Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Ghi chép nhỏ về trường hạ chùa Xá Lợi
Đại đức Thích Hồng Minh

Văn Ký thinh, bất kiến ký hình ! Quả thật thế, chùa Xá Lợi ! chùa Xá Lợi ! Hội Phật Học Nam Việt và Vị Hội Trưởng đầu tiên là BS. Nguyễn Văn Khỏe với sự cộng tác đắc lực của quý vị danh tăng cùng cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền hoạt động nhằm mục đích đoàn kết các Phật tử xuất gia, tại gia, dùng mọi phương tiện để truyền bá và thực hành Phật pháp.

Hội Phật Học Nam Việt đã xây cất được ngôi chùa Xá Lợi là một thắng tích cho thành phố Sài Gòn vào năm 1957, đồng thời đã đóng góp bằng xương máu của chư Tăng trong mùa Pháp nạn 1963 đã cùng với Ủy Ban Liên Phái Bảo vệ Phật giáo chống chế độ độc tài của gia đình trị họ Ngô.

Chùa Xá Lợi có một cổng tam quan chính trông ra đường Bà Huyện Thanh Quan, một cổng tam quan phụ trông ra đường Sư Thiện Chiếu, tọa lạc với diện tích trên 2.000 mét vuông, thuộc Quận 3 TP.HCM.

Bước chân qua cổng tam quan, chúng ta đi dưới bóng cây mát mẻ, ngang qua tượng đài Quán Thế Âm lộ thiên ẩn mình dưới gốc Bồ đà xanh lá, và luôn được nam nữ Phật tử thường xuyên lễ bái, nhang đèn hằng việc sáng, mang tất cả tâm thành gởi theo đám mây hương.

Phía trong chánh điện là chỗ thờ Phật, trên cao ngay trước tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là nơi tôn trí ngọc Xá Lợi Phật trong một ô khám theo hình lá bồ đề. Sở dĩ thờ một tượng Phật là để dễ nhất tâm hơn thờ nhiều tượng Phật.

Sau chánh điện là nơi thờ Tổ gồm các Hòa thượng có công lớn trong phong trào chấn hưng và thống nhất Phật Giáo. Bên mặt là bàn thờ di ảnh các vị Tăng Ni đã tự thiêu trong thời kỳ tranh đấu bảo vệ Phật Giáo bị Pháp nạn năm 1963. Bên trái là thờ cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, cố Hội Trưởng khai sáng Hội Phật Học Nam Việt, ngoài ra còn bàn thờ hương linh các hội viên quá cố, nam bên trái, nữ bên phải đèn nhang lúc nào cũng được thắp sáng. Hai bên góc trong của chánh điện có treo chuông và trống bát nhã đặt trên khuôn giá chạm trổ hoa văn rất công phu, riêng chày đóng chuông được tạc hình cá Kình tuyệt đẹp !

Bên dưới chánh điện là giảng đường Mai Thọ Truyền rộng rãi chứa khoảng 400 chỗ ngồi, dành cho Phật nữ đến để nghe các buổi thuyết giãng vào sáng chủ nhựt hàng tuần, do các giãng sư Thành Hội Phật Giáo đảm trách và sẽ có buổi thuyết giãng về Thiền Đốn Ngộ 1 lần trong tháng do Hòa thượng Thích Thanh Từ hướng dẫn. Ngoài ra vào chiều chủ nhựt mỗi tuần Phật tử còn được học lớp giáo lý, để trang bị kiến thức Phật giáo cho hàng Phật tử tại gia bước đầu học Phật. Đặc biệt mỗi sáng chủ nhựt Đạo Tràng Bát Quan Trai tập trung hàng trăm cư sĩ Phật từ đến thọ giới, nghe pháp, tụng kinh, thọ trai bửa trưa và đồng đi kinh hành với Chư Tăng Trường hạ Xá Lợi.

Ngoài những kiến trúc đặc biệt mỹ thuật Phật giáo Việt Nam của chùa Xá Lợi, phần đáng lưu ý và biểu tượng nhứt là Tháp chuông, Tháp cao 7 tầng, mỗi tầng có bàn thờ Phật, có 4 mặt phẳng lớn và 4 mặt góc nhỏ, tạo thành một hình bát giác, có mái che cong cong vước lên hình đầu đao, và tầng trên cùng có treo một quả chuông rất lớn.

Từ cổng chính tam quan đi vào, ngay bên trái là phòng phát hành kinh sách bày bán đầy đủ các loại pháp khí, băng giảng kinh, băng Phật giáo tân cổ. Kế đến là phòng nhạc Tôn giáo và nhiều loại kinh sách, tạp chí Phật giáo để khách thập phương tiện việc mua sắm, dành riêng cho gia đình Phật tử chùa Xá Lợi, hoạt động theo chương trình của Ban hướng dẫn Phật tử vào các buổi chiều chủ nhựt cho các cháu thiếu nhi Phật tử.

Danh tiếng chùa Xá Lợi đã được nhắc nhở vang xa từ cuối thập niên năm mươi, nhưng mãi đến năm 2000 và đến khi 68 tuổi đời, tôi mới được hân hạnh đặt chân đến ! Đúng vậy, lần đầu tiên đến chùa Xá Lợi để ghi danh An cư Kiết hạ. Được Thầy phó Trụ trì chấp thuận và tôi là người đầu tiên trong danh sách Hạ viên Trường Hạ Xá Lợi PL.2544 tôi chợt có cảm nghỉ : "Ra đàng mới thấy mình ngu. Loanh quanh một chỗ biết đời nào khôn".

