Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
Hình thành Người Kế Thừa cho Phật Giáo Đài Loan hiện nay
Tịnh Tâm Trưởng Lão

Phật Giáo là do Đức Thế Tôn khai sáng, sau khi truyền đến các nước phân thành Nam Truyền, Bắc Truyền Phật Giáo. Gần đây, lại truyền đến Âu Mỹ v.v...Va hôm nay có thể phổ biến khắp trên toàn Thế Giới. Đâu là những nhân tài kế thừa ưu tú, thay thế truyền thừa, đem Phật Giáo đi khắp nơi hoằng truyền. Điều này, đương nhiên là phải có nhân tài kế thừa thì Phật Giáo mới có thể hưng thịnh. Còn nếu như người kế thừa không có lý tưởng thì Phật Giáo có thể bị mai một. Cũng giống như người kế thừa bị đoạn tuyệt thì xem như Phật Giáo bị diệt vong. Bởi vậy, đứng trên lập trường của người hoằng dương Phật Giáo, hình thành người kế tục là một quá trình rất quan trọng. Hôm nay chủ đề của Hội Nghị về Học Thuật, cũng là xác định lại vấn đề này.

Nói về hình thành người kế thừa cho Phật Giáo Đài Loan hiện nay, cơ cấu bồi dưỡng cho Người Kế Thừa Phật Giáo Đài Loan Thời Hiện Tại, thì có Pháp Hội Truyền Thọ Tam Đàn Đại Giới, có Phật Học Viện tiếp nhận nền Giáo Dục Phật Giáo. Giáo Dục Phật Giáo Đài Loan sau chiến tranh, lấy cột móc từ Ngài Từ Hàng pháp sư ở Chùa Viên Quang Thành Phố Trung Lịch khai sángGiảng Tập Hội】(hội thực tập thuyết giảngthì ngày nay cơ cấu về Giáo Dục Phật Giáo Đài Loan bao gồm có 20 Phật Học Viện và Nghiên Cứu Sở. Nhưng có một vài cơ cấu giáo dục về học tập của học sinh, không nhũng có chúng Xuất Gia, mà còn có cả chúng Tại Gia theo học.

Có số học sinh Tại Gia, sau khi Tốt Nghiệp không chắc chắn Xuất Gia, thì số này không thể tính vào hàng ngũ của người kế thừa Phật Giáo. Tuy nhiên cũng có một số chúng Xuất Gia được tiếp nhận đầy đủ của nền Cơ Cấu Giáo Dục, nhưng nếu chưa thọ Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni Giới thì cũng chưa đủ tư cách. Bởi vậy, phải trãi qua Tam Đàn Đại Giới, đó mới là việc tất yếu. Bởi thế, các Phật Học Viện và Nghiên Cứu Sở của Phật Giáo Đài Loan, là để thăng hoa kiến thức cho Tăng Ni mà thôi, còn Đại Pháp Hội Truyền Giới mới là hình thành người kế thừa chân chánh. Đây là một số tình hình mà cũng có thể nói là điểm đặc sắc của Phật Giáo Đài Loan.

Pháp hội truyền giới của Phật Giáo Đài Loan sau chiến tranh, được bắt đầu vào năm 1953. Hiện tại, y cứ vào quy định của Hội Phật Giáo Trung Quốc, mỗi năm tiến hành một lần. Tuy nhiên, hiện tại người cầu thọ giới không mấy nhiệt tâm cho lắm. Bởi vậy, mỗi năm người thọ giới càng ngày càng ít. Bây giờ, có thể giới thiệu sơ qua về tình hình thọ giới năm trước và năm nay của hai chùa Diệu Thông và Nguyên Hưởng. Từ đó, để biết được quá trình hình thành người kế thừa của Phật Giáo Đài Loan.

Giới tử thọ Tam Đàn Cụ Túc tại Chùa Diệu Thông của năm trước2006: Tỳ Kheo là 132 vị, Tỳ Kheo Ni là 343 vị. Tổng cộng là 475 vị. Tỷ xuất là: Tỳ Kheo 27,8%. Tỳ Kheo Ni 72,2%. Tỳ Kheo Ni nhiều hơn 44,4%.

