-
Nghệ thuật Phật Giáo Thái Lan
có thể phân chia ra làm hai thời kỳ: thời kỳ Phật Giáo do người Môn và
thời kỳ của người Thái. Trong thời kỳ phát triển đầu được gọi là Dvaravati,
được dựng lên vào thế kỷ thứ V sau Công nguyên và kéo dài cho đến khi có
những cuộc xâm lăng của người Khmer từ phương đông tới vào 500 năm sau đó.
Khi những làn sóng di dân của người Tày – Thái từ Vân Nam truyền xuống qua
từng đợt, thêm vào đó, do áp lực của Nguyên Mông từ phương bắc, kết quả là
dẫn đến sự pha trộn những chủng tộc khác nhau, rồi cuối cùng là xây lên
một nhà nước non trẻ, đóng đô tại Sukkhothay ở Trung bộ đất nước nầy. Phật
Giáo dần dà trở thành quốc giáo của xứ sở nầy, thông qua những nhà cầm
quyền rất mộ đạo và được dân chúng tham gia tích cực. Trên kiến trúc
cũng như trong điêu khắc của hai giai đoạn kể trên đều được định hình với
phong cách khác nhau hẳn. Cũng không loại trừ về ảnh hưởng của Phật Giáo
đối với nền chính trị nước nầy, qua những xung đột với Khmer ở phương đông
và chính quyền Chiêng Mai hay Lạng Xạng (Lào) ở phưong bắc trong giai đoạn
sau nầy.
Phong cách điêu khắc PG người Môn
Thời kỳ nầy đã được ảnh hưởng của Phật Giáo kể từ thế kỷ thứ VII đến thế
kỷ thứ X. Những công trình kiến trúc và điêu khắc trong giai đoạn nầy chủ
yếu đều là những vật liệu làm bằng gỗ, cho nên đã không thể chịu đựng lâu
dài với thời gian trong thời Dvaravati. Trong những công trình khai quật
các di chỉ của thời Dvaravati (người Môn), còn thấy những nền móng của
chùa chiền bằng “latérite” - một thứ vật liệu giống như đất sét nhão, khi
mới đào lên thì mềm, ít chất tạp, nhưng chỉ sau đó một thời gian thí cứng
dần như đá, khi được phơi ra ngoài trời.
Chưa thấy dấu vết của những
loại gạch nung ở nhiệt độ cao, tuy nhiên, khi sử dụng những loại đất trên,
được chọn lọc kỹ, kết quả cũng rất tốt đẹp. Ðiều nầy giải thích về sự tồn
tại của những di chỉ khảo cổ học.
Trong những công trình kiến tạo, những loại bảo tháp (stupa) và những nền
chùa thì được làm bằng laterite và gạch, những chất kết dính có thể bằng
loại keo vữa thực vật hoà chung với chất vữa stuco và đá tảng khắc chạm,
để bổ sung thêm về mặt trang trí, điêu khắc. Nhiều công trình phân tách
những chất kết dính bằng loại vữa nầy công nhận tính bền chặt rất lâu dài
của chúng theo thời gian.
Phải chăng những bảo tháp nhỏ dùng trong dâng cúng đã khuôn rập (từng
phần hay đa phần) theo khuôn mẫu của kiến trúc Ấn? Những nhà nghiên cứu
theo hướng nầy đã biện minh về những tháp có đáy hình vuông, lên trên thu
nhỏ dần, có nhiều hóc tường để đặt những tượng Phật, trên cùng là chóp
nhọn. Họ nhắc đến những kiểu tháp ở Sanchi hay hang động Ajanta của Ấn để
chứng minh sự tương quan nầy. Tuy nhiên, có nhiều nhà nghiên cứu về ảnh
hưởng Phật Giáo từ Sri Lanka truyền sang Thái Lan vào thế kỷ VI, thì lại
quả quyết là có sự du nhập từ Sri Lanka hay của Myanma, kể cả ảnh hưởng
của kiến trúc Pagan? Khảo sát những nền móng của những ngôi chùa tháp
thời kỳ người Môn (Dvaravati) cũng giúp cho những nhà nghiên cứu nầy tìm
sự liên quan với kiến trúc Phật Giáo tại đât Miến tràn sang từ thời điểm
rất sớm trong lịch sử.
