- Học kinh (8)
- Chúng
Tôi Học Kinh HOA
NGHIÊM
Nếu Duy Thức
đối với ACE chúng tôi đã là một "khu rừng" thì Hoa Nghiêm lại
hơn thế nữa: đó là một khu rừng có trang bị " bát quái trận dồ"
bởi vì đi vào rồi mà "lớ xớ," không biết phương vị, thiên văn,
địa lý v..v.. thì lạc luôn vào
"mê hồn trận" trong đó,
không thể tìm lối ra được .
Thật vậy, tư` trước đến nay ACE chúng tôi chưa từng
học qua cuốn kinh nào dài bằng Hoa
Nghiêm, mới ngó thấy đã sợ rồi : này nhé, bộ Kinh gồm 40 phẩm,
"gói" lại trong 4 tập , mỗi
tập dày trên dưới 1000trang : tập I từ phẩm 1 đến P.21; tập II từ P.22
đến P. 26; tập III từ P.27 đến P.38 và tập IV chỉ gồm 2 phẩm 39 ( Nhập
Pháp Giới ) và 40 ( Nhập Bất Tư Nghì Giải thoát); riêng P. 39 là chiếm hơn
800 trang rồi ! Về tài liệu, ACE
chúng tôi không có tài liệu nào ngoài bản dịch của Thầy Trí Tịnh và
Thiền Luận Suzuki ( Tập III, Thầy Tuệ Sỹ dịch ). Chính vì vậy chúng
tôi phải tìm đọc trước cả mấy tháng và phân công đặc biệt người
nào phải "đi sâu" (nghĩa là đọc kỹ để thuyết trình trước Chúng
hay " giải đáp từ ngữ" nếu có ai thắc mắc vì chưa đọc tới
). Ngoài ra, buổi học đầu tiên sẽ
lượt qua cái " dàn bài đồ sộ" của Hoa Nghiêm và quyết định sẽ
học chung những Phẩm nào.
Hôm nay là buổi học đầu tiên về Hoa Nghiêm. Cả Chúng quyết định sẽ học Hoa Nghiêm trong nhiều buổi, chia thành những
vấn đề , và học cho xong từng vấn đề này chứ không phải xong một buổi. Những vấn đề đưa ra là : 1. Giảng nghĩa
đề Kinh 2. Sơ Lược về Triết
Lý Kinh Hoa Nghiêm 3. Phẩm 39 Nhập
Pháp Giới . 4. Những bài học về
Toán và Khoa Học hiện đại rút ra từ Kinh Hoa Nghiêm. Như vậy, ngòai Phẩm 39 chúng tôi sẽ phải
đi vào các Phẩm 5 Hoa Tạng Pháp Giới, Phẩm 12 Hiền Thủ, P. 27 Thập Ðịnh, P.
30 A Tăng Kỳ, P. 33 Bất Tư Nghì, P. 36 Phổ Hiền v..v..
Bây giờ là bắt
đầu đi vào Giảng nghĩa đề Kinh và ý nghĩa những thuật ngữ thường gặp
trong Kinh.
Trước khi tiếp xúc với cái khô khan của từ ngữ, chúng ta hãy nghe Suzuki ( qua Thầy Tuệ Sỹ)
giới thiệu về thế giới "bừng sáng" của Hoa Nghiêm : " . . .
. Chúng ta được đưa lên tận giải ngân hà tinh đảu, Thế giới không
trung xưa nay vốn ngời sáng. Màu hắc
ám của rừng Thệ Ðà (Jetanana) nơi trần gian , vẻ phàm tục của đám cỏ
khô thiết toà sư tử hẳn là đức Thích Tôn đang ngự thuyết pháp , một
bọn ăn mày lam lũ đang nghe Kinh trong cái thực tại không bản ngã- tất cả
đều hoàn toàn tan biến hết ở đây. Khi
Phật nhập vào một thứ Tam muội ( Samãdhi ) nào đó, cái túp lều ngài
đang ngự đột nhiên trải rộng đến tận cùng bờ mé của vũ trụ; nói
khác đi, chính vũ trụ được hòa tan vào thể tánh của Phật . Vũ trụ là Phật, Phật là vũ trụ. Và đãy không phải duy chỉ là sự dàn trải
của khoảng chân không hay khô héo rút thành một nguyên tử; bởi vì, có
kim cương lát đất, có lưu ly, có châu ngọc gắn lên những hàng cột, những
rào dậu, những tường bao, chúng lấp lánh phản chiếu lẫn nhau. . ."
Rõ ràng, thế giới Hoa
Nghiêm không phải là thế giới mà chúng ta có thể đi vào với cái tâm
phàm tục, với tham sân chấp ngã thường tình.
