Ý Nghĩa của sự Cầu Nguyện
I. LỜI MỞ ĐẦU
Cầu nguyện là một nhu cầu tinh thần
của con người , một nhu cầu chính đáng . Trước hết là giải toả các
ức chế tâm lý do ápp lực của hoàn cảnh , của thất vọng trong tình cảm
, những bức xúc trong các mối quan hệ xã hội . Thứ đến cầu nguyện là
thể hiện các ước mơ , niềm hy vọng của con người về đời sống hiện
thực hay lý tưởng , dù sao cầu nguyện vẫn là một biểu hiện của thiện
tâm , nghĩa là khi một người chấp tay , cúi đầu trước bàn thờ Phật ,
Thánh , lòng họ trở nên khiêm hạ , cái " Ta" trở nên nhỏ bé , lương
tâm thổi dậy và tâm hồn họ được bình hoà .
Sự cầu nguyện trong đạo Phật còn
là một pháp môn tu tập của người phật tử , nhờ cầu nguyện mà nhuyện
lực của họ mạnh mẽ , niềm tin tăng trưởng , thiện nghiệp được phát
huy, ác nghiệp được tiêu trừ , tâm xu hướng lộ trình giải thoát .
Trong ý nghĩa thông tục , cầu nguyện
là một biểu hiện lòng nhớ ơn , đền ơn đáp nghĩa đối với tổ tiên
, ông bà , cha mẹ , người thân … một biểu hiện của tình thương yêu ,
quan tâm , lo lắng đến nhau như các cầu nguyện : cầu siêu , cầu an , sám
hối …
Sự cầu nguyện ban đầu như là biểu
hiện của sự lo lắng vị kỷ , nhưng dần dần do bản chất của sự cầu
nguyện sẽ nâng cao tinh thần vị tha . Những lời khấn nguyện , niệm hương
, bạch Phật , phục nguyện , hồi hướng , trong đạo Phật đều mang tính
2 mặt cho mình và cho chúng sinh . YÙ nghĩa của sự cầu nguyện là nâng cao
đời sống tinh thần và củng cố niềm tin cho chính mình và tha nhân .
II. CÁC HÌNH THỨC
CẦU NGUYỆN
Hình thức cầu nguyện , khái quát
gồm 4 loại : cầu siêu , cầu an , cầu sám hối , cầu tiến bộ tâm linh :
1. Cầu siêu : là cầu nguyện
cho ông bà , cha mẹ , thân quyến đã qua đời được siêu thoát , được
an lành thế giới bên kia . Như vậy cầu siêu là biểu lộ sự quan tâm ,
lo lắng , sự thương yêu giúp đỡ cho người thân của mình . Sự quan tâm
đối với người đã chết không thể làm gì khác hơnlà cầu nguyện . Nhu
cầu và thực hành cầu siêu nói lên nhân sinh quan và vũ trụ quan của Phật
giáo vừa nhân bản vừa rộng rãi ; chấp nhận goài thế giới hiện thực
này còn có thế giới khác mà ta gọi là vô hình .
2. Cầu an : là cầu nguyện
cho người thân của mình hoặc chính bản thân mình đượcan lành , vượt
qua các tai ương hoạn nạn . Vậy cầu an cũng thể hiện ối quan tâm lo lắng
và thương yêu giúp đỡ cho tha nhân , nhất là trong lúc mình không làm được
gì khác hơn là cầu nguyện . Nhu cầu cầu an cũng nói lên tinh thần đạo
đức của người phật tử khi đứng trước nổi bất hạnh của kẻ khác
.
3. Cầu sám hối : Là cầu
nguyện cho những lỗi lầm vụng dại của mình đã làm không còn tái diễn
nữa , bày tỏ sự hối hận ăn năn , mong sự chứng giám và tha thứ của
các đấng thiêng liêng hay cả của những người màmình đã gây khổ cho họ
. Có khi người ta cũng cầu sám hối giúp cho người thân của mình . Nhu cầu
sám hối nói lên tiếng nói của lương tâm , của đạo đức và của trí
tuệ .
4. Cầu tiến bộ tâm linh :
Là cầu nguyện cho tâm hồn của mình được phát khởi thiện tâm , phát
huy được trí tuệ vượt qua nghiệp chướng , ma chướng để sớm thành tựu
được mục tiêu giải thoát của mình . Nhu cầu cầu nguyện tâm linh tiến
bộ nói lên tinh thần quyết tâm cầu tiến , nói lên ước vọng tìm kiếm
chân lý của ngườu phật tử .
