- ĐẠI ĐẾ ASOKA MAURYA
- VÀ NHỮNG PHÁP DỤ KHẮC TRÊN
ĐÁ
PHẦN
I: DẪN NHẬP
Để hiểu rõ thêm về vai trò lịch sử trọng đại của
Hoàng Đế Asoka không những đối với dân-tộc Ấn, mà còn đối với nhân
loại qua sự truyền bá Phật giáo đến các nước khác, ta nên ôn lại đôi
chút về bối cảnh lịch sử Ấn độ đương thời.
Lịch sử Ấn Độ tồn tại rất lâu đời, đến cả 5
ngàn năm. Một cách khái quát, nếu tính từ thời văn minh thung lũng sông
Indus cổ đại ở vùng tây bắc tiểu lục địa Ấn, dựa vào những phát
hiện khảo cổ ở Harappa và Mohenjo-Daro thì nó đã xuất hiện khoảng 2,
500 năm TTL Nền văn minh này kéo dài hơn một ngàn năm, đã được xem như
là một trong những nền văn minh cổ nhất của nhân loại, cùng với nền
văn minh Ai-cập và Mesopotamia (ở Iraq ngày nay). Nhiều sử gia cho là giống
dân Dravidian bản địa, vóc thấp, da sậm, mũi rộng, tóc xoắn, đã dựng
lên nền văn minh đó với lễ nghi tôn giáo phát triển, thiết kế và kiến
trúc đô thị ban sơ có kế hoạch, biết dùng đồ đồng và thau, biết dệt
lông cừu và làm dấu mộc. tạc tượng vv...
Đến khoảng 1,500 năm TTL, có giống
Aryan, vóc lớn, da trắng, mũi cao, nhiều râu, từ vùng Trung Á (ở mạn nam
nước Nga ngày nay) theo ngã Iran xâm chiếm vùng tây bắc (Punjab ngày nay). Họ
chuyển đổi từ lối sống du mục sang định cư nông nghiệp, biết quí trọng
súc vật, nhất là ngựa và bò cái, biết chế tạo xe do súc vật kéo, biết
làm lịch theo mặt trăng, tôn sùng các đạo sĩ và thầy tế lễ vv, Đến
khoảng năm 800 TTL họ đã chia thành nhiều tiểu vương cai trị hết vùng
đông bắc và nam Ấn. Họ đã đưa văn học, triết học, tôn giáo, tổ chức
xã hội Ấn đến tột đỉnh, tạo nên nền văn minh Vedas, cốt lõi của
Ấn giáo. Upanishads có lẽ được kết tập giữa thế kỷ thứ 8 và thứ 5
TTL.
Nhưng cũng từ đó xã hội Ấn đãbị
phân chia ra nhiều đẳng cấp khác biệt, còn kéo dài đến ngày nay; đại
để có bốn giai cấp (varnas) từ cao đến thấp là Brahmans
(Bà-la-môn: gồm thầy tế lễ, trí giả), Kshatriyas (vương tướng), Vaisyas
(thương nhân, địa chủ) và Sudras (kẽ lao động, thợ thuyền, nghệ
nhân, gia nhân). Ba đẳng cấp trên dành cho người gốc Aryan, được xem là
tinh khiết, được quyền học kinh Vedas để được tái sinh theo nghĩa tôn
giáo (born again). Đẳng cấp thứ ba dành cho dân gốc bản địa, không tinh
khiết và không được học kinh Vedas. Phải kể thêm một hạng người nữa
khốn khổ thấp kém nhất chẳng được xếp vào giai cấp nào, gọi là Harijans hay Paraiyans (Hạng ghê tỡm),
bao gồm những kẽ làm nghề sát sinh súc vật, thuộc da. Nên nhớ là trong
mỗi đẳng cấp còn có sự phân chia ra rất nhiều thứ loại (jati) tạm gọi
là phường hay nghiệp đoàn. Theo thống kê năm 1901 đã có đến 2,378 phường
như thế.
Đến khoảng thế kỷ thứ 6 TTL,
thời đức Phật Thích Ca còn tại thế, đã nẩy sinh nhiều trường phái
đòi cải cách những quan nịệm bất công đối xử trong xã hội bắt nguồn
từ Vedas và còn thách thức cả Ấn giáo. Hai tôn giáo mới có tầm nhìn
khoan dung và cách mạng hơn đã xuất hiện: đó là Phật giáo và Kỳ Na
giáo (Janism). Trong giai đoạn này, đất Ấn có khoảng 16 nước lớn nhỏ;
và các vương quốc hùng mạnh đều tập trung ở vùng bắc Ấn (vùng Bihar
bây giờ) như Avanti, Vaishali (Vệ-sá-lị), Kosala (Kiều-tát-la), Magadha (Ma-Kiệt-Đà)
vv…. Sau nhiều cuộc chiến tranh xâm lược tương tàn, Magadha dưới triều
vua Bambisara (Tần-Bà-Sa-La, lại có nơi dịch là Bình-Sa-Vương) thuộc giòng
họ Haryanka thâu tóm các lân bang trở nên một đế quốc khá rộng, đóng
kinh đô ở Rajagrha (Thành Vương Xá), cách Patna ngày nay khoảng 35 dặm về
phía đông nam.
Vua Bambisara lên ngôi lúc 15 tuổi,
trở thành một cư sĩ Phật tử lúc 30 tuổi, và nhịệt tình hổ trợ đạo
Phật. Ôâng trị vì được 52 năm, đã xây 16 tịnh xá ở Vương Xá và
cúng dường Đức Thích Ca khu vườn trúc rộng lớn để Phật cùng tăng
đoàn cư ngụmà hoằng hoá. Khu vườn này được nhắc đến nhiều lần
trong Tam tạng kinh điển, đó là Tịnh Xá Trúc Lâm (Venuvan-arama). Nhiều
tác giả nghiên cứu về Phật giáo đều cho rằng ngôn ngữ đức Thích Ca
thuyết pháp thời bấy giờ là tiếng Magadhi phổ thông.
