Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Chúng tôi học kinh (3)
 (Kinh Pháp Bảo Đàn)
Tâm Minh
(Thân kính tặng Anh Chị Em Áo Lam)

 

Hôm nay chúng tôi học Kinh Pháp Bảo Đàn. Đáng lẽ phải gọi là "Ngữ Lục của Tổ Huệ Năng" vì đây là lời Tổ nói, được ghi chép lại, không phải là Kinh (lời dạy của Phật) nhưng đệ tử của Ngài là thiền sư Pháp Hải trụ trì chùa Bảo Lâm đã y theo lời dạy của ngài mà đặt tên. Vì vậy chúng ta khỏi cần thắc mắc ! !!

Cũng như các lần học trước, anh chị em chúng tôi ai cũng đã đọc truớc ở nhà và đến đây tuần tự tóm lược các Phẩm trong Kinh rồi sau đó mới quyết định " xóay" vào phẩm nào. Lần này chúng tôi học kỹ phẩm thứ 3: NGHI VẤN. Đây là phẩm nói lên những nghi vấn, thắc mắc trong lòng ngườI học đạo, đại diện là quan Thứ sử và hộI chúng lúc đó. Cứ mỗI thắc mắc của đại chúng đều được Tổ giải đáp thật rành mạch mà "bình dân" dễ hiểu (mặc dù khó làm !) và thoáng vô cùng:

*** Thắc mắc thứ nhất - cũng là bài học thứ nhất của chúng ta - là: Vua Lương Võ Đế hỏi Tổ Bồ Đề Đạt Ma rằng: " Trẫm suốt đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai thì có những công đức gì? " Tổ bảo " thật không có công đức." Tại sao vậy?

Ngài Huệ Năng trả lờI quan Thứ Sử: tại vì Võ Đế tâm tà, không biết chánh pháp, những việc làm của ông ta gọI là cầu phước,chứ không thể đem phước đức để đổI làm công đức. Lục Tổ dạy tiếp: "Thấy tánh ấy là Công, bình đẳng ấy là Đức. Trong tâm khiêm hạ, ấy là công ; bên ngoài hành lễ phép, ấy là đức. Mỗi niệm không có gián đọan ấy là công, tâm hành ngay thẳng ấy la đức ; tự tu tánh ấy là Công, tự tu thân áy là Đức.

Tâm thường khinh người, thị-phi không dứt tức là không công ; tự tánh hư vọng không thật tức không có đức. Này thiện tri thức ! Công Đức phải là nơi tự tánh mà thấy, không phải do bố thí cúng dường mà cầu được. Võ Đế không biết chân lý chứ không phải Tổ sư ta có lỗi ! "

*** Bài học thứ hai là bài học về cõi Tây Phương ; Thứ Sử hỏi: "đệ tử thường nghe nói niệm Phật A Di Đà thì được vãng sanh Tây Phương ; điều này có đúng không ? Thỉnh Hoà thượng từ bi chỉ dạy." Tổ đáp: Thế Tôn nói Kinh A Di Đà ở trong thành Xá Vệ có nói rằng Tây Phương ở cách đây mười muôn tám ngàn tức là trong thân có 10 ác và 8 tà. NgườI mê niệm phật cầu sanh Tây Phương, ngườI ngộ tự tịnh tâm mình. Này Sử quân! Tâm địa không có cái bất thiện thì Tây Phương cách đây không xa, nếu ôm lòng chẳng thiện, niệm Phật vãng sanh thật khó đến ! Nay khuyên thiện tri thức trước nên dẹp trừ 10 điều ác tức là đã đi được mườI muôn, sau trừ 8 cái tà tức là qua được tám ngàn, mỗI niệm thấy tánh thường hành bình đẳng, liền đến TâyPhương, thấy đức Phật A Di Đà. Sử quân, chỉ hành 10 điều thiện đâu cần phải nguyện vãng sanh, còn nếu không đọan cái tâm ác thì Phật nào lại đón tiếp ?! J J !!