Độ tuổi thọ giới: - Tỳ Kheo độ tuổi từ 20 – 30 tuổi có 50 vị, từ 31 – 40 tuổi có 35 vị, từ 41 – 50 tuổi có 15 vị, từ 51 – 80 tuổi có 32 vị. Tỷ xuất là: dưới 30 tuổi chiếm 37,9%. Từ 31 - 40 tuổi chiếm 26,5%. Qua đây, cũng có thể nói là Tăng Trẻ dưới 40 tuổi chiếm 64,4%

Tỳ Kheo Ni độ tuổi từ 20 – 30 tuổi có 146 vị, từ 31 – 40 tuổi có 75 vị, từ 41 – 50 tuổi có 40 vị, từ 51 – 80 tuổi có 82 vị. Tỷ xuất là: dưới 30 tuổi chiếm 42,6%, từ 31 – 40 tuổi chiếm 21,9%, Qua đây cũng có thể nói là Ni Trẻ dưới 40 tuổi chiếm 64,5%

Còn về phương diên Kiến Thức thì Tỳ Kheo Tốt Nghiệp Đại Học có 25vị chiếm 19%, Trung Học Phổ Thông có 35 vị chiếm 26,5% , Trung Học Cơ Sở có 26 vị chiếm 19,7% , Tiểu Học có 46 vị chiếm 34,8%. Tỳ Kheo Ni Tốt Nghiệp Đại Học có 42 vị chiếm 12,2% ,

Trung Học Phổ Thông có 120 vị chiếm 35%, Trung Học Cơ Sở có 38 vị chiếm 11% , Tiểu Học có 108 vị chiếm 41,8%

    Giới tử thọ Tam Đàn Cụ Túc tại Chùa Nguyên Hưởng của năm nay2007:

Tỳ Kheo có 121 vị, Tỳ Kheo Ni có 417 vị, Sa Di 3 vị, Sa Di Ni 6 vị. Tổng cộng có 547 vị. Tăng chiếm 22,7%, Ni chiếm 77,3%. Ni nhiều hơn Tăng 54,6%.

Độ tuổi thọ giới: - Tỳ Kheo độ tuổi từ 20 – 30 tuổi có 45 vị, từ 31 – 40 tuổi có 21 vị, từ 41 – 50 tuổi có 15 vị, từ 51 – 80 tuổi có 40 vị. Tỷ xuất là: dưới 30 tuổi chiếm 37.2%, từ 31 - 40 tuổi chiếm 17,4%, Qua đây, cũng có thể nói là Tăng Trẻ dưới 40 tuổi chiếm 54,6%.

Tỳ Kheo Ni độ tuổi từ: 20 – 30 tuổi có 154 vị , từ 31 – 40 tuổi có 82 vị, từ 41 – 50 tuổi có 48 vị, từ 51 – 80 tuổi có 133 vị. Tỷ xuất là:dưới 30 tuổi chiếm 36,9%, từ 31 – 40 tuổi chiếm 19,6%, Qua đây, cũng có thể nói là Ni Trẻ dưới 40 tuổi chiếm 56,5%.

Đồng thời, đối với Tỳ Kheo Tăng Lớn tuổi chiếm37,2%, Tỳ Kheo Ni chiếm 31,9%. Đây cũng là vấn đề đáng chú ý.

Còn về phương diện Kiến Thức thì Tỳ Kheo Tốt Nghiệp Đại Học trở lên có 13 vị chiếm 10,7%. Phật Học Viện 8 vị chiếm 6,6%, Trung Học Phổ Thông có 40 vị chiếm 33%, Trung Học Cơ Sở trở xuống có 60 vị chiếm 50%. Tỳ Kheo Ni Tốt Nghiệp Đại Học trở lên có 37 vị chiếm 8,8%, Phật Học Viện 57 vị chiếm 13,7% , Trung Học Phổ Thông có 83 vị chiếm 9,9%, Trung Học Cơ Sở trở xuống có 240 vị chiếm 57,6%.

Trong Pháp Hội Truyền Giới có hai lần là thời gian 53 ngày, hầu hết còn lại là 32 ngày. Trong thời gian diễn ra 32 ngày Đàn Giới, Giới Tử cầu thọ giới phải trãi qua học tập Lễ Bái, Quá Đường và một số Nghi Tắc về Oai Nghi Tế Hạnh. Đồng thời, còn phải nghe giảng Giới Pháp. Trong 16 ngày đầu thọ giới Sa Di, 24 ngày kế tiếp là thọ Cụ Túc Giới, 32 ngày cuối cùng là thọ Bồ Tát Giới. Như thế, mới giữ được tư cách của một vị Tỳ Kheo Bồ Tát Giới. Mới có thể làm một vị chân chánh Xuất Gia