Đến khoảng năm 420 TTL triều đại
Haryanka lại mất vào tay của giòng họ Nanda, nhưng họ Nanda chỉ tồn tại
được trong vòng 100 năm rồi bị giòng họ Maurya lật đổ.
Đầu thế kỷ thứ 4 TTL, sau khi đánh bại quân Persians vào năm
326 TTL, Đại đế Alexander
đã mở rộng đế quốc Hy lạp từ phía Tây đến biên cương Ấn rồi dừng
lại ở vùng sông Bès (bây giờ là Lahore, Pakistan). Sau khi Alexander qua đời
ở Babylon vào năm 323 TTL, Chandragupta Maurya lúc bấy giờ đã lật đổ triều
đại Nanda vào năm 321 TTL đẩy lui nhiều đợt quân xâm lăng của Seleucus Nicator I, kẻ kế vị Alexander ở vùng
Afghanistan, Baluchistan và Pakistan bây giờ, rồi mở rộng bờ cõi xuống
phía tây nam đến Gujatt và thung lũng Daccan. Vua Chandragupta Maurya (trị vì từ
321 đến 298 TTL) đã dời đô đến Pâtaliputrâ (Thành Hoa Thị; tức
thành phố Patna ngày nay) vốn là một pháo đài kiên cố trấn ngự ở
châu thổ giao tiếp của hai con sông chính là Ganga (Hằng Hà) và sông Sona.
Sự sinh hoạt và cai trị theo lối trung ương tập quyền
và những chính sách ngoại giao khéo léo của triều đại Chandragupta Maurya đã được ghi
lại trong cuốn Arthasastra bởi Kautilya (còn được biết dưới tên
Chanakya), là tể tướng của triều ông. Ngoài ra nhiều đoạn của một báo
cáo do sứ thần của vua Seleucus tên là Megathenes ghi lại còn tồn tại đến
nay qua sự trích dẫn của các sử gia Hy-La. Đến đời vua Bindusàra Maurya (trị vì từ 298 – 273
TTL) thì đế quốc này còn bành
trướng thêm nữa từ Kashmir ở phía bắc đến Karntaka ở phía nam,
và từ châu thổ sông Hằng ở phía đông sang đến mạn nam và đông của
xứ Afghanistan bây giờ. Đế quốc Maurya đã nổi tiếng với những thành
phố lớn phồn thịnh như Takshasila,
Ujjain, Vidisha, Tosali, và Suvarnagiri.
Đến đời
Hoàng Đế Asoka Maurya (còn được ghi là Ashoka, dịch là A Dục Vương,
hay A-du-Ca: có nghĩa là Vô Ưu), vị vua thứ ba của triều đại Maurya, ông kế tiếp chính sách bá quyền,
và thâu tóm gần hết tiểu lục địa Ấn. Đế quốc của ông hùng
mạnh tột đỉnh và ông đã để lại cho hậu thế một chứng liệu miên
viễn bằng đá, dưới dạng những pháp dụ, bởi nếu không thì những điều
nói về vua Asoka chỉ được biết qua những huyền thoại ghi lại trong những
kỷ yếu viết bởi các tăng sĩ Phật giáo ở Tích-Lan và Ấn như các bộ
Divyavadana, Asokavadana, Mahavamsa vv..
Hoàng Đế Asoka Maurya sinh năm 304 TTL, lên ngôi năm 269
TTL lúc 35 tuổi, trị vì được 38 năm và mất năm 232 TTL thọ 73 tuổi.
Ông là vị vua vĩ đại nhất của Ấn, và là vị hoàng đế đầu tiên đã
cai trị một đế quốc Ấn rộng lớn.
Dựa vào bộ Mahàvamsa (Đại Sử) đã được biên soạn
bởi tăng già ở Tích-Lan thì ngay sau khi vua cha là Bindusàra băng hà vào năm
273 TTL, đã có sự tranh dành ngôi vua rất gay gắt giữa các hoàng tử trong
4 năm. Giai đoạn này Sử ghi là thời không vua (Interregnum). Rốt cục Asoka,
với sự hổ trợ đắc lực của vài đại thần ở kinh đô Pâtaliputrâ
(Thành Hoa Thị), đã thành công và lên ngôi vào năm 269 TTL.
Tám năm sau khi kế vị vua cha, hoàng đế Asoka xua quân
đánh chiếm nước Kalinga dọc vùng duyên hải mạn đôâng, nay là bang
Orissa vì xứ này giàu có nhờ quặng mo,õ sung túc nhờ vựa lúa, vàvị
trí hàng hải thuận lợi dẫn đến vùng thung lũng Krishna đầy mõ vàng và
đá quí. Chiến dịch thành công nhưng đẩm máu. Theo các pháp dụ do ông
sai khắc lên đá thì cuộc xâm lăng này đã làm cho 150 ngàn nguòi bị bắt
làm nô lệ hoặc bị đầy ải, 100 ngàn quân sĩ bị giết, số thường dân
bị sát hại còn cao hơn nhiều lần.