Tuy nhiên, khi khai quật những di tích có liên quan đến thời kỳ Sukkhothay
thì có những nét khác hơn: Hình dạng không còn là những ngọn tháp mà lại
là những tu viện (Vihara), tức là những trung tâm tu học chứ không phải để
chứa xá lợi. Phần kiến trúc chính thì bằng gỗ và có phong cách của khuôn
mẫu Sri Lanka. Càng đi sâu, thể loại nầy càng nhiều; điều nầy chứng tỏ:
Nghệ thuật PG Sri Lanka chính là nguồn cảm hứng cho những nhà kiến trúc
Thái Lan ở thế kỷ 13 chấp nhận.
Nhìn chung lại, nền kiến trúc
Dvaravati chính là khuôn mẫu đầu tiên cho những tháp và chùa của Phật Giáo
trên thế giới (nhận định của giáo sư khảo cổ học Boisseler), và nét mặt
của những khuôn mẫu nầy rõ ràng là hình ảnh của ngườn Môn, mặc dù tổ tiên
của họ vốn thuộc triều đại Gupta và vùng đông nam Ấn Ðộ. Những tượng thờ
Phật Giáo nầy thay đổi qua từng giai đoạn, cho thấy được quá trình phát
triển và suy vong của người Môn trên đất Thái.
Hình tượng đức Phật qua
những công trình điêu khắc nầy có nhiều kích cỡ và nhiều tư thế khác nhau:
khi sơ sinh, khi xuất gia, khi thiền định, khi thành đạo, khi thuyết pháp
đầu tiên tại Lộc Uyển, khi nhập diệt... Cũng có những loại hình dựa theo
“Túc Sanh Truyện” (Jataka) tức là những chuyện tiền thân của đức Phật.
Trong nhiều hình tượng, bên cạnh hình đức Phật có hình “rắn chúa
Muchlinda”: đây là con vật che chở cho đức Phật khi bị tà ma ngoại đạo phá
hoại.
Nhìn chung lại, tuy Ấn Ðộ là nơi khai sinh của Phật Giáo, nhưng trong
phong cách thể hiện hình tượng Phật thì lại không được phong phú như ở Sri
Lanka, Miến Ðiện rồi đến Thái Lan.. Một trong những chủ đề được ưa
chuộng nhất của Phật Giáo thời Dvaravati ở trên đất Thái là “Phật Thành
Ðạo” chiếm đến 90% những loại hình tượng khác. Trong hình ảnh nầy, ta thấy
tượng Phật với tư thế ngồi Maravijaya, tay chỉ xuống đất, được gọi là “Blumispardhamudar”.
25,000 ngôi chùa
Một loại hình tượng khác là: Ðức Phật đứng, hai bàn tay giữ cao hai bên
ngực, lòng bàn tay hướng về phía trước, biểu lộ về sức mạnh “Vitarka Mudra”.
Học giả Phật Giáo Alexander Griswold nhận định: Hình tượng và tư thế nầy
hoàn toàn khác hẳn với bức tượng thuyết pháp, được gọi là “Dharma
Chakramudra” nổi tiếng trong triều đại Gupta ở Sarnath (Lộc Uyển). Một
trong những di tích Phật Giáo rất được thịnh hành trong thời Dvaravati (người
Môn) là bánh xe “Chuyển Pháp Luân”. Tính ra có đến 40 mẫu khác nhau về đề
tài nầy. Những nghệ nhân thời Dvaravati đã nghĩ ra nhiều mẫu hình khác
nhau về Chuyển Pháp Luân, với nhiều tiểu tiết. Hầu hết hình Chuyển Pháp
Luân được dựng lên trên đỉnh tháp hay mái chùa.
Trong số những tượng Phật được tạo ra trong thời kỳ nầy gồm hai loại: Loại
tượng Phật ngồi và loại tượng Phật đứng. Tượng ngồi trong tư thế
“Maravijati” như đã từng thấy trong phong cách Dvaravati, tuy nhiên sắc
sảo hơn và sống động hơn nhiều. Thân thẳng, hai tay lật mặt trái úp lên
nhau; đặc biệt là trên đầu có bổ sung thêm ngọn lửa (Ushiha) từng thấy
trong những hình tượng Siva của Ấn Giáo. Những thành phần khác cũng được
mở rộng và mức độ thu hút cao hơn. Ðôi mắt của đức Phật có vẽ như những nụ
hoa sen, tứ chi thẳng và mượt mà như những cành của cây Banyan. Ngoài ra,
những pho tượng trong dáng đi cũng rất linh hoạt, sống động.
