- Lá thư thầy (12)
- Sư Viên Minh
Ngày … tháng …năm……
Con thân mến!
Những ngày lưu lại Đà Nẵng Thầy thấy con siêng năng đi
chùa, học hỏi đạo lý và tinh tấn tu tập Thầy rất hoan hỷ. Giữa xã hội
loài người hiếm thay là người theo đạo, giữa những người theo đạo
hiếm thay là người theo đạo chánh, giữa những người theo đạo chánh hiếm
thay người hiểu đạo lý, giữa những người hiểu đạo lý hiếm thay là
người thực hành và giữa những người thực hành hiếm thay là người thành
tựu.
Người phật tử thường hãnh diện mình theo chánh đạo,
nhưng thật ra ít người xứng đáng với chánh đạo của họ. Xứng đáng
là khi nào họ sống theo đạo lý, hay nói theo Kinh Phật là sống tùy
thuận Pháp (Dhammànudhammà patipanno vihàrati). Trong Kinh Anguttara Nikàya
Đức Phật dạy rằng: Dù một người suốt ngày học thuộc lòng Tam Tạng,
giảng nói Tam Tạng hay suy tầm nghĩa lý Tam Tạng thì vẫn không phải sống
theo pháp, nếu người ấy không tự mình sống an tịnh, không tự ổn định
nội tâm, không biết rõ mục đích tối thượng với trí tuệ.
Con đã siêng năng học đạo, tính tấn tu hành thì phải học
và hành sao cho chín chắn, Thầy sẵn sàng giúp con khi con cần đến.
Con hỏi Thầy ý nghĩa hai chữ Huyền Không, nhưng không dễ
gì nói hết vô lượng nghĩa của chữ này. Thầy chỉ gợi ý cho con một
vài nét để con dễ lãnh hội nhất, và dễ thể hiện nhất, rồi từ đó
con tự mở ra vô lượng nghĩa khác.
Huyền là hoà đồng. Thế nào là hòa đồng? Là trọn vẹn
với chính mình, với sự sống, với công việc, với tất cả các pháp.
Khi con đi trọn vẹn với đi là Huyền, khi con ăn trọn vẹn với ăn là Huyền,
khi con ngủ trọn vẹn với ngủ là Huyền, khi con nói năng, hành động, suy
nghĩ đều trọn vẹn với mình là Huyền. Nói cho kêu là thể nhập vạn
pháp.
Con có khi nào nhìn một đám mây trôi qua bầu trời, một
đóa hoa nở cuối vườn hay một cơn mưa mùa Hạ một cách trọn vẹn
không? Đó là Huyền.
Con có khi nào thể nghiệm các pháp đến và đi trong hoặc
ngoài con như dòng sông trôi chảy một cách trọn vẹn không? Đó là Huyền.
Con có khi nào làm mọi việc dù nhỏ dù lớn, dù dễ dù
khó tùy nhân duyên việc ấy đến với con một cách trọn vẹn không? Đó
là Huyền.
Con có khi nào từ bỏ hay chấp nhận điều gì đó một
cách trọn vẹn không ? Đó là Huyền.
Vân vân và vân vân....
Nhưng thế nào là trọn vẹn? Bí quyết ấy Thầy dành cho
con khám phá một mình.
Còn Không là gì? Là đạm nhiên, trong sáng, là rỗng rang
thanh tịnh, là an ổn giải thoát, không nắm bắt cũng không từ bỏ một
điều gì cả.
Sống hay chết đối với con không có vấn đề gì, đó là
Không.
Được hay mất đối với con không có vấn đề gì, đó
là Không.
Thành hay bại đối với con không có vấn đề gì, đó là
Không.
Hơn hay thua đối với con không có vấn đề gì, đó là
Không.
Sinh hay diệt đối với con không có vấn đề gì, đó là
Không.
Có hay không đối với con không có vấn đề gì, đó là
Không.
Thiện hay ác đối với con không có vấn đề gì, đó là
Không.
Tịnh hay động đối với con không có vấn đề gì, đó
là Không.
Niết-bàn hay sinh tử đối với con không có vấn đề gì,
đó là Không.
Vân vân và vân vân...
Tóm lại Huyền Không là hòa đồng với tất cả mà không
có vấn đề gì cả và không có vấn đề gì mà vẫn hòa đồng với tất
cả.
Tuy nói vậy nhưng khi con đã lãnh hội và sống được tinh
thần Huyền Không thì con muốn nói sao cũng được, cái gì lại chẳng Huyền,
cái gì lại chẳng Không. Huyền Không vô lượng nghĩa mà.
Và tuy nói vô lượng nghĩa con đừng cố tìm vô lượng định
nghĩa bằng danh bằng cú. Vô lượng là ý Thầy nói có bao nhiêu pháp là
có bấy nhiêu nghĩa Huyền Không vậy thôi.
Ngày nọ thần chết đến gặp một gã tiều phu. Thần bảo:
-Thôi đừng đốn củi làm gì nữa, anh sẽ phải chết ngay
bây giờ.
Rồi gã tiếp tục đốn củi. Thần chết lại bảo:
-Bây giờ ta đổi ý bắt anh phải sống đốn củi với số
kiếp bằng lá cây trong rừng này.
Thầy gọi tên gã là Huyền Không.
Một hôm Thầy ra sau vườn, thấy chú tiểu đang bỏ cuốc
ngồi nghỉ, tay còn lấm đất bưng một bát trà, Thầy hỏi:
- Dạ con uống trà.
Thầy gọi tên tiểu là Huyền Không.
Trời đã trưa, nắng gắt, Thầy đi bộ đã hơn 10 cây số
vẫn chưa về tới chùa, còn 3 cây số nữa, sợ trễ ngọ Thầy gọi 1 chiếc
xích lô. Bác xích lô hỏi:
- Bác cho về chùa Huyền Không.
- Mời lên xe.
Thầy lên xe. Bác đạp thật nhanh mồ hôi nhễ nhại. Về
đến chùa vừa kịp ngọ Thầy mừng rỡ cám ơn:
- Bao nhiêu cũng được.
Thầy gọi tên bác là Huyền Không.
Bây giờ ngồi kể mãi với con như vậy biết bao giờ cho hết
những tên gọi Huyền Không.