Trước
trận Kalinga hai năm, có vẽ như là vua Asoka đã trở thành một Phật tử
sau khi nghe vị Sa-di Nigrodha (Ni-câu-thuật)
thuyết pháp,
nhưng không mấy nhiệt tâm (xem Tiểu thạch pháp dụ số 1), mãi đến sau khi chứng kiến thảm cảnh đau thương của chiến dịch
này ôâng quá xúc động và rất hối hận, rồi từ đó quyết từ bõ chiến
tranh xâm lấn và hồi tâm để trở nên một Upàsaka (Ưu-bà-tắc: cư-sĩ Phật
tử) thuần thành. Suốt quảng đời còn lại ông đã kiên trì ứng dụng
Phật pháp vào việc trị nước một cách đầy nhân ái mà ông gọi là dhammavijaya
(pháp chinh phục), và đã ủng hộ Phật giáo phát triển sâu rộng không những
trên toàn đế quốc ông cai trị mà còn truyền bá đến các nước lân
bang. Những sự kiện này xảy ra khoảng hai thế kỷ sau khi Đức Phật Thích
Ca nhập diệt.
Bộ Mahavamsa - vốn được viết trong tinh thần tôn giáo
với nhiều huyền thoại với dụng ý răn đời đã muốn đề cao Asoka từ
khi trở thành Phật tử đã từ bõ quá khứ đầy ác nghiệp, từ một
Candàsoka (A-Dục Vương bạo chúa) trở thành Dhammàsoka (A-Dục Vương mộ Pháp)
– nên bộ này đã ghi rằng trong cuộc tranh dành ngôi vua, Asoka đã giết
99 người trong số 100 anh em của mình, chỉ còn để sót lại một người
tên là Tissa. Thực ra không có chứng cớ khả tín về điều này, vã lại
trong Đại thạch Pháp dụ số 5 được ban ra 11 năm sau khi ông lên ngôi
còn cho thấy vua Asoka nhắc đến anh chị em mình. Các học giả tin rằng
trong vụ tranh ngôi này chỉ có một
người anh (hay em) đã bị sát hại mà thôi. Hơn nữa với thời gian trị vì
của ông, ngoài hai sự kiện là tranh dành ngôi vua và cuộc xâm lăng Kalinga
trong 8 năm đầu, suốt quảng 30 năm còn lại ông đã trở thành một hoàng
đế nhân từ đem Chánh Pháp ra ứng dụng vào đời, chứ không tàn bạo như
Nero của La Mã hay Trụ Kịệt, Tần Thuỷ Hoàng của Trung Quốc, nên vịệc
gán cho ông xú danh Candasoka xem ra thiếu cơ sở.
Nhiều học giả nghiêm túc còn so sánh ông với những vĩ nhân
khác như Hammurabi của Babylon, Charlemagne của đế quốc Tây Âu hậu La Mã
hay Akbar của đế quốc Mogul.
Nhiều cổ
thư ở Tích-Lan đã ghi lại sự kiện là Asoka nhờ đã áp dụng chính sách
chinh phục ôn hoà bằng Chánh Pháp mà ông đã khôn khéo ổn định đời sống
chính trị toàn vùng và nhiều lần dẹp yên các cuộc nổi loạn mà không
đổ máu; trong đó đáng kể là cuộc nổi loạn của dân ở thành
Takshasila thuộc vùng Gandhara chống lại sự áp bức hà khắc của quan cai
trị địa phương. Về sau Gandhara trở thành thịnh địa của Phật giáo,
mà từ đó phái Đại thừa phát triển qua phương Đông.
Để thần dân thông hiểu chính được
những sự cải cách trong chính sách cai trị mới và những nguyên tắc về
đạo đức ông đặt ra dựa theo Chánh Pháp cốt tạo dựng nên một xã hội
đầy nhân bản và công chính hơn, Asoka đã ra lệnh khắc những pháp
dụ này lên đá - có khi gọi là Lời ghi chánh pháp (dharmalipi) , có
khi lại gọi là pháp lệnh (dharma-sravana) - đồng thời cho rao truyền
rộng rãi khắp nơi trong nước. Những
pháp dụkhắc trên đá của vua Asoka đã minh họa được hình ảnh của một
vị minh quân luôn nhiệt tâm thực thi Chánh Pháp của Phật dạy để mang lại
cho trăm họ một đời sống hiền hoà, no ấm phúc lợi, nhưng vẫn không
cho biết thêm chi tiết nào về cuộc đời của ông.
Sự khai thị về các Pháp dụ của
Asoka được xem như chỉ là gần đây mà thôi. Người nghiên cứu đầu tiên
lại là một tu sĩ Thiên Chúa giáo, khi cha Tieffenthaler khảo sát những mảnh
của pháp trụ Meerut tại Delhi vào năm 1756, nhưng không hiểu được nội
dung. Mãi đến năm 1837 những pháp dụ của Asoka mới được nhà khảo cổ
James Prinsep giải ám mã lần đầu tiên, rồi từ đó những pháp dụ được
dịch thuật và in ấn quảng bá khắp nơi.
Ban đầu Prinsep thấy
rằng những dụ này đã được ban ra bởi một vị vua tự gọi mình là
“Vua Piyadasi, Thiên tử” (phỏng từ “Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi")
hoặc “Devanampiya Piyadasi, Thiên tử, Người Nhìn Xuống với Từ Tâm”
("Beloved-of-the-Gods, He Who Looks On With Affection"). Các học giả phỏng
đoán Vua Piyadasi có thể là Vua Asoka, thường được xưng tụng trong các
huyền thoại Phật giáo. Cho mãi đến năm 1915, khi một pháp dụ khác được
tìm thấy với tên vua Asoka, người ta mới khẳng định được rằng cả
hai chính là một, đó là hoàng đế Asoka, và từ đó, sau hơn hai ngàn năm
bị quên lãng, những pháp dụkhắc trên đá này của vua Asoka bỗng dưng làm
sáng tõ thêm về một con người vĩ đại của lịch sử Ấn và của cả
nhân loại, chứ không còn là một nhân vật chỉ đuọc biết đến qua huyền
thoại. Một câu ghi lại trên đá đã phản ánh chiều hướng tâm
linh của Asoka: “Tất cả thần dân là con của ta. Vì là con của ta, họ
phải được chu cấp đầy đủ an sinh và phúc lợi trong đời này và đời
sau, như ta vẫn hằng mong.”
