- Lá thư thầy (29)
- Sư Viên Minh
Ngày … tháng …năm……
T. C
con,
Thầy
đã nhận được thư con qua chị HN, và nhất là được xem một số hình
con chụp chung với chị LT và các sư.
Rất
tiếc là qua thư từ thầy không làm được công việc của một nhà phân
tâm học để giúp con giải tỏa một số stress do quá trình phấn đấu nội
tâm của con gây ra. Nhưng thầy nghĩ rằng quá trình sống đạo giữa cuộc
đời phức tạp tất nhiên lúc đầu không sao tránh khỏi những khó khăn
nhất định nào đó. Con có quyền vận dụng cách tu tập tùy ý miễn là
phải tự tin, trầm tĩnh và sáng suốt.
Thầy
nói tự tin là vì không nên sợ hãi khi thấy mình phải đối diện với những
mâu thuẫn nội tâm. Mặc dù con người thì đều có bản năng, tình cảm,
tính dục và mâu thuẫn dồn nén như nhau. Nhưng giữa chúng ta, những người
sống đạo, với người không sống đạo khác xa nhau lắm. Một bên là mê
mờ, một bên là tỉnh thức. Hãy tin vào sự tỉnh thức của mình như vị
thầy dẫn đường luôn luôn có mặt bên ta. Sở dĩ những người bạn của
con đang bị biến chứng của dồn nén là vì họ chỉ sống với bản năng,
tình cảm, ý chí và lý trí mà chưa bao giờ tỉnh thức, chưa bao giờ thắp
lên ngọn đuốc của trí tuệ để soi sáng chính mình. Chúng ta cũng như họ
thôi, nhưng nếu chúng ta thắp sáng chính mình thì không phải là biến chứng
của dồn nén mà lại là giác ngộ giải thoát và diệu dụng đấy con ạ.
Thế tại
sao con phải sợ. Một vị thiền sư nói rằng "đừng sợ vọng khởi
chỉ sợ không giác kịp", nghĩa là chỉ sợ không sáng suốt, tỉnh
giác mà thôi. Con đừng nghĩ rằng thầy có một phương pháp phi thường nào
đó đầy bí ẩn hay rất phức tạp khó khăn để trở thành một con người
siêu việt, chung qui pháp hành hàng ngày của thầy chỉ là sáng suốt,
định tĩnh, trong lành trong mọi sinh hoạt của đời sống từ ngoại giới
đến nội tâm, từ hành động đến ý nghĩ để không tự mình nhận
chìm mình vào trong thế giới huyễn hóa do mình tạo ra.
Con
thích thiền định? Đó là một ý hướng tốt nhưng cũng có thể là một
trong những mâu thuẫn đưa đến dồn nén của con hiện nay. Thiền định
phải hiểu và hành đúng mức bằng không sẽ là con dao hai lưỡi: một là
thăng hoa thành diệu dụng, hai là dồn nén và sinh ra biến chứng tâm thần.
Thiền
định là một mức sống tâm linh cao nhưng nó có nhiều hướng tùy theo người
thực hiện nó. Nói chung có ba hướng (mục đích):
- Để
giữ gìn sức khỏe (như hattha yoga, thiền dưỡng sinh, luyện đan, khí công
v.v...)
- Để
đạt được một số trạng thái tâm linh: hỷ lạc, xuất thần v.v... (như
ràja yoga, tu tiên, thiền xuất hồn...)
- Để đạt
được một số khả năng, pháp thuật, hoặc thần thông (như một số phái
thiền của Mật tông, chú thuật, thôi miên v.v...)
Những
mục đích trên dù tốt hay xấu cũng không phải là mục đích chân chánh của
Đạo Phật. Vì vậy mà Thiền tông đã loại thiền định ra ngoài xem đó
như đá đẻ cỏ, hoặc mài gạch thành gương, không bao giờ thấy tánh.
