Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
PHÁP MÔN NIỆM PHẬT
Hoà thượng Tuyên Hoá giảng
(tiếp theo)

 
NHỨT TÂM BẤT LOẠN THÀNH TAM MUỘI
Thành lập khoá tu niệm Phật để hằng ngày chúng ta chí tâm niệm phật. Đây là một phương pháp tu tập giúp cho chúng ta gieo trồng hạt giống Phật đạo. Chúng ta niệm được một câu thánh hiệu Phật Đà thì chính chúng ta đã gieo trồng một hạt giống Phật đạo, niệm được mười câu thánh hiệu Phật Đà thì đã gieo trồng mười hạt giống Phật đạo. Mỗi ngày chúng ta cứ mãi miết niệm đến trăm ngàn vạn thánh hiệu của đức Phật thì chúng ta cũng đã gieo trồng vô số trăm ngàn vạn hạt giống Phật quả như thế. Đã gieo trồng hạt giống rồi thì trong tương lai hạt giống ấy nhật định sẽ đơm hoa giác ngộ kết quả giải thoát. Bạn không cần phải lo lắng cho bạn, bởi niện Phật là từ niệm tán tâm mà bước vào niệm định tâm. Có mấy câu thơ rất là hay như sau:
Thanh châu rơi xuống dòng nước cấu
Nước cấu không thể dơ thanh châu
Niệm phật đi vào trong tâm loạn
Tâm loạn không mất thể tánh sâu.
Thật đúng như vậy, hạt châu trong suốt khi bị rơi xuống dòng nước cáu bẩn, dù cho dòng nước ấy có đục dơ đến đâu đi nữa, thì viên minh châu vẫn trong suốt thanh tịnh, bởi thể tánh của viên minh châu vốn trong suốt. Chúng ta niệm thánh hiệu của đức Phật cũng giống như mang hạt minh châu bỏ vào trong nước thì nước ấy lại càng trong thêm. Niệm Phật là đi vào trong loạn tâm là bởi tâm thức của chúng ta xưa nay vốn diên đảo rối bời, bị vọng tưởng hỗn loạn, suy cái này rồi nghĩ sang cái kia, niệm này qua rồi niệm khác đến. Hay nói cách khác, tâm thức của chúng ta bị vọng tưởng chi phối, không một chút ngưng nghỉ. Khác nào những làn sóng vọng tưởng xô ra tấp vào giửa biển khơi tâm thức, không một thời khắc ngưng nghỉ. Khi niệm phật tức là chúng ta bước vào trong biển tâm thức sóng cuộn ấy, đằng sau từng loạt sóng ấy là thể tánh Phật đà trong suốt vẫn luôn tồn tại, không bị sóng vọng tưởng nhận chìm. Ngược lại, tác dụng của câu niệm Phật là làm cho những loạt sóng điên đảo của tâm thức trở thành bình yên thanh lặng của tâm phật. Vì sao? Khi hành giả niệm một câu thánh hiệu Phật đà thì trong tâm hành giả sẽ tồn tại một hạt giống thanh tịnh của Phật tâm. Niệm liên tục được mười câu, trăm câu, ngàn vạn câu thì trong tâm của bạn sẽ có ông Phật niệm lại mình. Chúng ta niệm phật thì Phật sẽ niệm lại chúng ta, giống như chiếc máy Radio vậy, khi hành giả niệm Nam-mô A Di Đà Phật thì chiếc máy Radio, chiếc máy thu thanh ấy sẽ thâu lại tiếng niệm của bạn. Nói cách khác, những lời niệm Phật của bạn sẽ được tâm thức của bạn thâu lại, đó là niềm “cảm ứng đạo giao”, là lẽ đương nhiên thôi. Do đó, như ý nghĩa của mấy câu thơ trên thì công đức niệm Phật của chúng ta thật không thể nghĩ bàn. Khi đang niệm Phật tức là lúc ấy hành giả không có khởi tâm đoạn trừ các thứ vọng tưởng khác, không khởi tâm đoạn trừ các thứ vọng tưởng khác thì chính đó là tự tánh công đức của hành giả. Vì sao ?  Vì câu niệm Phật ấy đã dẹp tan tất cả vọng tưởng rồi.