Theo giáo sư Romila Thapar về môn
Lịch sử Ấn cổ tại Đại học
Jawaharlal Nehru ở New Delhi thì hệ văn tự
của các Pháp dụ này được xem là văn hệ sớm nhất của Ấn có thể
nghiên cứu được. Văn hệ cổ hơn mà người ta khám phá ở Harappa thuộc
văn minh thung lũng sông Indus chỉ là những nét vẽ tượng hình trên dấu mộc,
vật trang sức và lọ gốm mà đến nay vẫn chưa ai hiểu được ý nghĩa.
Những
pháp dụ khắc đá của vua Asoka đánh dấu thời kỳ chuyển biến từ khẩu
truyền sang văn tự của xã hội Ấn vì chúng là những chữ tượng âm chứ
không tượng hình như xưa. Nghiên cứu kỹ những bia ký, người ta thấy Hoàng
Đế Asoka cho ghi lại Pháp dụ bằng bốn văn hệ cho ba ngôn ngữ khác nhau.
Phần quan trọng và chiếm đại đa số bia ký là ngôn ngữ Prakrit - bấy giờ
là ngôn ngữ đàm thoại phổ thông của xứ Magadhi, tức là ngôn ngữ
chính thức trong triều Asoka, và phần còn lại bằng ngôn ngữ Hy-lạp và
Aramaic.
Ngôn
ngữ Prakrit lại được viết dưới hai dạng văn hệ Brahmi và Kharoshthi (gần
với Sanscrit). Đa số pháp dụ được
viết theo văn hệ Brahmi, truyền bá rộng khắp đế quốc. Nhiều học giả
cho rằng văn hệ Brahmi do triều đại Maurya sáng tạo bởi nhu cầu hành
chánh trong việc cai trị một đế quốc rộng lớn. Nó là dạng chuyển tiếp
giữa Sanscrit xuất phát từ vùng tây bắc Ấn (thường dùng trong giới thần
học, triết học, hoặc huyền học) và ngôn ngữ hiện đại Indo-European của
Ấn. Văn hệ Brahmi, dù vậy cũng bị biến dạng đôi chút theo phát âm ở
từng địa phương, ví dụ văn hệ để viết tiếng Tamil ở vùng phía nam
vốn cải biên từ hệ Brahmi.
Sự
sử dụng ngôn ngữ Prakrit trong các Pháp dụ cũng cho thấy rằng Asoka muốn
đem Chánh pháp ra ứng dụng với đời thường chứ không chỉ để một số
tăng lữ dùng để bàn luận theo ngôn ngữ Sanscrit. Văn phong dùng thể nói
chuyện rất bình dân dễ hiểu và thuòng lập đi lập lại, cứ như Hoàng
Đế muốn trực tiếp nói với quần chúng, chứ không kiểu cách cầu kỳ
như các quốc vương khác đương thời hay xử dụng. Qua đấy nhiều học
giả đã nhìn thấy bản tính bộc trực chân thật của Asoka.
Rất
ít bản khắc bằng văn hệ Kharoshthi và bằng ngôn ngữ Hy-lạp và Aramaic.
Những bản này chỉ thấy ở vùng tây bắc thuộc Afghanistan bây giờ, nơi
có nhiều dân nói được hai ngôn ngữ ấy. Không rõ là những Pháp dụ thuộc
loại này đã được triều đình ra lệnh hay là do các quan cai trị địa
phương làm ra như là một bản dịch cho dân trong vùng, vốn đa chủng hỗn
tạp. Trên một trong những pháp dụ ở vùng này, Hoàng Đế Asoka đã kể
ra tên của 5 vị vua các nước phương tây đồng thời có bang giao, nhờ vậy
đã giúp nhiều cho vịệc nghiên cứu sử đối chiếu. Đó là các vua
Antiyoka (Anh ngữ: Antiochos II Theos ở Syria: 261- 246 TTL), Turamaya (Ptolemy II
Philadelphos của Ai cập: 285 – 247 TTL), Antikini (Antigonos Gonatas của
Macedonia: 278 - 239 TTL), Maka (Magas của Cyrene: 300 – 258 TTL) và Alikasudara
(Alexander của Epirus: 272 – 258 TTT).
Dựa vào các bia ký bằng Hy ngữ vàAramaic này mà các
nhà nghiên cứu Tây phương hiễu được những từ tương tự ở bản
Prakrit. Nhưng cũng chính vì vậy đã gây khá nhiều ngộ nhận, ví dụ từ dharma
lại không có lấy một chữ gốc Hy và Aramaic (và cả Anh ngữ ngày nay) tương
đồng để dịch và ngay trong các bản văn bằng
Hy ngữ vàAramaic này cũng không có nơi nào đề cập
đến Đức Phật. Cho nên nhiều dịch giả phải phỏng dịch ra như là:
thương xót (piety), đức hạnh (virtue), bổn phận thiêng liêng (sacred duty),
hoặc dùng nguyên ngữ là dharma dạy bởi Đức Phật (the dharma taught by the Buddha). Trong bản khắc bằng Hy
ngữ lại được ghi là eusebeia, với một nghĩa rất tổng quát như vừa
kể.