Ngài lại nói: " Huệ Năng vì mọi người dời cõi Tây Phương trong khoảng sát na ở trước mắt khiến cho quí vị được thấy, quí vị có muốn thấy không ? " Đại chúng vâng dạ, muốn xem cõi Tây Phương hiện tiền trước mặt, Tổ bảo rằng: Này đại chúng ! Thân này là thành, mắt tai mũi lưỡI là cửa, ngoài có 5 cửa, trong có cửa ý. Tâm là đất, tánh là vua, vua ở trên đất tâm, tánh còn thì vua còn, tánh đi mất thì vua mất; tánh ở thì thân tâm còn, tánh đi thì thân tâm hoại. Phật nhằm ở trong tánh mà tạo, chớ hướng ra ngoài mà cầu. Tự tánh mê tức là chúng sanh, tự tánh giác tức là Phật.

Ngài còn dạy về các hạnh Từ Bi, Hỷ Xả, Tinh tấn,Thanh Tịnh .... của chư Phật Bồ tát cũng như các phiền não trần lao của tham, sân si... như sau: "Này thiện tri thức ! Từ Bi tức là Quán Thế Âm, Hỷ xả gọI là Đại Thế Chí, tịnh tức là đức Thích Ca, bình trực tức là Phật Di Đà. Nhân ngã ấy là núi tu Di, tà tâm là biển độc,phiền não là sóng mòi, độc hại là rồng dữ, hư vọng là quỉ thần, trần lao là ruà trạnh, tham sân là địa ngục, ngu si là súc sanh v..v.. Này thiện tri thức ! thường làm 10 điều thiện thì thiên đường liền hiển hiện, trừ nhơn ngã thì núi Tu Di sập, dẹp tham dục thì biển độc khô, dứt phiền não thì sóng mòi mất, độc hại hết thì rồng cá đều biến mất... Ở trên tâm địa mình là giác tánh Như Lai. Nếu 6 cửa ở ngoài thanh tịnh,bên trong tự tánh trừ sạch 3 độc thì trong ngoài sáng rực, chẳng khác vớI cõi Tây Phương ; không chịu tu như thế thì làm sao đến T ây Phuơng đưọc đây !?J J !!

*** Bài học thứ ba là phương pháp tu hành của Lục Tổ trao truyền cho quan Thứ Sử ; Tổ bảo rằng ai tu cũng được, không cần phải ở chùa mớI tu được (tất nhiên nếu xuất gia được thì tốt hơn nhiều chứ, phải không các bạn ?) ; đây là bài kệ Vô Tướng:

Tâm bình không cần giữ giới
Hạnh thẳng không cần tu thiền
Ân thì nuôi dưỡng cha mẹ
Nghĩa thì trên dướI thương nhau
Nhường thì trên dướI
Nhẫn thì các ác không ồn
Nếu hay dùi cây ra lửa
Trong bùn quyết mọc sen hồng
Đắng miệng tức là thuốc hay
Nghịch tai ấy lờI ngay thẳng
Sửa lỗI ắt sanh trí tuệ
Giữ quấy trong tâm không hiền
MỗI ngày thường làm lợI ích
Thành đạo không do thí tiền
Bồ đề chỉ hướng tâm tìm
Đâu nhọc hướng ngoại cầu huyền
Nghe nói y đây tu hành
Cực lạc chỉ ngay trước mắt
Tâm bình hà lao trì giới
Hạnh trực hà dụng tu thiền
Ân tác thân dưỡng phụ mẫu
Nghĩa tác thượng hạ tương lân
hoà mục Nhượng tác tôn ti hoà mục
Nhẫn tắc chúng ác vô huyên
Nhược năng toản mộc xuất hỏa
Ư nê định sanh hồng liên
Khổ khẩu đích thị lương dược
Nghịch nhĩ tất thị trung ngôn
Cải quá tất sinh trí tuệ
Hộ đoản tâm nộI phi hiền
Nhật dụng thường hành nhiêu ích
Thành đạo phi do thí tiền
Bồ đề chỉ hướng tâm mích
hà lao hướng ngoại cầu huyền ?
Thính thuyết y thử tu hành
Tây Phương chỉ tại mục tiền