Những ngôi chùa được tạo dựng trong thời kỳ nầy gồm có 2 loại: Loại
Prapang và loại Prachadi. Prapang là những tháp có chóp nhọn, đặt trên nền
vuông hay hình tròn, với nhiều bậc. Còn loại Prachadi thì thấp hơn, nhỏ và
ngắn, có mái uốn cong và dốc. Trên đất Thái Lan hiện nay có đến 25,000
ngôi chùa trong hai kiểu dáng đó. Trong nhiều ngôi chùa lại còn có thư
viện với những bộ kinh cổ hết sức quý báu. Chùa vừa là trường học, cũng là
nơi đào tạo tinh thần cho tín đồ, nơi diễn ra những lễ hội Phật Giáo.
Ðạo Phật ảnh hưởng đến cách sống , quan niệm sống của người Thái: hiền hoà,
nhường nhịn, sống bình thản, vị tha, mến khách. Mặt khác, do quan niệm
Phật – Thánh gầi gũi nhau, cho nên trong khi thờ Phật, người Thái hoà lẫn
việc thờ cúng thần linh. Truyền thống nầy mô phỏng theo khuôn mẫu trong
di sản văn hoá Ấn Ðộ và Tích Lan, cũng xuất hiện trong hàng loạt vương
triều của quốc gia Thái trong thời cổ trung đại. Tên của vị anh hùng bất
tử Rama của sử thi Ấn Ðộ được đặt cho các vương triều Rama Khambeng, ông
vua nổi tiếng của vương quốc Ayuthya (giữa thế kỷ XIII), Ramadipadi, người
sáng lập ra vương quốc Sukkhothay (từ năm 1350), những triều vua Rama I,
Rama II cho đến nay là Rama IX.
Nghệ thuật Tiểu thừa Phật Giáo
Truờng phái nghệ thuật nầy mang tên cuả một Vương quốc được các nhà khảo
cổ học xác nhận vào cuối thế kỷ thứ VII; đây là một hình thức nghệ thuật
đặc biệt, chịu ảnh huổng chnủ yếu của Phật Giáo (Tiểu Thừa) và được phổ
biến rộng rãi khắp nơi, hơn là sản phẩm của một vùng hạn hẹp. Ðược hình
thành trong môi trường sinh sống của tộc người Môn, trường phái được đặc
trưng bởi phong cách điêu khắc của mình. Những nhà khảo cổ học đã phát
hiện một ít di tích còn lại của các ngọn tháp (stupa) được xây với gạch và
đất sét thô trét vữa vào kẻ nối và trang trí với chất giả đá hoa, được tìm
thấy rác tại Nakhon Pathon, U Thong, Ku Bua.
Nghệ thuật tạo hình đa phần đều tập trung vào những tượng Phật (A Di Ðà),
bằng nhiều chất liệu khác nhau: đá, đồng, chất giả đá hoa, đất nung ở
nhiệt độ cao. Kiểu ngồi theo kiết già hay bán già, thông thường trong
dáng Ngài đang thuyết pháp. Bánh xe Pháp luân cũng là hình ảnh điển hình
tìm thấy nhiều nơi trong trường phái nghệ thuật nầy. Theo nghiên cứu, đây
là sự kế thừa truyền thống ảnh tượng cổ xưa nhất của Phật Giáo Ấn Ðộ,
nhưng đến nay thì không còn được nhiều di tích của trường phái Dvaravati
nữa.
Kiến trúc chủ yếu của những stupa Phật Giáo tại đây đã thể hiện nhiều yếu
tố của nghệ thuật Ấn, được phân chia trên cơ bản thành những thể loại như
sau: Loại thứ nhất: Stupa 5 tầng, nền trang trí bằng những trụ vữa hay
bằng đất nung, nội dung mô tả những câu chuyện Phật Giáo hay tiền thân đức
Phật. Loại thứ hai: Suta có nền hình vuông, khối trung tâm là một bộ phận
kiến trúc hình bán cầu, trên cùng kết thúc bằng một chỏm nhọn. Loại thứ
ba: Stupa có hình nền vuông. Trung tâm có hình bát úp. Phần cuối là một bộ
phận kiến trúc được tạo từ vô số những vành khăn dẹt, được xếp chồng trên
trên nhau, và kết thúc bằng một bộ phận kiến trúc hình quả bầu. Loại thứ
tư: Stupa có nền hình vuông; gồm 5 tầng, nhỏ dần từ dưới lên trên, mỗi
tầng có 3 khám tượng ở khắp 4 mặt. Trong các khám nầy có đặt những pho
tượng Phật.
