- Lá thư thầy (31)
- Sư Viên Minh
Ngày … tháng …năm……
L.
con,
Cách
đây gần một năm, khi con đến vấn đạo, thầy nhớ là đã phân tích những
nguyên nhân của phiền não khổ đau và con đường đi đến giải thoát ra
khỏi những trói buộc ấy. Một cách tóm tắt, con đường đó là một đời
sống sáng suốt, định tĩnh và trong lành. Hôm nay thầy nhắc lại một số
nét chính yếu để con nắm vững nguyên lý đời sống giác ngộ.
Đời
sống bao gồm hai phương diện: ngoại cảnh và nội tâm. Có những tác động
từ bên ngoài do những định luật khách quan về vật lý, xã hội, thời
tiết, thiên nhiên, và cả siêu nhiên nữa. Có những tác động từ bên
trong do những định luật khác về sinh lý, tâm lý, nghiệp báo v.v... Hai mặt
trong và ngoài tương giao qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Khi sự tương
giao này diễn ra trong mê mờ (vô minh) thì sẽ phát sinh vọng động (ái dục,
hành) và tạo thành một chuỗi nhân quả liên quan (duyên khởi). Khi sự tương
giao này diễn ra trong sáng suốt (tuệ) thì nội tâm được trầm tĩnh (định)
và đời sống trở nên trong lành (giới).
Có
hai loại người, một là người có nội tâm phụ thuộc vào hoàn cảnh. Họ
bị ngoại cảnh thu hút, cuốn trôi, ràng buộc và nhận chìm. Tất nhiên
là họ phải gặt lấy những hậu quả bất an. Hai là người có nội tâm
không lệ thuộc vào ngoại cảnh. Họ sống tự chủ, tự tại, anh nhiên,
thanh tịnh và dĩ nhiên hưởng được đời sống thanh thoát.
Sự
tác động của ngoại cảnh gọi là duyên, chủ định của nội tâm gọi
là nhân. Với người bị ngoại cảnh chi phối thì duyên lôi cuốn nhân. Với
người không bị ngoại cảnh chi phối thì nhân thắng được duyên, tuy
tùy duyên mà vẫn tự chủ.
Tùy
duyên có nghĩa là thuận theo hoàn cảnh. Như vậy phải là một người có
nhân vững vàng (nội tâm ổn định, sáng suốt, tự chủ) thì mới có thể
tùy duyên, bằng không sẽ bị duyên lôi cuốn, hoặc chạy theo duyên, nghĩa
là nhắm mắt đưa chân, vui đâu chúc đó, thiện ác theo người, không
phân tà chánh, đó là người phóng dật.
Tùy
duyên còn có một nghĩa khác là tùy lúc tùy nơi mà xử sự ứng tiếp, để
có thể tùy
sở trú xứ thường an lạc. Khổng giáo cũng dạy "tùy cảm nhi
ứng, tùy ngộ nhi an". Vậy tuy tùy duyên mà vẫn bất biến mới
là tùy duyên một cách đúng đắn.
Hoàn
cảnh có xấu, có tốt, có thuận, có nghịch, phải luôn luôn sáng suốt,
định tĩnh, trong lành thì mới đủ sức bén nhạy để tùy cảm nhi
ứng, tùy ngộ nhi an. Chỉ cần thiếu tỉnh thức (chánh niệm, tỉnh
giác) là bị chìm vào biển trùng trùng duyên khơûi ngay.
Nhưng
xấu tốt, thuận nghịch không căn cứ ở vừa lòng hay không vừa lòng.
Cái gì vừa lòng chưa hẳn đã tốt, cái gì trái ý chưa hẳn đã xấu. Thường
người đời xử sự theo tư kiến, tư dục nên họ lấy thước đo vừa lòng
và trái ý của họ để làm chuẩn, và như thế thì không thể tránh khỏi
sự va chạm với những người chung quanh, vì tư kiến, tư dục của mỗi
người mỗi khác.
Cùng
một hoàn cảnh mà mỗi người xử sự mỗi khác, đưa đến hậu quả, dĩ
nhiên cũng ở mỗi người khác nhau. Sở dĩ như vậy là vì sự tương giao
giữa nội tâm và ngoại cảnh diễn ra trong mê mờ (vô minh, không tỉnh thức)
đã phát sinh những vọng động (ái dục) sai khác.
Không
thể điều chỉnh sự dị biệt, mâu thuẫn này giữa con người bằng cách
thay đổi hoàn cảnh, vì nó chỉ là điều kiện phụ (duyên), mà phải thay
đổi nội tâm (nhân).
Điều
chỉnh nội tâm không phải là ép buộc nó phải theo một khuôn mẫu nào
mà ta đã chủ định. Vì như thế là vẫn còn theo tư kiến, tư dục, và
chắc chắn vẫn tạo hố sâu cách biệt với người khác.
Nội
tâm sẽ biết cách tự xử thích ứng với hoàn cảnh khi ta để cho nó được
tự do thư thái nhất, nghĩa là để cho nó được sáng suốt - định tĩnh
- trong lành.
Đừng
hiểu tự do tâm linh theo nghĩa buông thả cho nó muốn làm gì thì làm, vì
như vậy có nghĩa là tự trói buộc sâu dày vào vô minh, ái dục, đúng vậy
không?