Tóm lại , mục đích cầu nguyện
là mang đến lợi ích cho kẻ chết , người sống , đem đến thiện pháp tăng
trưởng ,ác pháp tổn giảm , tâm lực củng cố , nềm tin vững chãi hơn .
III. ĐỐI TƯƠ.NG CẦU
NGUYỆN
Tùy theo niềm tin tôn giáo , tín ngưỡng
mà có các đối tượng cầu
nguyện khác nhau . Đối với người
phật tử , đối tượng cầu nguyện căn bản là Tam bảo ( Phật , Pháp , Tăng
) cụ thể thì các Đức Phật Bổn Sư , Phật Di Đà , Phật Dược Sư , Phật
Di Lặc , các vị Bồ tát , thánh hiền … Đối tượng cầu nguyện dân
gian thì có tổ tiên , thần thánh ( thánh mẫu , quan công… ) ông bà cha mẹ
đã qua đời , các linh hồn vất vưởng cho đến các gốc cây , cụa đá
hay các sinh vật như cọp beo … Tóm lại tất cả mọi thứ nếu được
coi là thiêng liêng .
Người phật tử chân chính chỉ cầu
nguyện đối với Tam bảo , các Đức Phật , các vị Bồ tát , Thánh Tăng
. Những Phật tử chưa thuần thục đạo pháp họ vừa cầu Phật , vừa cầu
thần , nếu cần họ có thể cầu luôn cỏ cây , đá núi … Những Phật tử
như thế Đức Phật , Bồ tát đối với họ không khác các vị thần bao
nhiêu .
Vì lý do là đối tượng của cầu
nguyện nên Đức Phật Bồ tát mang sắc thái thần thánh đầy quyền năng
, không ai coi Phật , Bồ tát là người bình thường , nên đối tượng của
cầu nguyện là mang tính thiêng liêng . Đã là đối tượng linh thiêng thì
ranh giới giữa đối tượng này với đối tượng kia về bản chất tâm
lý hầu như không có , tất cả đều bình đẳng . Đối tượng được coi
là linh thiêng thường là không hiện thực , nhưng đầy quyền năng siêu việt
. Nếu một đối tượng linh thiêng mà hiện thực thì sớm muộn gì cũng bị
bỏ quên và bị bôi bác bởi chính con người thờ họ . Một người khi
cha mẹ còn sống họ đối xử bình thường đôi khi coi thường nữa ,
nhưng khi cha mẹ mất đi họ trở nên tôn trọng cung kính rất đặt biệt
, họ thể hiện niềm tôn trọng ấy băng nhiều cách để gọi là có hiếu
, họ than thở , tiếc nuối ân hận… Nếu cha mẹ họ nghe lời khấn nguyện
của họ mà xúc động , sống lại thì họ v64n đối xử như xưa .
Đối tượng của cầu nguyện , tuỳ
theo trình độ văn hoá , phong tục , tập quán , tôn giáo , tín ngưỡng mà
khác nhau , đó là một thế giới muôn màu muôn vẻ . Dù sao đã là đối
tượng của cầu nguyện thì phải linh thiêng , phải hoàn hảo , quyền năng
vô tận và có tác dụng ảnh hưởng đến tâm thức của người cầu nguyện
.
IV. TÁC DỤNG CỦA
CẦU NGUYỆN
Có người cho rằng cầu nguyện là
vô ích , không có tác dụng gì , làm sao có tác dụng được khi lạy lục
cầu xin trước một pho tượng bằng đất , đá , xi măng , gỗ …? Nghĩ
như vậy quá duy lý . Tượng Phật , Tượng thánh chắc chắn không phải
ông Phật thực mà đó chỉ là tượng trưng hay biểu tượng ( symbolizes ).
Điều quan trọng là yếu tố tinh thần đằng sau pho tượng và trong tâm thức
của người cầu nguyện . Không ai lạl khờ khạo lạy lục cục đá hay gốc
cây cả , chẳng qua là cục đá hay gốc cây ấy có giá trị biểu tượng
thiêng liêng ở đằng sau . Khi ta nghiêng mình cúi đầu một cách cung kính
tôn trọng lá cờ tổ quốc không phải là ta tôn trọng miếng vải mà
chính là ý nghĩa tinh thần mà tấm vải đeo mang . Khi một vật thể là vật
chất nhưng trở thành đối tượng thiêng liêng thì nó không còn thuần
tuý vật chất nữa mà thành đối tượng có sức sống , có tác dụng đối
với con người và hoàn cảnh xung quanh .