Công trình kiến trúc quan
trọng nhất là Stupa ở Nakon Pathom mà người Thái gọi là Pra Põa thom chedi.
Stupa nầy được vua Thái Mongkút khởi công trùng tu lại vào năm 1860 và
mãi đến đời vua Chulalongkorn thì mới hoàn thành. Ðiêu khắc Dvaravati
cũng rất rực rỡ và được đánh giá là độc đáo hơn, so với kiến trúc của
trường phái nầy. Ðiển hình nhất là những pho tượng bằng đá hay bằng đồng.
Những tượng Phật buổi đầu thể hiện ảnh hưởng của nghệ thuật Gupta Ấn Ðộ
với những khuôn mặt hình trái xoan, một cơ thể phi giới tính, dưới lớp áo
cà sa mỏng và những bàn tay, bàn chân lớn.
Những pho tượng thuộc giai đoạn sau thể hiện những yếu tính nhân chủng Môn
đậm nét, với khuôn mặt thô, rộng, mũi to, môi dày hơi trề ra, lông mày
cong nối liền nhau, mắt có đuôi mắt kéo dài, mí mắt phồng lên. Những lọn
tóc quăn có kích thước lớn. U sọ đôi khi nổi cao lên, có dáng như một ngọn
lửa. Loại tượng Phật Môn đã có ảnh hưởng lớn đến điêu khắc tượng Phật một
số nước vùng Ðông Nam Á như Thái Lan, Myanma, Kampuchia, Lào, Chăm Pa.
Nghệ thuật Đại thừa Phật giáo
Phát sinh khởi đầu từ sự
bành trướng của Vương quốc Sumatra của trường phái Srivijkaya tại quần đảo
Mã Lai vào thế kỷ thứ 8 sau Công nguyên. Trường phái nầy có nét đặc trưng
trước hết do ảnh hưởng của Phật Giáo Ðại Thừa (Mahayana) hay của đạo Bà
La Môn. Ngoài ra, trong ngành điêu khắc lại còn thấy vết tích của nghệ
thuật Indonesia thời cổ. Một vài công trình nghệ thuật còn lưu lại cho
đến nay (chẳng hạn như trong khu di tích Chaiya), nhưng đáng tiếc là bị hư
hỏng quá nhiều hay qua nhiều lần trùng tu của những giai đoạn sau. Cũng
tìm thấy ảnh hưởng của nền nghệ thuật Chăm Pa về Ấn Giáo và Phật Giáo.
Nghệ thuật tạc tượng bằng đá và bằng đồng cũng rất độc đáo trong việc
thực hiện cũng như về ảnh tượng học, cho thấy ảnh hưởng khá sâu rộng trong
nhiều địa phương khác nhau. Có nhiều nhà khảo cổ họ cho rằng: đây chỉ là
sự canh cải của nghệ thuật Dvaravati trước đó, tuy nhiên không có chứng
liệu xác thực. Nhưng đến cuối thế kỷ thứ X, sự bành trướng của nghệ thuật
Srivijaya bị ngưng lại. Tại đây, Phật Giáo Ðại Thừa và Bà La Môn giáo đã
mất ưu thế. Không tìm thấy dấu vết của sự phát triển, ngoại trừ một số di
tích khiêm nhường tìm thấy tại Nakhon Si Thammarat.
Kiến trúc tiêu biểu là những điện thờ chứa tượng Phật, trên đỉnh được dựng
theo hình Stupa với những tầng chồng liên tục lên với nhau. Kiểu mẫu đẹp
nhất là điện thờ ở tại Pra Barom Thát Chaiya. Ở Nakon Sri Tammarat, còn có
một loại kiến trúc trang trí những khám tượng hình vòm, trên đỉnh có 5
tháp, tháp lớn ở giữa, 4 tháp nhỏ ở 4 góc. Ðiêu khắc chủ yếu của trường
phái nầy là những pho tượng đức Quán Thế Âm Bồ Tát; ngoài ra, còn có hình
tượng đức Thích Ca Mâu Ni, trong nhiều tư thế khác nhau. Ở những pho tượng
Phật thấy rõ ảnh hưởng của nghệ thuật Pala Senna của Ấn Ðộ, chỏm Unisha
giống nghệ thuật Dvaravati, nhưng thân hình và chân tay thì mảnh dẻ hơn.