Nhưng
Đức Phật vì hiểu rất rõ tính chất của thiền định nên Ngài không loại
trừ nó. Ngài chỉ cảnh giác rằng đừng quá đam mê, đắm chìm trong đó
mà thôi. Ngài vẫn đặt nó vào trình tự của đạo vì đối với Ngài phương
tiện này nếu khéo sử dụng vào mục đích chân chính sẽ là lợi ích lớn
cho hành trình giác ngộ giải thoát.
Thiền
định trong Đạo Phật không chấp nhận ba mục đích nêu trên nhưng xem đó
như là kết quả phụ tùy. Chánh định có ba mục đích khác:
1) Làm
lắng dịu và hóa giải những vọng động che lấp tâm khiến tâm mê mờ,
mất khả năng và khó sử dụng. Đây là yếu tố Chánh Tinh Tấn trong thiền
định.
2) Trở
về chính mình, không hướng ngoại, không để ngoại cảnh lôi cuốn và
chi phối. Đây là yếu tố Chánh Niệm trong thiền định, thường đi đôi
với tỉnh giác.
3) An
chỉ nhất tâm, giải thoát khỏi ngũ dục (sắc định) hoặc giải thoát khỏi
sắc tưởng (vô sắc định) nhờ vậy tâm buông xả, nghỉ nghơi, tĩnh dưỡng,
ổn định và kiên cố.
Sở dĩ
chúng ta bị phiền não, khổ đau, căng thẳng, dồn nén là do tâm bị lôi
cuốn ra ngoài quá nhiều (thất niệm), sinh ra phóng dật, vọng động (thiếu
tinh tấn), không giữ được quân bình thư thái, an ổn (thiếu định). Vì
vậy thiền định trước tiên là trở về với chính mình (chánh niệm), thắp
sáng chính mình (tỉnh giác), để phát hiện sự sinh diệt của các vọng
động (5 triền cái), chế ngự, ổn định chúng (tinh tấn) và an chỉ ở
đó (chánh định). Khi người ta có tham vọng tập trung tư tưởng vào một
đối tượng nào đó với mục đích đạt được một sở đắc thì đó
chỉ là một hình thức khác của tham lam, muốn được an lạc, chạy trốn
đau khổ, hoặc muốn có một uy lực siêu việt, và như thế chỉ tạo mâu
thuẫn dồn nén, có thể thay đổi bộ mặt nhưng không thay đổi bản chất
của tính dục. Vì vậy bước đầu dùng tinh tấn - chánh niệm - tỉnh
giác để khám phá ra tánh tướng (bản chất và hiện tượng) của
các vọng động (triền cái) hay nói theo phân tâm học là các khuynh hướng
của tính dục, tức là làm được công việc hữu thức hóa vô thức
mà các nhà phân tâm học dùng để chữa trị các chứng bệnh tâm thần do
sự mâu thuẫn dồn nén giữa các khuynh hướng tính dục mang lại. Như vậy
thiền định đúng là cách tốt nhất để hóa giải và thăng hoa các dồn
nén, ngăn ngừa tiến trình vô thức hóa của ẩn ức.
Con
hãy tự chiêm nghiệm (lắng nghe, soi chiếu) sự sinh diệt của các vọng động
che lấp tâm dưới 5 hình thức:
1.
Tham dục: tâm ham muốn, đam mê, đuổi bắt sắc tướng, âm thanh,
mùi vị và sự xúc chạm của thân tạo ra cảm thọ lạc.
2.
Sân nhuế: tâm bất mãn, bực bội, bứt rứt, nôn nóng đối với những
cảm thọ khổ.
3.
Hôn trầm thụy miên: tâm thụ động, thiếu
hăng hái, không quyết tâm, không chịu khởi tâm hướng đến hành xứ (đề
mục, đối tượng hay công án thiền), lơ đểnh hoặc quên lãng hành xứ,
xuất hiện rõ nét nhất là buồn ngủ, dã dượi, uể oải, tiêu cực.
4.
Trạo hối: tâm nghĩ tưởng (suy nghĩ và tưởng tượng) quá khứ, vị
lai, phóng ngoại, quá phấn khích. Nếu tham dục phóng ngoại trên cách đối
tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc thì trạo hối chạy theo pháp trần (hồi
tưởng quá khứ, tưởng tượng tương lai, ý tượng, ý niệm, tư tưởng và
sự hối tiếc). Nếu như hôn trầm thụy miên là thụ động tiêu cực,
thì trạo hối lại quá tích cực dao động. Vì vậy nó chính là tâm
viên ý mã.