1. Tác dụng của cầu siêu :
Cầu siêu là cầu nguyện Tam bảo phù hộ cho linh hồn đã mất được nhẹ
nhàng siêu thoát ở thế giới bên kia cầu được sinh về cõi cực lạc của
Đức Phật A Di Đà cầu như vậy có siêu không ?
Ở trong kinh Địa Tạng có đề cập
đến tác dụng kinh cầu nguyện cho người chết rằng : Khi tụng kinh Địa
Tạng cầu nguyện thì công đức có được 7 phần , người tụng được sáu
, người chết đươọc một phần . Tại sao người được cầu nguyện chỉ
được một phần ? điều dễ hiểu là khi tụng kinh Tam nghiệp thanh tịnh
, công đức phát sinh năng lực công đức có trước hết là người tụng
, rồi xử dụng năng lượng công đức ấy hướng đến người đã chết
tất nhiên người chết sẽ nhận được một, phần năng lượng ấy ,
trong khi người tụng là người suất sinh công đức .
Trong kinh Vu Lan đề cập đến sức
mạnh chú nguyện của chư Tăng , nhờ sức mạnh của Tăng lực mà bà Thanh
Đề thoát khổ , năng lượng của Tăng là năng lượng tập thể nên có
tác dụng lớn , nó tạo một ảnh hưởng mạnh mẽ vào tâm thể của bà
Thanh Đề làm cho bà thay đổi tận gốc rễ nghiệp bất thiện của mình
mà thoát khổ . Trong kinh Địa Tạng cũng đề nghị phương pháp giúp cho người
chết thoát khổ bằng cách xử dụng tài sản của họ vào việc công ích
bố thí , cúng dường hồi hướng công đức cho họ sẽ được lợi ích lớn
. Tất cả những điều diễn tả trong kinh muốn nói lên một sự thực rằng
nếu xử dụng năng lượng tâm linh đúng chánh pháp sẽ tạo khả năng biến
chuyển hay thay đổi tâm thức và đời sống của một chúng sinh đau khổ
, trường hợp bà Thanh Đề là một ví dụ.
Cầu siêu cho ông bà cha mẹ còn có
ý nghĩa bày tỏ lòng tri ân và báo ân đối với các bậc Tiền nhân đã
sinh ra và nuôi dưỡng mình nên người . Sự biết ân và báo ân là một đức
tính tốt , hiền thiện , là đạo đức xã hội , là một nét văn hoá văn
minh của loài người . Con người nếu không biết cội nguồn của mình ,
không biết ơn , nghĩa thì người ấy sẽ chết mất gốc ; quá khứ không
rõ ràng thì tương lai sẽ mờ mịt . Cầu nguyện cúng bái ông bà cha mẹ
mong cho họ được siêu thoát là bài học về giáo dục đạo đức quan trọng
: sự hiếu thảo của con cái , sự kính trọng người già cả , sự khiêm
tốn thương yêu nhau đều tuy thuộc vào các sinh hoạt tinh thần mang tính
truyền thống cao đẹp này .
2. Tác dụng của cầu an : Cầu
nguyện cho mình hay người thân của mình được bình an là một cách thển
hiện sự thương yêu , là một nhu cầu khẩn thiết . Nhưng cầu như vậy có
hiệu quả không ? Người xưa nói :" Linh tại ngã , bất linh tại
ngã". Khi ta có niềm tin ta sẽ có sức mạnh . Sức mạnh tinh thần ấy
gọi là năng lượng tâm linh , nếu ta cố ý chuyển năng lượng tâm linh
ấy đến một người nào đó thì có tác dụng ảnh hưởng vào người ấy
, đó là điều khó tin nhưng có thực . Mối quan hệ giữa tinh thần và thể
xác , giữa tâm linh và thế giới khách quan là mối quan hệ duyên sinh tương
tác lẫn nhau . Người ta có thể dùng sức mạnh tâm linh để tác động
hay cảm hoá đến vật chất hay sinh vật , các vị thiền sư có thể cảm
hoá hổ báo hung dữ , ngay cả loài thảo mộc nếu được thương yêu
chúng cũng tươi tốt hơn , đã có nhiều cuộc thí nghiệm của các nhà
khoa học để chứng minh chosức mạnh tinh thần này . Theo phong tục dân
gian , khi người gia chủ qua đời thì người ta" để tang" cho cây
cối xung quanh nhà bằng cách cột một mảnh vải trắng lên cành cây với
hy vọng rằng cây sẽ bớt đau dớn mà khô héo . Điều đó có vẻ huyền
hoặc nhưng được đúc kết từ kinh nghiệm dân gian rằng đaã từng có
cây cối khô héo và chết khi chủ nhân của nó qua đời , khi người chủ
còn sống thương yêu săn sóc cây cối , hằng ngày ông ta phóng ra từ trường
nhân diện hay năng lượng tâm linh vào cây cối , chúng quen sống với luồn
điện từ như vậy , nay đột ngột mất đi chổ dựa ấy như con người mất
đi chổ dựa tình cảm , sẽ cảm thất hụt hẫng lạnh lùng … Cần phải
có một sự quan tâm , một thay thế dòng sóng từ trường mới , đó chính
là hành động của người chủ nhân kế thừa , nên có vấn đề để tang
cho cây cối .