Áo cà sa có hai loại: loại đầu mút của áo rủ xuống đến ngực; một loại khác
thì đầu mút rủ xuống đến rốn. Những kiệt tác nghệ thuật của trường phái
nầy là tượng Quán Thế Âm. Những pho tượng đẹp về thể loại nầy tìm thấy ở
tại Chaiya, thuộc tỉnh Surathani và một số tỉnh miền nam Thái Lan. Những
pho tượng nầy lại chịu ảnh hưởng Gupta và Pala Sena của Ấn, với những
đường nét nuột nà tinh tế của thân hình và vẻ đẹp rực rỡ phong phú của
trang phục và trang sức
Nghệ thuật Phật Giáo Khmer
Trước tiên, đây là ảnh hưởng
của nghệ thuật Khmer khá đậm nét tại vùng Lopburi và miền đông Thái Lan.
Những công trình nghệ thuật nầy mang tính chất thuần túy Khmer hay Khmer
cải biến. Di tích được tìm thấy ở phía Bắc Dangrek vá nhiều nhất là tại
thung lũng Mun. Phong cách Khmer nổi bật trên cách đường nét, kể cả
những hình tượng của Bayon, được cải biến với những phương tiện địa phương,
do khan hiếm chất kết dính và chất giả đá. Do những nhu cầu vật liệu trong
kiến trúc lẫn điêu khắc, cho nên trường phái nầy đã giữ được tính chất độc
đáo của nó.
Ngoài ra, ảnh hưởng của nền nghệ thuật bản địa truyền thống trên phong
cách Khmer đã tạo nên những hình tượng thật độc đáo. Nghệ thuật trang trí
(lanh tô) cuả thế kỷ thứ IX và nghệ thuật tạc tượng bằng đồng đều chịu ảnh
hưởng của Phật Giáo Ðại Thừa, nét tiêu biểu của Phật Giáo Thái Lan trong
giai đoạn nầy. Ngoài ra, sau thế kỷ XIII, khi nghệ thuật Angkor của
Campuchia phát triển mạnh, đã tạo nên những ảnh hưởng lớn đến trường phái
Lopburi. Ảnh hưởng nầy thấy rõ trong những ngôi tháp tại vùng Prang, mà
vết tích còn lưu lãi đến nay. Nghệ thuật điêu khắc của trường phái Lopburi
cũng có nhiều nét đặc biệt, mà những giai đoạn nghệ thuật về sau vẫn còn
đậm nét.
Gần đây, các nhà khảo cổ học
đã khai quật được nhiều di tích của nghệ thuật Lopburi tại khu vực Si Tep,
thuộc thế kỷ IX. Tuy được tạo dựng trong một thời gian tương đối ngắn,
nhưng với những đường nét độc đáo, nghệ thuật Lopburi được nói nhiều trong
lịch sử văn hoá Thái Lan.Nền văn hoá Sukkhothay đánh dấu một giai đoạn
hoàn chỉnh của Vương quốc nầy. Tuy xuất hiện trong một thời gian tương đối
ngắn, nhưng ảnh hưởng của trường phái nầy khá sâu đậm. Sukkhothay là một
đô thị cổ ở trung bộ của Thái Lan, đã trở thành cố đô của người Thái. Tuy
nhiên, đối với người dân ở Thái Lan, mãi mãi là một hồi ức đẹp nhất trong
những ngày đầu lập quốc của nước nầy.
Cách đây 700 năm, vào năm
1293, vị vua đầu tiên của Vương quốc Thái đầu tiên của người Thái tên là
Sukkhothay. Sukkhothay là một danh từ gốc tiếng Pali có nghĩa Thái. Theo
mô tả của bi ký thời đó ghi lại, Sukkhothay là một đô thành lớn, sầm uất.
Một bi ký lại còn chép: Ðô thành nầỳ có ba vòng thành và có 4 cửa. Chính
giữa có một ao nước trong và ngọt kỳ lạ như nước sông Mékong về mùa khô.