Bài học này làm nẩy sinh trong anh chị em chúng tôi rất nhiều ý kiến đóng góp, ví dụ như:

** Tâm bình không cần giữ giớI, hạnh thẳng không cần tu thiền: Chúng ta thì sao ? ai nói động tớI thì sân si nổI dậy, la hét om sòm ; không cần biết trên dướI gì cả: vậy là tâm chưa bình, hạnh chưa thẳng, cho nên giớI cũng cần phải tu mà thiền cũng cần phải tinh chuyên chứ đùng nên xao nhãng đó nha !!J J !!

** Ân thì nuôi dưỡng cha mẹ, nghĩa thì trên dướI thương nhau: cái này thì Phật cũng đã dạy rồi: "trong thời không có Phật,thờ phụng cha mẹ là thờ phụng Phật " nói cách khác, nếu chúng ta đi chùa, lạy Phật, làm đủ chuyện mình cho là nhiều phước đức lắm nhưng nếu về nhà thấy cha mẹ già không cần dòm ngó tới, lờI cha mẹ nói thì coi như " ne pas" ; vậy thì nhất định không phải là Phật tử chân chính rồi ( mà chỉ là thứ "dõm" thôi! !! )

Anh chị em cùng một cha mẹ sống chung nhau dướI một mái nhà,nếu không biết thương yêu nhau, nhường nhịn nhau thì ra ngoài xã hộI làm sao mà tốt vớI ai được ? Nếu có thì đó chỉ là đóng kịch, giả dối hay là vì lợI dụng gì đó mà thôi, con ngườI như vậy ai mà tin tưởng được ? Thầy Thanh Từ cũng có nhắc nhở chúng ta : " Nếu sống thưòng trực nơi gia đình không ra gì thì sống một, hai ngày ở chùa có nghĩa lý gì đâu ? " Nói tóm lại, ngườI Phật tử chân chính nói chung, ngườI HTr. /GĐPT nói riêng, phải sống sao cho ngườI khác nhìn vào thấy mình " sống đạo" chứ không phải chỉ "giảng đạo"

** Đắng miệng tức là thuốc hay, nghịch tai là lời ngay thẳng: cái này chúng ta cũng thường nghe "thuốc đắng đả tật, lờI thật mất lòng" nhắc chúng ta tu tập làm sao để khi nghe những lờI phê bình thẳng thắn, chỉ cái sai, cái lỗI của mình ra thì mình vẫn vui vẻ nhận lỗI chứ không nổI sân si, đùng đùng bỏ đi, không làm việc nữa, v..v.. ACE mình cái gì chứ cái này rất hay "tái phạm" ; do đó, đây là chuyện hết sức đơn giản nhưng không dễ làm, vì vậy Tổ Huệ năng cũng hết lòng căn dặn.

Muốn làm tốt điều này thì đừng bao giờ nghĩ rằng mình không bao giờ lầm lẩn, mình rất chuyên môn trong công việc, mình là "số 1" trong lảnh vực này v..v.. mà phải biết rằng ai cũng có lúc nhầm lẩn, giỏi tớI đâu cũng vậy thôi, biết nhận lỗI và sửa lỗI là ngườI trí tuệ, còn nếu cứ "giữ quấy trong tâm" thì đó không phải là ngườI hiền, ngườI trí ( mà là ngườI ác và ngu, phải không các bạn ? )

Đây là những bài học đơn giản nhất rút ra từ Phẩm Nghi Vấn. Chúng ta sẽ tiếp tục học Pháp Bảo Đàn ở những lần sau.

