- Chúng tôi học Duy Thức
(III)
- Thức thứ 6 & thứ 7 :
Ý thức & Mạt na thức
- ( thân kính tặng ACE Áo Lam )
- Tâm Minh
***
Như đã học trong bài đầu tiên về
Duy Thức, ACE chúng tôi nhắc nhau nhớ là : "tu tâm" là tu 2 "anh
chàng " này , 1 anh Ý thức thì "mơ tưởng bao la vũ trụ" một
anh Mạt na thì chấp ngã quá chừng , chấp 1 cách si mê , chấp Tàng thức
làm "ngã" - đến nỗi tính khí của Mạt na thường biểu hiện với
4 phiền não :
ngã si ( quan niệm sai lầm về
cái "ngã" ) ;
ngã kiến ( nhận thức sai lầm
cho rằng đó là một cái "ngã" độc lập và thường còn
ngã mạn (tự cao, tự đại,
tự cho mình là " số một" - hơn ai hết !J J !)
ngã ái ( yêu "cái
tôi", cái "của tôi" [mine] và cái "tự ngã của tôi" [
myself ] )
Chính Tâm làm cho ta trong sạch, cũng
chính tâm làm cho ta ô nhiễm. Trong thựtc tế, tâm là người thù nguy hiểm
nhất mà cũng chính là người bạn chí thân của con người .
Ðó là lý do mà chúng tôi phải học
kỹ hơn về hai loại Tâm này .
Hôm nay chúng tôi đi sâu hơn một
chút về Tâm hay là "Thức" đó : hình thái của Thức có thể ví
như sự chuyển động của vật chất và năng lượng , của sóng và nước,
mà năng lượng thì vừa thuộc về vật chất (Sắc) vừa thuộc về phi vật
chất ( Vô Sắc) , Trong bài" Sự báo ứng của Nghiệp" ngài Narada
Thera ( Nam Tông) dạy về lịch trình tiến triển của dòng tư tưởng như
sau : khi ta ngủ say, không chiêm bao mộng mị, tâm ở trong trạng thái tiêu
cực , sinh diệt trong từng sát na, được gọi là Bhavanga . Luồng Bhavanga
trôi chảy như một dòng suối , luôn luôn biến đổi, không khi nào giống
hệt nhau trong 2 chập tư tưởng kế tiép . Không chỉ trong lúc ngủ mà lúc
thức ta cũng có loại tâm này. Kinh Thắng Pháp Tập Yếu diễn tả lịch
trình tiến triển của một tư tưởng qua ví dụ sau đây:
Một người nằm dưới gốc cây
xoài , lấy khăn che mặt lại, ngủ say ; một ngọn gió thổi qua làm rung động
nhánh cây và một trái xoài rụng xuống bên cạnh đầu anh ta . Anh ta tung
khăn ra va hướng mắt về phiá có tiếng động ; thấy 1 vật, anh cầm lên
quan sát và nhận ra đó là 1 trái xoài . Anh hả miệng ra cắn vào trái
xoài ăn, nuốt ; xong nằm xuống ngủ trở lại. Câu chuyện thật đơn giản
và một em bé cũng có thể đã gặp cảnh này, nó rất gần gũi với sinh
hoạt hằng ngày, nhưng ở đây ta muốn diễn tả những hành động này
theo thuật ngữ Phật Giáo , theo danh từ DTH cho nên ta phải " tập
nói" theo những từ mới học trên đâymà thôi . Trong câu chuyện này :
Một người nằm dưới gốc cây
xoài , lấy khăn che mặt lại, ngủ say = dòng bhavanga yên tĩnh trôi chảy
;
một ngọn gió thổi qua = tâm
bhavanga vừa qua
làm rung động nhánh cây = tâm
bhavanga rung động
và một trái xoài rụng xuống bên
cạnh đầu anh ta = tâm bhavanga tắt sau khi rung động trong 2 chập tư tưởng
) .