5.
Nghi: tâm không yên, hoang mang, bất định, phân vân, thiếu xác
tín, thiếu trầm ổn, không biết an trú nơi đâu.
Khi bắt
đầu thiền định con chọn một hành xứ, nên chọn một hành xứ trên
chính mình, chẳng hạn hơi thở. Con ngồi ngay ngắn nhưng thư giãn, thoải
mái, buông xả nghỉ ngơi hoàn toàn, giống như khi con làm xong một việc
gì, tự cho phép mình buông xả nghỉ ngơi thoải mái vậy. Khi thấy thân
tâm đã thư giãn thoải mái, con bắt đầu hướng tâm đến hơi thở (từ
chuyên môn gọi là tầm), kèm theo một sự chú tâm, gắn bó vào hơi thở
như là đối tượng độc nhất (thuật ngữ thiền gọi là tứ). Con để
ý sẽ thấy nếu tầm được khởi đúng mức thì không có hôn trầm thụy
miên, như vậy hôn trầm thụy miên đã được hóa giải, thăng hoa thành một
chi thiền. Nếu tứ được khởi đúng mức thì tâm duy trì, đứng vững trên
đối tượng (hành xứ) và nghi đã được hóa giải, thăng hoa thành chi thiền
thứ hai. Nếu hai chi thiền tầm và tứ được ổn định thì liền phát
sinh một số trạng thái hỷ như nổi ốc khắp toàn thân, nhẹ nhàng như
bay lơ lửng, cảm thấy lắc lư rất đều đặn như đưa võng hoặc ngồi
trên thuyền, cảm thấy mát lạnh dễ chịu như khi nóng mà được trầm mình
trong nước, thấy ánh sáng trước mặt bao quanh mình. Nếu có những trạng
thái khác những trạng thái trên, chẳng hạn thấy một cảnh tượng đẹp
đẽ hoặc ghê rợn là không đúng. Cảm thọ hỷ phải là những phản ứng
trên thân do ly dục hoặc do định tâm đem lại. Nếu không chỉ có thể
là:
1. Ảo
tưởng hoặc ảo giác đối với người quá tham vọng về giàu tưởng tượng.
2. Một
hình thức chiêm bao xuất hiện từ vô thức do dồn nén.
3. Một
lực tác động từ bên ngoài đối với người mê tín (người ta gọi nôm
na là điển nhập).
Thiền
định phải loại bỏ 3 loại ấn chứng giả này, nếu không có thể đưa
đến bệnh tâm thầm hoặc là thiền bệnh.
Khi ấn
chứng hỷ đúng đắn phát sinh thì sân nhuế được hóa giải và thăng hoa
thành thiền chi thứ ba. Nó giúp cho hành giả hưởng được hỷ duyệt của
thiền định và duy trì thiền định lâu dài không chán nản, không khó chịu
như lúc đầu.
Dần dần
lắng dịu và đi đến một trạng thái an lạc thư thái, hành giả cảm thấy
như khi đói mà được một món ăn vừa ý, thỏa mãn, no đủ. Hỷ (piti) khác
với lạc (sukha): một bên có cảm thọ mạnh làm cho thân tâm phấn chấn,
một bên có cảm thọ khinh nhu làm cho thân tâm lắng dịu để bước vào
ổn định. Khi ấn chứng an lạc này phát sinh thì trạo cử được hóa giải
và thăng hoa thành thiền chi thứ tư, tâm không dao động (trạo hối) nữa.
An lạc
làm lắng dịu tâm và đưa vào ổn định, lúc đó trạng thái nhất tâm,
kiên định và cảm thọ quân bình (xả) phát sinh, tâm được hoàn toàn an
chỉ. Khi định xả phát sinh thì tham dục được hóa giải và thăng hoa thành
thiền chi thứ năm.
Như vậy
với tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác, con có thể thực hiện được ba
mục đích của thiền định: sáng suốt trở về với chính mình để
thấy rõ sự sinh diệt của các triền cái, hóa giải các triền cái, và thăng
hoa thành các thiền chi (yếu tố của tâm định). Định như vậy mới phát
sinh trí tuệ, mới được đặt vào trình tự của con đường giác ngộ giải
thoát.
Có một
trường hợp hành giả có thể lấy tâm không làm hành xứ
(tâm không là trạng thái tâm sáng suốt định tĩnh trong lành chứ không phải
vô tâm trống rỗng), ngồi buông xả hoàn toàn không nghĩ ngợi gì cả,
không chú tâm vào một đề mục hữu tướng nào (nhưng thật ra có chú
tâm vào tâm không). Thiền như vậy nếu trình độ tâm và tuệ
đã cao thì hay, nhưng nếu tâm và tuệ còn kém thì sẽ rơi vào một thiền
bệnh khá nguy hiểm là trầm không trệ tịch, tức bị kẹt
vào không, chấp không, tưởng vô tâm trống rỗng là cứu cánh, vì vậy
mà một số vị Tổ phái Trúc Lâm Yên tử phải cảnh cáo: "Mạc
vị vô tâm vân thị đạo, vô tâm do cách nhất trùng quan" (đừng
bảo vô tâm là chính đạo, vô tâm còn cách một ngăn rào). Có người đạt
được vô tâm tưởng là kiến tánh lại càng là thiền bệnh nặng hơn.
Cho nên các thiền sư phải cảnh cáo "thức đắc bổn tâm bổn
tánh, chính thị tông môn đại bịnh" (thấy mình đã đạt bổn
tâm bổn tánh chính là đại bịnh của thiền).
Tốt
hơn con không nên lấy đề mục tâm không làm hành xứ trừ phi con dùng nó
như một lối thư giãn nghỉ ngơi (relaxation) thì được. Còn thiền định
thì nên lấy hơi thở làm hành xứ là tốt nhất, nhớ là chỉ theo dõi hơi
thở tự nhiên, không cố gắng điều khiển hơi thở như yoga, khí công gì
cả. Và nhớ đừng vẽ vời thêm bất cứ gì bên cạnh hơi thở gần gũi
và giản dị của mình.
Nếu
áp dụng những yếu tố tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác và chánh định
thì con nên thực hiện thế này:
1) Lúc
động, tức lúc sinh hoạt bình thường: tinh tấn, chánh niệm, tỉnh
giác nhiều hơn, định ít hơn.
2) Lúc
tịnh, tức lúc có điều kiện ngồi thiền thì chánh niệm, tỉnh
giác, định nhiều hơn, tinh tấn ít hơn.
Tuy nhiên
nếu không đủ điều kiện thì không nên cố gắng định tâm một cách gượng
gạo, đừng dùng ý chí quá nhiều. Tốt hơn chỉ nên ngồi dưỡng thần
(nhưng cũng phải đúng theo phương pháp thiền định nói trên).
Kiểm
tra thành quả con đừng y cứ trên sở đắc những trạng thái mà chỉ nên
xem lại:
- Đã
thấy rõ và chủ động được 5 triền cái và 5 thiền chi chưa?
- Có
lìa bớt những lôi cuốn, ràng buộc, đam mê trong 5 trần (ngoại cảnh)
không?
- Có
đoạn giảm được các ác pháp như tham, sân, si, ngã mạn, ích kỷ, tà kiến
không?
- Có
thấy được các tiến trình sinh hoạt của tâm sinh lý không?
Bởi
vì con nhớ rằng chữ Thiền (Jhàna) có nghĩa là soi sáng hay đốt cháy phiền
não, là ly huyễn, là nhật tổn (càng ngày càng bớt ngã chấp và bất thiện
pháp) chứ không phải là "tôi đã được trạng thái này, tôi đã đắc
trạng thái kia" để làm giàu cho bản ngã, để thỏa mãn tham vọng của
tính dục.
Nếu
trong khi hành có biến chuyển gì con nên cho thầy biết sớm.
Chúc
con an vui.