II

Kinh này tương đối dễ tìm vì vậy anh chị em chúng tôi ai cũng có một bản, do vậy buổi học này còn có phần hào hứng hơn lần đầu. Đây quả là những lờI dạy đơn giản, bình dị của Lục Tổ, nói lên cốt lõi của Thiền tông. Hôm nay chúng tôi tiếp tục học 3 phẩm: phẩm thứ nhất, thứ tư, và thứ năm: Tự Thuật, Định Tuệ và Toạ Thiền.

Bài học thứ nhất rút ra từ bản thân Lục Tổ Huệ Năng: nhà nghèo, ít học, ở nơi "quê muà" nhưng lại rất tin vào tự tánh Phật của mình cũng như ở mỗi chúng sanh, nên khi đối diện với Ngũ Tổ, ngài không có chút mặc cảm, trình bày chánh kiến của mình: "người thì có Nam có Bắc, nhưng Phật tánh vốn không có Nam Bắc. Thân quê muà này cùng với thân Hoà Thượng chẳng đồng, nhưng Phật tánh đâu có sai khác." Nói vậy nhưng ngài vẫn nghe lời Ngũ Tổ làm việc ở nhà bếp suốt 8 tháng trường, Ngài không làm được những việc vĩ đại như các vị Tổ khác,, không đốt thân cúng dường, không dịch kinh, thuyết pháp v..v.. ngài chỉ giã gạo để lo việc ăn uống cho Tăng Chúng trong chùa mà thôi. Cho đến một ngày, Ngài được Ngũ Tổ trực tiếp nói kinh Kim Cang - cho con người "tướng mạo quê muà nhưng trí tuệ phi thường"- Lúc đó ngài chợt thốt lên:

Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh
Đâu ngờ tự tánh vốn không sanh diệt
Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ
Đâu ngờ tự tánh vốn không dao động
Đâu ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp

Những lời này của Lục Tổ làm chúng ta nhớ đến lời dạy của đức Thế Tôn về "Thường, Lạc, Ngã, Tịnh" trong Diệt Đế. Đó là tự tánh thanh tịnh hay là cái " chân ngã": tâm ta như một tấm gương có khả năng chiếu sáng kỳ diệu, ghi lại tất cả những hình ảnh của bất cứ vật gì đi ngang qua nó ( hay sinh muôn pháp) mà không hề có phản ứng gì cả (vốn tự thanh tịnh, vốn không dao động, vốn không sanh diệt). Để thực tập bài học này chúng ta cố gắng trong đời sống hằng ngày, trong khi ăn uống,ngủ nghỉ v..v.. an trú trong tâm Phật này càng nhiều càng tốt. Ví dụ khi nghe ai phê bình mình hay nói xấu mình mà nổi "tam bành lục tặc" lên, ấy là ta đã biến cái tâm thanh tịnh thành tâm của loài A Tu la ( quỷ chiến đấu) rồi. Nếu chúng ta cố gắng theo dõi tâm ( hơi thở) và giữ gìn tâm bớt dao động thì một ngày nào đó có thể làm hiển lộ bản tâm thanh tịnh này và hằng trú trong đó.

Đại sư Sogyal Rinpoche ở thời đại chúng ta cũng nói trong "Tạng Thư Sống Chết "về cái "tâm bản nhiên" mà Lục Tổ Huệ Năng gọi là "tự tánh" và thiền sư Bankei gọi là "tâm bất sinh" như sau:.... " Bởi thế, dù đời ta có thế nào đi nữa,Phật tính của ta cũng luôn luôn ở đấy, và nó luôn luôn toàn hảo. Ngay cả chư Phật với trí tuệ vô biên cũng không thể làm cho nó tốt hơn được, và chúng sanh với tất cả vô minh bất tận,cũng không thể làm cho nó lấm lem. Tính bản nhiên của tâm chúng ta có thể ví như bầu trời, và sự mờ mịt của tâm thông tục giống như mây. ... Hoàn toàn cởi mở, tự do, vô biên, Phật tính ấy thực đơn giản, tự nhiên như nhiên đến nỗi không bao giờ có thể trở thành phức tạp, hư hỏng hay bị nhiễm ô, nó thuần tịnh đến nỗi vượt cả ý niệm dơ sạch. Nhưng nói về tự tính của tâm ví như bầu trời ấy chỉ là một ẩn dụ để giúp ta bắt đầu tưởng tượng được tính chất vô biên bao trùm tất cả của nó ; vì Phật tính còn có một tính chất mà bầu trời không có được, đó là tính sáng chói của tỉnh thức, đó là cái giác tính hiện tiền không lỗi nơi bạn, biết nhận thức mà vẫn trống rỗng, giản đơn mà sáng suốt.