Anh ta tung khăn ra va hướng mắt về
phiá có tiếng động = (khi có đối tượng xuất hiện luồng bhavanga
rung động 2 chập rồi tắt, tùy theo đối tượng xuất hiện, 5 giác quan bắt
đầu họat động ; ở đây là MT = nhãn thức )
thấy 1 vật = nhãn thức ,
anh cầm lên = tiếp thọ tâm
quan sát = suy đạc tâm
và nhận ra đó là 1 trái xoài = xác
định tâm ( phân biệt, lựa chọn, thu nhận hay loại bỏ ) .
Anh hả miệng ra cắn vào trái xoài
ăn = việc thưởng thức trái xoài gồm 7 chập tư tưởng-gọi là Javana (
vai trò của ý chí ) . (1)
Nuốt miếng xoài = đăng ký tâm
Ăn xong ngủ trở lại = tâm trở
lại trạng thái bhavanga yên tĩnh
Bài học thứ (1): Chính ở giai
đọan này ( Javana) là quan trọng nhất vì tư tưởng quyết định biểu hiện
thành hành động tốt hay xấu ( thiện hay bất thiện). Nếu quyết định
đúng đắn thì tạo ra thiện nghiệp, nếu quyết định sai lầm thì tạo
ra bất thiện nghiệp. Dù đối tượng xuất hiện có được yêu thích hay
không, ta vẫn có thể tạo ra một tiến trình Javana thiện hay bất thiện
theo ý muốn . Ví dụ như khi gặp người thù nghịch, sự giận dữ liền
phát sinh ( tạo nghiệp bất thiện) ngoài ý muốn của ta , nhưng nếu
ta có tu tập tỉnh thức, biết chế ngự tâm mình, thay vì nổi giận , ta
có thể rải tâm Từ đến người ấy ( tạo thiện nghiệp) .
Bài học thứ 2: DTH dạy rằng
trong tiến trình tâm, mỗi loại thường phát sinh trong 1,2, 3 chập tư tưởng,
chỉ có tâm Javana phát sinh liên tiếp trong 7 chập lúc bình thường và 5 chập
khi lâm chung và tất cả 7 chập đều cùng chung một đối tượng. Những tâm
sở phát sinh trong 7 chập tư tưởng ấy đều giống hệt nhau, nhưng năng lực
thì không đồng đều . có chập mạnh có chập yếu . Ðó là lý do giải
thích sự trổ sanh Quả của các Nghiệp theo thời gian, theo tác động, theo
khả năng báo ứng v..v..
Bài học thứ 3: Ý thức (thức
thứ 6) là lanh lợi hơn hết, suy nghĩ làm việc phải nó cũng đứng đầu
mà tính toán mưu toan việc ác thì nó cũng là "số 1" ("công vi
thủ , tội vi khôi" = công cũng nó đứng đầu mà tộI nó cũng trước
hết !) .Thức này cũng có công năng chấp ngã và chấp pháp .
Chỉ có Ý thức mới có khả năng
soi sáng ,chuyển hoá Mạt Na Thức và Alaida thức. Nói cụ thể, Ý thức vừa
phải đồng thời gieo trồng những chủng tử tốt, thiện vào tàng thức,
vưà rửa sạch mọi ô nhiễm do si mê chấp thủ của mạt na bằng cách
thông qua thân, miệng, mà ý thức có thể điều hành, sai khiến cái thấy,
cái nghe v..v.. Do đó, nói cho đúng thì : chuyển hoá là phải chuyển hoá
toàn diện hệ thống của tâm thức - cần có sự tương duyên giao hoà của
cả 8 thức - chứ không phải chỉ riêng từng thức nào .
Bài học thứ 4:Trong 3 Cảnh,
Ý thức có đủ 3 Cảnh ( tánh cảnh, độc ảnh cảnh & đới chất cảnh)
Trong 3 Tánh thức này cũng có đủ
3 tánh (Thiện, ác và vô ký )
Trong 3 Lượng, thức này cũng có đủ
3 lượng ( hiện lượng, tỷ lượng & phi lượng)
Nghiệp dụng của Thức này là làm
cho Thân động, Miệng nói . . . tạo ra dẫn nghiệp và mãn nghiệp để cảm
thọ quả báo trong hiện kiếp hay trong các đời sau .
