Pháp sư Tịnh Không và ngữ lục
Trích dịch từ Phật Pháp chi đạo
Tịnh Như
dịch
I.
Đôi nét về Pháp Sư Tịnh Không
Pháp Sư Tịnh Không thế danh là
Từ Hiệp Hồng, sinh năm 1927 tại huyện Lư Giang, tỉnh An Huy, Trung Quốc.
Ngài trước sau theo học với giáo sư triết học phương đông Mỹ; cao tăng
Tây Tạng Đại Sư Chương Gia và nhà Phật học Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam suốt 13
năm dài. Pháp sư từng
học Triết học và Phật pháp, thông đạt sâu sắc; không những Ngài tinh
thông Kinh luận của các tông phái Phật giáo, mà đối với các loại học
thuyết của các tôn giáo khác như: Nho gia, Đạo gia và Hồi giáo (Islam)v.v..
cũng rất am tường. Trong các pháp môn Lão Pháp Sư đặc biệt tận tâm tận
lực nhất với Tịnh độ tông và đạt được thành tựu cũng rất huy hoàng.
Năm 1959 Ngài thế phát xuất gia
ở chùa Lâm Tế vùng Viên Sơn, thành phố Đài Bắc, pháp danh là Giác Tịnh,
tự là Tịnh Không. Sau khi thọ cục túc giới, Ngài ở Đài Loan và đi khắp
nơi trên thế giới hoằng Kinh thuyết pháp hơn 40 năm, đồng thời đề xuất
xướng “Phật giáo” là “nền giáo dục của Phật Đà”;
Lão Pháp Sư đã và đang giảng giải các bộ Kinh như lớn: “Kinh Hoa Nghiêm,
Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Viên Giác, Tịnh Độ Ngũ Kinh1v.v…cùng
mấy chục bộ Tạng Kinh.
Tuy
đã ngoài tuổi 80,
nhưng Ngài vẫn còn rất minh mẫn. Đặc biệt mấy năm gần đây, để phòng
chống xung đột chiến tranh, đồng thời khôi phục lại lý niệm giáo dục của
Thánh Hiền ở các nước đã bị sao lãng, Lão Pháp Sư với tinh thần từ bi ân
cần dạy dỗ đã khiến cho mọi người vô cùng khâm phục.
Năm 1977, Ngài bắt đầu nhận lời mời
thuyết giảng ở hải ngoại, với mục đích đẩy mạnh giáo dục của Phật Đà,
chỉ rõ phương châm của nền giáo dục Đại Thừa là phá trừ mê tín,
khai mở chân trí, để mọi người thấu rõ chân thật, hư vọng,
chánh tà, đúng sai, thiện ác, lợi hại, xây dựng lý trí, đại giác, phấn
phát, tiến thủ, lạc quan, hướng đến vũ trụ nhân sinh quan; có như
vậy mới giải quyết được khổ nạn của tất cả chúng sanh, đạt được mục tiêu
của giáo dục là mang đến hạnh phúc chân thật vĩnh viễn.
Để thực hiện tâm niệm này, Pháp sư
không ngại xa xôi, thường xuyên lai vãng Đài Loan, Hương Cảng, Singapor,
Malaisia, Hoa
Kỳ, Canada, Australia,
Tây Ban Nha, Anh Quốc.v.v..xướng
đạo thành lập hơn 50 Tịnh tông học hội, và đảm nhiệm
ủy viên cố vấn, thầy
hướng dẫn của mấy chục đoàn thể xã hội và đoàn thể Phật giáo. Đồng thời,
Lão pháp sư còn kêu gọi con
cháu Hoa Hạ
2
khắp nơi trên thế giới cùng nhau kiến lập “Từ đường Bách tính nhân
dân Trung Hoa”. Ngài hy vọng, với cách giáo dục này có thể giúp mọi
người biết “Thành, kính, trung, tín”, kế thừa tư tưởng hiếu đạo,
luân thường đạo lý, thuần phong mỹ tục, vận nước hưng thạnh, xây dựng
thái bình. Vả lại Ngài cho rằng “văn ngôn văn3” là
ngôn ngữ chung của ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai; đã tạo nên một đất
nước Trung Hoa đạm đà bản sắc văn hóa, cống hiến rất nhiều phát minh vĩ
đại cho thế giới, chính là bảo tàng trí huệ ngàn năm của nhân loại; cùng
với người hiện đại kết tinh thành một thể. Mỗi một con cháu Viêm Hoàng
phải có nghĩa vụ truyền thừa, phát dương quang đại.