Ở phía tây của đô thành nầy có tu viện Aranika (Vát Tapan Min) nơi nhà sư
Mahathera từ Nagara đến trụ trì. Phía đông có hồ lớn, phía bắc có chợ.
Dưới thời đại của vua Rama Kam Hẻng, thành Sukkhothay khá thịnh vượng. Mọi
việc trao đởi hàng hoá đều được tự do. Luật pháp công bình và uy nghi..
Khi nói đến trường phái Sukkhothay, thì những nhà nghiên cứu mỹ học xem là
giai đoạn hoàng kim của nền nghệ thuật Thái Lan, ít ra là trong giai đoạn
độc lập chính thức của đất nước nầy.
Trong giai đoạn nầy, tượng
Phật được coi là loại hình độc đáo nhất, mặc dù nó kế thừa nhiều yếu tố
của nghệ thuật Môn Dvaravati và của Ceylan. Những loại tượng Phật
Sukkhothay được chia ra làm 4 nhóm, trong đó có một nhóm được coi là đại
diện cho toàn thể giai đoạn nầy. Về đại thể, tượng Phật Sukkhothay có một
thân hình tròn trịa, với những đường viền trang nhã. Khuôn mặt trái xoan
hơi dài, vòm lông mày hơn con nối liền trực tiếp vối sống mũi dọc dừa,
miệng nhỏ, cằm thon nhọn và có một quầng lớn ở giữa, chỏm Unisha có dáng
một ngọn lửa, các lọc tóc quăn, có kích thước nhỏ hay vừa phải. Tấm thân
có đôi vai rộng nhưng eo lưng thì lại nhỏ. Cánh tay và bàn tay rất dài,
không giống như hiện thực. Ðộ cẳng chăn xếp bằng chồng lên nhau theo kiểu
bán già hay kiết già. Trang phục giản đơn, đến mức chỉ còn thấy nhờ dấu
hiệu ở cổ tay, ở mắt cá chân và một vài đường trang trí từ vai trái xuống.
Tượng Phật thường được tạo trong tư thế ngồi lất đất cứng giám hay đang
trầm tư, thiền định. Ngoài ra, còn có cách tư thế đứng, nằm, đi. Bên cạnh
tượng Phật, còn thấy một số tượng của Ấn Ðộ Giáo: Siva, Vichnou, Uma, Hari
Hara, Brahma, nhưng với đường nét giống như những tượng Phật. Sự khác biệt
chỉ thấy thể hiện trong trang phục. Ðây là một trường phái nghệ thuật
Thái Lan xuất hiện trong khoảng thế kỷ XIV đến XVIII, được các nhà nghiên
cứu nghệ thuật coi là nghệ thuật quốc gia của Vương quốc Thái Lan trên cơ
sở tiếp thu nền nghệ thuật Sukkhothay ở bắc và Uthong ở nam.
Những công trình PG tại Bangkok
Ðây là trường phái hay giai đoạn nghệ thuật Thái Lan trong khoảng thế kỷ
XVIII đến XX. Có nhiều quan điểm khác nhau khi đánh giá nghệ thuật của
trường phái nầy qua nhiều góc độ. Vào giai đoạn đầu, những pho tượng Phật
Bangkok có xu hướng tuân thủ theo kiểu mẫu của nghệ thuật Ayuntha, tuy
nhiên, chất lượng thì lại không được như trước. Một số tượng Phật có kích
thước khổng lồ được dựng lên ở những ngôi chùa lớn trong kinh đô. Cũng có
nhiều pho tượng mạ vàng và cách trang trí rất lộng lẫy. Vào những thời kỳ
cuối của giai đoạn nầy, xuất hiện một khuynh hướng đi tìm một mẫu hình cụ
thể là một tác phẩm thực sự của cơ thể con người, do ảnh hưởng của nền
nghệ thuật Phương Tây. Từ giai đoạn Bangkok, bắt đầu thấy xuất hiện phổ
biến những nhóm tượng thể hiện Ðức Phật cùng những đại đệ tử với cách thể
hiện khá hiện thực. Trường phái Bangkok đã có một ảnh hưởng lớn đến nghệ
thuật Phật Giáo Lào, Kampuchia và miền Nam Việt Nam.