 MUÔN SỰ ĐỀU KHÔNG VÀO LIÊN BANG
Người xưa có câu: “Nhàn cư vi bất thiện”. Đúng như vậy, từ sáng đến tối chúng ta nên tìm cho mình một công việc, công việc ấy là thực hành tu tập, không nên để cho tâm rảnh rổi mà khởi lên nhiều thứ tạp niệm. Nếu chúng ta không chịu cột tâm vào một phương pháp tu tập nào đó thì không bao giờ có được sự thông dong tự tại, và phương pháp tu tập ở đây chính là câu niệm Phật. Hành giả niệm thánh hiệu của đức Phật thì cũng chính là hành giả đang thực tập thiền quán. Chúng ta đừng nên cho rằng: ngồi nhắm mắt lim dim như các vị thiền sư ấy mới là ngồi thiền. Nếu như trương cả hai mắt lên thì cũng gọi đó là ngồi thiền vậy. Thiền là gì ? Thiền tức là nhiếp tâm lại một chỗ, nếu khi đi đứng nằm ngồi mà hành giả nhiếp được tâm ý thì đó chính là thiền vậy.
Đi đứng nằm ngồi thảy đều thiền
Nói nín động tịnh thể an nhiên.
Người xưa có nói:
Có Thiền có Tịnh độ
Như hổ mọc thêm sừng
Đời này làm thầy người
Đời sau làm Phật tổ
 Có Thiền có Tịnh độ
Mười người lầm đường chín
Không Thiền không Tịnh độ
Muôn tu muôn người bỏ
Pháp môn Tịnh độ là một pháp môn rất dễ tu tập. Trong quá khứ các vị Bồ-tát thường khen ngợi đường hướng tu tập của pháp môn này như: Bồ tát Văn-thù, hay như trong phẩm Hạnh nguyện của Bồ-tát Phổ Hiền thuộc kinh Hoa Nghiêm cũng hàm nhiếp mười phương chúng sanh vãng sanh về thế giới Tịnh Độ, Bồ-tát Phổ Hiền cũng niệm phật để cầu sinh Tịnh Độ. Bồ-tát Quán Thế Aâm cũng niệm Phật, Bồ-tát Đại Thế Chí cũng khen ngợi pháp môn niệm Phật. Ai đã từng xem kinh Lăng Nghiêm thì sẽ biết đến chương Bồ-tát Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông. Chương này nói về pháp môn niệm Phật rất cặn kẽ. Đây là các vị Bồ-tát trong quá khứ, các ngài đều khen ngợi pháp môn Tịnh Độ, chuyên tu pháp môn Tịnh Độ.
Các vị Tổ sư trong quá khứ cũng vậy, ban đầu tu tập theo pháp môn thiền học, nhưng về sau đều trở về với pháp môn niệm Phật này. Các ngài chỉ niệm Nam- mô A Di Đà Phật thì ngay lập tức hoá thân của đức Phật A Di Đà hiển lộ. Điều này, chính Thiền sư Vĩnh Minh đã chứng đạt. Gần đây, Pháp sư Ấn Quang đem trọn cuôc đời mình xiển dương pháp môn Tịnh Độ. Tiếp đó, Thái Hư Đại sư cũng đề xướng pháp môn nàøy. Cho nên pháp môn niệm Phật là pháp môn dễ dàng cho việc tu tập nhất, đơn giản nhất mà lại viên dung nhất đối với các pháp môn tu tập khác. Pháp môn tu tập ấy được mười phương chư Phật đồng khen ngợi. Chúng ta xem trong kinh A Di Đà, chư Phật trong sáu phương đều hiện ra tướng lưỡi rộng dài, bao phủ cả ba ngàn đại thiên thế giới để khen ngợi pháp môn này. Nếu như không phải là pháp môn tu tập đúng đắn thì làm sao chư Phật trong sáu phương đều thốt lời khen ngợi ? Điều này chứng minh được rằng: tu tập pháp môn niệm Phật, hành giả sẽ đạt đến giải thoát một cách dễ dàng hơn. Đặc biệt, đối với đời mạt pháp mà chúng ta đang chung sống, mọi người nên chọn cho mình pháp môn tu tập này là tốt nhất.
 ĐỐN NGỘ VÔ SANH PHẬT HIỆN TIỀN
Phương pháp trì danh niệm Phật áp dụng cho trong đời mạt pháp hiện tại của chúng ta, là một phương pháp rất thích hợp. Vì vậy, khi phổ biến cho mọi người tu tập thì họ đều dễ dàng phát được niềm tin vào pháp môn này. Do đó, chúng ta đừng nên xem nhẹ nó.