Như trên đã nói, tại Đại Giới Đàn Chùa Diệu Thông Tỳ Kheo Ni vượt trội hơn so với Tỳ Kheo là 43%, còn tại Đại Giới Đàn Chùa Nguyên Hưởng Tỳ Kheo Ni hơn Tỳ Kheo Tăng là 55,6% . Đại Giới Đàn của Phật Giáo Đài Loan sau chiến tranh, trừ ra vào năm 1961 tại Giới Đàn Chùa Hải Hội Thành Phố Cơ Long có số lượng Tỳ Kheo nhiều hơn Tỳ Kheo Ni là 35%. Còn tất cả những Giới Đàn khác, số lượng Ni đều vượt trội rất cao so với Tăng. Vì Đại Giới Đàn ở Chùa Cơ Long có số lượng Tăng đông hơn là do có rất nhiều Giới Tử vừa giải ngũ trở về. Đây là một tình huống rất đặc biệt. Liên quan gì mà làm cho Nữ Chúng Xuât Gia ngày càng nhiều? Đây là một nguyên nhân chưa thể hiểu rõ ràng chính xác được? Nhưng vì là số lượng Ni rất đông, lực lượng rất mạnh, hoạt động về Phật Giáo khắp các nơi, cống hiến rất lớn lao, đây là sự thật không thể không chấp nhận.

Liên quan đến Người Lớn Tuổi cầu Thọ Giới. Tại Chùa Diệu Thông, Nam 32 vị chiếm 24,2%, Nữ 82 vị chiếm 23,9%. Tại Chùa Nguyên Hưởng, Nam 48 vị chiếm 32,2%, Nữ 133 vị chiếm 31,9%. Mỗi năm, Đại Giới Đàn cũng đều như thế, Người Lớn Tuổi Xuất Gia rất nhiều. Đúng ra, trách nhiệm của Tăng Già là đảm nhiệm gìn giữ ngôi Nhà Như Lai, Hoằng Hóa Phật Pháp, Tế Độ Chúng Sanh. Người Xuất Gia Lớn Tuổi, lấy ngôi Chùa làm chỗ ký thác cho lúc tuổi già, rồi biện luận cho đó là việc tu hành. Đúng ra là không được như thế. nhưng đó cũng là gốp phần vào gìn giữ ngôi Nhà Như Lai. Đó cũng là suy nghĩ cho việc cống hiến vào Hoằng Pháp Lợi Sanh. Y cứ vào Người Xuất Gia Lớn Tuổi của Phật Giáo Đài Loan Hiện Tại, thì có nhiều việc phải xem lại. Giáo Đoàn và Tự Viện cũng từ nguyên nhân này mà bị lão hóa. Đồng thời, cũng từ những nguyên nhân này mà phát sanh ra những vấn đề khác. Đối với việc này, cần phải suy nghĩ và nghiên cứu thận trọng.

Thứ đến, lại xem về Kiến Thức bên ngoài của Giới Tử: Nam thọ giới tại Chùa Diệu Thông, trên Đại Học chiếm 19%, Trung Học Phổ Thông chiếm 26,5%,. Giới Tử Ni Trên Đại Học chiếm 12,2%, Trung Học Phổ Thông chiếm 35%. Nam chúng thọ giới tại Chùa Nguyên Hưởng, trên Đại Học chiếm 10,7%, Trung Học Phổ Thông chiếm 33%. Giới Tử Ni trên Đại Học chiếm 8,8%, Trung Học Phổ Thông chiếm 19,9%. Đây là một vài con số phần nhiều được lấy từ số lượng giới tử thọ giới. Người Lớn Tuổi Xuất Gia, Kiến Thức không đồng đều khi được đối chiếu tỷ lệ %. Nếu chỉ lấy số Tăng Ni trẻ mà tính, thì con số % này được đề cao rất nhiều. Nhưng người kế thừa cho Phật Giáo, một nữa đã được nâng cao kiến thức, đây là điều tất nhiên.

Lại nói tiếp về phương diện Giáo Dục Phật Giáo, giới tử cầu thọ giới tại Chùa Nguyên Hưởng, Tăng 6,6%, Ni 13,7%. Đương nhiên, đây cũng là lấy toàn bộ người thọ giới làm tổng so sánh về %. Trên thực tế, đây là con số giáo dục tại Phật Học Viện, để xếp hạng Tăng Ni Trẻ. Bởi vậy, nếu tổng hợp số tuổi Tăng Ni Trẻ từ 20 – 30 tuổi mà tính theo tỷ xuất%, thì Tăng chiếm 18,8% , Ni chiếm 37%, con số này vẫn còn rất thấp

Phía trên, chỉ nói về Giới Tử Cầu Thọ Giới tại Chùa Diệu Thông, chưa có nói về con số Giáo Dục Phật Học Viện. Nguyên nhân là trong tư liệu khảo sát của Tôi chưa có lưu lại, nhưng trong bảng báo cáo Giáo Dục về Phật Học Viện đã nhận được, thì tôi nghĩ khoảng chừng 30% , có thể không sai. Nhưng những Tăng Ni dấng thân vào Xã Hội để Lãnh Đạo Quần Chúng, nhận lãnh trách nhiệm Hoằng Dương Phật Pháp, thì xưa cũng như nay đều đề cao tinh thần học vấn.