Bangkok (Tiếng Thái Ptra
Nakorn có nghĩa là “Thành phố thủ đô” là thủ độ của Vương Quốc Xiêm La (bây
giờ gọi là Thái Lan) khởi đầu từ tháng Bảy năm 1772 cho đến ngày nay.
Bangkok nằm ở châu thổ của con sông Ménam, bên bờ trái của con sông nầy.
Diện tích là 1,560km2, dân số hiện nay vào khoảng 7 triệu người. Ngày
trước, Bangkok có rất nhiểu kênh rạch chằng chịt nhau, nên được mệnh danh
là “Venise của Phương Ðông), nhưng ngày nay thì phần lớn đã bị lấp và trở
thành những con đường phố, để mở rộng diện tích và giao thông được dễ dàng
hơn. Sau hơn 200 năm xây dựng, Bangkok đã để lại nhiều công trình kiến
trúc to lớn như “Cung điện lớn”, Thánh đường Vạt Pho”, “Chùa Vat Pra Keo”
(chùa Phật Ngoc)...
Cưng điện lớn được bắt đằu xây dựng vào năm 1782, vào thời trị vì của vua
Raman I (1782-1809), người sáng lập nên triều đại Chakri. Sau đó hầu như
tất cả những vị vua kế nghiệp đều xây dựng thêm những công trình kiến trúc
và điêu khắc mới trong khu vực Cung điện lớn; vì thế cho nên cung điên nầy
đã trở thành một phức thể gồm có nhiều công trình lớn nhỏ chen chúc nhau,
lại pha trộng nhiều phong cách khác nhau do tiến bộ của từng thời đại và
kỹ thuật mới, từ phong cách Thái Lan cho đến cả phong cách Italy. Sau vụ
mưu sát vua Aranda Mahidon năm 1946, vua Bumidon Adundadet (nhà vua đang
trị vì) đã cho chuyển hoàng cung đến cung điện Chi Tralada để được bảo
toàn hơn. Cung điện lớn được dùng để tưng bày những đồ vật quý giá của
Hoàng gia, những bộ sưu tập nghệ thuật trong và ngoài nước qua các đời và
để tổ chức các yến tiệc quốc gia, nhận trình quốc thư của các đại sứ các
nước cũng như những nghi thức khác của Hoàng gia trong những ngày Ðại lễ.
Cả khu cung điện được bao bọc bằng vòng tường cao và mở lối ra vào bằng
một cổng lớn. Công trtình lớn nhất và cũng được xây dựng sau cùng trong
Cung điện ,lớn là “Hoàng cung Chakri Maha Prast”. Toà nhà Hoàng cung
Chakra Prasat nằm trên một nền cao được xây dựng từ đời vua Rama V (Chlalong
Korn) để kỷ niuệm 100 năm thành lập Vương quốc Chakri.
Về phương diện kiến trúc, Hoàng cung nầy là sự pha trợn giữa nền kiến trúc
Thái Lan và kiến trúc Tây Phương, vì do sự chỉ đạo của những kiến trúc sư
nước ngoài được mời thiết kế toàn thể. Phần dưới của công trình thì do
kiến trúc sư người Anh thiết kế; còn những đỉnh trên thì khuôn rập theo
kiến trúc Thái Lan có thêm một số chi tiết của kiến trúc người Pháp. Tuy
vậy, vẫn giữ được tính thống nhất của toàn thề công trình nầy. Tầng thứ
hai, nằm dưới đỉnh tháp trung tâm, là nơi cất giữ những bình hài cốt bằng
vàng của các nhà vua thuộc Vương triêu Chakri. Những phỏng khánh tiết
lớn được trang trí bằng những hình vẽ, những tượng bán thân của những vị
vua đã băng hà của triều đại nầy. Phòng trung tâm là Phòng Ngai Vàng, nơi
nhà vua tiếp đón các sứ thần các nước. Ở đây có chiếc ngai vàng lớn, được
khảm bằng men huyền, nằm dưới chiếc ô chín lớp màu trắng.
