Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
Vấn Đề Kinh Tế Của Phật Giáo Đài Loan
Tịnh Tâm Hòa Thượng
Chúc Tiếp dịch

 Quy định đối với đời sống của một Sa Môn, trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương Đức Phật có dạy: [ cạo bỏ râu tóc làm Sa Môn, nhận giới pháp tu tập, vật thực tiền tài, cầu xin vừa đủ, một ngày ăn một buổi, dưới gốc cây ngủ một đêm, cẩn thận đừng tái phạm] y cứ vào lời dạy trên, mới biết đời sống Tăng Già thời Đức Phật, thật cực kỳ đơn giản. Nhưng sở dĩ có tiền tài và vật chất trong đời sống, đều là hướng về Tín Đồ mà cầu xin. Bởi vậy, Tăng Già đương thời, có lẽ không lo lắng gì về vấn đề Kinh Tế. Nhưng hiện tại Tăng Già của ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, có chùa đầy đủ. nhưng đời sống sinh hoạt trong Chùa ngoài vấn đề Ăn, Mặc, Ở của bản thân, thì còn có những việc khác như Hoằng Pháp, Giáo Dục, Văn Hóa, Phúc Lợi Xã Hội v.v....Nhu cầu về kinh phí để bảo đảm duy trì đời sống Tự Viện. Bởi vậy, mới phát sinh ra những vấn đề về Kinh Tế, để bảo đảm sự tồn tại của Phật Giáo. Ở dây, chúng tôi có thể báo cáo sơ qua về tình hình Kinh Tế của Phật Giáo Đài Loan. Và đây là vài sơ lược về cái thấy của riêng tôi:

            Lúc Tôi mới Xuất Gia, bấy giờ có Tăng Ni nào tự dốc sức một đời mà kiến lập hoàn thành một ngôi Tự Viện, những vị này được mọi người xưng tán là người vĩ đại. Nhưng 10 năm trở lại đây, Tự Viện của Đài Loan không những gia tăng như sau cơn mưa mùa Xuân, mà kiến trúc cũng cực kỳ hoành tráng. Bất luận là xây mới hay trùng tu, chỉ cần thời gian ngắn là có thể hoàn thành, đây là việc làm thật sự ly kỳ. Từ một vài tình huống trên đây, thì có thể biết rằng, Kinh Tế hiện tại của Phật Giáo Đài Loan hết sức phong phú.

            Kinh Tế của Tự Viện Phật Giáo, phần lớn là từ Xã Hội mà có ra. Bởi vậy, không cần phải nói, Kinh Tế của Xã Hội chắc chắn là ảnh hưởng đến Kinh Tế của Phật Giáo. Từ năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 421953thành lập nên kế hoạch để kiến thiết về Kinh Tế, đây chính xác gọi là chính sách về Kinh Tế. Nó đã mang lại đời sống sung túc cho cả nước. Căn cứ vào thống kê, năm 1981 thu nhập bình quân đầu người trong toàn Quốc là: 87.7770 Đài Tệkhoảng 43.500.000 VNmột vài nước ở Châu Á như Nhật Bản, Singapo, Hồng Kông, những Quốc Gia này Kinh Tế rất là phong phú, ảnh hưởng đến cả Kinh Tế của Tự Viện Phật Giáo.

Ngoài việc sử dụng và duy trì nền Kinh Tế Tự Viện dư giả, mà còn đóng góp vào hoạt động Từ Thiện Xã Hội rất mạnh mẽ. Năm 1981, thành quả có được về hoạt động công ích, Từ Thiện Xã Hội của toàn Đài Loan đã vượt quá 2 ức Đài Tệkhoảng100 Tỷ VNđây là con số chỉ tính ở Thành Phố Đài Bắc thôi, nếu tính luôn cả Thành Phố Cao Hùng, thì con số này còn nhiều hơn nữa.

