Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Cuộc Đời và Sự Nghiệp của Nhà Nghiên Cứu Phật Học Nga:
E. OBERMILLER (1901-1935)
nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 97 của Ông
Thích Tâm Tịnh

I. Vài Nét Tiểu Sử của E. Obermiller

E. Obermiller, nhà nghiên cứu Phật học Nga nổi tiếng, thừa kế truyền thống huy hoàng của Ivan Minayev (1840-1890) - người sáng lập nên Trường Ấn Độ học và Phật học Nga (Russian School of Indology and Buddhist Studies), sanh ngày 29-10-1901 tại Petersberg, nay là Leningard. Obermiller sanh ra trong một gia đình có truyền thống về nhạc và ngôn ngữ. Khi còn là học sinh Trung học, Obermiller đã giỏi tiếng Anh, Pháp và Đức, những ngôn ngữ đã giúp ông thành công trong việc theo học Phật học cũng như hai ngôn ngữ Sanskrit và Tây Tạng sau này. Obermiller quyết chí theo học Sanskrit và Tây Tạng, thay vì nhạc và trở thành nhạc sĩ như cha mẹ ông mong đợi. Obermiller theo học Sanskrit ở đại học Petrogard vào năm ông 18 tuổi và trở thành một trong những học trò suất sắc của giáo sư Fyodor Ippolitvich Shcherbatskoy (1866-1942). Cha mẹ ông qua đời khi ông còn là sinh viên của trường này. ông được hai người gì, bà Olga Obermiller và bà Elizarbeth Schwede, nuôi nấng và cho ăn học thành tài. Những cơn bệnh thời tuổi trẻ không làm nản chí và sờn lòng người thanh niên chí khí này, trái lại, nó như nguồn động lực, thay đổi cuộc đời của Obermiller: ông đầu tư trọn vẹn vào việc học. Obermiller tham dự khóa học văn học và văn phạm Sanskrit tại đại học Leningard, do giáo sư Shcherabatskoy phụ trách. Cũng trong giai đọan này, Obermiller trở nên đam mê nghiên cứu Ấn Độ học hơn bao giờ hết. ÔNG tự nghiên cứu văn học và triết học Ấn Độ. Nỗi đam mê Phật học đã dẫn ông đến việc học tiếng Tây Tạng và tiếng Mông Cổ, các ngôn ngữ đã giúp ông rất nhiều trong việc nghiên cứu Phật học về sau.

Sau khi hoàn tất tiến sĩ ở đại học Leningard, Obermiller tham gia vào Viện hàn lâm Khoa học Leningard (Academy of Sciences at Leningrad), với tư cách là thư ký của tùng thư Bibliotheca Buddhica. Tác phẩm học giả đầu tay của Obermiller là bản Index bằng hai ngôn ngữ Sanskrit-TibetanTibetan-Sanskrit cho tác phẩm Logic luận (Nyayabindu-praarana) của ngài Pháp Xứng (Dharmakiirti, thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên), triết gia logic nổi tiếng của Phật giáo.

Các chuyến du lịch và tham quan của Obermiller ở vùng Transbaikal và các tu viện Phật giáo ở Buryat đã mở ra một giai đoạn vô cùng có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu và học hỏi Phật giáo của Obermiller. Sách sử ghi rằng vào hậu bán thế kỷ 17, Phật giáo xuất hiện ở Đông Siberia, trong vùng Baikal. Từ vùng Baikal, Phật giáo được phái đoàn 150 vị Lạt-ma Tây Tạng truyền vào các vùng cư dân Burrat, vào khoảng năm 1712 [Yerkmoshkin, Nikolai, Buddhism and Buddhists in USSR, p. 8]. Tsongool Dazan là ngôi tu viện Phật giáo đầu tiên được dựng lên ở quận Selengin cuả tỉnh Buryatia vào năm 1741 [Cùng trang, Sách đã dẫn]. Ngày nay, Buryatia là bang nằm về phía Đông Siberia và Đông nam của Baikal. Các chuyến tham quan thường xuyên của Obermiller ở vùng Transbaikal và các tu viện vùng Buryat không chỉ giúp Obermiller khám phá các bản văn quan trọng của Phật giáo mà còn giúp ông hiểu sâu hơn triết học của đạo Phật. Và tại đây, ông đã học thêm được tiếng Tây Tạng với các vị Lạt-ma Tây Tạng.

Obermiller trở thành thành viên của Viện Văn Hóa Phật giáo (Institute of Buddhist Culture) vào năm 1928. Giáo sư Shcherbatskoy là vị viện trưởng đầu tiên của viện này. Do phạm vi nghiên cứu của viện mở rộng ra các lãnh vực Đông phương học, vào năm 1930, viện được đổi tên thành viện Đông Phương Học (Institute of Oriental Studies). Giáo sư Shcherbatskoy được bầu làm tổ trưởng của ban nghiên cứu Ấn Độ -Tây Tạng học, và giáo sư Sergei Oldenburg (1863-1934) được bầu làm viện trưởng của viện mới này. Obermiller đã cùng thầy là giáo sư Shcherbatskoy thực hiện các kế hoạch đã được phát thảo trước đây khi Viện còn mang tên là Viện Văn hóa Phật giáo.

Vào năm 1927, Hội AᮠĐộ Vĩ Đại Hơn (The Greater India Society) được thành lập tại Calcutta với sự điều hành và chủ tịch của Rabindranath Tagore, Obermiller đã chánh thức được tuyển chọn vào danh sách thành viên của hội này. ÔNG đã làm việc ngày đêm quên mình cho sự nghiệp truyền bá văn hoá Phật giáo ở Liên Xô cũng như góp phần xiển dương Phật giáo trên khắp thế giới cho đến lúc ông bị bại liệt và mất vào năm 1935, ở tuổi 34.