Dudjom Rinpoche cũng viết về "nó" - cái "tâm bản nhiên ấy:

Không lời nào có thể mô tả,
Không ví dụ nào để chỉ rõ
Sinh tử không làm nó xấu hơn
Niết Bàn không làm nó tốt hơn
Nó chưa từng sinh
Nó chưa từng diệt
Chưa từng giải thóat
Chưa từng mê lầm
Chưa từng có cũng chưa từng không
Nó không có một giới hạn nào
Không thể xếp nó vào một phạm trù nào cả
Còn Nyoshul Rinpoche thì nói:
Sâu xa văng lặng,thóat mọi rắc rối
Sáng suốt không do kết hợp mà thành
Vượt ngoaì tâm phân biệt đặt tên
Đấy là tâm sâu xa của những đấng chiến thắng
Trong đó không một vật gì phải vứt ra
Cũng không một vật gì cần thêm vào
Đấy thuần là cái vô nhiễm
Đang nhìn vào chinh nó một cách tự nhiên

Thật là thú vị thay khi được nghe lời dạy của các bậc Thầy nói "mỗi người một kiểu" nhưng thật giống nhau,về cái tự tánh của tâm .

Bài học thứ hai là ý nghĩa hai bài kệ của ngài Thần Tú và ngài Huệ Năng:

Bài kệ của ngài thần Tú:

Thân là cội bồ đề
Tâm như đài gương sáng
Luôn luôn phải lau chùi
Chớ để dính bụi bặm
Thân thị bồ đề thọ
Tâm như minh cảnh đài
Thời thời thường phất thức
Vật sử nhá trần ai

 

Bài của ngài Huệ Năng

Bồ đề vốn không cây
Gương sáng chẳng phải đài
Xưa nay không một vật
Bụi bặm bám vào đâu ?
Bồ đề bổn vô thọ
Minh cảnh diệt phi đài
Bản lai vô nhất vật
Hà xứ nhá trần ai

Cả hai bài kệ đều cho ta những bài học quí. Trước hết là bài của ngài Thần Tú. Mặc dù bài này Ngũ Tổ cho là "chưa đạt" nhưng đối với hàng Phật tử chúng ta đây cũng là phương pháp " theo dõi tâm" để đừng bị ô nhiễm bởi tham sân si. Thật vậy, tâm ta cũng như vạn pháp, là vô thường: phút trước ma, phút sau Phật, "tâm viên ý mã" không biết đâu mà lường. Nếu chúng ta không luôn tỉnh thức , không tự nhắc nhở "siêng năng lau chùi" tâm thì e rằng sẽ bị "bụi phóng xạ" của tam độc dính vào ngay, như thiền sư Sogyal Rinpoche, một vị Thầy vĩ đại của thế kỷ 20 đã nói: " quả thật tâm ta đã được huấn luyện một cách thuần thục bởi sinh tử và cho sinh tử, được huấn luyện để nổi ghen tuông, được huấn luyện để bám víu, chấp thủ, được huấn luyện để lo âu phiền muộn, thất vọng, thèm khát, đươc huấn luyện để phản ứng một cách tức giận đối với bất cứ gì khiêu khích chúng ta. Thật vậy, chúng ta đã được huấn luyện thuần thục tới mức độ mà những cảm xúc tiêu cực ấy nổi lên một cách tự nhiên không cần cố gắng." Bởi vậy, mọi sự đều là vấn đề huấn luyện tâm và năng lực của thói quen như ngài Thần Tú đã dạy " thời thời thường phất thức" vậy.

