Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Phiếm luận về tình yêu
Vô Tâm-Thiện Anh Lạc

Luân hồi làm hành khất
Van xin chút tình yêu
Sát-na chợt tỉnh giấc
Tự tại, hồn phiêu diêu . .. .

Ngày xưa, khi còn bé, tôi thường quan niệm rằng "Tình yêu và thời gian là hai thứ vô tình và bạc bẻo nhất trong đời sống."

Tình yêu? Một đề tài xưa hơn cả vũ trụ, nhưng luôi cuốn biết bao nhiêu người và vật trôi lăn mãi trên biển sanh tử luân hồi từ nhiều kiếp sống và còn sẽ trôi lăn thêm nữa nếu không biết dừng lại để nhận thức sâu sa về vấn đề này.

Tình yêu đã có mặt từ khi sự sống có mặt trên trái đỵa cầu này chứ đâu phải từ khi con người có măt. Ai nói là loài vật không có tình yêu, không biết yêu? Nếu không biết yêu thì chúng làm sao sống thành từng đàn để bảo vệ cho nhau? Hãy nhìn những con khỉ ngồi ôm con vào lòng, bắt chí rận cho con, con mèo, con chó liếm những đứa con thơ khi vừa chập chửng vào đời, gà mẹ bới đất kiếm mồi và mớm cho con, sẳn sàng xoè đôi cánh ra để che hết đám gà con vào lòng mình, nghển cổ lên để khiêu chiến với diều hâu, còn biết bao loài khác biết yêu và được yêu.

Như vậy là nó đã có trước khi ta hoá thân làm người. Trước đó nữa, khi ta còn đang lang thang giữa những kiếp lưu đày trong hình hài khác nhau, nhưng hạt giống thương yêu không mất mà chỉ nằm yên đó chờ giờ hoá kiếp . . . Khi ta còn bị lẩn lộn giữa những thực thể của biên giới , giữa hữu và vô cơ, giữa vô và hữu hình, ta đã bị tình yêu dằn vặt, ray rứt và dần cho tơi tả từ muôn lượng kiếp cho đến bây giờ. Trong dòng biến hoá vô tận ấy, nếu ý thức được những mối dây nhợ phiền nảo, ràng buộc khổ đau từ vô thỉ, vô chung đem lại thì ta có thể "khôn" hơn một chút, rút kinh nghiệm từ đầu mối rồi dùng gươm trí tuệ để chặt đứt đoạn gút vô minh ấy, ngỏ hầu đạt đến an vui, tự tại và giải quyết sanh tử luân hồi. Bởi vì, trong Phật giáo Tịnh Độ, đã có câu:

"Ái bất trọng, bất sanh ta bà,
Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ"

Ta bàng hoàn, sửng sốt, tim chết lặng đi, khi chợt nhìn thấy người ta yêu đang khoát tay người khác, cười cười , nói nói đi bên nhau thật là vui vẻ, hạnh phúc.

Sau khi ấy vài giây, phản ứng của ta sẽ ra sao nhỉ? ta nên làm gì bây giờ?

Ngã quỵ xuống vì ghen tức nhưng bấ't lực, hay là không dằn được tâm sân, nhảy đến mắng nhiếc kẻ bạc tình? hay là . . . ta chỉ im lặng phớt tỉnh tìm cách trả thù? nuốt hận bỏ đi. Dù có phản ứng phản ứng thế nào đi nữa, đó cũng là trái bồ hòn, rơi mạnh vào miệng ta trong lúc ta bất cẩn. Ta có thể nhai no' từ từ, chậm rãi để nghiền ngẩm vị đắng chát lan từ từ ra trong miệng, rồi chảy xuống yết hầu gây thêm cảm giác khó chịu cho vị giác. Hoặc là hoảng hốt, nhai trệu trạo vài ba cái rồi nuốt nhanh một cái ực vào cổ để chối bỏ vị khó chịu tiết ra từ trái ấy. Còn một cách nữa là khỏi cần nhai, mà nuốt trọng nó vào cổ họng để tất cả vị ấy không tiết ra trong miệng, lưởi, nhưng hãy coi chừng sẽ bị mắc nghẹn vì nó to quá mà nuốt không trôi nổi . . . .