Khi một người phóng ra một năng
lượng tâm linh qua sự tập trung cầu nguyện , luồng năng lượng ấy sẽ
tạo ảnh hưởng lên thể chất và tinh thần của người bị bệnh , bị
tai nạn hay đối tượng được cầu nguyện . Người phát ra một năng lượng
tâm linh mà năng lượng ấy thuộc xu hướng nào nó sẽ tạo một hấp lực
thu hút luồng năng lượng tương ứng trong không gian ( có thể gọi là năng
lượng của các Đức Phật hay Bồ tát ) mà ta gọi là tha lực . Tuy theo sự
tương tác ở mức độ nào mà khả năng , hiệu quả lớn hay nhỏ . Trong
đời sống hằng ngày ta thường gặp nhau và chúc lẫn nhau " mạnh khoẻ"
" bình an" " hạnh phúc" … nếu những lời chúc ấy có
chú tâm , có thành tâm , có nhất tâm nó sẽ tạo ra năng lượng lành mạnh
giúp ích cho người đươọc chúc .
Cầu nguyện cho người khác được
bình an thể hiện tính tích cực của từ bi , vị tha , do đó tạo nên
" đức độ". Tâm ta càng xu hướng về vô ngã vị tha thì mối tương
tác ( cảm ứng ) giữa tâm ta và tâm Phật , Bồ tát ( tha lực ) sẽ chặt
chẽ , do đó tác động mạnh đến người hay hoàn cảnh mình cần nguyện
. Đó là sức mạnh vô hình nhưng có thực . Dĩ nhiên không phải ai cầu cũng
ứng , cũng được an . Mọi tác dụng cảm ứng đều có điều kiện , nhân
duyên có đủ hay không ; một ngọn lửa bùng cháy phải đủ các điều kiện
cho sự cháy , vậy không nên coi cầu an là phương pháp tối thượng mà chỉ
là một "trợ duyên" Điều quan trọng vẫn là "nội lực"
hay "nghiệp lực". Cầu an đúng nghĩa là chuyển hoá nghiệp lực bằng
cầu nguyện đó là mặt tiêu cực , còn mặt tích cực thì phải xây dựng
một tâm đức bằng bố thí , phóng sanh , cúng dường Tam bảo , giúp đỡ
tha nhân … như vậy là tích cực chuyển hoá nghiệp lực , cần cả hai mặt
như vậy kết quả mới tốt đẹp .
V. ĐẶC ĐIỂM CỦA
CẦU NGUYỆN TRONG ĐẠO PHẬT
Trong kinh Trung A Hàm I , Kinh Ca Di Ni
, Đức Phật nói về sự vô ích trong cầu nguyện đối với một số trường
hợp như sau :" Có những người phạm chí tự cho mình có khả năng cầu
nguyện , giúp cho người khác được sinh lên cõi trời . Đức Phật bác bỏ
lời tuyên bố ấy , Ngài đưa ra một số trường hợp như :một người
hung dữ , độc ác , luôn làm 10 điều ác . Người này sai khi chết được
nhiều người tập trung lại cầu nguyện , van xin thì cũng không thể lên
cõi trời được . Giống như một người ôm một tảng đá lớn ném xuống
sông rồi nhiều người khác tập trung cầu nguyện van xin " mong tảng
đá nổi lên", điều đó không thể được . Ngược lại một người
làm 10 điều thiện sau khi người ấy chết , nhiều người tập trung cầu
nguyện van xin " mong anh ta vào địa ngục" điều đó không thể xảy
ra . Giống như một người ôm một thùng dầu đổ xuống sông , nhiềi người
tập trung cầu nguyện " mong cho dầu chìm xuống đáy sông" điều
đó không thể có được .