Trong quá khứ, Trung Quốc có rất nhiều ngôi Đại Tùng Lâm, người Xuất Gia sau khi thọ giới xong, thì nương vào những ngôi Chùa lớn, học tập các nghi thức của Thiền Môn, các Đại Tùng Lâm đều có những Thanh Quy nghiêm ngặt, toàn thể đại chúng đều phải tuân thủ nghiêm trì. Đại Tùng Lâm cũng là nơi đào tạo những Tăng Ni ưu tú. Mà hiện tại của Phật Giáo Đài Loan, bởi vì không có Đại Tùng Lâm, nên việc học tập các nghi thức cơ bản đối với người Xuất Gia, chỉ diễn ra trong Đại Giới Đàn mà thôi. Nhưng trong thời gian 32 ngày Giới Đàn diễn ra, xem lại cũng không phải là ngắn. Nhưng trong 32 ngày đó, trừ những Hành Giả hoc tập đầy đủ những hành nghi pháp tắc ra, thì còn phải nghe giảng Luật Nghi Sa Di, 250 Giới Tỳ Kheo, 348 Giới Tỳ Kheo Ni, Bồ Tát 48 giới Khinh. Ngoài ra, còn phải mất 6 ngày để Truyền Giới. Thật tình mà nói, tuy diễn ra 32 ngày, nhưng thời gian vẫn không đủ. Bởi vậy, sau khi thọ giới xong, còn phải thân cận Lương Sư, tiếp tục học tập và thực hành nhữnh nghi thức, nghiên cứu Phật Học.

Hiện tại ở Đài Loan, chỉ cần sau khi thọ Tam Đàn Đại Giới xong, đủ tư cách trở thành Tăng Ni. Không cần trãi qua tuyển chọn tư cách của một vị Trụ Trì, nhưng cũng có thể trở thành một vị Trụ Trì. Bởi vậy, sau khi Thọ Giới không bao lâu, thì đi tìm Chùa Trụ Trì hoặc tự vận động Phật Tử xây dựng, tự nhậm chức Trụ Trì mà không cần đến người khác. Do vì không có tư cách Trụ Trì nên mới bị hạn chế, thế mới có nguyên nhân dẫn đến việc tự thành lập Chùa. Khoảng 10 năm lại đây, số lượng Tự Viện tăng rất nhiều, phần đông là lợi dụng nhà người dân lập nên thành Chùa, Tịnh Xá, cứ thế mà hiện diện ngày càng nhiều. Tuy nhiên Tự Viện tăng nhiều, nhưng Tăng Ni của Tự Viện lại không được đầy đủ Giới Đức. Đây là sự phát triển đối với Phật Giáo Đài Loan, nhưng không phải là hiện tượng tốt.

Trong Đại Giới Đàn Chùa Diệu Thông: Nam Chúng cầu Thọ Giới, tuổi từ 20 đến 30 tuổi có 50 vị. Còn tại Chùa Nguyên Hưởng, Nam Chúng cầu Thọ Giới, tuổi từ 20 đến 30 tuổi có 45 vị. Mỗi năm Giới Đàn diễn ra, số lượng Tỳ Kheo Trẻ đều có khoảng chừng 40 – 50 vị. Chiếu theo lý thuyết mà nói, Tăng Kế Thừa có thể là không có vấn đề gì mới đúng. Nhưng trên thực tế, con số lưu động của Tăng rất đặc biệt:Có người sau khi Thọ Giới không bao lâu thì Hoàn Tục, hoặc giả là tự tìm đến núi cao Tu Khổ Hạnh, hoặc giả là bỏ Thầy Tổ, tứ xứ vân du. Có thể định tâm lại mà nói, một phần là do Thầy Tổ không Tinh Tấn Tu Đạo, hoặc khi đến học tại Phật Học Viện, không chuyên tâm cho mấy. Bởi vậy, hiện tại Tăng Thừa Kế cho Phật Giáo Đài Loan ngày một ít đi. Có thể nói đây là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng.