Bài kệ của Lục Tổ phù hợp cho hàng căn cơ cao hơn, những người đã nắm trọn tư tưởng " Tánh Không" của tinh thần Kim Cang, Bát Nhã. Tâm ngài đã rộng mở và thâm nhập tinh thần ấy, rồi nhờ có bài kệ của ngài Thần Tú, ngài Huệ năng mới có cơ hội nói lên cái thấy của mình cái thấy của một con người đã giác ngộ, đã vượt qua cả ngã chấp và pháp chấp vậy. Bài học của chúng ta ở đây là tư duy vô ngã, mở rộng cái thấy chân thật về "cái ta" và "cái của ta" - thật sự là không tồn tại - Nói cách khác: vạn vật do duyên sinh, duyên tụ thì thành, mà duyên rã thì mất, có vậy thôi ! Tư duy này giúp chúng ta không hoảng sợ chao đảo, giữ tâm bình an trước những vô thường của cuộc đời không biết sẽ đến với ta vào lúc nào. Sau Lục Tổ 10 thế kỷ, thiền sư Bankei ( 1622- 1693) cũng nói: " Tâm là một cơ cấu năng động, việc của nó là phản chiếu, ghi lại, hồi tưởng những ấn tượng về thế giới bên ngoài ; nó như một loại gương soi sống động luôn luôn vận hành, không bao giờ ở yên từ giây phút này sang giây phút kế tiếp. Trong cái tâm như gương sáng này những ý tưởng đến rồi đi, sinh diệt rồi lại tái sinh tùy hoàn cảnh; tự bản chất chúng không tốt cũng không xấu " ("Tâm bất sinh"tr. 36) - hay "... vì tâm Phật đang chiếu sáng kỳ diệu trong tất cả mọi người, nên bạn có thể học hỏi đủ thứ, ngay cả trong những hành vi lầm lạc ..." ( tr. 68). Đọc Bankei ta có cảm tưởng đã " bắt gặp" Lục Tổ Huệ Năng trong vị thiền sư Nhật Bản này.

Bài học thứ ba là vị trí tương đối giữa Định & Tuệ. Chúng ta thường nghĩ rằng: phải giữ giới thì tâm mới định, tâm có định thì huệ mới phát sinh. Qua phẩm Định Tuệ, ngài Huệ Năng đã rọi vào tâm trí ta một ánh sáng mới: đó là Định Tuệ ví như ngọn đèn và ánh sáng,có ngọn đèn tức là có ánh sáng, không có đèn tức là tối. Vậy đèn là thể của ánh sáng, ánh sáng là dụng của đèn ; tên tuy hai mà thật sự chỉ có một thể, Định Tuệ cũng như thế, nói đơn giản: trong Định đã có Tuệ và ngược lại trong Tuệ đã có Định.

