- Cầu Nguyện và Thờ Phụng
- Tiến
sĩ G.P. Malalarekera
Người ta thường thắc mắc: Liệu người Phật
tử có cầu nguyện hay không ? Người Phật tử làm gì khi họ đến chùa ?
Và thái độ của người Phật tử đối với việc cầu nguyện như thế nào
?
Trong thực tế, cầu nguyện và sùng bái hình
thành nên một phần không thể thiếu được của nhiều tôn giáo. Trong Phật
giáo, thuật ngữ "cầu nguyện" có rất nhiều ý nghĩa. Trong các
Tôn giáo hữu thần những tôn giáo tin vào một đấng Thượng đế toàn
quyền năng, người sáng tạo ra vũ trụ, và là cha đẻ của các loại sinh
vật, cầu nguyện chính là lời khẩn khoản, năn nỉ đấng Thượng đế,
cầu xin Ngài, chỉ cầu Ngài hướng dẫn và bảo vệ, che chở; cầu xin
Ngài ban cho sức khỏe và hạnh phúc, và thậm chí tha cho những lỗi lầm
đã phạm phải.
Ngay từ đầu, bởi vì người Phật tử không
tin vào một đấng Thượng đế như thế, cho nên họ cũng không cầu nguyện
theo ý nghĩa đó. Người Phật tử tin vào luật nghiệp báo. Chính luật
nhân quả, nghiệp báo cho chúng ta biết rằng hạnh phúc hay bất hạnh đều
do kết quả tạo tác của chúng ta. Những thuận duyên hay nghịch cảnh được
sản sinh từ mỗi cá nhân do những hành động của thân, khẩu, ý của anh
ta. Luật nhân quả không khách quan và không liên quan đến riêng ai; nó
không có một tác nhân dằng sau nó để điều khiển hướng dẫn và quản
lý nó. Bởi vì không khách quan, nó không chứng tỏ sự ban ơn hay sự tha tội.
Aùc nghiệp chỉ có thể được bù đắp bằng cách làm các thiện nghiệp,
và các thiện nghiệp này sẽ vượt qua những ác nghiệp. Tội lỗi , theo
ý nghĩa của Phật giáo, không phải là sự vi phạm hay là không tuân theo
những quy luật được một đấng Thượng đế đặt ra một cách chuyên
quyền đôïc đoán, bắt con người phải tuân theo. Nhưng những hành động
sai trái, bất thiện của thân, khẩu, ý làm nhiễm ô nhân cách của con người
và ngăn chặn sự tiến bộ nhân tính của con người.
Do đó, trong Phật giáo không có sự cầu nguyện
theo như một thuật ngữ được chấp nhận một cách thông thường. Nhân
loại phải chịu trách nhiệm cho chính bản thân mình cho những thiện nghiệp
và ác nghiệp, hạnh phúc và khổ đau, chứ không phải ai khác. Thế ggian
không tùy thuộc vào sự tiến bộ của một tác nhân bên ngoài nào và nó
không được kiến thiết bởi một ai ở ngoài thế gian.
Người Phật tử làm gì khi họ đến chùa ? Họ
làm rất nhiều điều. Đối với người Phật tử, thông thường họ đi
chùa vào những ngày đầu tháng và rằm. Vào những ngày này, các Phật tử
có thể phát tâm thọ Bát quan trai giới. Khi đến chùa vào những ngày
này, người Phật tử thường mang theo hương hoa, dầu, thỉnh thoảng nến
cúng dường. Khi vào chùa, họ gột rửa tay chân sạch sẽ trước nhi vào
điện Phật, để lễ Phật và cúng dường. Trong chùa có nhiều nơi để lễ
bái và cúng dường. Nơi điện chính được gọi là Vihara có nghĩa là một
trú xứ.
Từ Vihara vốn nghĩa là nơi Đức Phật trú,sau
này nó được dùng để cho trú xứ của các Tỳ kheo . Theo ý nghĩa này,
thì từ Vihara tương đương với từ "Tu viện" ngày nay. Một trú xứ
hay tu viện cũng bao gồm nhiều hình tượng của Đức Phật, và ở nơi đó
có nhiều điều đáng được chú ý. Đối với người Phật tử, bản thân
hình tượng không phải là mục tiêu của việc sùng bái, nó là một biểu
tượng và tượng trưng cho Đức Phật. Hình ảnh sẽ giúp cho họ hồi tưởng
lại những đức tính vĩ đại của bậc giác ngộ. Vì mục đích của sự
sùng bái, cho dù có một hình tượng hay không, anh ta có thểû cảm thấy hữu
ích cho việc định tâm. Khi sùng bái một hình tượng, người Phật tử không
phải là người sùng bái cầu nguyện một đấng thiêng liêng được làm bằng
gỗ, thạch cao hay đồng đá... Và sự buộc tội cho rằng người Phật tửlà
những người sùng bái thần tượng, là một sự vô minh và một sự lý giải
có chủ tâm.