Chỉ có một cách tốt nhất cho yên thân khỏi cần tốn công cực khổ, không gì khó nhọc và rất dễ làm là đừng thèm nhai hay nuốt gì cả mà hãy nhã nó ra đi.

Nhưng không mấy ai chịu làm và muốn làm. Họ cứ nói là làm không được, làm không nổi vì không dễ làm và chỉ muốn ôm trọn cái thú đau thương ấy vào lòng để an ủi, vỗ vể nó. Lại có người lý luận cho rằng "Yêu là khổ, không yêu thì lổ, thà rằng khổ còn hơn lổ", phần lớn đều chọn và cam chịu "khổ đaư" còn hơn là phải bị "lổ lã" , đó là tâm lý chung của con người lúc nào cũng thích tranh chấp hơn thua, không bao giờ muốn thua thiệt nên vẫn khổ đau dài dài suốt kiếp này sang kiếp khác . . . .

Tùy theo trình độ hiểu biết, ý thức, trường hợp, quan niệm, kinh nghiệm sống của mỗi người nhìn tình yêu qua một lăng kính khác nhau, muốn chọn gì cũng được.

Theo quan điểm của tôi thì tùy theo mỗi hoàn cảnh để áp dụng vào câu ấy. Nếu yêu theo tình cảm trai gái bi lụy ở đời thì thà bị lổ lã còn sướng thân hơn là khổ đau.

Không có tình yêu nào mà khắng khít và quyến rủ hơn là tình nam nữ, một khi đã bị khổ đau, tuyệt vọng tràn lấp, con người dễ đi đến chuyện quyên sinh, vùi lấp thân mạng quý báu này dễ dàng để lẩn trốn cuộc đời . Đó là một chuyện làm hết sức là dại dột, đổi cả mạng sống vì một chuyện vô ích mà không hề lắng đọng thân tâm để nhìn sâu vào lý nhân duyên sinh diệt không thực thể của nó, cuộc sống ở đời này chỉ là một canh trường mộng, có gì tồn tại miên viễn đâu để phải bi lụy khi đánh mất chứ?

Nhà thơ Xuân Diệu đã viết "Yêu là chết trong lòng một ít" , theo tôi nghỉ là " Yêu là chết trong đời vạn kiếp" đúng hơn. Nếu tình yêu không dựa trên sự chiếm đoạt, tư hữu và đóng khung thì đã hạnh phúc, an lạc lắm rồi. Điều chính yếu đi đến khổ đau chính là cái tôi to lớn và ngã sở hữu chiếm đoạt trong ta. Trong thập nhị nhân duyên có đề cập đến ba mắc xích này tức là "ái, thủ(sở), hữu" , vì ưa thích nên mới nắm bắt và chấp chặt là của ta, rồi giữ kỷ cho riêng ta, nếu ai mà dòm ngó, đụng vào là ta bị tổn thất, là ta không bằng lòng để đưa đến chuyện trái ý, phiền nảo nếu như ta nắm bắt hay giữ lại không được, sở cầu bị mất đi. Sự mất mác trong tình yêu là vấn đề nan giải , hầu hết đều lo sợ mất người mình yêu, sẽ thành ra cô đơn, lẻ bóng, họ sợ sự vắng lặng của tâm hồn sẽ đem lại cho họ một đời sống bất ổn, hiu quạnh.

Hãy bình tỉnh lại mà suy nghỉ về vô thường, vô ngã, khổ, không, để hiểu rằng, cho dù hai người có yêu thương, gần gủi, hạnh phúc bên nhau suốt đời , cao lắ'm cũng chỉ có một trăm năm thôi. Sau đó, khi hơi thở chấm dứt, trở về nguyên bổn, mộng đã tan, đường ai nấy đi, mờ mờ, mịt mịt như đám mây mù vậy, chắc gì sẽ còn gặp lại nhau để đoàn tụ? Rồi thì khi lâm chung, thần thức chỉ nghỉ đến người thương, quyến luyến, lo sợ, nuối tiếc, thì làm sao mà thác sanh được cơ chứ, rồi lại trở lại luân hồi trong vòng lục đạo để đi tìm nhau mãi cho đến tận cùng.