Thiền sư Vĩnh Minh niệm một câu Nam-mô A Di Đà Phật thì ngay trong miệng của ngài có một vị Phật hoá hiện ra, những bậc chứng được Ngũ nhãn, Lục thông sẽ nhìn thấy một cách rất rõ ràng. Vã lại, khi hành giả niệm phật đôi lúc sẽ phát ra hào quang, khi có hào quang phóng ra thì các ma quái đều xa lánh. Vì vậy, công đức niệm Phật cao vời vợi chúng ta không thể nghĩ bàn đến được.
 THÁNH QUẢ DIỆU GIÁC TỰ CHỨNG LÊN
Ở đây xin nói với quý vị rằng, chúng ta không nên xem pháp môn niệm Phật là một pháp môn chân chính, mà cũng không nên cho nó là không chân chiùnh. Giữa hai phạm trù chân giả này, nếu hành giả dóc hết tâm lực để hạ thủ công phu thì nó sẽ biến thành chân, còn không chịu tu tập thì nó lại trở thành giả. Thật sự thì không chỉ pháp môn này mới như thế mà tất cả các pháp môn tu tập đều như vậy cả.
Cho nên có câu:
Tâm tà tu chánh pháp
Chánh pháp biến thành tà
Tâm chơn hành tà pháp
Tà ấy biến thành chân.
Điều này không thể chối cải được. Vì thế mỗi khi chúng ta tu tập lễ Phật, niệm Phật cũng cần phải quán tưởng rằng: thân thể chúng ta cũng biến khắp vô lượng thế giới ở mười phương, đang an trụ trong các cõi nước của chư Phật, được tận mắt diện kiến và đảnh lễ chư phật”. Khi hành giả quán tưởng như thế thì mới thể nhập được pháp giới thanh tịnh. Lúc đó mới thấy được thân thể của chúng ta cũng chính là pháp giới rộng lớn này vậy.
Trong kinh có câu:
 Nhược nhơn dục liễu tri
Tam thế nhất thiết phật
Ưng quán pháp giới tánh
Nhất thiết duy tâm tạo
 (Nếu người muốn hiểu rõ
Ba đời tất cả Phật
Nên quán pháp giới tánh
Hết thảy do tâm tạo)
Pháp môn niệm phật là một pháp môn tu tập thích hơp cho mọi căn cơ, do đó ai cũng có khả năng tu tập pháp môn này một cách. Hành giả chỉ cần niệm Nam-mô A Di Đà Phật thì trong tương lai khi sắp mạng chung sẽ được sanh về thế giới Cực lạc, và có thể được hoá sanh trên hoa sen báu, an trụ trên đó mỗi ngày được nghe những pháp âm niệm phật vi diệu, cứ thế dần dần sẽ chứng được quả phật.
Tuy xưa nay nói trong tương lai khi sắp mạng chung nên niệm Phật sẽ được sanh về thế giới Cực lạc. Nói như thế thì bây giờ chúng ta niệm Phật để làm gì? Vâng ! Hôm nay chúg ta chưa chết, nhưng câu niệm Phật này nhằm dự bị cho lúc sắp chết mới có công dụng, cho nên muốn có công dụng khi sắp chết thì bây giờ chúng ta phải vun bồi. Giống như chúng ta trồng một cây cổ thụ, hiện giờ cây đã lớn, cao hơn mười mấy trượng, nhưng bạn nên biết rằng cây cao lớn như hôm nay không phải chỉ trồng trong một ngày mà có được như thế, mà sự cao lớn của nó trong hôm nay là nhờ vào quá trình sinh trưởng và vun bồi trong từng ngày trước đây. Hành giả niệm phật cũng như thế, hôm nay chúng ta nỗ lực niệm Phật, đến giờ phút sắp lâm chung thân tâm chúng ta không có chút bệnh tật, không có tâm tham luyến, không có tâm sân hận, không có tâm mê mờ. Tâm hành giả lúc ấy rất định tỉnh không bị loạn động, bởi trong tâm chỉ tồn tại một câu niệm Phật, ngoài ra không còn khởi bất cứ một thứ tâm lý nào nữa. Được vậy thì lúc ấy đức Phật A Di Đà sẽ ngự trên đài sen thơm ngát, từ trên không trung đi đến để tiếp dẫn bạn. Giả như hôm nay chúng ta không chịu niệm Phật mà đợi đến lúc sắp mạng chung thì e rằng khi ấy thân tứ đại của chúng ta đây sẽ rã rời bãi hoãi, lại phát thêm các thứ bệnh tật của cả thân lẫn tâm. Thử hỏi lúc ấy làm sao nhớ được câu niệm Phật để niệm? Chỉ trừ khi có các bậc thiện tri thức đến để thức làm cho chúng ta tỉnh lại, bảo chúng ta niệm Phật, may thay mới có thể niệm được. Còn như không có bậc thiện tri thức đến để đánh thức thì chắc chắn rằng chúng ta không nhớ đến để niệm đâu ! Vì thế, lúc còn sống phải có tâm tu tập niệm Phật, ngày nào cũng phải niệm, niệm đến lúc đạt được niệm Phật Tam muội, khi ấy câu niệm Phật sẽ trở thành một lực thú hướng rất mạnh, dễ dàng đưa chúng ta chứng đến Phật quả. Được như thế thì khi sắp mạng chung tự nhiên câu niệm Phật sẽ trở thành nhất niệm hiện tiền trong tâm, hành giả không bao giờ quên được. Nếu như hành giả không quên câu niệm Nam mô A Di Đà Phật thì đức Phật A Di Đà ở bên kia thế giới cũng không bao giờ quên chúng ta được, ngài sẽ cỡi thuyền đại nguyện đi đến, dùng hoa sen vàng để tiếp dẫn chúng ta vãng sanh về thế giới Cực Lạc. Khi hành giả niệm Phật đạt đến mức vô niệm thì vạn vật trong mắt của bạn đều thanh tịnh, phiền não bạn đã chặt đứt, vô minh bạn đã đoạn trừ, bạn đã thoát khỏi biển ái sanh tử trong tam giới, và cõi Ta Bà này cũng được tịnh hoá thành thế giới tây phương cực lạc cuả Phật A Di Đà vậy.
   Vì sao bạn phải niệm Phật, tôi phải niệm Phật, chúng ta phải niệm Phật? Có những người ngu si nói rằng : Tôi niệm Phật là để cầu Phật phù hộ cho tôi ngày mai có được cơm ngon canh lạ. Có người niệm Phật để cầu cho mình xa lìa tất cả mọi phiền phức, được may mắn như lòng mong muốn, lại được bình an vui sướng. Rồi cũng có người niệm Phật để cầu hết khổ. Những mẩu người lý tưởng như trên, họ cùng đi đến với câu niệm phật có sự khác nhau, nhưng cũng không phải là mục đích chính của pháp môn này. Vậy thì niệm Phật cốt để làm gì? Vâng! Mục đích chủ yếu là vì muốn thoát khỏi sanh tử luân hồi. Vậy thì sanh tử là gì? Con người chúng ta sanh ra rồi chêt đi, chết đi lại sanh ra, cứ mãi bị vô thường chi phối nên nó không có tự thể, vì thế nên chúng ta phải làm chủ nó. Làm chủ nó bằng cách nào? Tức là chúng ta muốn sống thì sống, muốn chết thì chết, khi muốn sống thì ngày nào cũng niệm Nam mô A Di Đà Phật, con không muốn xả bỏ thân mạng của mình, mãi mãi được sống. Khi mình muốn chết thì Nam mô A Di Đà Phật, lúc ấy đức Phật sẽ đến tiếp dẫn chúng ta vãng sanh về thế giới Tây phương Cự lạc. Khi ấy:
Thân không bệnh  khổ
Tâm không tham luyến
Ý không điên đão
Như nhập thiền định
Sanh về Cực lạc.
Đây là vấn đề nồng cốt của việc tu tập pháp môn này, cũng chính là tịnh hoá cõi Ta bà trở thành Tịnh độ, xa lìa tất cả các thứ khổ não, sống một cuộc sống an lạc hạnh phúc mà thôi. Cho nên nói: “Nơi nơi đều là cõi Cực lạc của đừc Phật A Di Đà cả”, tức là nơi nơi đều không có sự hiện hữu của thế giới khổ đau uế trược mà chỉ có đức A Di Đà Phật và cõi Cực lạc đang ngự trị trong ta.