Chính vì dựa vào những ngộ nhận
này mà nhiều học giả Tây phương nghi ngờ rằng chữ dharma Asoka đã
dùng không phải mang một nghĩa như Chánh pháp của đạo Phật mà là những
khuyến dụ về đạo đức xã hội nói chung. Có kẻ còn bảo rằng vì
trên những bia ký chẳng hề thấy Asoka đề cập đến giáo lý căn bản
của Phật giáo như là Luân hồi (samsàra), Giải thoát (mokkha), Niết-bàn
(nibbàna), Vô ngã (anatta), Bát Chánh Đạo (atthangika-magga), hay Tứ Diệu Đế
(cattari ariya-saccani) nên đã giải thích chữ dharma theo lối suy diễn
ngoại đạo chủ quan của mình. Thật là đáng tiếc,
vì họ quên rằng dù Asoka đã trở thành một cư-sĩ Phật tử nhưng ông phải cai trị một đế quốc
rộng lớn như một minh quân, phải công bằng với thần dân vốn đa dạng
và đa tín ngưỡng, ở một xã hội có nền văn hoá bao dung chứ không cuồng
tín độc tôn, độc thần. Asoka không thể nào dùng những ngôn từ thuần
Phật pháp để phủ dụ thần dân được.
Nhưng qua một vài pháp dụ riêng
cho tăng già ví dụ tiểu thạch pháp dụ số 3 hay còn gọi là Pháp dụ
Bairàt, thì không còn nghi ngờ gì nữa về đức tin Phật giáo của Asoka.
Trong dụ này sau lời vấn an tăng già, ông xác định đức tin vĩ đại của
ông vào Phật, Pháp và Tăng. Ôâng bảo
rằng tất cả pháp do Đức Phật thuyết giảng đều là chân diệu pháp
và ông muốn nó được trường tồn. Ông
còn cho ghi ra tên của 7 bản kinh để Tăng-già thường xuyên tu học.
Những pháp dụ khắc đá nói chung nhắm vào nhiều
thành phần là các quan chức dưới triều, giới tăng già, và thần dân. Đối
với thành phần đầu thì ông quan tâm đến sự an sinh phúc lợi của dân
chúng, và kêu gọi các quan chức nên đề cao đạo đức và nhịêm vụ xã
hội để cai trị dân tốt hơn. Ở thành phần giữa thì ông quan tâm đến
việc tu tập của tăng chúng và vịệc điều hành các tịnh xá. Ở thành
phần sau thì ông chỉ khuyến khích việc ăn ở theo Chánh pháp (Dharma).
Vua Asoka còn thường xuyên tuần
du thiên ha, gọi là những chuyến vi hành Pháp (dhammayàtras) để giảng dạy
Chánh pháp cho mọi người. Ôâng còn ra lệnh cho các quan đại thần cũng nên
làm như thế. Hoàng Đế Asoka tự cho mình có trách nhiệm phải giải nghĩa,
công bố và rao giảng Chánh Pháp (Dharma). Với sự minh mẫn siêu việt,
Asoka đã chỉ ra trong đời thường, nó là sự tương tác nhiều mặt của
đời sống đạo đức: Nó phản ánh những trách nhiệm và bổn phận của
con người tuỳ vào vị trí của mình trong xã hội; nó phản ánh cái trật
tự trong vũ trụ và chân lý cảm nhận được trong cái trật tự đó; nó
là mối dây ràng buộc con người trong gia đình, xã hội, tôn giáo và đất
nước; nó là cái tri kiến cơ bản làm nền tảng cho sự thông cảm và an
hoà, vốn được biểu lộ khác nhau bởi các nền văn hoá và tôn giáo dị
biệt; nó là sự chỉ đạo cho hành động và sự tự giác và hạnh phúc;
nó chỉ đạt được bằng hành động, phát triễn thêm bằng thực hành,
và bảo vệ bằng luật lệ, và nhờ vậy nó tạo nên cơ sở cho chính
sách, giáo dục và công lý; nó được khám phá bằng tự quán, thiền định,
và chuyển hoá, và nó đưa dần đến việc từ bõ những điều không
thích nghi với nó. Suốt thời trị vì, ông đã kiên trì thực thi những
tin tưởng của mình cho đến cuối đời khi ông đồng hoá với quan niệm chakraqvartin, (Chuyển luân vương);
tự cho mình là một minh quân đang vận hành bánh xe chánh pháp khắp nơi để
bảo toàn sự an sinh phúc lợi cho mọi người.
Ôâng lại đặt ra một bộ gọi
là “Bộ thực thi Chánh pháp hay Bộ Pháp Hành”, bổ nhiệm các quan đại
thần gọi là dharmamahàmàtras (Pháp đại thần) vào năm 257 TTL (theo dụ
số V, 13 năm sau khi ông lên ngôi) chuyên trông coi mọi công tác phúc lợi
xã hội của người dân, quan tâm đến những nhu cầu thiết yếu của phụ
nữ, của dân sống ở biên cương, đến các cộng đồng tôn giáo khác
nhau và phải vô tư khi thi hành công lý. Ôâng
còn phủ dụ cho các quan chức các cấp nên thuyết phục dân trong vịệc
ứng dụng Chánh pháp vào đời sống thường ngày hơn là ép buộc bằng lệnh
lạc. Ôâng cũng uỷ thêm quyền cho những
phán quan ở khắp nơi để ngăn ngừa sự chểnh mảng công tác, cũng
như tránh việc đối xử dã man với súc vật và giải quyết nhanh chóng những khó khăn
gặp phải. Pháp dụ còn liệt kê những thú rừng được triều đình bảo
vệ không được săn bán. Ông còn ra lệnh là những việc khẩn cấp cần
phải được đệ đạt đến ông ngay.