Sự từ giả cõi đời trong tuổi thanh xuân của ông đã để lại bao niềm thương tiếc trong giới cứu Phật giáo nói riêng, giới nghiên cứu Đông phương học nói chung, ở Liên Xô cũng như Ấn Độ và trên thế giới.

 

II. Tác Phẩm và Dịch Phẩm của E. Obermiller

A) Các Tác Phẩm và Biên Tập

  1. Sanskrit and Tibetan Index Verborum to Nyaayabindu, Nyaayatiikaa (Bản danh mục đối chiếu Sanskrit-Tây Tạng cho tác phẩm Logic luận) (Leningard: Bibliotheca Buddhica, 1927).
  2. Tibetan and Sanskrit Index Verborum to Nyaayabindu, Nyaayatiikaa (Bản danh mục đối chiếu Tây Tạng-Sanskrit cho tác phẩm Logic luận) (Leningard: Bibliotheca Buddhica, 1928).
  3. Abhisamayaalamkâra, Praj~napaaramitaa Upde'sa-'saastra, Sanskirt text and Tibetan traslation, biên tập với giáo sư Th. Stcherbatsky (Leningard: Bibliotheca Buddhica XXIII, 1929).
  4. The Account of Buddha’s Nirvaa.na and the First Council according to the Vinayaksudraka (Luận giải về niết-bàn của đức Phật và đại hội kết tập kinh điển lần thứ nhất theo tác phẩm Vinayaksudraka), trong Indian Historical Quarterly, Calcutta, vol VIII , 1932, các trang 781-784.
  5. A Study of Twelve Aspects of "Suunyataa" (Nghiên cứu mười hai phương diện của tánh Không), trong Indian Historical Quarterly, Calcutta, vol IX, 1933, các trang 170-187.
  6. Analysis of the Abhisamayaalamkaara, 3 vols, (Phân tích Abhisamayaalamkaara) (London: Luzac and Co, 1933-54).
  7. A Review of the Madhayaantavibhaagasuutrabhaasya-tiikaa of 'Sthirmati, Sub-commemtary on Vasubandhu’s Bhaasya on the Madhyaantavibhaaga Suutra of Maitreynath, part I, trong Indian Historical Quarterly, Calcutta, volIX, 1933, các trang 1019-1030.
  8. Nirvana according to Tibetan Tradition (Niết-bàn theo truyền thống Tây Tạng), trong Indian Historical Quarterly, Calcutta, vol X, 1934, các trang 211-257. Tác phẩm được tiến sĩ H. S. Sobti tái bản vào năm 1988, ở New Delhi, nhà xuất bản Classics India Publoications, mang tựa đề Nirvaana in Tibetan Buddhism.
  9. On the Meaning of the Term "Suunyataa" (Về ý nghĩa của thuật ngữ tánh Không), trong Journal of the Greater India Society, Calcutta July, 1934.
  10. Bhaavanaa-Karma as an Historical Document (Bhaavanaa-Karma: tài liệu lịch sử), Calcutta, 1935.
  11. A Review of Goddard’s Principle and Practice of Mahaayaana Buddhism (Nhận định quyển Nguyên lý và sự hành trì của Phật giáo Đại thừa của tác giả Goddard), trong Orientalia Literatur Zeitung, No. 15, 1935.
  12. A Review of Winternitz’s A History of Indian Literature, vol II, (Nhận định quyển Lịch sử văn học AᮠĐộ, tập 2, của tác giả Winternitz), trong Orientalia Literatur Zeitung, Leipzig, 1935.
  13. Praj~napaaramitaa Ratna Guna Samaya Gaathaa, Sanskrit and Tibetan text, (Leiningard: Bibliotheca Buddhica, XXIX, 1937). Tác phẩm này được nhà xuất bản Meicho Fukyu Kai, Tokyo, tái bản vào năm 1977.

B) Các Dịch Phẩm

  1. Bu-ston’s History of Buddhism, part I, (Lịch sử Phật giáo, phần một, của sử gia Tây TạϮg Bu-ston), trong the Materialien zur Kunde des Buddhismus, (Heidelberg, 1931).
  2. Bu-ston’s History of Buddhism, part II, (Lịch sử Phật giáo, phần 2, của sử gia Tây TạϮg Bu-ston), trong the Materialien zur Kunde des Buddhismus, (Heidelberg, 1932).
  3. The Supreme Science of the Great Vehicle to Salvation (Bản dịch tiếng Anh của quyển Uttaratantra of Bodhisattva Maitreya with the Commentary of Asanga: Khoa học độ sanh tối thượng của Đại thừa), trong Acta Orientalia, Copenhagen Vol IX, 1931, các trang 81-306. Tác phẩm này được nhà xuất bản Canon Publications của Mỹ tái bản vào năm 1984.
  4. The Jewellery of Scriptures (of Bu-ston), Bib. Indo Buddhica No. 42, 1931.

Ngày 15-9-1997.
(Viết theo quyển Praj~naapaaramitaa in Tibetan Buddhism,
edited by H. S. Sobti, Delhi: Classics India Publications, 1988)

http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/nguoi/015-nga.htm

 


Cập nhật: 27-4-2000

Trở về thư mục "Phật giáo năm Châu"

Đầu trang