Bài học thứ 5. Theo DTH, có một
thức căn bản và 7 chuyển thức : Mạt Na cũng là một chuyển thức ; nó một
mặt chấp Tàng thức làm " ngã" mặt khác nó chính là nền tảng
cho sự nhiễm và tịnh của 6 chuyển thức trước ( nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt,
thân và Ý thức). Thật vậy, 6 chuyển thức trước luôn luôn liên hệ chặt
chẽ với sự hiện diện của Mạt na, và Mạt na thì luôn luôn tác động
lên 6 chuyển thức trước, với chức năng lưu chuyển ,đối lưu giữa chủng
tử và hiện hành. Do đó, nếu sự cuồng si của Mạt na càng lớn thì khả
năng sáng suốt của 6 chuyển thức trước càng nhỏ ; nói nôm na : cái tâm
phân biệt càng lớn thì sự nhận thức vô tư trong sáng càng nhỏ , các sự
vật, hiện tượng, màu sắc, âm thanh v..v.. sẽ bị méo mó, xuyên tạc, bẻ
cong . . . Lúc ấy, mắt, tai . . . sẽ không chỉ là thuần túy phục vụ cho
"cái thấy" "cái nghe". . . nữa mà còn "ôm" thêm
cái tâm ưa - ghét, lấy - bỏ. Mạt na mà giải thoát được chừng nào (nghĩa
là bớt cuồng si trong 4 thứ phiền não ) thì khả năng thanh tịnh sáng suốt
của 6 chuyển thức trước càng lớn lên chừng ấy.
Bài học thứ 6: điểm khác
biệt trong tính khí của Mạt Na và Alạida là: Alaida lấy Tánh Cảnh làm đối
tượng thì Mạt na lấy Ðới chất cảnh làm đối tượng ; một cách nôm
na, Alaida nhìn sự vật hiện tượng "như -nó -là" ( as - it -is)
trong khi Mạt na nhìn với một hay nhiều cặp kính màu của si mê, chấp
ngã . . . do vậy mà cái thấy của mạt na là sai lầm vì bị ngăn che .
Tính chất của Mạt na vừa là thẩm
(reflecting) vừa là hằng( always )- nghĩa là vừa khảo sát, thẩm sát, vừa
luôn luôn có mặt suốt 24/24 giờ một ngày ; luôn luôn so đo tính toán.
Nói theo danh từ DTH thì Mạt na có tính hữu phú vô ký ; hữu phú = có bị
ngăn che , Cái gì đã ngăn che ? Ðó chính là 4 cái si mê của nó ( ngã si,
ngã kiến, ngã mạn, ngã ái ). Vô ký= không thiện, không ác . Nói ngắn lại
cho dễ nhớ : Mạt na là chấp ngã và khi duyên vào đối tượng nào thì chấp
đối tượng đó làm ngã và sự chấp ngã như vậy là hoàn toàn sai lầm
nên gọi là phi lượng ( wrong perception)
Bài học thứ 7: (vừa ôn lại
những từ " Cảnh, Tánh & Lượng" trong bài trước : ) trong 3 Cảnh,
Mạt na chỉ quan hệ với Ðới chất cảnh
Trong 3 Tánh , Mạt na là hữu phú
vô ký
Trong 3 Lượng Mạt na chỉ có Phi lượng
Bài học thứ 8: bài học này
lại là một bài học về từ mới trong DTH . Trong bài trước chúng ta đã
học 3 Cảnh, 3 Tánh và 3 Lượng . Hôm nay học thêm : 5 Thọ, 3 Cõi, 9 Ðịa
, 9 Duyên.