Trước mắt, vấn đề Người Kế Thừa cho Phật Giáo Đài Loan: phải đề cao những Tăng Ni có Học có Tu, thành lập chế độ cho Tăng Đoàn, lấy Thanh Niên Tăng đưa lên hàng đầu. Phải khởi xướng việc Học và Tu đối với Tăng Ni. Trước mắt, ngoài cơ cấu của Giáo Dục Phật Giáo là Phật Học Viện ra, thì phải thiết lập Đại Học Phật Giáo là điều bắt buộc và cần thiết phải có. Đối với việc này, Hội Phật Giáo Trung Quốc phải tích cực tiến hành.

Kế đến nói về chế độ của Tăng Đoàn, Phật Giáo Trung Quốc thời cận đại có Ngài Thái Hư Đại Sư, ngài có Trước Tác và Chỉnh Lý một số tác phẩm như: Tăng Già Chế Độ Luận1915, Tăng Chế Kim Luận1927, Cầu Tăng Vận Động1927, Kiến Tăng Đại Võng1930, Kiến Lập Hiện Đại Phật Giáo Trụ Trì Đại Võng1930v.v....Ngài kỳ vọng có thể kiến lập chế độ của Tăng Đoàn, cải cách và gia cố cho Tăng Đoàn Phật Giáo Trung Quốc. Nhưng rất đáng tiếc là cuối cùng Ngài cũng chưa thực hiện được. Phát triển và kế tục chế độ Tăng Già đối với Phật Giáo Trung Quốc là một việc rất là quan trọng. Bởi vậy, đứng trên ngôi vị tối cao của cơ quan chỉ đạo Hội Phật Giáo Trung Quốc, là phải toàn tâm tham gia, hoạt động tích cực thì mới được.

Hiện tại, vấn đề thiếu Tăng Trẻ ở Đài Loan, có thể nói là một vấn đề cực lớn. Nhưng đây không chỉ ở Đài Loan, mà Phật Giáo Người Hoa tại các nước như: Hồng Kông, Singapo, Malaisia, Philippin v.v....thì vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tôi nghe nói Đệ Tử của các Chùa tại Nhật Bản, phần nhiều không muốn thừa kế chức vụ Trụ Trì của người Cha, đây không phải là biểu hiện của người Thừa Kế Phật Giáo tại Nhật Bản là có vấn đề hay sao?

Vấn đề về Người Thừa Kế này, không những là trong Phật Giáo, mà trong Giáo Đoàn của Thiên Chúa Giáo cũng tồn tại. Năm 1963, Tôi là một trong những thành viên của đoàn phỏng vấn Phật Giáo Trung Quốc. Lúc phỏng vấn các nước tại Á Châu, rồi tham quan Viện Thần Học của Philippin. Căn cứ vào người phụ trách tại đây thì được biết số Học Sinh trong Viên Thần Học ngày càng xúc giảm rất nhiều, cũng có thể nói là các Giáo Sĩ Truyền Giáo cũng kỳ vọng số giảm sẽ ngày một ít hơn.

Gần đây, Ông Tổng Giám Mục của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo tại Đài Loan cũng nói: về phương diện của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo thì Người Kế Thừa cũng là một vấn đề nan giải. Khi hỏi Ông là có kế sách gì giải quyết không? Thì Ông trả lời là: Trước mắt, là do việc liên quan đến Kế Hoạch Hóa Gia Đình, một nữa các Gia Đình chỉ có một Nam hoặc một Nữ, nếu để cho Con Trai trở thành Nhà Thuyền Giáo, đây là một việc hết sức khó khăn, đành phải khuyến khích Giáo Dân sinh thêm một Nam nữa, thì mới có người truyền giáo. Người Kế Thừa của Tôn Giáo ngày càng ít, nguyên nhân là do Giới Trẻ ngày càng cách xa với Tôn Giáo nên mới dẫn đến vấn đề này. Để cho Giới Trẻ phát khởi tín tâm, trở thành Người Kế Thừa cho Tôn Giáo. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng đối với các Nhà Lãnh Đạo Tôn Giáo thời hiện tại.

Chúc Tiếp dịch

Chú thích: Đây là bài phát biểu của Hòa Thượng Tịnh Tâm trong một buổi Hội Thảo Phật Giáo tại Đài Loan.

Hòa Thượng Tịnh Tâm hiện là Hội Trưởng Hội Phật Giáo Người Hoa Trên Thế Giới. Cũng là một trong những thành viên thường trực của Đại Lễ Phật Đản Do Liên Hiệp Quốc Tổ Chức.

 http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/nguoithuake_pgDaiLoan.htm

 


Vào mạng: 1-1-2008

Trở về mục "Phật giáo năm Châu"

Đầu trang