Ngày...
tháng... năm...
T. C
con,
Thầy
đã nhận được thư con qua chị HN, và nhất là được xem một số hình
con chụp chung với chị LT và các sư.
Rất
tiếc là qua thư từ thầy không làm được công việc của một nhà phân
tâm học để giúp con giải tỏa một số stress do quá trình phấn đấu nội
tâm của con gây ra. Nhưng thầy nghĩ rằng quá trình sống đạo giữa cuộc
đời phức tạp tất nhiên lúc đầu không sao tránh khỏi những khó khăn
nhất định nào đó. Con có quyền vận dụng cách tu tập tùy ý miễn là
phải tự tin, trầm tĩnh và sáng suốt.
Thầy
nói tự tin là vì không nên sợ hãi khi thấy mình phải đối diện với những
mâu thuẫn nội tâm. Mặc dù con người thì đều có bản năng, tình cảm,
tính dục và mâu thuẫn dồn nén như nhau. Nhưng giữa chúng ta, những người
sống đạo, với người không sống đạo khác xa nhau lắm. Một bên là mê
mờ, một bên là tỉnh thức. Hãy tin vào sự tỉnh thức của mình như vị
thầy dẫn đường luôn luôn có mặt bên ta. Sở dĩ những người bạn của
con đang bị biến chứng của dồn nén là vì họ chỉ sống với bản năng,
tình cảm, ý chí và lý trí mà chưa bao giờ tỉnh thức, chưa bao giờ thắp
lên ngọn đuốc của trí tuệ để soi sáng chính mình. Chúng ta cũng như họ
thôi, nhưng nếu chúng ta thắp sáng chính mình thì không phải là biến chứng
của dồn nén mà lại là giác ngộ giải thoát và diệu dụng đấy con ạ.
Thế tại
sao con phải sợ. Một vị thiền sư nói rằng "đừng sợ vọng khởi
chỉ sợ không giác kịp", nghĩa là chỉ sợ không sáng suốt, tỉnh
giác mà thôi. Con đừng nghĩ rằng thầy có một phương pháp phi thường nào
đó đầy bí ẩn hay rất phức tạp khó khăn để trở thành một con người
siêu việt, chung qui pháp hành hàng ngày của thầy chỉ là sáng suốt,
định tĩnh, trong lành trong mọi sinh hoạt của đời sống từ ngoại giới
đến nội tâm, từ hành động đến ý nghĩ để không tự mình nhận
chìm mình vào trong thế giới huyễn hóa do mình tạo ra.
Con
thích thiền định? Đó là một ý hướng tốt nhưng cũng có thể là một
trong những mâu thuẫn đưa đến dồn nén của con hiện nay. Thiền định
phải hiểu và hành đúng mức bằng không sẽ là con dao hai lưỡi: một là
thăng hoa thành diệu dụng, hai là dồn nén và sinh ra biến chứng tâm thần.
Thiền
định là một mức sống tâm linh cao nhưng nó có nhiều hướng tùy theo người
thực hiện nó. Nói chung có ba hướng (mục đích):
- Để
giữ gìn sức khỏe (như hattha yoga, thiền dưỡng sinh, luyện đan, khí công
v.v...)
- Để
đạt được một số trạng thái tâm linh: hỷ lạc, xuất thần v.v... (như
ràja yoga, tu tiên, thiền xuất hồn...)
- Để đạt
được một số khả năng, pháp thuật, hoặc thần thông (như một số phái
thiền của Mật tông, chú thuật, thôi miên v.v...)
Những
mục đích trên dù tốt hay xấu cũng không phải là mục đích chân chánh của
Đạo Phật. Vì vậy mà Thiền tông đã loại thiền định ra ngoài xem đó
như đá đẻ cỏ, hoặc mài gạch thành gương, không bao giờ thấy tánh.
Nhưng
Đức Phật vì hiểu rất rõ tính chất của thiền định nên Ngài không loại
trừ nó. Ngài chỉ cảnh giác rằng đừng quá đam mê, đắm chìm trong đó
mà thôi. Ngài vẫn đặt nó vào trình tự của đạo vì đối với Ngài phương
tiện này nếu khéo sử dụng vào mục đích chân chính sẽ là lợi ích lớn
cho hành trình giác ngộ giải thoát.