Bài học thứ tư là về " nhất hạnh tam muội "(tam muội = chánh định ). Ngài day về hạnh này rất rõ ràng: nhất hạnh tam muội là thường hành trực tâm trong tất cả mọi lúc đi, đứng, nằnm, ngồi, ở tất cả mọi nơi. Trực tâm là tâm không chấp trước, không kẹt hai bên, không còn trong vòng thị-phi như Có-Không, Sai-Đúng, Yêu-Ghét, Lãy - Bỏ v..v..Thiền sư Bankei thì gọi "nhất hạnh tam muội" là "thực chứng tâm Phật sống động" nên về điều này Bankei cũng dạy: " Với một người thực chứng tâm Phật một cách rốt ráo thì khi vị ấy đi ngủ cũng đi ngủ với tâm Phật,khi thức dậy là dậy với tâm Phật, khi đi là đi với tâm Phật, khi đứng là đứng với tâm Phật, khi nằm là nằm với tâm Phật, khi ngồi là ngồi với tâm Phật, khi nói là nói với tâm Phật, khi im lặng là im lặng với tâm Phật, khi ăn cơm là ăn cơm với tâm Phật, khi uống trà là uống trà với tâm Phât, khi ặc áo là mặc áo vớI tâm Phật v..v.. Vào mọi lúc, vị ấy an trú liên tục trong tâm Phật, vị ấy hành xử ung dung tùy theo hoàn cảnh, cứ để mọI sự trôi theo cách tự nhiên của chúng, chỉ cốt là không làm việc ác, chỉ làm việc lành... nhưng không tự hào về những việc lành của mình, không bám víu vào đó mà ghét những người xấu, vì như vậy là đi ngược tâm Phật. tâm Phật không thiện, không ác, mà vươt ra ngoài cả thiện ác (TBS,tr. 164).

Bài học thứ năm là về ba điểm then chốt trong giáo lý của Lục Tổ, đó là vô tướng, vô niệm và vô trụ. Vô tướng là ngay nơi các tướng, mà lìa tướng, không bị dính mắc vào các tướng ấy. Ví dụ: nhìn một bông hoa, một bức họa, một bảo vật v..v.. ta thấy đẹp, qúi,hay v.v.. nhưng không bị kẹt vào đó, không dính mắc vào đó, không sinh tâm ham muốn, chiếm hữu nó.. . Vô Niệm là đối cảnh tâm không nhiễm, không dao động, không khởi lên một ý tưởng hay một niệm phân biệt nào ; ví dụ: nhìn mùa xuân đi qua, muà hè đến, mùa thu qua mùa đông đến với tâm tỉnh giác, ghi nhận sự khác nhau giữa các mùa với "tâm không" nghĩa là không khởi lên sự yêu muà thu ghét muà hè, hay sợ muà đông v..v.. Vô trụ là không lưu giữ bất kỳ một pháp nào trong tâm, không sa đà, say đắm (không chỉ say rượu mà còn "say " đủ thứ khác nữa !!J J !!) đến nỗi không kiềm chế được niềm say đắm của mình, dẫn đến những hành vi bất thiện. Đây là tinh yếu của câu nói: " Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" trong kinh Kim Cang. Về điều này, Bankei cũng dặn dò: " Rán sức tu hành, cố tọa thiền để được giác ngộ đều sai. Không có gì khác nhau giữa tâm của chư Phât với cái Phật tánh nơi mỗi con người, mong cầu đạt giác ngộ là tạo ra một sự phân hai, thành ra có người giác ngộ và chân lý được giác ngộ. Khi còn đeo đẳng một chút nào cái ước muốn đạt giác ngộ, thì lập tức đã giả từ cái bất sinh, đi ngược lại tâm Phật. Cái gì không vướng vào thế giới bên ngoài chính là tâm Phật (TBS tr. 145)