Chúng ta , vì vậy, không chỉ phải
"tắm rửa sạch sẽ" trước khi học Hoa Nghiêm mà cái
chính là còn phải "thanh tịnh tâm ý" tập trung tư tưởng, chuyển
hoá tư duy . .. . thì mới có thể phần
nào lảnh hội được giáo lý Hoa Nghiêm vậy, như lời Thầy nói tiếp :
"Sự tập thành của Hoa Nghiêm (Gandavyũha)
có lẽ là do ở một cuộc biến chuyển đã thành hình trong tâm trí của
người Phật tử đối với cuộc sống, với cõi đời, và nhất là với
đức Phật . Như thế, khi học Hoa Nghiêm , cái cốt yếu nhất cần phải
biết, bấy giờ Phật không còn là một kẻ sống trong thế gian có thể nhận
ra giữa những giới hạn của thời gian và không gian. Tâm thức của ngài không phải là cái
tâm trí phàm tục bị bắt buộc chìu theo cảm quan là luận lý. Cũng không phải là một sản phẩm của tưởng
tượng thi vị sáng tạo nên nhữnghình ảnh riêng tư và những phương pháp
đề cập đến những sự vật cá biệt."
Ðề Kinh Hoa
Nghiêm nói một cách đầy đủ gồm có 7 chữ " Ðại Phương Quảng Phật
Hoa Nghiêm Kinh" Chỉ nội trong 7 chữ
này đây chúng tôi cũng học được rất nhiều rồi !J J !
Theo đại sư
Thanh Lương Trừng Quán, vị Tổ thứ 2 của Tông Hoa Nghiêm, thì định
nghĩa của 7 chữ này như sau:
Ðại = thể tánh, bản chất, biểu thị cho "Thể
đại." Ðại ở đây không có nghĩa "lớn" ( đối với "nhỏ"
); Ðại ở đây là "Bất tư nghì giải thoát cảnh giới" cũng là
"chân tâm" "tự tánh" Phật tánh" là "bản lai diện
mục" v..v.. vốn sẵn có trong mỗi
chúng sanh ; chỉ khác về mặt hiện tướng : tâm chư Phật thì bao la như
hư không còn tâm chúng sanh thì nhỏ xíu, hẹp hòi ích kỷ .Vì vậy, Phật
thì tự do tự tại, ra vào trong thong dong trong 3 cõi để cứu chúng sanh,
còn chúng sanh thì phải theo sự dẫn
dắt của nghiệp lực mà trôi lăn trong 3 cõi
6 đường. Ðó cũng chính
là lý do Phât bảo: "ta là Phật đã
thành, các ngươi la` Phật sẽ thành" vậy.
Phương = biểu
thị cho"Tướng Ðại" Phương có 2 nghĩa là "chánh" và
"pháp" :
"Chánh" là mục
tiệu tu tập không sai một mảy may- hoàn toàn đúng với lời dạy của chư
Phật .
Pháp
: là phương pháp; phương pháp
để thành Phật, phương pháp chứng qủa. Y
theo phương pháp này mà tu thì nhất định có thể khế nhâp "Nhất
Chân Pháp Giới" ,Thiền Tông gọi là "minh tâm kiến tánh"
Quảng = biểu
thị cho "Dụng đại" Dụng cũng có hai nghĩa là "bao trùm"
và " biến khắp"
"Bao
trùm" là tâm lượng bao trùm
thái hư
"Biến
khắp" là biến hiện khắp pháp giới ( chữ "biến" này hiểu
theo nghĩa mà chúng ta thưòng nghe " . . . biến pháp giới quá hiện, vị
lai chư Phật); hay trong "chu biến pháp giới" - trong Nhân có Quả,
trong Quả có Nhân hay "Nhân bao trùm biển Quả, Quả thấu triệt nguồn
Nhân . . .
Thể, Tướng
và Dụng tuy 3 mà 1 tuy một mà 3 . Sự
tạo tác khởi tâm động niệm của chư Phật hay của chúng sanh cũng đồng
biến khắp pháp giới. Vì vậy chúng ta phải cẩn trọng không chỉ trong lời
nói, việc làm mà cả với từng niệm khởi lên trong tâm ta. Ðoạn ác tu thiện chính là khi khởi tâm
động niệm cũng không rời ba đặc tính chí thiện của Tâm vừa nêu trên
( Ðại-Phương - Quảng).
Phật:
là Phật đà = Giác - Tự giác, Giác tha, giác hạnh viên mãn ( ACE chúng tôi
không khai triễn nhiều về chữ "Phật" nữa)
Hoa: Hoa
được dụ cho nhân đại ( quả đại là Phật) tiêu biểu cho Pháp. Hoa có
2 nghĩa :
Hoa= là
biểu thị cho Lục độ vạn hạnh của Bồ tát.
Một hạnh là tất cả sáu hạnh ( ví dụ trong bố thí ba la mật
bao gồm cả trì giới, nhẫn nhục, thiền định,tinh tấn v..v..)
Hoa=
trang nghiêm các tướng = hoa đức hạnh= hoa trí tuệ ( hoa đức hạnh &
trí tuệ là loài hoa đẹp nhất, không tàn phai)
Người
tu hành trang nghiêm thân tâm mình bằng từ bi và trí tuệ chứ không dùng hương
hoa xông ướp như thường tình.