Thiền
định trong Đạo Phật không chấp nhận ba mục đích nêu trên nhưng xem đó
như là kết quả phụ tùy. Chánh định có ba mục đích khác:
1) Làm
lắng dịu và hóa giải những vọng động che lấp tâm khiến tâm mê mờ,
mất khả năng và khó sử dụng. Đây là yếu tố Chánh Tinh Tấn trong thiền
định.
2) Trở
về chính mình, không hướng ngoại, không để ngoại cảnh lôi cuốn và
chi phối. Đây là yếu tố Chánh Niệm trong thiền định, thường đi đôi
với tỉnh giác.
3) An
chỉ nhất tâm, giải thoát khỏi ngũ dục (sắc định) hoặc giải thoát khỏi
sắc tưởng (vô sắc định) nhờ vậy tâm buông xả, nghỉ nghơi, tĩnh dưỡng,
ổn định và kiên cố.
Sở dĩ
chúng ta bị phiền não, khổ đau, căng thẳng, dồn nén là do tâm bị lôi
cuốn ra ngoài quá nhiều (thất niệm), sinh ra phóng dật, vọng động (thiếu
tinh tấn), không giữ được quân bình thư thái, an ổn (thiếu định). Vì
vậy thiền định trước tiên là trở về với chính mình (chánh niệm), thắp
sáng chính mình (tỉnh giác), để phát hiện sự sinh diệt của các vọng
động (5 triền cái), chế ngự, ổn định chúng (tinh tấn) và an chỉ ở
đó (chánh định). Khi người ta có tham vọng tập trung tư tưởng vào một
đối tượng nào đó với mục đích đạt được một sở đắc thì đó
chỉ là một hình thức khác của tham lam, muốn được an lạc, chạy trốn
đau khổ, hoặc muốn có một uy lực siêu việt, và như thế chỉ tạo mâu
thuẫn dồn nén, có thể thay đổi bộ mặt nhưng không thay đổi bản chất
của tính dục. Vì vậy bước đầu dùng tinh tấn - chánh niệm - tỉnh
giác để khám phá ra tánh tướng (bản chất và hiện tượng) của
các vọng động (triền cái) hay nói theo phân tâm học là các khuynh hướng
của tính dục, tức là làm được công việc hữu thức hóa vô thức
mà các nhà phân tâm học dùng để chữa trị các chứng bệnh tâm thần do
sự mâu thuẫn dồn nén giữa các khuynh hướng tính dục mang lại. Như vậy
thiền định đúng là cách tốt nhất để hóa giải và thăng hoa các dồn
nén, ngăn ngừa tiến trình vô thức hóa của ẩn ức.
Con
hãy tự chiêm nghiệm (lắng nghe, soi chiếu) sự sinh diệt của các vọng động
che lấp tâm dưới 5 hình thức:
1.
Tham dục: tâm ham muốn, đam mê, đuổi bắt sắc tướng, âm thanh,
mùi vị và sự xúc chạm của thân tạo ra cảm thọ lạc.
2.
Sân nhuế: tâm bất mãn, bực bội, bứt rứt, nôn nóng đối với những
cảm thọ khổ.
3.
Hôn trầm thụy miên: tâm thụ động, thiếu
hăng hái, không quyết tâm, không chịu khởi tâm hướng đến hành xứ (đề
mục, đối tượng hay công án thiền), lơ đểnh hoặc quên lãng hành xứ,
xuất hiện rõ nét nhất là buồn ngủ, dã dượi, uể oải, tiêu cực.
4.
Trạo hối: tâm nghĩ tưởng (suy nghĩ và tưởng tượng) quá khứ, vị
lai, phóng ngoại, quá phấn khích. Nếu tham dục phóng ngoại trên cách đối
tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc thì trạo hối chạy theo pháp trần (hồi
tưởng quá khứ, tưởng tượng tương lai, ý tượng, ý niệm, tư tưởng và
sự hối tiếc). Nếu như hôn trầm thụy miên là thụ động tiêu cực,
thì trạo hối lại quá tích cực dao động. Vì vậy nó chính là tâm
viên ý mã.