Có một điểm đáng để lưu ý trong việc sử
dung danh từ Víhara ( tu viện) cho những nơi có sự hiện diện của tượng
Phật. Như đã nói đến ở phần trước, từ Vihara có nghĩa là một trú xứ;
do đó, đối với người Phật tử, Vihara là một nơi mà Đức Phật sống,
không những trong qúa khứ mà còn ngay bây giờ trong hiện tại. Sự sùng
bái Đức Phật không phải là sự sùng bái một người đã tịch diệt
không còn nữa, nhưng là một con người đang sống và hiện hữu trước mặt
anh ta. Điều này không có nghĩa là giới Phật tử tin rằng: Đức Phật đã
tịch diệt tại Kusunara , đang sống tại ngay trong giờ phút hiện tại ở
một nơi nào đó để tiêp tục cuộc sống của mình, sự hiện hữu sống
lại hình ảnh của bậc đạo sư để mà hành động, cầu nguyện của anh
ta dược sống động và có ý nghĩa.
Đức Phật tuy đã nhập niết bàn, nhưng hình
ảnh của Ngài vẫn tiếp tục lan tỏa khắp thế gian giống như mùi nước
hoa có mùi thơm dễ chịu tiếp tục phảng phất dù là chất của nó không
còn nữa. Cái cảm giác của người Phật tử rằng là sự cúng dường cho
những vị nào vẫn còn hiện hữu, thì trong Phật pháp đó cũng còn hiện
hữu. Điều này lý giải tại sao chính người Phật tử cúng dường thức
ăn và nước uống tại các điện thờ Phật. Những sự cúng dường như
thế chỉ là hình thức tượng trưng sức sống của niềm tin và của sự
thuần thành; không ai tin rằng Đức Phật thực sự dự những bữa ăn như
thế. Đó chính là cánh biểu hiện lý tưởng khái niệm về Đức Phật
như là một sự ảnh hưởng sống lại trong cuộc sống hằng ngày của
chúng ta.
Việc cúng dường hương hoa là một sự ban cho
cuả việc sùng bái , một hành động thành kính và ngưỡng mộ, và bày tỏ
sự biết ơn mặc dù chính bản thân sự cúng dường không có một giá trị
thực chất nào . Cũng giống như chúng ta tặng cho ai một lẵng hoa, hay một
bó hoa để bày tỏ sự ngưỡng mộ, tôn kính, sự đam mê và lòng bết
ơn. Đằng sau những việc dâng lên Đức Phật hương và hoa là lời tán tụng
dâng lên Ngài để hồi tưởng lại trong tâm của người Phật tử những
phẩm chất cao thượng,vi diệu của Đức Phật. Như Ngài Nanamoli đã tán dương
Đức Phật như sau: " Đức Phật chính là một vị giác ngộ, người
đã chấm dứt buồn rầu và đau khổ, một đấng hoàn hảo, đáng được
đảnh lễ, đã chứng được trí tuệ và giác ngộ vô thượng. Ngài chính
là người tuyên thuyết con đường đưa đến chánh kiến và chánh mạng,
đã tìm được an lạc, hạnh phúc, đã chứng được chân lý của cuộc đời.
Và Ngài là một người hướng dẫn và ngừơi bạn vô song với những ai cần
sự hướng dẫn ở nơi Ngài. Người là một bậc đạo sư của trời và
người."