Vào khoảng 14 giờ ngày 15-04 ÂL, tôi có mặt tại chùa Xá Lợi với một số hành trang cá nhân, y hậu để xử dụng trong 90 ngày An Cư Kiết Hạ. Lần nữa, tôi lại đến trước 12 huynh đệ nữa ngày một đêm, thay vì phải có mặt vào buổi sáng ngày 16-04 ÂL để được an đơn. Sau một đêm ăn nhờ ở tạm để chờ ngày làm lễ khai khóa Hạ. Đúng 14 giờ ngày 16-04 ÂL Đại chúng vân tập tại Tổ ở đường xá Tổ và phân bày lưỡng ban tại chánh điện để Hòa thượng Trụ trì khai chung bãng và Đại chúng làm lễ đối thú An cư Kiết Hạ PL 2544-DL.2000.

Phụ trách công việc làm thủ quỹ Trường hạ hộ pháp mùa an cư có Đạo Hữu Minh Thông ẩm thực nhà trù có các PT. Diệu Chiêu, Cô Chín, Cô Huyền. Phụ hướng đăng và trách nhiệm hồi trống Bát nhã trong các thời khóa tụng, cung nghinh các vị giãng sư, có Đạo Hữu Hùng, Đạo Hữu Quang phụ trách tại giãng đường, bảo thí nặng kí (khoảng 90 kí có dư) Tuấn Anh đảm trách đưa rước các vị giãng sư theo lịch trình giãng dạy hàng tuần.

Đại chúng được chia làm 2 : Chúng Xá Lợi dành cho nội tự, chúng Thiện Hào dành cho Chư Tăng các Tự Viện đến An cư.

Qua thời gian 30 ngày sinh hoạt theo thời khóa biểu, với sự nhận xét cá nhân trong 2 lần An cư năm 1997 tại chùa TL. Năm 1999 tại chùa HK, thì khóa An Cư Kiết Hạ này rất trang nghiêm thanh tịnh, giới đức châu toàn, tất cả đại chúng Hạ trường đều thúc liểm thân tâm, hành trì tinh tấn. Tuy nhiên vẫn còn một vài khuyết điểm nhỏ nhặt, có thể khắc phục được do sự nhắc nhở của quý vị trong Ban Lãnh chúng. Vì muốn biết Hạ Trường có thanh tịnh không, ta căn cứ vào các buổi tác bạch sám hối thì sẽ rõ.

Riêng về tu Huệ thì được các vị giãng sư tận tình khai trí truyền trao với các môn học như : Ý nghĩa Lễ nhạc, Lễ tụng; Lễ khí; Lễ nghi; Lễ bái và nguồn gốc nghi lễ trong Phật giáo do Thầy Lệ Trang diễn dẫn nhịp nhàng, trầm bổng, âm điệu tán tụng rất thích thú trang nghiêm, khiến người nghe đều cảm mến Nghi Lễ Phật giáo. HT.giảng sư Thích Thiện An cho Đại chúng 2 toa thuốc thần thuộc loại dược thảo chánh pháp, để giải tam độc, đoạn trừ tam nghiệp thật bổ ích cho Tăng chúng và Phật tử có mặt tại giãng đường Mai Thọ Truyền. TT.giãng sư chuyên đề Luật học Thích Minh Thông so sánh một vài điều sai khác trong các bộ Luật Phật giáo, thuyết giảng rành rẽ những duyên Khởi 4 đại giới Baladi một cách hấp dẫn, thích thú, khiến đại chúng dễ tiếp thu và đồng hoan hỷ. Đặc biệt TT.giảng sư "ưu tú" Thích Nguyên Ngôn trùng tuyên lời Phật dạy các Thầy Tỳ Kheo những phương cách ngăn nội loạn bên trong, chống ngoại xâm bên ngoài thành Vương Xá trong Kinh A Hàm, ý nghĩa Kinh thâm sâu, dụ dẫn xưa tích, càng nghe càng mở rộng tư kiến về giáo lý Phật đà. Đồng thời tứ chúng Hạ Trường và Phật tử hàng tuần còn được các vị giảng sư Tôn túc : HT.Thích Thanh Từ thiền Viện Trúc Lâm, HT.Thích Trí Quảng Trưởng Ban HP.TW, TT.Thích Chơn Thanh, TT.Thích Thiện Nhơn đến thuyết giảng tại chùa Xá Lợi, qua những bài giảng văn từ gãy gọn giản đơn, thiết thực cho sự tu hành của Tăng Ni Phật tử.

Đến nay thời gian còn lại chưa đầy 60 ngày để Đại chúng văn, tư, tu tam vô lậu học. Và riêng phần mình, tôi xin phát nguyện tinh tấn tu trì, thúc liểm thân tâm, cố gắng ngăn chặn nội ma, ngoại chướng nhiều hơn nữa, để xứng đáng là một Tu sĩ Phật giáo Việt nam. Thành kính nguyện hồng ân tam Bảo gia hộ sự an lành cho tất cả Chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại Đức Tăng, Ban Quản Trị chùa Xá Lợi, các vị công quả, cùng tất cả Đàn na thí chủ đã phát tâm đóng góp pháp thí, tài thí, lực thí, trong 3 tháng An cư Kiết hạ tại chùa Xá Lợi, chúc Chư Tăng tâm định thân an, chúc nam nữ Phật tử an khang hạnh phúc.

Tiền An cư PL.2544-2000

http://www.buddhismtoday.com/viet/khac/004-ghichep.htm

 


Cập nhật: 1-7-2000

Trở về mục "Các bài pháp luận khác"

Đầu trang