Năm 1985, Pháp Sư di cư đến Mỹ
Quốc. Trong thời gian định cư tại đây, ngài luôn đề cao phương diện đạo
đức, đồng thời cống hiến rất nhiều cho xã hội. Thời gian đó, Ngài cũng
đã nhận lời thuyết giảng Phật pháp tại các trường lớn như: Đại học Lý
công Nam Dương (Singapor); Maine, Minh Châu, Đức châu, Hawai (Mỹ);
Melbourne (Australia), Perth, Lý công Khắc Đinh, Monash và đại học Phụ
Nhân (Đài Loan)và các trường đại học Thành công, Trung Sơn.v.v.. (Trung
Quốc) và rất nhiều đài truyền hình, đài pháp thanh trong ngoài nước. Nơi
nào lão pháp sư thuyết giảng, mọi người quy tụ lại thính pháp rất đông,
tứ chúng đệ tử hết lòng ủng hộ.
Năm 1995, Ngài chỉ đạo Cư Sĩ Lâm
Phật giáo Singapore và Tịnh Tông học hội liên kết sáng lập lớp “Bồi
huấn nhân tài hoằng pháp” và chỉ dạy những công tác giáo dục thường
ngày. Lúc đó, Ngài ở Singapore hàng năm chuyên giảng “Kinh Hoa
Nghiêm, Kinh Vô Lượng Thọ và Kinh Địa Tạng”, đồng thời sáng lập “Học
viện giáo dục Phật Đà” nhằm nâng cao trình độ nhân tài hậu lai của
Phật giáo.
Tháng 8 năm 1995, Ngài được tiểu
bang Texas (Mỹ) phong tặng “Công dân danh dự của tiểu bang” và
thành phố Dallas trao tặng “công dân danh dự của thành phố”.
II.
Ngữ lục của Pháp Sư
Tịnh Không
v
Hy vọng chúng ta cùng
nhau nỗ lực, khai mở tâm lượng, thật sự làm đến “Tận tâm tận lực,
thật lòng niệm Phật, cầu sanh Tịnh độ”. Đồng thời chúng ta phải phát
nguyện: “Cống hiến hết đời mình, vì chúng sanh trên toàn thế giới mà
phục vụ, vì tất cả chúng sanh khổ nạn mà phục vụ”
v
Ngày nay là thời đại
mở cửa, thái độ nghiêm túc cứng ngắt, rất khó khiến mọi người tiếp thụ.
Người hiện đại thích hoạt bát, do vậy lúc chúng ta giảng Kinh thuyết
pháp không nên quá khô khan, phải cởi mở; trong trang nghiêm phải có
hoạt bát, hoạt bát nhưng không mất phần trang nghiêm. Như vậy, chúng ta
mới có thể đem lại lợi ích cho tất cả chúng sanh. Trong kinh “Pháp
Hoa” cũng có nói: Phật pháp tiểu thừa bảo thủ, Phật pháp đại thừa
khai mở; thời kỳ mạt pháp nên hoằng dương đại thừa.
v
Người thông thường
rất dễ bị ma chướng chiêu tập. Nguyên nhân chủ yếu chính do họ thích
thần thông, cảm ứng. Ma có thần thông. Chư Phật Bồ Tát đương nhiên cũng
có thần thông, nhưng Phật và Bồ Tát sợ chúng sanh đối với chính Pháp,
ma pháp lẫn lộn không phân biệt rõ. Do vậy, Phật Bồ Tát chỉ dùng cách
giảng Kinh thuyết pháp cứu độ nhân sinh, còn đối với thần thông cảm ứng,
tuyệt không đề cập đến.
v
Hoàn cảnh xã hội hiện
đại rất phức tạp, sự cám dỗ của ngũ dục lục trần, công danh quyền lợi
rất nhiều, xác thực tu hành không phải dễ. Nếu như không có định lực
thâm sâu, đạo tâm kiên cố, thì bạn sẽ dễ dàng bị thối chuyển. Vì vậy,
chúng ta phải nhớ những lời giáo huấn của cổ đức: “Cẩn trọng lời nói,
hành vi; chú ý giữ gìn tâm thanh tịnh của mình”
v
Việc lớn nhất của đời
người là phải làm những việc thật sự mang lại lợi ích cho chúng sanh,
cũng chính là đem văn hóa truyền thống đời này truyền lại cho đời khác.
