Hầu hết tín đồ Phật giáo tại
đây đều là người Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên, Thái Lan, Tây Tạng,
Campuchia, Nhật Bản... và cũng có một số ít khác là người bản xứ, những
người đã quan tâm đến tôn giáo đầy thu hút này và con số đang gia
tăng một cách chậm chạp trong hai thập niên qua. Thật khó mà biết được
tổng số tín đồ Phật giáo ở Na Uy là bao nhiêu, bởi vì có nhiều chủng
tộc khác nhau, lại thành lập những tổ chức riêng biệt. Về phần người
Na Uy có một số thành lập hội và một số khác thì gia nhập vào các
nhóm đặc biệt, chính yếu là ở tại thủ đô Oslo. Do chưa có sự thống
nhất về mặt tổ chức, nên người Phật tử ở đây học tập, nghiên cứu
và thực hành giáo lý đạo Phật theo cách nhìn của riêng họ. Tuy nhiên tại
Oslo, có Hội Phật giáo Theravada, các nhóm khác thuộc Đại Thừa Phật giáo
Tây Tạng. Vì thế, có thể phỏng đoán tổng số tín đồ Phật giáo ở
Na Uy có lẽ xấp xỉ trên dưới 10.000 người.
Ca Tô giáo và Tin Lành giáo là hai tôn giáo chính ở Na Uy.
Ky Tô giáo đã thống trị ở đất nước này từ chín trăm năm qua, tức là
từ năm 1030, sau khi chấm dứt của triều đại Viking và chấm dứt tín ngưỡng
Đa thần (Polytheism). Một tôn giáo lớn khác ở Na Uy là Hồi giáo, với số
lượng khoảng 100.000 tín đồ. Phần lớn họ đều là người đến từ các
nước ở Bắc Phi. Số người này đến Na Uy vào thập niên bảy mươi như
là những công dân ngoại quốc và sau đó họ xin định cư luôn.
Người đầu tiên có công đưa Phật giáo vào Na Uy là một
nhà truyền giáo Ky Tô, giáo sĩ Karl Ludvig Reichelt (1877-1952), một trong số
nhiều tu sĩ Ky Tô giáo được đưa đến làm việc ở Đông Nam Á. Trong lớp
người của ông, nhiều người đã chống đối lại Lão giáo, Phật
giáo... nhưng một số khác lại quan tâm đến các tín ngưỡng này vì sự
bao dung và tính phóng khoáng của nó. Đặc biệt trong số những người này
phải kể đến giáo sĩ Karl L. Reichelt.
Karl L. Reichelt được giáo dục để trở thành một thầy
giáo dạy tiểu học. Sau đó ông học một trường truyền giáo ở
Stavanger, khi tốt nghiệp, ông được cử đến truyền giáo ở Ninsiang, tỉnh
Hồ Nam, Trung Quốc vào năm 1902. Ông ở lại nơi đó được tám năm thì
được đưa đi học ở Leipzeg, Đức quốc, trước khi trở lại Trung Quốc
như là một giáo viên dạy ở một trường đạo gần Hán Khẩu. Trong thời
gian ở Na Uy giữa năm 1920 đến năm 1922, ông đã đưa ra một số dự án về
công việc truyền giáo cho một số Tăng sĩ người Hoa. Mối quan hệ chính
của ông là dựa vào sự công nhận của công chúng về giá trị tôn giáo
được tìm thấy trong đạo Phật, và ông cũng muốn thống nhất những giá
trị này cùng với lễ nghi và các quan điểm tương tự đối với người
Hoa. Nhưng ông không thành công, vì các Tăng sĩ người Hoa vẫn truyền giáo
theo cách của riêng họ. Do vậy, Reichelt đã thành lập một Trung tâm truyền
đạo dựa trên nguyên tắc của ông vào năm 1922, nhưng đến năm 1929 thì
Trung tâm này mới được hoàn thành với danh xưng là Đạo Phong Sơn, tọa
lạc gần ở Hồng Kông.
Ngài Reichelt đã sống nhiều năm ở Trung Hoa, ông nói và viết
rất thông thạo ngôn ngữ của xứ sở này. Trong thời gian lưu trú nơi đây,
ông đã viết nhiều sách bằng tiếng Trung Quốc về đời sống tu hành của
người phương Đông. Các tác phẩm được quần chúng chú ý nhất là
"Tôn giáo của Trung Hoa" (The Religions of China) xuất bản năm 1913 ;
"Đời sống Tôn giáo ở phương Đông" (From the Religious life of the
East) xuất bản năm 1922 ; "Tịnh Độ" (The Pure Land) xuất bản năm
1928 ; "Hướng về biên giới Tây Tạng" (Toward the Borders of Tibet) xuất
bản năm 1933 ; "Lòng Hiếu thảo và Thánh thiện ở Đông Nam Á"
(Piety and Holiness in Eastern Asia) xuất bản năm 1947. Tất cả tác phẩm của
ông đều được phiên dịch sang tiếng Na Uy, tiếng Anh và tiếng Đức. Đến
năm 1949, một cuốn sách của ông viết về Lão tử bao gồm cả bản dịch
quyển Đạo Đức Kinh được ấn hành. Trong phần giới thiệu quyển sách
này, một giáo sư người Na Uy, ông Henry Henne viết: "Reichelt là một
nhà truyền giáo, nhưng ông là một người có tư tưởng phóng khoáng. Trong
thời của ông, các đồng nghiệp đã chê bai và xem thường những truyền
thống văn hóa và tôn giáo ở Trung Quốc, nhưng chính ông là người thích
thú và khâm phục con người, đất nước và ngôn ngữ của họ (...), sự
nghiên cứu lễ nghi và kinh điển của các tôn giáo phương Đông đã chiếm
mất nhiều thời giờ của ông. Nhưng qua việc nghiên cứu này đã giúp
ông có được sự hiểu biết sâu sắc về giáo điển và đời sống tu hành
của người phương Đông (...). Chính nhờ sự hiểu biết sâu sắc đại
được từ trong Phật giáo đã giúp ông nhìn thấy được giá trị tôn
giáo và triết lý mạnh mẽ bên trong tôn giáo này".