Như vậy giới hạn của sự cầu
nguyện rất rõ : cầu nguyện không phải muốn gì được nấy , không phải
là xin ơn trên thoả mãn các yêu cầu bất thiện của mình hay các niềm hy
vọng của mình . Cầu nguyện về ma75t tâm lý giải toả các ức chế nội
tại , một tình trạng bức xúc cao độ , sự tuyệt vọng rất là nguy hiểm
, cầu nguyện sẽ làm giảm áp lực ấy . Mặt khác cầu nguyện là bày tỏ
những ước mơ , những hy cọng tạo nên khích lệ tinh thần tăng thêm sinh
lực cho con người vốn gặp nhiều đau khổ .
Điều chính của sự cầu nguyện
trong đạo Phật đó là sự chuyển hoá nghiệp lực . Nếu mình tạo tác
ác nghiệp thì cầu nguyện là vô ích , cầu nguyện theo hướng chuyển ác
thành thiện thì sự cầu nguyện ấy được đạo Phật khuyến khích chấp
nhận .
Thông thường khi nói đến cầu
nguyện ta thường nghĩ là nhờ đến tha lực của Phật , Thánh … nhưng cầu
nguyện trong Phật giáo không phải thuần tuý nhờ vào tha lực mà nhờ vào
tự lực là chính , cho nên câu nói :" Linh tại ngã bất linh tại
ngã" diễn tả đúng ý nghĩa này .
Tại sao có người cầu nguyện linh
ứng , người khác lại không ? Điều đó tuỳ thuộc vào tự lực hơn là
tha lực . Không phải Phật không thiêng mà chính là "tự lực" chưa
đủ , nói cách khác lòng thành kính , sự thành tâm , nhất tâm và nghiệp
lực chưa đủ . Khi một người niệm Phật cầu nguyện vãng sanh cực lạc
thế giới , nhưng niệm lực không đủ thì Phật không tiếp dẫn được .
Trong kinh A Di Đà nói rõ :" Nếu có chúng sinh trước khi lâm chung mà niệm
từ một cho đến mười niệm trong trạng thái " nhất tâm bất loạn"
thì liền vãng sanh cực lạc . Chứng tỏ cầu nguyện vẫn dựa vào "tự
lực" là chính.
VI. KẾT LUẬN
Cầu nguyện là một nhu cầu làm lắng
dịu nổi lo âu , sợ hãi phiền muộn , thất vọng . Cầu nguyện cũng là một
cách thể hiện những ước mơ thầm kín , niềm hy vọng , niềm tin vào cuộc
sống . Qua các phương cách và đối tượng cầu nguyện , con người có thể
bày tỏ được niềm thương , nổi nhớ sự biết ơn và báo ơn đối với
ông bà cha mẹ , những người thân thuộc … Như vậy cầu nguyện là một
loại hình văn hoá đem lại niềm tin , củng cố đạo đức , thuần hoá
tánh hung dữ của con người .
Hơn nữa , cầu nguyện làm tăng thêm
nghị lực , củng cố niềm tin để hướng dẫn đời mình đi theo chân lý
, lý tưởng cao thượng .
Khi con người chưa làm chủ hoàn
toàn thân tâm chưa vượt qua được những nổi lo âu , sợ hãi , chưa đạt
được trình độ tu chứng , tự tại vô ngại thì cầu nguyện có tác dụng
hổ trợ cho mình vững tiến trên đường đạo . Chỉ cần có sự thành thật
, thành tâm và mục đích hướng thượng , hướng thiện thì sự cảm ứng
của Phật lực … chắc chắn xảy ra . Điều cần thận trọng là đừng
rơi vào cuồng tín , cực đoan , ỷ lại . Nếu cầu nguyện không đúng
chánh pháp hay lạm dụng cầu nguyện để thực hiện tham vọng riêng tư thì
không những không linh ứng mà còn phản tác dụng , tạo thêm ác nghiệp
http://www.buddhismtoday.com/viet/nghithuc/007-ynghiacaunguyen.htm