Có một lần, tôi gặp lại người bạn củ năm xưa, thời còn là sinh viên, đi với người hôn phối, người ấy gặp tôi chào hỏi rồi giới thiệu. Tôi . . . một thoáng mây buồn hiện lên trong tâm trí tôi làm tôi hơi ngẩn ngơ nhớ lại những ngày thơ mộng đã qua, rồi lại chợt bay đi, nhường lại chổ cho tâm hồn bình thản, tự tại với vạn hữu vô thường. Sau khi chào hỏi xã giao xong rồi từ giả, suốt thời gian còn lại, tôi đã không ngừng nghỉ quán chiếu về cảm giác này và đã đặt ra nhiều câu hỏi . . . Tại sao tôi lại bình tỉnh đến lạnh lùng như thế mà không ghen tuông, sầu khổ, giận dử như ngày xưa, nó trốn đâu hết rồi? Tôi cũng chẳng bi lụy, bức rức hay tiéc nuối người này .. . phải chăng vì đã lâu không gặp từ khi tan vỡ rồi thì "Xa mặt cách lòng", hay tôi đã trưởng thành và có hướng đi rõ rệt cho đời sống tương lai, hay là quá bận rộn để nghỉ những chuyện vơ vẫn không ích lợI, còn nhiều câu hỏi khác tôi đề ra và kết luận tôi là một tên ngốc??? !!! đã dành thì giờ và tâm huyết để giải quyết một chuyện bâng quơ mà không tìm ra đáp số. Tối hôm đãy, tôi ngủ ngon giấc và sáng ra đã tươi tỉnh tuyên bố với chính tôi là đã thông và thấu suốt vấn đề qua sự quán chiếu đó. Đó lá quán tam pháp ấn "Tâm vô thường, pháp vô ngã, thọ thì khổ" .

Đó chỉ là tình yêu nam nữ, thứ tình yêu vô tình, bạc bẻo nhưng lại là mạnh mẻ và cũng mong manh nhất trong các thứ tình khác. Biết bao nhiêu chồng giết vợ và ngược lại vì tình, tiền trong thời buổi nhiễu nhương này.

Tình yêu của bố mẹ đối với con cái nắm phần khá quan trọng trong đời sống hiện tại và tương lai đứa bé. Hãy nhìn những tội phạm trong xã hội, phần lớn đều có quá khứ đau buồn, thiếu thốn tình thương từ song thân, bị đánh đập, bỏ bê và còn nhiều yếu tố, nguyên nhân khác đã tạo ra một con người như thế trong xã hội, đó là cái vòng lẩn thẩn của sanh diệt. Nếu một đứa bé được nuôi dưởng, giáo dục và lớn lên trong gia đình đày đủ tình thương yêu, dạy bảo đúng mức thì đứa bé ấy dù bản tính có cộc cằn thô bạo đi nữa thì cũng bớt được phần nào.

Tôi có đứa cháu trai đưọc năm tuổi, lớn lên giữa hai gia đình, gia đình chị tôi và gia đình người chăm sóc ban ngày, tuy chưa cho đứa bé quy y Phật và thọ năm giới vì cháu còn quá nhỏ, nhưng chị tôi và tôi thường dạy cháu là không được giết hại một con vật gì dù nhỏ đến đâu mỗi khi cháu nhấc chân lên định đạp sâu kiến, lãi nhãi và hăm doạ riết cũng phải thấm sâu vào tâm thức đứa nhỏ. Đến khi ở nhà người giữ trẻ, bà ta xúi đứa nhỏ giết sâu kiến, đứa bé nhớ đến lời mẹ dạy, đã không giết mà còn dạy ngược lại bà ta.