Những
thành tựu đáng kể còn được ca tụng đến bây giờ là việc xây cất
nhiều bệnh viện cho người và gia súc, cũng như cho trồng nhiều khu vườn
thảo dược, việc xây dựng rộng rải một hệ thống đường sá với
hàng cây đa và xoài phủ bóng bên lề, với giếng đào và nhà nghỉ dọc
đường ở từng khoảng đều đặn cho khách lữ hành. Hệ thống giao
thông này đã làm cho việc thương mại và hành chánh của đế quốc Maurya
phát triễn thuận lợi nhiều mặt.
Đối với thần dân ít khai ngộ thì Hoàng Đế Asoka
khuyến khích việc ứng dụng Chánh Pháp vào đời sống hằng ngày bằng thực
hành những giới đức chân thật (sace),
từ bi, ôn hòa (daya),
tử tế với mọi người (samya
pratipati) hơn là thường bày trò cúng tế cầu xin ơn phước; nên thường bố
thí (dana) cho người nghèo khổ (kapana
valaka), cho các vị tu hành, bạn bè, thân nhân vv..; hạn chế sát
sinh, không hành hạ súc vật (avihisa
bhutanam); không xa xỉ, không tham cầu, và tránh dữ làm lành (apa
vyayata apa bhadata) [tựa theo lời dạy trong Kinh Tăng nhất A-hàm (Anguttara
Nikaya, II:282)]; biết kính trọng các bậc trưởng thượng như cha mẹ,
ông bà, sư phụ, và cả đối với bạn bè, tôi tớ và thầy cúng tế bà
la môn [tương tự lời dạy của Đức Phật trong Trường Bộ Kinh (Digha
Nikaya) Đoạn 31]. Ôâng dạy rằng nếu làm được như thế thì sẽ
mang lại công đức vô lường.
Ông không đề ra và bắt phải theo một nghi lễ tôn
giáo độc đoán nào, nhưng chỉ thuyết về Phật giáo riêng với giới tăng
già mà thôi. Đối với các tôn giáo khác đương thời, gồm có Ấn giáo,
Kỳ na giáo và giáo phái Ajivika chuyên tu khổ hạnh, ông rất công bằng và
khuyến khích sống đời đạo hạnh (bhava
sudhi), nhiệt tâm (usahena), tôn
trọng lẫn nhau, đề cao giá trị nội tâm (bahu
sruta), tự chế
(sayame) và ngăn cấm việc xung đột tôn giáo. Ông đã không ngừng học hỏi đàm
đạo với các vị chân tu của các tôn giáo.
Về hình thức thì các Pháp dụ
đã được phân loại theo dạng bề mặt đã được chạm khắc: mặt núi
đá tảng, trụ đá và hang động. Ngay cả bề mặt của vật liệu và nơi
chốn cũng hàm cái dụng công của nó, cho nên nội dung của Pháp dụ cũng
đổi thay tương ứng. Dựa vào các pháp dụ này mà người ta có thể đoán
được niên kỷ của các sự kiện trong thời Asoka trị vì.
Có thể phân biệt được hai giai
đoạn các bia ký được tạo ra. Giai đoạn đầu, 11 năm sau khi Asoka lên
ngôi, các pháp dụ đước khắc trên vách đá một cách thô thiển, và tuỳ
vào nội dung dài ngắn mà còn chia ra là Đại Thạch Pháp dụ (Major Rock
Edicts) và Tiểu Thạch Pháp dụ (Minor Rock Edicts). Những Thạch Pháp dụ này thường được
khắc trên những tảng núi đá lớn đến nay đã bị hư hỏng khá nhiều. Lấy trường hợp bia ký ở Sopara, chỉ
vài mảnh của dụ VIII và IX còn sót lại. Nhờ vào những văn bản khác
còn được bảo quản tốt mà người ta đọc được những đoạn bị mất
ở những pháp dụ bị hư hỏng.
Cho đến nay người ta phát hiện có
14 đại thạch pháp dụ mang nội dung rất rộng rãi từ việc hạn chế
sát sinh đến cung cấp các dịch vụ phúc lợi và y tế, rồi đến cuộc
chiến ở Kalinga và những tác dụng của nó. Lại thêm hai pháp dụ Kalinga
đựơc ban ra vào năm măm 259 TTL, có học giả còn gọi là pháp dụ số 15
và 16. (mà nội dung tương tự như 3 pháp dụ đã bị hư hõng, là các pháp
dụ số XI: nói về việc cứu tế và sự tương thân của nhân loại, số
XII: nói về sự khoan dung tôn giáo và XIII: nói về cuộc chíến tranh ở Kalinga, sự hồi tâm của Asoka). Hai pháp dụ
này cũng có lời dành cho các quan cai trị vùng mới chiếm, nói về những
vấn đề đạo đức, thi hành công lý, vấn đề làm giảm căng thẳng với
lân bang và cải thiện hoà bình liên quốc.
Mười
bốn đại thạch pháp dụ kể trên được tìm thấy
ở 6 nơi khác nhau gồm: hai nơi gần biên giới phía tây của đế quốc
Maurya bên biển Ả Rập là Sopara thuộc bang Bombay và Girnar thuộc bang
Saurahtra; hai nơi gần biên giới tây bắc là Mansehra và Shahbazgarhi ở vùng
tây Pakistan; một nơi ở phía bắc là Kalsi thuộc Uttar Pradesh và một ở
phía nam Erragudi thuộc Andhra Pradesh. Mười
một đại thạch pháp dụ cùng với 2 pháp dụ Kalinga còn được tìm thấy
ở Dhauli và Jaugada thuộc Orissa, gần bờ biển phía đông bên vịnh Bengal.