5.
Nghi: tâm không yên, hoang mang, bất định, phân vân, thiếu xác
tín, thiếu trầm ổn, không biết an trú nơi đâu.
Khi bắt
đầu thiền định con chọn một hành xứ, nên chọn một hành xứ trên
chính mình, chẳng hạn hơi thở. Con ngồi ngay ngắn nhưng thư giãn, thoải
mái, buông xả nghỉ ngơi hoàn toàn, giống như khi con làm xong một việc
gì, tự cho phép mình buông xả nghỉ ngơi thoải mái vậy. Khi thấy thân
tâm đã thư giãn thoải mái, con bắt đầu hướng tâm đến hơi thở (từ
chuyên môn gọi là tầm), kèm theo một sự chú tâm, gắn bó vào hơi thở
như là đối tượng độc nhất (thuật ngữ thiền gọi là tứ). Con để
ý sẽ thấy nếu tầm được khởi đúng mức thì không có hôn trầm thụy
miên, như vậy hôn trầm thụy miên đã được hóa giải, thăng hoa thành một
chi thiền. Nếu tứ được khởi đúng mức thì tâm duy trì, đứng vững trên
đối tượng (hành xứ) và nghi đã được hóa giải, thăng hoa thành chi thiền
thứ hai. Nếu hai chi thiền tầm và tứ được ổn định thì liền phát
sinh một số trạng thái hỷ như nổi ốc khắp toàn thân, nhẹ nhàng như
bay lơ lửng, cảm thấy lắc lư rất đều đặn như đưa võng hoặc ngồi
trên thuyền, cảm thấy mát lạnh dễ chịu như khi nóng mà được trầm mình
trong nước, thấy ánh sáng trước mặt bao quanh mình. Nếu có những trạng
thái khác những trạng thái trên, chẳng hạn thấy một cảnh tượng đẹp
đẽ hoặc ghê rợn là không đúng. Cảm thọ hỷ phải là những phản ứng
trên thân do ly dục hoặc do định tâm đem lại. Nếu không chỉ có thể
là:
1. Ảo
tưởng hoặc ảo giác đối với người quá tham vọng về giàu tưởng tượng.
2. Một
hình thức chiêm bao xuất hiện từ vô thức do dồn nén.
3. Một
lực tác động từ bên ngoài đối với người mê tín (người ta gọi nôm
na là điển nhập).
Thiền
định phải loại bỏ 3 loại ấn chứng giả này, nếu không có thể đưa
đến bệnh tâm thầm hoặc là thiền bệnh.
Khi ấn
chứng hỷ đúng đắn phát sinh thì sân nhuế được hóa giải và thăng hoa
thành thiền chi thứ ba. Nó giúp cho hành giả hưởng được hỷ duyệt của
thiền định và duy trì thiền định lâu dài không chán nản, không khó chịu
như lúc đầu.
Dần dần
lắng dịu và đi đến một trạng thái an lạc thư thái, hành giả cảm thấy
như khi đói mà được một món ăn vừa ý, thỏa mãn, no đủ. Hỷ (piti) khác
với lạc (sukha): một bên có cảm thọ mạnh làm cho thân tâm phấn chấn,
một bên có cảm thọ khinh nhu làm cho thân tâm lắng dịu để bước vào
ổn định. Khi ấn chứng an lạc này phát sinh thì trạo cử được hóa giải
và thăng hoa thành thiền chi thứ tư, tâm không dao động (trạo hối) nữa.
An lạc
làm lắng dịu tâm và đưa vào ổn định, lúc đó trạng thái nhất tâm,
kiên định và cảm thọ quân bình (xả) phát sinh, tâm được hoàn toàn an
chỉ. Khi định xả phát sinh thì tham dục được hóa giải và thăng hoa thành
thiền chi thứ năm.