Trong một gia đình đông con, không thể nào tránh khỏi nạn con thương ghét, tình yêu của bố mẹ, phần lớn sẽ trang trãi đến những đứa con đẹp, ngoan, học giỏi và biết vâng lời , làm tủi hổ những đứa trẻ bị hất hủi, sẽ đem đến cho chúng một ấn tượng không đẹp sau này về bố mẹ chúng. Có thể sẽ gây sức mẻ, đào hố sâu ngăn cách tình huynh đệ, mang đến hai thái cực tự ti và tự tôn. Tình yêu của con cái đố với bố mẹ cũng khác biệt giữa những đứa con, tùy theo nghiệp lực của từng đúa đói với song thân.

Tình thầy trò và bằng hữu không thắm thiết như hai thứ tình trên nhưng có tầm quan trọng đáng kể. Cần phải hiện diện trên thế gian này qua những sinh hoạt trong xã hội với những người không máu mủ, ruột thịt, không thân thích. Nhưng tình này không thể thiếu được, vì nó là nền tảng để tiến bước trên con đường để đạt đến tâm từ bi hầu rãi tình yêu nhân loại một cách không vị kỷ, không toan tính, âm mưu lợi lộc. Nếu có thể yêu thương mọI vật, mọI loài xa lạ không phân biệt là đã có tâm từ bi rồi đãy.

Tình yêu này không vinh danh một đấng cứu thế, một tôn giáo, một quốc gia, hay tên tuổi nào giúp đở, gia hộ để lấy tiếng tăm, để trục lợi lộc sau này. Nó bao trùm cả thập loài chúng sanh trong sáu nẻo (thiên, nhân, a tu la, súc sanh, ngạ quỷ, đỵa ngục) không phân biệt kẻ oán, người thương, thương yêu với tấm lòng vị tha, vô tư với tâm vô phân biệt. Chính đó là tình yêu nhân loại, chỉ cho thôi chứ không hề nhận. Trên thế gian này, ít có ai đạt đến tình yêu chân, thiện, mỷ này trừ những bậc bồ tát hoá thân độ đời .

Thật ra, trong tâm hồn chúng ta có rất nhiều tình yêu mà ta không hề khai thác, phần đông chúng ta chỉ Tìm cầu, vay mượn bên ngoài, lấy giả làm vui mà không tìm kiếm và khai thác những gì thực sự của ta, có trong ta, nếu có không có được thì sanh tâm buồn tủI, oán cừu, chứ nếu ta thử Tìm lại bên trong và làm ngược lại, là ban bố tình yêu của Ta ra ngoài cho nhân loại thì ta sẽ hạnh phúc và an vui biết đến chừng nàọ

Có một lần, trong một bữa tiệc thù tạc, ta đã tội nghiệp cho những người tại đây và cảm thương họ Hơn là trách móc, khi họ Ddã đem các vi tu sỉ Ra làm trò đùa là không biết gì về tình yêụ

Ta đã tốn công giải thích với họ về lăng kính và quan niệm về cuộc đời của mỗi người có chiều hướng khác nhau Nhưng ta đã thất bại vì khác tầng số, hơn thế nữa, tranh chấp, hơn thua không phải là cứu cánh của ta (lẽ ra, ta nên Im lặng thì tốt hơn).

Tình yêu cao thượng đã vượt xa hẳn không gian va thời gian, đã thoát khỏi những đòi hỏi tầm thường, cạn cợt từ tấm thân hạn hẹp ố trược này để thoát ra khỏi mọi tội lổi xấu xa từ tấm thân này gây rạ.

Nếu biết dùng tất cả Năng lượng ấy đi lên, để thực hành những việc hữu ích và phụng sự Cho đời (không cần nhiều lắm cũng được) thì quý báu khôn tả.

Nếu không như vậy thì làm gì có được những tráI tim to tát như đức Phật, Bồ Tát Thích Quãng Đức, ngài Hư Vân, ngài Hám Sơn, Tuyên Hoá, đức Dalai Lama, mẹ Theresa, như thánh Ghandi, và còn nhiều vị khác nữa đã cống hiến cho đời nhiều hương hoa khác tô điểm thêm cho cuộc sống nhân loại … Và phục vụ nhân loại đến độ hoàn chỉnh ….

http://www.buddhismtoday.com/viet/khac/012-tinhyeu.htm

 


Cập nhật: 1-12-2000

Trở về mục "Các bài pháp luận khác"

Đầu trang