ phụng theo
kiểu tôn giáo rất ngây thơ, có thể nói là sự lầm lạc đáng thương. “Sắc bất
dị không...” lại hiểu theo cái lối dùng ý chí bế bịt tất cả các giác quan
cảm xúc của con người, cố tập theo cái tính Không tự nghĩ: Không yêu-
ghét, không vui- buồn, không nghe, không nhìn, không học, không làm... Để
mong được ngộ đạo và có trí tuệ Phật, để “Trốn việc quan đi ở chùa”. Hoặc
thù hận đến điên cuồng cuộc sống văn minh đầy đủ tiện nghi vật chất, hay
ngược lại lại lấy sự đầy đủ tiện nghi vật chất làm thú vui hạnh phúc của
con người. Hơn 2500 năm qua thực tế có thấy ông nào tu luyện theo cái kiểu
cách ấy mà đạt công quả có trí tuệ siêu phàm, bố thí hỷ xả giúp ích cho
đời như ông Newton hay ông Einstein chỉ biết thuần túy về khoa học đâu?
Danh hiệu Phật, đại bồ tát trong Phật giáo chỉ dành cho những người có
lòng từ bi hỷ xả bố thí trí tuệ, sức lực (hoặc vật chất nếu có) lớn cho
xã hội loài người mà không cần mong được đáp ứng lại. Không có trí tuệ sức
lực...để bố thí cho xã hội ấm no, hạnh phúc mà chỉ phá rối, thù oán ngu
xuẩn thì làm sao có danh hiệu đại bồ tát để khi chết được lên cõi “thiên
đàng”.
Có
những người muốn biết về cõi thiên đàng, cõi niết bàn hay cõi Tây phương
cực lạc ở đâu để họ có hướng tu dưỡng. Không ai trả lời được câu hỏi đó
nên thường lảng tránh hoặc giảng giải với ý nghĩa mơ hồ. Vì vậy mới có
những kẻ lợi dụng xúi giục những tín đồ mê muội ôm bom liều chết phá hoại
cuộc sống của người khác cũng như của chính bản thân mình để hòng linh hồn
được “đón” lên cõi “thiên đàng”, hay cõi “niết bàn”... Đau đớn thay !
Hàng ngày mấy tỷ con người vẫn đang tụng kinh sớm tối lời Phật dạy: “sắc
bất dị không, không bất dị sắc...” mà không biết rằng đó là lời ám chỉ các
hố đen trong vũ trụ chính là các thế giới siêu hình ẩn chứa những nền văn
minh chưa được khoa học “công nhận”, đó chính là những cõi “Thiên đàng”,
cõi “Tây phương cực lạc” trong tâm thức Tôn giáo. Đau đớn thay ! Chỉ khi
nào trí tuệ con người đạt đến đỉnh cao vời vợi, tức là đã thật sự “...tiến
sâu vào nguồn mạch của Tuệ giác vô thượng,..” lúc đó mới tự “soi sáng như
thật rằng...” : Loài người đang tu mù ! Các trò nhố nhăng đang diễn ra
trên thế giới này đều là giả dối, vô vị. Chỉ vì thiếu tri thức, không hiểu
giá trị của cuộc sống làm người và vì sự duy trì tồn tại của cái thân xác
vật chất mà anh này lừa bịp anh kia, đang tâm huỷ hoại lẫn nhau, thậm chí
còn sui nhau tự phá hỏng cuộc đời “làm người” đáng quý của mình mà tạo hoá
đã ban tặng.
Một con
người đã làm nên lịch sử như Đức Phật Thích ca, có trí tuệ siêu phàm hiểu
được các tinh hoa của khoa học từ thế giới vi mô đến thế giới vĩ mô trước
chúng ta, những bác học hiện đại ngày nay hơn 2500 năm. Ông là Thánh nhân
chưa dám nói là vĩ đại nhất, nhưng ra đời sớm nhất trong số các Thánh nhân
của loài người, chúng ta thấy đấy ông đâu có sui ai đi lật đổ, đảo chính
phá rối trật tự xã hội hoặc sui ai ôm bom liều chết tử vì Đạo...mà chỉ sui
làm việc thiện, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Vì trong tri thức “soi sáng
như thật rằng...” cõi “Thiên đàng”, cõi “Tây phương cực lạc”... hay gọi
theo khoa học là khoảng không gian – thời gian 10 chiều của hố đen đang
tồn tại trong vũ trụ không có chỗ chứa cho những kẻ ngu dốt và tàn ác sát
sinh, dù là người bị súi giục.
Hỡi
những con người chưa được “Tỉnh thức bình yên” hãy tự soi xét lại mình,
sám hối và sớm giác ngộ buông tay dao, tay lựu đạn để dắt tay nhau cùng
học hỏi, tìm hiểu về chân lý giá trị đích thực của cuộc sống Làm Người
trước khi hành
động.
Ghi chú: các
câu trong “...” trích trong kinh “Trái
tim tuệ giác vô thượng” hay “Bát nhã ba la mật đa tâm kinh”. Tài liệu tham
khảo: trong các sách kinh Phật và Thuyết tương đối của Einstein.
Hà-nội, ngày
25 tháng 8 năm 2005
http://www.buddhismtoday.com/viet/kh/tuyenngon_trietly.htm