Bài học thứ sáu cũng là bài học tâm đắc nhất của chúng tôi rút ra từ phẩm Toạ Thiền. Tổ dạy: nếu người tu hạnh bất động thì không thấy việc phải quấy tốt xấu lỗi lầm của người tức là tự tánh bất động. Này thiện tri thức! Người mê thân tuy bất động, mở miệng liền nói chuyện phải quấy hay dở tốt xấu của người, như vậy là cùng đạo đã trái nhau, chấp tâm, chấp tịnh tức là chướng đạo. Này thiện tri thức ! Sao gọi là Toạ thiền ? - Ngoài đối với tất cả cảnh giới thiện ác tâm niệm chẳng khởi gọi là "Toạ" Trong thấy tự tánh chẳng động gọi là "Thiền" Ngài lại dạy: " Ngoài lìa tướng là Thiền, trong chẳng loạn là Định". Áp dụng bài học này vào cuộc sống, ta không chỉ ngồi thiền mỗi ngày vài lần vì đó mới chỉ là "thân yên" - chưa đủ- còn phải "tâm yên" nữa ; nghĩa là "đừng thấy lỗi người, chỉ nên thấy lỗi mình" thì mọi việc trong ngoài mới gọi là "lìa tướng" và "chẳng động" được. Xin mời các bạn nghe câu chuyện thiền sư Bankei xử lý những tăng sĩ "bê bối": Lúc ấy Sư đang nhập thất ở chùa Jiziji, vị Tăng tri sự ở chùa Long Môn của Sư đến vấn an ngài và trình bày rằng " tại chùa Long Môn có một số Tăng sĩ trẻ bê bối, vô trách nhiệm, hành vi thô tháo, xáo trộn qui cũ thiền môn, chúng con nghĩ nên gởi họ đi dến các chùa khác họa may có thay đổi. Sư bảo: " một thiền viện được lập ra cốt để qui tụ những bọn xấu xa như bọn ấy, chinh phục chúng bằng sự tiếp xúc thân mật để làm chúng trở thành người tốt. Thế mà các ông, hoàn toàn thiếu từ bi, các ông muốn đẩy chúng đi nơi khác để chúng gây rối chỗ khác ! Một người như thế có xứng đáng làm trụ trì một thiền viện không ? Khi một người không có từ bi quảng đại mà làm trụ trì chùa tôi, đó là bắt đầu thời kỳ suy tàn của giaó lý tôi dạy." Sau lần bị quở trách nghiêm khắc ấy, tất cả chức sắc trong chùa không ai còn dám phàn nàn gì với Sư về hành vi của các tu sĩ trẻ (TBS tr. 199 )

Tất cả các bài học đều nói về tự tánh tâm, trí tuệ vô ngã và lòng từ bi. Ý nghĩa của Thiền, Định, Tuệ v..v.. không lià tự tánh thanh tịnh của tâm.

Tóm lại, tà kiến thì có nhiều nhưng chân lý chỉ có một, chúng tôi cảm thấy thật hạnh phúc khi những bậc chân nhân, sứ giả của chân lý,dù diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ nào,ở vào bất cứ thời đại nào,cũng đều mang một nội dung giống nhau. Chính nhờ vậy mà Lục Tổ Huệ Năng, ngài Thần Tú, thiền sư Bankei,Sogyal Rinpoche v..v.. đều nói lên những điều giống nhau về cái Tâm bản nhiên hay Tự tánh, tuy họ sống cách nhau nhiều thế kỷ và ở trong những đất nuớc khác nhau. Điều này thật rất quí đối với chúng ta vì nó củng cố niềm tin của chúng ta về con đường mình đang đi, phải không các bạn ? Để kết thúc, xin chia xẻ với các bạn lời dạy của các bậc Thầy (Milarepa, Soygal Rinpoche và đức Dalai Lama ):

"Thấy được tánh Không, thì mở lòng thương xót "

"Hãy luôn nhận chân tính mộng huyễn của cuộc đời để giảm bót luyến ái và thù ghét. Hãy có tâm tốt đối với mọi loài."

"Trong cái thế giới hổ tương lệ thuộc mật thiết này, những cá nhân và quốc gia không còn có thể tự giải quyết vấn đề riêng của họ được. Chúng ta cần đến nhau. Bởi thế, ta phải phát huy một ý thúc về trách nhiệm hổ tương... Trách nhiệm của tập thể và của từng cá nhân là bảo vệ và nuôi dưỡng đại gia đình địa cầu, nâng đỡ những thành viên yếu kém, bảo trì và săn sóc môi trường sống của tất cả chúng ta."

Đây cũng là thông điệp quan trọng nhất cho nhân loại trong thế kỷ mới.

http://www.buddhismtoday.com/viet/khac/007-dockinh3.htm

 


Cập nhật: 6-2-2001

Trở về mục "Các bài pháp luận khác"

Đầu trang