Khi
con không thích hợp với ngoại cảnh, với những người chung quanh, không
có nghĩa là hoàn cảnh nghịch với con (nghịch duyên). Khi con thích hợp với
ngoại cảnh, với những người xung quanh, cũng không có nghĩa là hoàn cảnh
thuận với con (thuận duyên).
Tác
động từ ngoại cảnh được đánh giá thuận hay nghịch theo hai cách:
1.
Theo cách nhìn của tư kiến, tư dục, tức như thầy đã nói, cái gì vừa
lòng là thuận, cái gì trái ý là nghịch. Đó là cách nhìn thế
tục.
2.
Theo cách
nhìn của đạo thì tác động ngoại giới nào làm tăng trưởng điều
bất thiện như được dục, ái, tham, sân, hận, oán thù, dao động, xáo trộn,
phóng dật, ích kỷ, ngã mạn v.v... nói chung là tham, sân, si thì đó là nghịch
duyên, dù nó có đem lại cho ta cái gọi là hạnh phúc, an lạc trần thế.
Với nghịch duyên này là phải thận trọng, cảnh giác, phòng hộ, giữ
gìn đừng để nó lôi cuốn ta vào bất thiện và hậu quả là bất an,
đau khổ.
Tác
động ngoại giới nào làm tăng trưởng thiện pháp như không tham, không
sân, không si, từ, bi, hỷ, xả, vị tha, định tĩnh, hiền thiện, khinh an,
thư thái, chánh trực, nhu hòa v.v... thì đó là thuận duyên, dù nó có đem
lại thiệt thòi đau khổ về mặt vật chất.
Có
những hạnh phúc trần thế chỉ làm cho ta mất đi niềm an lạc thật sự
của tâm hồn. Trái lại có những thiệt thòi đối với thế giới bên
ngoài lại là niềm hạnh phúc của nội tâm. Vì không thấy chân lý này
con người luôn chạy theo sự vừa lòng đối với ngoại cảnh mà họ cho
là hạnh phúc. Nhưng như Nikos Kazantzaki nói "mảnh đất
bình an chỉ có trong tâm hỗn loạn" thì quả đúng là "tâm hỗn tịch
tịnh là hạnh phúc tối thượng" (Santì paramamï sukhamï).
Như
vậy vấn đề không phải ở chỗ làm thế nào để thích hợp với hoàn cảnh,
với những người chung quanh, mà vấn đề là nội tâm ta có thật sự tự
do, nghĩa là có thật sự sáng suốt, định tĩnh, trong lành hay không mà
thôi.
Khi
ta không cần cố gắng tìm cách thích ứng với hoàn cảnh, mà chỉ cần một
nội tâm ổn định, trong sáng và tỉnh thức, thì lúc đó ta lại thấy dễ
dàng thích ứng với hoàn cảnh một cách chính xác và tự nhiên hơn. Nghĩa
là tâm ta sẽ biết cách thích ứng tùy theo hoàn cảnh thuận hay nghịch.
Tuy thích ứng nhưng không nhất thiết phải thuận theo hoàn cẳnh, vì dù
thuận hay nghịch thì nội tâm vẫn được tự do.
Nhân
(nội tâm) tốt có nghĩa là không bị lệ thuộc vào duyên (hoàn cảnh), độc
lập trong mọi điều kiện, vì vậy mà ở trong điều kiện (thuận hay nghịch)
nào cũng không mất tự tánh. Nếu thích ứng được hiểu theo nghĩa này
thì mới nên thích ứng.
Tóm
lại, con muốn thích ứng với hoàn cảnh, với những người chung quanh, thì
trước hết con phải:
1.
Sáng suốt biết rõ thân tâm mình trong mọi hành vi động tịnh, từng giây
từng phút. Nếu quên mình thì phải sớm tự tỉnh thức.
2.
Trầm tĩnh và chú tâm vào chính mình đừng để tâm buông lung vọng động
theo ngoại cảnh, vẫn giữ sự chú tâm định tĩnh bên trong. Nếu có vọng
động thì chú tâm vào chính vọng động đó, sẽ định tĩnh lại ngay.
3.
Khi hành động, nói năng, suy nghĩ hay không thì thân khẩu ý đều phải hiền
thiện, chánh trực hợp đạo lý. Nếu có tà ý liền tinh tấn chú tâm tỉnh
giác thì tâm sẽ tự trở về đường ngay. Nếu con giữ được tâm bình hạnh
trực như theá, thì con sẽ thấy dù cho không cần thích ứng, nó vẫn
thích ứng dễ dàng và chính xác. Trái lại nếu con chỉ cố gắng thích
ứng bên ngoài thì con sẽ bị tha hóa, tự đánh mất mình.
Ngoại
cảnh tuy là duyên, là phụ, nhưng với người nội tâm (nhân) không vững,
thì nó vẫn có một sức cuốn hút (cả thuận lẫn nghịch) rất mãnh liệt
có thể làm xáo trộn, hủ hóa, tha hóa hoặc hỗn loạn nội tâm. Chính vì
thế mà nội tâm phải luôn luôn sáng suốt, định tĩnh, trong lành. Mong con
thấy ra điều đó.
Chúc
con mạnh khỏe và sống một đời sống nội tâm vững vàng trong thời gian
công tác ở hải ngoại.
Thầy
http://www.buddhismtoday.com/viet/khac/009-thu31.htm