Văn hóa là căn nguyên của tất cả hạnh phúc. Nếu như vứt bỏ văn hóa đi,
tất cả mọi việc dù bạn có làm có tốt đi nữa cũng chỉ giống như đóa hoa
huỳnh sáng nở tối tàn, không thể giữ lâu dài được.
v
Phật pháp nhất định
phải lấy văn hóa bản địa làm cơ sở, mới có thể kiến lập đạo Phật. Vì văn
hóa là căn bản trọng yếu, nhưng công việc phục hưng văn hóa này đa phần
mọi người không nhận ra. Cho nên nói, nếu ai có thể từ bỏ công danh, lợi
dưỡng, lặng lẽ âm thầm cống hiến, người như vậy thật sự rất vĩ đại, sự
nghiệp không ai bì nổi.
v
“Nhân năng hoằng
đạo, phi đạo hoằng nhân” Người thế nào mới có thể hoàng dương đạo
pháp? Đó là người có đức và có học. Người có học vấn mà không có phẩm
hạnh sẽ dễ dàng đi theo tà tri tà kiến. Phật pháp “bất tri bất giác”
sẽ biến thành ma pháp. Người chỉ có đức hạnh mà không có học vấn, thường
hay tự lợi, không thể đem Phật pháp hoằng dương rộng rãi, quảng độ chúng
sanh. Cho nên, người phát tâm giảng Kinh hoằng pháp, kế tục huệ mạng Như
Lai thì phẩm chất, học vấn đều phải nổ lực bổ sung cho đủ. “Giải hành
bính trọng” (giải hành đều trọng), giải là học vấn, hành chính là
phẩm đức.
v
Sống trên đời, cư xử
với người phải học đức khiêm tốn, nhường nhịn, có thể phân biệt được
đúng sai, thiện ác, thật giả, chánh tà.
Đây chính là trí tuệ.
v
Pháp thế xuất
thế gian cũng không thể không có phúc báo, đặc biệt là người lãnh
đạo càng phải có phúc báo lớn hơn. Người không có phúc báo, dù cho tranh
giành được vị trí lãnh đạo cũng không giữ được lâu dài.
v
Người thể hiện tài
năng xuất chúng mà không có phúc báo, người đó gọi là “thông minh
trái lại bị thông minh làm hại”
v
Phật môn từ xưa
đến nay, dùng nghệ thuật lấy ví dụ để hoằng pháp rất nhiều. Xưa nay chư
đại đức vô cùng xem trọng việc này, cho nên Phật pháp đa phương diện,
chỉ cần tùy theo sở trường của mình mà cống hiến, phát huy, tinh tấn tu
học, đều có thể đem lại lợi ích cho chúng sanh.
v
Đối với người bất
đồng quan niệm, bất đồng pháp môn, chúng ta phải hết sức tôn trọng.
v
Người học Phật,
bất luận là xuất gia hay tại gia, cho dù là người không học Phật cũng
phải “dĩ hòa vi quý”. Trong sách “luận ngữ” có nói: “lễ
chi dụng, hòa vi quý”( công dụng của lễ lấy hòa làm quý). Bất luận
đoàn thể lớn nhỏ, chỉ cần làm cho nhân sự hòa thuận, tài chính công khai.
Đoàn thể đó nhất định hưng vượng, nếu không chắc chắn thói xấu nổi lên
đầy rẫy. Chúng ta đã phát tâm học Phật, tích lũy công đức, phải biết hai
điều này, vì đây chính là nền tảng của đức hạnh.
……………………………………………………………………………………………………
***