Kinh Tế của Tự Viện, đương nhiên là từ Xã Hội mà có ra. Nhưng Tự Viện của Phật Giáo dùng phương pháp gì mà có được những món Tiền này? Tôi nghĩ, Tự Viện Phật Giáo của ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, cách thu nhập Kinh Tế của các nước có chổ không giống nhau. Kinh tế của Tự Viện Đài Loan, phần đông mà nói, đều là từ sự Bố Thí Cúng Dường của Pháp Hội, Niệm Phật Tụng Kinh, Canh Tác Nông Thôn. Cũng có dựa vào sự thu nhập từ Du Lịch của khách. Nhưng đây chỉ hạn chế một vài Tự Viện có địa điểm Du Lịch mà thôi, không được nhiều cho lắm.

Cái gọi là bố thí cúng dường của Pháp Hội như: các Tự Viện của Đài Loan, trong một năm tổ chức vài Pháp Hội. Phật Tử tập trung về Cúng Dường Nhang Dầu, Tiền. Nhưng thu nhập như thế này, các Chùa không giống nhau, nhưng đại thể cũng đủ duy trì được Kinh Tế của Chùa. Thu nhập của việc Tụng Kinh như là lúc Tín Đồ có nhu cầu Về Cầu An hoặc Ma Chay, họ đến Tự Viện thỉnh Tăng Ni Tụng Kinh, rồi Tín Đồ phát tâm Cúng Dường Hồi Hướng Công Đức. Đây không chỉ là đối với Kinh Tế của Tự Viện, mà đối với Kinh Tế riêng của Tăng Ni cũng được giúp đỡ như thế. Cái gọi là thu nhập về Canh Tác như: các chùa ở nông thôn, có ruộng vườn, tự canh tác, tự cung ứng vật thực. Còn các Chùa ở trên Núi, nếu có đất các thì trồng cây ăn quả, lấy đây làm thu nhập, để duy trì Kinh Tế của Tự Viện. Đương nhiên, nếu chỉ dựa vào sự thu nhập về Canh Tác, mà không đủ sự duy trì, thì phải dựa vào sự Bố Thí Cúng Dường của Tín Đồ.

            Do có Tụng Kinh mà được Bố Thí Cúng Dường tiền bạc, thì vấn đề này thuộc thành phần trao đổi có điều kiện. Sự Bố Thí Cúng Dường của Pháp Hội cũng có ý nghĩa ích lợi hiện tại của người cầu nguyện. Nhưng, không cầu lợi ích của hiện tại, lấy tâm chân thành mà bố thí, thì số này càng ngày càng nhiều. Đây là bởi vì khoảng hơn 20 năm trở lại, công tác Hoằng Pháp của Phật Giáo phát triển rất tích cực, nhất là lợi dụng sự phổ cập Bố Giáo qua Truyền Hình, Phát Thanh. Đại đa số Tín Đồ đã hiểu được ý nghĩa Bố Thí Cúng Dường, hiểu rõ kết quả của việc làm.

            Tín Đồ của Phật Giáo Đài Loan, không những đối với Tự Viện Cúng Dường, mà đối với Tăng Ni cá nhân cũng đều biết phát tâm Cúng Dường. Nhất là đối với các bậc Nghiêm Trì Giới Luật, tích cực phát triển sự nghiệp của người Xuất Gia, thì được rất nhiều Tín Đồ tìm đến, nhiệt tâm ủng hộ. Đối với các vị Tổ Sư của Nhật Bản mà nói, Phật Giáo của Đài Loan, có thể nói là Tư Cách của Tăng Ni là trung tâm của Phật Giáo. Tăng Ni có nhân cách tốt, thì được rất nhiều Tín Đồ thân cận, bởi vậy Kinh Tế cũng tương đối tốt.