Những
Tiểu Thạch Pháp dụ có lẽ đã được ban ra vào năm 260 TTL và là
những Pháp dụ đầu tiên, cùng lúc với những chuyến vi hành Pháp bắt đầu.
Chúng tập trung hầu hết ở phía giữa và nam của đế quốc gồm Tiểu Thạch
Pháp dụ I, được tìm thấy tại 7 nơi ở bắc Ấn và Hyderabad: là Bairat,
Gavimath, Maski, Palkigundu, Gujarra, Rupnath và Sahasram. Tiểu Thạch Pháp dụ II
được tìm thấy tại 5 nơi ở phía nam là Brahmagiri, Jatinga-Ramesvara và
Siddaoura thuộc bang Mysore, Erragudi và Rajula-Mandagiri thuộc bang Andhra. Tiểu
Thạch Pháp dụ III (pháp dụ dành cho tăng già ban ra vào năm thứ 12 sau khi
lên ngôi) được tìm thấy ở Bairat.
Ở giai đoạn sau, vào năm thứ 27
đến 28 dưới triều của hoàng đế Asoka, những pháp dụ mới đươc khắc
lên trên những cột đá đánh chà bóng loáng, được dựng lên ở nhiều
thành phố quan trọng trong thung lũng sông Hằng và các đường lớn trong đế
quốc, thường được gọi là Thạch trụ Pháp dụ (Pillar Edicts). Lúc ban đầu
có lẽ có rất nhiều pháp trụ được dựng lên, nhưng đến nay chỉ còn
lại có 10 trụ mà thôi. Mồi trụ trung bình
cao khoảng từ 12 đến 15 thước, nặng đến 50 tấn. Trên đầu mỗi trụ
đều được điêu khắc những hình tượng thật tinh xảo như sư tử gầm,
con bò thần hay con ngựa thánh vv.. Tất cả thạch trụ đều được lấy từ
các mõ ở Chunar, phía nam Varanasi và được kéo đến nơi được dựng lên,
nhiều khi xa cả hàng trăm dặm. Dù sau bao nhiêu thế kỷ phơi giữa mưa nắng
gió sương vậy mà nước bóng láng vẫn còn sáng như gương, đủ nói lên
chất lượng cao tuyệt của nghệ thuật tạc đá của Ấn thời bấy giờ.
Hai đại
sư Trung quốc hành hương Tây trúc (Aán) là Pháp Hiển (Fa Hien: 401 – 410
TL.) ghi là đã nhìn thấy 6 pháp trụ, và Huyền Trang (Hiuen Tsang hay Yuan
Chwang: 629 – 645 TL) thì đã thấy 15, trong số ấy ngày nay chỉ 2 còn tồn
tại đúng theo lời Huyền Trang mô tả trong ký sự. Những pháp thạch trụ
dựng ở Meerut và Topra đã được vua Sultan Driuz Shah dời về Delhi ở thế
kỷ 14. Trụ tại Kausambi (thuộc bang Kosam ngày nay) cũng đã được vua Akbar dời về
Allahabad ở thế kỷ 16. Một số lớn khác có lẽ đã bị chôn vùi, che phủ
bởi rừng rậm theo thời gian thăng trầm,
vật đổi sao dời.
Các Thạch trụ Pháp dụ này gồm 7 dụ mà nội dung tương
đối đơn giản: bắt đầu bằng hai trụ nói về tự tánh của Chánh
pháp, đến 3 trụ nói về sự ứng dụng Chánh pháp vào việc chế ngự ác
nghiệp và tham ái, việc truyền bá đạo đức và công lý, và những qui định
về việc sát hại súc vật và tiệc tùng công cộng, và kết thúc với một
pháp dụ (hoặc 2 như trong trường hợp của trụ Topra) nói về phương thức
truyền bá đạo đức. Những thạch
trụ Pháp dụ này đã được tìm thấy ở rãi rác
trên 30 nới kháp toàn cõi đế quốc Maurya bao gồm Ấn độ, Nepal, Pakistan
và Afghanistan ngày nay, như Meerut và Kausambi thuộc Utter Pradesh,
Lauriya-Araraj, Lauriya-Nandangarh và Rampurva thuộc Bihar. Một trụ khác với dụ
thứ 7 lại được tìm thấy tại Topra thuộc vùng đông Punjab. Văn bản của
bia ký trên các Thạch trụ Pháp dụ này giống hệt nhau.
Trụ Allahabad lại có khắc thêm 2 dụ khác. Dụ thứ nhất,
có khi được gọi là tiểu thạch trụ pháp du I, cũng còn thấy xuất hiện
ở Sanchi thuộc bang Bhopal và tại Sarnath thuộc bang Uttar Pradesh. Bia ký
không được bảo quản tốt nên văn bản của bia ký trên trụ ở ba nơi có
nhiều thay đổi.
Trụ tại Sarnath (nơi có vườn nai: Lộc Uyển) lại còn
khắc thêm phần tiếp theo của dụ trên trụ Allahabad, còn gọi là tiểu thạch
trụ pháp dụ II. Ngày nay chính phủ Ấn dùng hình tạc bốn con sư tử đâu
lưng với nhau trên thạch trụ Sarnath làm biểu tượng quốc gia. Dụ còn lại
thứ hai trên trụ Allahabad có khi được gọi là tiểu thạch trụ pháp dụ
III, là quà tặng của một bà hoàng hậu của vua Asoka, nên còn được gọi
là Pháp dụ của Hoàng hậu.