Hành giả niệm Phật khi đạt đến vô niệm tức là không có chủ thể niệm và đối tượng niệm. Nói cách khác là không có chính bản thân mình niệm và không có đức Phẫt A Di Đà để niệm, tâm không dấy lên bất cứ thứ vọng tưởng nào. Nếu như trong vô niệm, hành giả khởi lên tâm sợ sệt, sợ sai lạc, sợ niệm không được hoàn mãn, hoặc nghĩ rằng: Đây chính là cảnh giới giải thoát rồi, tu tập đã hoàn mãn rồi, cảm thấy vừa lòng với cảnh giới đó thì ngay lúc ấy hành giả sẽ rớt lại Hữu niệm, tức là niệm điên đão, là chưa được giải thoát. Lục tổ Huệ Năng từng dạy:
Hữu niệm niệm thành tà
Vô niệm nệm tức chánh
(Dùng hữu niệm để niệm thì trở thành tà, dùng vô niệm để niệm thì đó là chánh)
Nếu hành giả đã đắc được vô niệm thì như thế nào?  Quán sát vạn vật trên phương diện tỉnh mới thấy được bản chất của nó một cách rỏ ràng, tức là tất cả sự sự vật vật trên thế gian này hành giả đều thấy một cách thông suốt, rõ ràng. Thậm chí con quạ nó đen như thế nào? Con hạc trắng ra sao? Cây cối thẳng, bụi gai công như thế nào, hành giả thấy một cách rất rỏ ràng. Nhờ vậy hành giả mới đoạn trừ sạch mọi phiền não ái nhiễm của vô minh, vượt thoát khỏi khổ đau trong tam giới. Tam giới có nghĩa là Dục giới, sắc giới và vô sắc giới, ba cõi này được xem như là ba cái biển lớn của ái dục mà con người cứ lặn hụp ở trong ấy, không bao giờ thoát ra được. Nếu như chúng ta muốn thoát ra thì phải dẫm đạp lên trên nó mà đi. Nếu bạn nói bạn không muốn bước ra khỏi đó thì bạn hãy đợi đấy ma xem ! Nơi mà dừng chân chính là nơi sanh ra rồi chết đi, chết rồi lại sanh, cứ quanh đi quẩn lại, sống cũng không ra sống, chết cũng chẳng ra chết, sống chết dật dờ. Vì vậy, cứ lên xuống, qua lại nhận chìm mình dưới đáy sâu trong ba cõi, không bao giờ trồi đầu lên nỗi. Càng lặn hụp trong biển sâu thì càng bị chết đuối, thật đúng là đi vào chỗ chết để rồi đón chịu ngút ngàn khổ đau. Chết chìm là như thế nào? Chính là đoạ lạc đến cực điểm, làm cho tánh linh của chính mình phải nát tan, đến nỗi phải làm kiếp trùng dế và các con vật nhỏ nhoi khác. Các loài vật nhỏ ấy không có trí tuệ, không có phước đức, cuộc sống lại càng bấp bêng trong cái chết, nhưng rồi cũng dễ sanh trở lại. Khác nào con phù du sống cũng không ra sống, chết cũng chẳng ra chết.
Có điều hành giả phải nhận chân rỏ: Bất luận là sự việc gì trên thế gian này đều không ra ngoài tính chất vô thường chuyển biến. Cũng vậy, xưa nay chúng ta không có tư cách để vãng sanh về thế giới Cực lạc, nhưng nhờ vào một câu niệm hồng danh của đức Di Đà mà bạn có thể cải đổi được phẫm chất của mình, có khả năng đủ tư cách được sanh về thế giới ấy. Tuy là thế nhưng còn phải xem chúng ta có chịu niệm hay không? Nếu chúng ta chịu niệm Phật thì dù cho việc sanh về thế giới Cực lạc khó khăn cách mấy đi nữa cũng trở nên dễ dàng. Còn như không niệm thì sao? Thì việc làm tuy không khó nhưng trở nên khó khăn, không chịu niệm Phật thì lấy gì để sanh về thế giới cực lạc được !
Cho nên mọi sự mọi vật trên thế gian này nằm trong vô thường biến chuyển, không có một pháp nào cố định. Vì vậy mà trong kinh Kim Cang đức Phật nói: “Do không có một pháp cố định cho nên gọi là A-nậu đa-la tam-miệu-tam Bồ-đề, hay chính là vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác. Chúng ta cần phải phát tâm dũng mãnh lớn, không sợ khổ nhọc, không ngại khó khăn, không sợ lạnh lẽo, đói khát. Phải mạnh mẽ hướng tới để đến cõi nước Cực lạc, được thấy đức Phật A Di Đà đang ngự trên đài sen thơm ngát, lúc ấy chúng ta mới dừng chân. Chúng ta niệm Nam mô A Di Đà Phật thì đó mới là chân chánh, chúng ta niệm Nam Mô A Di Đà Phật thì chắc chắn thoát khỏi sanh tử. Đó là mục đích quan trọng nhất cho cuộc đời con người chúng ta.

http://www.buddhismtoday.com/viet/niemphat/phapmon2.htm

 


Vào mạng: 1-7-2004

Trở về mục "Niệm Phật"

Đầu trang