Như vậy
với tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác, con có thể thực hiện được ba
mục đích của thiền định: sáng suốt trở về với chính mình để
thấy rõ sự sinh diệt của các triền cái, hóa giải các triền cái, và thăng
hoa thành các thiền chi (yếu tố của tâm định). Định như vậy mới phát
sinh trí tuệ, mới được đặt vào trình tự của con đường giác ngộ giải
thoát.
Có một
trường hợp hành giả có thể lấy tâm không làm hành xứ
(tâm không là trạng thái tâm sáng suốt định tĩnh trong lành chứ không phải
vô tâm trống rỗng), ngồi buông xả hoàn toàn không nghĩ ngợi gì cả,
không chú tâm vào một đề mục hữu tướng nào (nhưng thật ra có chú
tâm vào tâm không). Thiền như vậy nếu trình độ tâm và tuệ
đã cao thì hay, nhưng nếu tâm và tuệ còn kém thì sẽ rơi vào một thiền
bệnh khá nguy hiểm là trầm không trệ tịch, tức bị kẹt
vào không, chấp không, tưởng vô tâm trống rỗng là cứu cánh, vì vậy
mà một số vị Tổ phái Trúc Lâm Yên tử phải cảnh cáo: "Mạc
vị vô tâm vân thị đạo, vô tâm do cách nhất trùng quan" (đừng
bảo vô tâm là chính đạo, vô tâm còn cách một ngăn rào). Có người đạt
được vô tâm tưởng là kiến tánh lại càng là thiền bệnh nặng hơn.
Cho nên các thiền sư phải cảnh cáo "thức đắc bổn tâm bổn
tánh, chính thị tông môn đại bịnh" (thấy mình đã đạt bổn
tâm bổn tánh chính là đại bịnh của thiền).
Tốt
hơn con không nên lấy đề mục tâm không làm hành xứ trừ phi con dùng nó
như một lối thư giãn nghỉ ngơi (relaxation) thì được. Còn thiền định
thì nên lấy hơi thở làm hành xứ là tốt nhất, nhớ là chỉ theo dõi hơi
thở tự nhiên, không cố gắng điều khiển hơi thở như yoga, khí công gì
cả. Và nhớ đừng vẽ vời thêm bất cứ gì bên cạnh hơi thở gần gũi
và giản dị của mình.
Nếu
áp dụng những yếu tố tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác và chánh định
thì con nên thực hiện thế này:
1) Lúc
động, tức lúc sinh hoạt bình thường: tinh tấn, chánh niệm, tỉnh
giác nhiều hơn, định ít hơn.
2) Lúc
tịnh, tức lúc có điều kiện ngồi thiền thì chánh niệm, tỉnh
giác, định nhiều hơn, tinh tấn ít hơn.
Tuy nhiên
nếu không đủ điều kiện thì không nên cố gắng định tâm một cách gượng
gạo, đừng dùng ý chí quá nhiều. Tốt hơn chỉ nên ngồi dưỡng thần
(nhưng cũng phải đúng theo phương pháp thiền định nói trên).
Kiểm
tra thành quả con đừng y cứ trên sở đắc những trạng thái mà chỉ nên
xem lại:
- Đã
thấy rõ và chủ động được 5 triền cái và 5 thiền chi chưa?
- Có
lìa bớt những lôi cuốn, ràng buộc, đam mê trong 5 trần (ngoại cảnh)
không?
- Có
đoạn giảm được các ác pháp như tham, sân, si, ngã mạn, ích kỷ, tà kiến
không?
- Có
thấy được các tiến trình sinh hoạt của tâm sinh lý không?
Bởi
vì con nhớ rằng chữ Thiền (Jhàna) có nghĩa là soi sáng hay đốt cháy phiền
não, là ly huyễn, là nhật tổn (càng ngày càng bớt ngã chấp và bất thiện
pháp) chứ không phải là "tôi đã được trạng thái này, tôi đã đắc
trạng thái kia" để làm giàu cho bản ngã, để thỏa mãn tham vọng của
tính dục.
Nếu
trong khi hành có biến chuyển gì con nên cho thầy biết sớm.
Chúc
con an vui.
http://www.buddhismtoday.com/viet/khac/009-thu29.htm