Công trình kiến trúc nằm về phía tay của Hoàng cung Chakri Prasat là cung
điện “Dusit Maha Prasat” do nhà vua Rama I xây dựng ngay từ khi mới lên
ngai vàng để thay thế cho cung điện xây bằng gỗ trước đó. Dusit Prasat,
một mẫu kiến trúc truyền thống Thái Lan tuyệt đẹp, là một toà nhà với bộ
mái bốn lớp và một đỉnh tháp nhọn chín bậc trang nhã. Ngày xưa, ở ban
công phía Bắc của Dusit Orasat có ngai vàng để làm nơi vua tiếp khách
ngoài trởi, nhưng đến đời vua Ramam VI thì dùng làm nơi để triều đình
tuyên thệ trong trường hợp thay đổi nội các mới. Nhưng hiện nay, Dusit
Prasat dùng làm nơi quàn xác vua và hoàng trước khi đem đi hoả táng tại
Sanam Luang.
Ngay đối diện với Dusit Prasat là một đình tạ thanh tú nhất của Thái Lan,
được gọi là “Ðình tạ thay phục” (Arpron Phinok PrASAT). Tại đây, vua xuống
voi, thay áo choàng, trước khi vào phòng khánh tiết, Ơi phía bên trái của
Chakri Prast có một chiếc cổng mở vào khu cấm, nơi ở của các bà hoàng hậu
và phi tần của nhà vua.
Trong khuôn viên của Cung
điện lớn còn cò nhiều công trình kiến trúc khác nhbư Thánh đường Vat Pho,
thư viện Hoàng gia, ngôi chùa Vat Pra Keo... Thánh đường Vat Pho là một
đền thờ rộng và cổ kính nhất của thủ đô Bangkok, chiều dài 46m, trong đó
có một pho tượng Phật cao đến 15 mét khoác áo bằng vàng lá và tới 394
tượng Phật mạ vàng. Chung quanh toà nhà chính có những công trình kiến
trúc tôn giáo đẹp và được trang trí lộng lẫy khác thường. Vạt Pho còn
được coi là trường Ðại học đầu tiên của Hoàng gia. Phía sau đền thờ là
thư viện hoàng gia, được bao quanh bằng hình những con voi trắng, biểu
hiện cho quyền uy của Hoàng gia. Bên cạnh đó có một mô hình lớn đền Angkor
Vat của Kampuchia do vua Rama IV (Mongkut) dựng lên. Vạt Pra Keo (chùa
Phật Ngọc) nằm ngay ở phía trái bên trong cổng Cung điện lớn, được coi là
nhà thờ của Hoàng gia, nơi các vua thường đến để tiến hành những nghi lễ
tôn giáo và nghi lễ triều đình khác nhau trong năm.
Vạt Pra Keo được xây dựng bằng những vật liệu bền đầu tiên ở Bangkok vào
năm 1782, mô phỏng theo kiến trúc ngôi chùa hoàng gia ơ Ayuthya, kinh đô
của triều đại cũ. Bên trong của ngôi chùa nầy có đặt một tượng Phật Ngọc
lục, được coi là biểu tượng của Vương quốc. Giờ đây, bức tượng thiêng
liêng nầy được đặt trên đỉnh bàn thờ mạ bàng cao 11 mét và dưới chiếc lọng
ô chín tầng. Mỗi năm ba lần khi bắt đầu mùa mới, nhà vua đến làm lễ thay y
phục cho tượng Phật Ngọc nầy.
Khác với những ngôi chùa khác ở Thái Lan, ngôi chùa Vat Pra Keo không có
vị sư trụ trì nào. Ðây là cả một tập hợp nhiều công trình kiến trúc và
điêu khắc khác nhau: các toà nhà, các đình tạ có các ngôi tháp lớn nhỏ
khác nhau. Dãy tường của hàng hiên chung quanh chùa được tô điểm bằng
những bức tranh từng, được mô tả theo câu chuyên Ramakiên (tác phẩm Thái
Lan dưạ theo sử thi Ramayana cũa Ấn Ðô) và những cảnh trong cuộc sống
hàng ngày của người dân Thái như canh nông, hội hè, diễn xướng, đánh bạc,
hút thuốc phiện Những bức bích hoạ nầy được vẽ dưới triều vua Rama III.
Trên những tấm đá cẩm thạch dựng bên các cột đối diện với các bức tranh,
có những bài thơ kể lại sự tích của các bức tranh nầy. Vạt Pra Keo là điển
thu hút khách du lịch đông đảo nhất người nước nghoài khi đến viếng thăm
kinh đô của Thái Lan.
http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/nghethuat_PhatgiaoThaiLan.htm