Kinh Tế của Tự Viện sung túc hay không, thì không chỉ dựa vào hoàn cảnh của Tự Viện, mà còn phải dựa vào Nhân Cách và Năng Lực của Tăng Ni ấy nữa. Bởi vậy, cũng có một vài Tự Viện không ổn định về Kinh Tế. Nhưng đối với những Tăng Ni nổ lực Tu Hành, thì rất có ích vậy.

            Nói tóm lại, hiện tại Kinh Tế của Phật Giáo Đài Loan là rất khá. Bởi vậy, Tự Viện không ngừng gia tăng. Chùa cũ thì cũng không ngừng trùng tu. Lại lấy xu thếNgười đời sau luôn vượt qua đời trướcTự Viện được làm mới thì Kiến Trúc quy mô càng một lớn, những thiết bị trang trí bên trong cũng thật đẹp. Hiện tại Phật Giáo Đài Loan, có thể nói cũng giống như là một cuộc thi đấu về Kiến Trúc Tự Việncó nghĩa là Chùa này thấy Chùa kia làm lớn và đẹp, thì Chùa này cũng tim mọi cách làm giống như vậyNhưng không lẽ Phật Giáo chỉ có thể như thế thôi sao? Đối với vấn đề này, thì phải thẳng thắng mà nói thôi, bây giờ xin đưa ra những điểm sau đây để thấy rõ hơn:

            Khi xây Chùa, thì cần phải có tiền bạc và cũng lãng phí thời gian. Đương nhiên là Tín Đồ Cúng Dường rất đầy đủ. Nhưng người Xuất Gia sẽ lãng phí đi những thời gian vô cùng quý báu trong lúc làm Chùa, có thể nói thật là đáng tiếc. Nhưng có Chùa tín đồ rất ít, thì lãng phí thời gian lại càng nhiều hơn, mới có thể hoàn thành công trình kiến trúc. Như thế thì một đời Tu Hành, không chỉ vì việc này mà tiêu tan thành bọt bèo hay sao? Đối với sự nghiệp bồi dưỡng Giáo Dục, Văn Hóa cho Người Thừa Kế, trở thành không có ý nghĩa. Như thế, thì dù Kiến Trúc của Tự Viện có đẹp bao nhiêu đi nữa thì cũng chỉ là cái hào nhoáng bên ngoài, mà nội dung bên trong thì rỗng toát. Kiến Trúc tuy là đẹp, nhưng cũng không có tác dụng gì. Chỉ là lãng phí tiền bạc của Tin Đồ mà thôi. Chùa có Chúng đông, kiến trúc quy mô, tuy nhiên cũng chỉ là để cho Tín Đồ hoan hỷ, an tâm mà thôi. Nhưng đằng sau đó, cũng nhận sự phê bình của một số Nhân Sĩ Trí Thức trong Xã Hội.

Hiện tại, Kiến Trúc Tự Viện của Phật Giáo Đài Loan, tuy nhiên hào nhoáng lộng lẫy không chê vào đâu, đây cũng là biểu trưng cho sự phát triển của Phật Giáo. Nhưng Tôi cho rằng người Xuất Gia nên dùng cái thời gian và tiền bạc cho việc Kiến Trúc Tự Viện, mà đem lại Bồi Dưỡng và Đào Tạo người Kế Thừa cho Phật Giáo hoặc cho sự nghiệp Hoằng Pháp, Văn Hóa và Giáo Dục, thì việc làm này ý nghĩa gấp trăm lần.

Chúc Tiếp dịch

 Chú thich: đây là bài phát biểu của Hòa Thượng Tịnh Tâm, trong cuộc hội thảo Phật Giáo tại Đài Loan với đề tài: Vấn Đề Sanh Tồn Của Phật Giáo

Hòa Thượng Tịnh Tâm hiện là Hội Trưởng Hội Phật Giáo Người Hoa Trên Thế Giới

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/kinhte/kinhtePG_dailoan.htm

 


Vào mạng: 1-4-2008

Trở về mục "Kinh tế Phật giáo"

Đầu trang