5 Thọ là : Khổ thọ, Lạc thọ,
Ưuthọ, Hỷ thọ và Xả thọ
3 Cõi ( = ta thường gọi là tam giới
= Dục giớI, Sắc giới, Vô Sắc giới ) : cõi Dục ( realm of Desire) = thế
giới của người và thú ( thế giới của dục vọng, ham muốn, thèm khát)
; cõi Sắc ( realm of Form) = thế giớI vật chất nhưng nhẹ nhàng thanh thoát
hơn cõi Dục ; cõi Vô Sắc ( realm of No Form = thế giới phi vật chất, thế
giới của năng lượng ( energy) . Tâm thức cũng là một dạng năng lượng
( mental energy) .
9 Ðịa : a) Ngũ thú tạp cư điạ (
=thuộc về Dục giới)
b) Ly, sanh Hỷ lạc địa
c) Ðịnh, sanh Hỷ lạc địa (= 4 địa
này thuộc Sắc giới
d) Ly hỷ, diệu lạc địa từ Sơ
đến Tứ thiền )
e) Xả niệm thanh tịnh địa
f) Không vô biên xứ địa
g) Thức vô biên xứ địa ( = 4 Ðịa
này thuộc Vô Sắc giới)
h) Vô sở hữu xứ địa
i)phi tưởng phi phi tưởng xứ địa
9 Duyên : Hư không, Ánh sáng, Căn, Cảnh,
Tác ý , Phân biệt y, Nhiễm tịnh y, Căn bản y , Chủng tử .
Sau khi học được các từ của
DTH, chúng tôi tự ra bài tập ở nhà cho ACE mình bằng cách lập bảng tóm
tắt sau đây cho dễ nhớ 8 Thức đã biết, duyên với những món nào :
Mắt Tai Mủi Lưỡi Thân Ý Mạt na
AlaiDa
- 3 Cảnh
- 3 Tánh
- 3 Lượng
- 5 Thọ
- 3 Cõi
- 9 Ðịa
- 9 Duyên
Bài học thứ 9: Chúng tôi nhắc
lại về sự khác nhau gây ra khó khăn ban đầu cho việc hoc DT , đó là
chúng ta học TLH hiện đại ( Tây phương) chỉ biết 2 góc độ của 1 nhận
thức : đó là Chủ thể ( Subject) và Ðối tượng ( Object) nhưng khi học
DT- tức Tâm Lý Học Phật Giáo ( cổ điển- Ðông phương ) ta lại gặp đến
3 danh từ như đã học trong bài đầu tiên :
Kiến phần : chủ thể
Tướng phần : đối tượng
Tự thể phần : phần căn bản của
thức làm nền cho chủ thể và đối tượng .
**** Lãy 1 ví dụ cụ thể : nước
là kiến phần, sóng là tướng phần và tính ướt, loãng,
không màu không mùi (hay hợp chất H2O ) là tự thể phần.
Tương tự, trong hệ thống 8 thức,
mỗi Thức đều có đầy đủ cả 3 phần và ở mặt "tướng" thì
có 3 nhưng ở mặt tổng thể chỉ là Một - như nước và sóng hay H20 vậy.
Dù đã qua 3 buổi học ,nhưng ACE chúng
tôi vẫn thấy như là " cởi ngựa xem hoa" - chưa thể nói là biết
được chút gì về Duy Thức cả, nên để kết thúc buổi học ,chúng tôi
luôn nhắc nhau rằng dây chỉ là phần học Chúng, học tập thể, học để
lấy cái hăng hái ban đầu nhờ sự sách tấn của Tăng thân của mình , về
sau mỗi người đều phải tự học thêm ,đặc biệt về DTH thì phải học
kỹ 30 bài tụng DT cũng như phần giảng giải của Thầy Thiện Hoa ( PHPT khóa
IX, X và XI ) - và ACE chúng tôi cũng đã có kinh nghiệm tự thân là cùng một
bộ Kinh, mà học năm nay khác và sang năm khác : có thể chúng ta sẽ thấy
thêm được nhiều bài học mới hơn mà năm ngoái chưa nhận ra được .
http://www.buddhismtoday.com/viet/khac/007-hocduythuc3.htm