Chúng ta cũng nên chú ý rằng không có sự đòi
hỏi để được ban cho đặc ân, không có một sự yêu cầu tha thiết để
được che chở, nhưng đối với người phật tử đây là sự hồi tưởng
và nghe lại những đức tính của một bậc vĩ đại nhân đã từng hiện
hữu ở nơi đời. Theo một số bài kệ khác qua đó tín đồ Phật giáo
cho là anh ta chấp nhận Đức Phật như một bậc Đạo sư, người hướng
dẫn tâm linh trong suốt cuộc hành trình sinh mạng của anh ta và chính nhờ
vào giới hạnh này mà anh ta có thể đạt được của một cuộc sống an
lạc, hạnh phúc. Đó là một lời xác quyết niềm tin của anh ta ở nơi Đức
Phật và là sự chấp nhận một lối sống mà anh ta đã chọn. Thậm chí
quan trọng hơn nữa là chính anh ta phải phát lời thệ nguyện nỗ lực
tinh tấn, tu tập để đạt được an lạc của cảnh giới Niết bàn mà Đức
Phật đã chứng đắc thông qua việc hành trì giới hạnh và chứng đắc
tuệ giác. Người Phật tử luôn nhắc nhở tâm mình rằng trong một chuỗi
sanh tử từ vô lượng kiếp, Đức Phật (lúc còn làm Bồ Tát hoặc một A
La Hán để hoàn tất sự chứng ngộ hoàn toàn) đã tu tập những phẩm hạnh
nầy nhằm đưa chúng sanh tiến đến sự giác ngộ vô thượng chánh đẳng
chánh giác. Trong suốt cuộc hành trình tu tập, Bồ Tát hay Đức Phật
tương lai đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, đã dâng hiến, hy sinh quá
nhiều . Không chỉ trong một kiếp mà còn trong vô lượng kiếp, Ngài đã
dâng hiến hy sinh mạng sống của mình cho nguyên lý, giáo pháp nhằm phục
vụ quần sanh. Nhất thiết chúng sanh giai hữu Ptật tánh ,tức là tất cả
chúng sanh đều có thể thành Phật, nếu họ phát những lời thệ nguyện
cần thiết và sẵn sàng thực hành con đường đưa đến Phật quả. Đức
Phật không chứng đăc những điều gì vĩ đại, lớn lao mà những người
khác không thể chứng đắc. Triết lý sống , phương cách sống do Đức Phật
tuyên bố được gọi là Dhamma – chân lý, pháp và người Phật tử hồi
tưởng lại trong tâm mình bằng những bài kệ tụng, những phẩm chất đức
hạnh và những đặc trưng nổi bật về lời dạy của Ngài. Do vậy Phật
pháp được gọi là “pháp được tuyên thuyết rõ ràng không có sự hủền
bí hoặc mật truyền bí ẩn đằng sau nó” . “Đó là một lời công khai
rộng mở, tính hiệu quả của nó thì rõ ràng rành mạch, hiển nhiên và
có thể chứng minh được; nó là vĩnh hằng và không có giới hạn, nó
luôn đúng và có giá trị trong mọi thời đại, mọi không gian, luôn mời
gọi chúng ta đến để mà thẩydê tìm hiểu và xác chứng. Pháp này không
có gì để che dấu cả; pháp này không chỉ căn cứ vào niềm tin mà còn căn
cứ vào niềm tin vững chắc, có cơ sở nền tảng. Mục đích của nó
không phải là mập mờ, mơ hồ mà là rất rõ ràng. Nó là chân lý và hạnh
phúc có thể đạt được bởi các cá nhân bằng các nỗ lực tích cực chứ
không dựa vào tha nhân cho dù tha nhân có sức mạnh và quyền năng đến đâu
đi nữa.”
Giới Phật tử cũng hồi tưởng trong tâm để
khích lệ và mở mang trí tuệ raằng luôn có những người hiến cả cuộc
đời mình cho sự giác ngộ vô thượng, con đường đưa đến sự giải
thoát, và sự nỗ lực tích cực đã đạt dược mục tiêu của sự tầm cầu
của họ – đó là sự đoạn trừ tham, sân , si. Như thế, họ là những
con người mẫu mực sống một cuộc đời cao thượng, tốt đẹp, có phẩm
hạnh, chánh trực, không bị chê trách ở nơi cử chỉ, hành động,đáng
được tôn kính và tán dương, xứng đáng để cho đời học hỏi và noi
theo. “Những bậc thánh nhân này là những bậc Tăng đoàn (Sangha) hay cộng
đồng những vị đệ tử đã giác ngộ, người đã rửa sạch thế gian
này bằng thiện nghiệp và sự thánh thiện cao cả trong cuộc sống của họ
– tránh làm điều ác và cố gắng làm các hạnh lành và làm thăng hoa vũ
trụ này bằng tư tưởng thiện chí, thân thiện và hài hòa. Người Phật
tử khi bố thí cúng dường phẩm vật cho Tăng già là đang hành hạnh bố
thí. Để ghi nhớ công hạnh của những bậc bố thí này, người Phật tử
thực hành giới, và làm thăng hoa tâm mình bằng những tư tưởng cao quý
và anh ta bắt đầu sự tu tập ở một cấp độ cao hơn- thiền định, sự
tu tập tâm.
http://www.buddhismtoday.com/viet/nghithuc/008-thophuongvacaunguyen.htm