Nghiêm: biểu thị cho Trí đại, tức trí huệ
chân thật . Dùng công đức trang nghiêm
của tự thân để trang nghiêm Phật pháp, nghĩa là bằng công phu tu tập của
bản thân, chân chính thực hành công hạnh để có thể "thượng báo tứ
trọng ân,hạ tế tam đồ khổ" ( sở dĩ thế giới này loạn động,
chúng sanh khốn khổ , ấy là tại chúng ta tu hành chưa rốt ráo, hay nói
theo "ngôn ngữ Hoa nghiêm" là : vì không khế nhập Ðại Phương Quảng,
nên không thể chứng đắc Phật Hoa
Nghiêm vậy !J J !! )
Kinh: biểu
thị cho Giáo đại ( giáo học rộng lớn) Trong phẩm Nhập Pháp Giới sẽ học
sau này, Thiện Tài Ðồng Tử đã theo học với khắp các vị thiện tri thức
( 53 vị) về mọi lảnh vực, các vị thầy này ở đủ mọi tầng lớp
trong xã hội ; giáo dục Phật giáo là một nền giáo dục rộng khắp mà
đối tượng là tất cả chúng sanh trong các cõi nên muốn thực hành Bồ
tát đạo để giáo hoá chúng sanh thì phải học suốt đời vì biển học
mênh mông.
Bài học hôm
nay có lẽ là bài ngắn nhất trong 4 bài học về Hoa Nghiêm . Ðến đây là xong phần giảng nghĩa đề
Kinh & ACE chúng tôi đưa ra những bài học cho tự thân như sau:
1) Thế giới của Hoa Nghiêm là thế giới của ánh
sáng, ánh sáng của trí tuệ &
tình thương, vì vậy chúng ta học kinh Hoa Nghiêm
cũng phải chuẩn bị mình như thế nào mới có thể hiểu được
ngôn ngữ của thế giới này, thế giới
của hàng Bồ tát ,trong đó không có mặt tham ái ,chấp thủ.
2) Từ đây mỗi khi
nói đến "Hoa" ta nghĩ đến Hoa Nghiêm và mấy câu thơ trong hai bài
kệ Cắt Hoa và Cắm hoa của thầy Nhất Hạnh :
- "Hoa là vị Bồ
tát,
- Làm đẹp cho cuộc
đời"
Và :
- "Trang nghiêm Tịnh Ðộ
- Nơi cõi Ta Bà
- Ðất tâm thanh tịnh
- Hiển lộ ngàn
hoa"
3) Trong thể tánh
Chân Như không có chủ thể và đối tượng, không có "ta" hay
" chúng tôi" vì "ta" cũng chính là "chúng tôi" : một
là tất cả, tất cả là một; một "sát na" cũng là "thiên thu
bất tận" và một hạt cát cũng
là tam thiên đại thiên thế giới ; tất cả "những điều kỳ diệu"
này tất nhiên là "mắt trần và lòng trần" không thể thấy và cảm
nhận được, bởi vậy phải mở rộng con mắt trí tuệ và mở rộng lòng
mình ra ( từ bi). Ðó chính là ý nghĩa
hai chữ " bừng sáng" đặc tính
của thế giới hoa nghiêm vậy.
4) Trong thể tánh
Chân Như, chỗ nào cũng có Phật , Phật và chúng sanh có sự tương cảm
nhiệm mầu, như lưới Trời Ðế Thích phản chiếu ánh sáng làm hiển bày
ra vô số Phật và Bồ tát, nơi nào cũng có Phật và Bồ tát sẵn sàng lắng
nghe và cứu chúng sanh thoát khổ. Nếu chúng ta mở được con mắt từ bi và
trí tuệ ra thì một lúc nào đó, ở một nơi nào đó, ta có thể cũng có
khả năng cứu khổ những người
quanh ta bằng tình thương nơi chính mình.
5) Bước vào
thế giới Hoa Nghiêm tức là vào một thế giới không có quá khứ và vị
lai, chỉ có Hiện tại ( = "hiện tại miên viễn")- cảnh giới tối
cao của Thiền. Chúng ta có biết bao
nhiêu bài học về cuộc đời của một vị Thiền sư : ngài đi vào cuộc
đời như một người bình thường, làm ăn chăm chỉ như chúng ta, "không
khoa trương hoạt cảnh Hoa nghiêm ra ngòai, mà để nằm trọn vẹn trong mình , chỉ có
Phật mới nhận ra ngài."
Những
bài học đầu tiên về Hoa Nghiêm của ACE chúng tôi là như vậy .Mong
rằng lần học kế tiếp chúng tôi cũng có thể tiếp nhận Hoa Nghiêm như
lần đầu, không bị "choáng ngợp" vì giáo lý "trùng trùng
duyên khởi" của bộ Kinh đặc biệt này.
http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/hockinhHoaNghiem.htm