Hai trụ tìm thấy ở Nepal là trụ ghi dấu thánh địa,
một ở Rummindei hay Lumbini, nơi đức Phật đản sanh, một gần hồ lớn
Nigali Sagar, gần tháp giữ xá lợi của cổ Phật Kanakamuni.
Những pháp dụ hang động (The Cave Edicts) được tìm thấy
ở 3 trong số 4 hang trong dãy núi Barabar thuộc bang Bihar. Trong 2 hang trước
có bia ký của Hoàng đế Asoka ghi vào năm thứ 12, hang thứ ba ghi năm thứ
19 sau khi ông lên ngôi, tặng các hang động như là nơi cư trú cho các nhà
tu khổ hạnh thuộc giáo phái Ajivika, mà giáo chủ là Gosala cùng thời với
Đức Thích Ca. Trong hang thứ 4 thì bia ký được ghi lại thuộc thế kỷ thứ
5 TL sau này. Ở một nơi khác là đồi Nagarjuni có 3 hang động nữa chứa
bia ký đề tặng cho tu sĩ phái Ajivika của một vị vua dùng tước vị “Thiên
tử ”, nhưng lại do vua Dasaratha, cháu của hoàng đế Asoka cho dựng lên.
Vị trí của Hoàng đế Asoka trong
Phật giáo thật là vinh hiễn, có thể nói là được tôn sùng lên hàng Hộ
Pháp Vương. Những công đức của ông thường được giới Phật tử ca tụng
là lòng sùng bái và hổ trợï Phật giáo của ông. Asoka cho xây cất nhiều
tháp thờ xá lợi Phật (stùpa), nhiều tịnh xá (vihàra). Kinh sách còn ghi
là 84 ngàn vihàras ở 84 ngàn thị trấn, và ngôi lớn nhất Asokàràma ở
ngay kinh đô để vua thường đến cúng bái. Ông đã chu cấp thực phẩm
cho hàng trăm ngàn tăng ni, vì thế thời bấy giờ đã có nhiều kẽ xấu lợi
dụng khoác áo nhà tu gia nhập tăng chúng để được sống an nhàn. Điều
này đã đưa đến tình trạng suy đồi trong việc tu tập Phật pháp. Khi biết
ra tệ nạn, Asoka liền ra lệnh cho thanh lọc hàng ngũ tăng già và đã loại
bõ đến 60 ngàn kẽ ngụy danh và ăn bám trước kỳ Đại hội kiết tập
kinh điển (sangìti) lần thứ 3 tại kinh đô Pâtaliputrâ do ông bảo trợ.
Ông thường đi hành hương chiêm
bái những Phật tích và cho dựng những cột trụ đá tán thán, mà gần đây
nhiều cuộc khảo cổ đã phát hiện được ở Lumbini nơi Đức Thích Ca đản
sanh, hay ở Bồ đề Đạo tràng (Bodh Gaya)
mà thời ấy được gọi là Sambodhi
hay Vajirasana. Riêng thạch trụ ở Bồ đề Đạo tràng lại có khắc
Pháp dụ số VIII ban ra vào năm thứ 10 sau khi ông đăng quang. Ông còn đề ra một chương trình tu hïoc
Phật pháp cho tín đồ. Ông cũng cho dựng những trụ đá ghi sự liễu ngộ
Phật pháp của ông (như trên Tiểu thạch pháp dụ). Ông thường trực tiếp
phân xử những cuộc tranh luận giữa các tông phái và cương quyết ngăn
chặn những sự phân hoá trong tăng già.
Cũng nhờ sự hộ pháp của ông
mà Phật giáo đã được lan rộng khắp đế quốc Maurya, và đến các nước
lân cận. Cũng theo bộ Mahavamsa ở Tích Lan thi khi Hội đồng tăng già trong
nước quyết định muốn truyền bá Phật pháp ra nước ngoài, vua Asoka liền
giúp đở tích cực, còn phái ngay cả hoàng tử Mahinda và công chúa Sanghamitta, (và về sau cả đứa cháu
Sumana) vào đoàn truyền giáo xuống Tích Lan vào năm thứ sáu dưới
triều của ông, cũng như gởi những đoàn khác đến vùng Đông Nam Á và
Trung Á. Ông còn gởi những đoàn sứ giả (duta) đến 5 nước phía tây thuộc
đế quốc Hy lạp mãi đến vùng biển Địa Trung Hải (Mediteranean) từ
Syria đến Macedonia, như đã ghi trong pháp dụ số XIII.
Trong khi những đoàn truyền giáo qua hướng tây không mấy
thành công thì những tăng đoàn hoằng hoá do hoàng tử Mahinda và công chúa
Sanghamitta hướng dẫn xuống phía nam lại thành công rực rỡ. Ngay từ buổi
đầu cho đến nay Phật giáo đã trở thành quốc giáo ở Tích Lan. Có truyền
thuyết cho rằng phái Thượng toạ bộ còn được truyền đến Miến Điện
từ Tích Lan dưới triều Asoka, nhưng ai cũng bíết rằng Phật giáo chỉ du
nhập Miến vào khoảng từ thế kỷ thứ 5 TL.
Đáng tiếc là sau khi ông mất vào năm 232 TTL thì đế
quốc Maurya rộng lớn cũng tan rã theo khoảng 50 năm sau, và rồi bị giòng
họ Shungas thay thế; và những công tác phúc lợi xã hội do ông đề xướng
cũng không kéo dài được lâu trừ những pháp dụ khắc vào đá và ảnh hưởng
truyền bá đạo Phật qua Đông Phương.
Xem tiếp phần II
http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/nguoi/asoka_phapdu_trenda.htm