Vào năm 1947, một người họ hàng của giáo sĩ Reichelt là
Gerhard M. Reichelt đã phiên dịch và viết lời giới thiệu một cuốn sách
của ông viết về Lục Tổ Huệ Năng và bản dịch kinh Pháp Bảo Đàn.
Cùng với sách Thiền của ngài D. T. Suzuki, các tác phẩm của giáo sĩ
Reichelt đã đóng góp rất nhiều trong phong trào học và tu Thiền đối với
người dân ở vùng Bắc Âu và bán đảo Scandinavia.
Một số người Scandinavian khác có công phiên dịch và truyền
bá kinh điển Phật giáo, phải được kể đến là ông Poul Tuxen, một học
giả người Đan Mạch, đã chuyển ngữ và bình giải nhiều bộ kinh Phật
giáo. Một bản dịch mới nhất là Kinh Pháp Cú (Dhammapala) vừa được ấn
hành tại Đan Mạch. Một học giả khác là ông Chr. Lindt, một người đã
phiên dịch nhiều tác phẩm của ngài Long Thọ (Nagarjunas), như Bảo Hạnh
Vương Chánh Luận (Ratnavali); Lục Thập Tụng Như Lý Luận (Yuktisastika); Vô
Thí Tán (Niraupamyastava); Chân Đế Tán (Paramarthastava)... việc làm này đã
giúp cho giáo điển đạo Phật được tìm thấy trong ngôn ngữ của người
Bắc Âu (gồm người Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển và Aixolen), vì hầu hết
dân chúng ở Bắc Âu đều nói và đọc tiếng Anh rất tốt, nên kinh sách
Phật giáo được tìm đọc qua các bản dịch này. Có thể nói, tiếng Anh
đang được khẳng định là một ngôn ngữ của Phật giáo ở phương Tây.
Về kiến thức Phật học ở Na Uy ngày nay thì có phần phấn
khởi vì giáo lý căn bản của Phật giáo được đưa vào dạy ở hệ thống
giáo dục trung học. Một số bài giới thiệu về lịch sử và giáo lý Phật
giáo được phát hành trong giáo trình học cùng với các Tôn giáo khác như
Ky Tô giáo, Hồi giáo, Lão giáo, Do Thái giáo, Ấn Độ giáo, Thần đạo...
như là một giáo viên của môn học này trong nhiều năm, tôi đã để ý đến
hai thái độ khác nhau về Phật giáo trong số những học trò của tôi. Một
nhóm thì cho là quá trừu tượng, quá bi quan và hơi kỳ cục, trong khi một
nhóm khác thì say mê và thích thú về lãnh vực triết học của Phật
giáo. Gần đây tôi có gặp lại một số học trò cũ sau nhiều năm và rất
mừng khi biết họ đang nghiên cứu Đạo Phật, một số khác thì chọn hẳn
môn này để học ở trường đại học. Ở Na Uy, hiện có bốn trường đại
học có phân khoa Tôn giáo học và sau một khóa căn bản về các tôn giáo
thế giới, sinh viên có thể tự chọn một tôn giáo mà họ cảm thấy
thích và phù hợp với mình để học.
Về tình hình Phật giáo Việt Nam tại Na Uy, hiện nay được biết có
khoảng 10.000 người định tại đất nước này, có một ngôi Chùa và bốn
Trung Tâm Tu học. Lãnh đạo tinh PGVN hiện nay tại Na Uy là Thượng Tọa Thích
Trí Minh, viện chủ Chùa Khuôn Việt, ở vùng Lovenstad, ngài được xem là một
giảng sư tận tụy với công cuộc hoàng dương Phật Pháp tại Na Uy nói
riêng và kháp châu Châu nói chung. Phật giáo VN tại Na Uy đang từng bước
phát triển và hòa nhập vào xã hội của đất nước ở miền Bắc Âu
châu này.
Giống như các quốc gia Tây phương khác, Na Uy đã trải qua một thời kỳ
tha
y đổi và biến chuyển, mất đi những gì trước kia của nó kể từ khi
tôn giáo, triết học và các nền văn hóa khác được đưa vào. Nhưng sự
biến đổi này đã đến lúc chấm dứt. Hay nói khác hơn, sự đam mê và tận
hưởng vật chất đã dần dần rơi vào lãng quên và hầu hết giới trẻ
Na Uy ngày nay đang bắt đầu tìm về giá trị tinh thần và đạo đức của
các tôn giáo để làm nền tảng cho cuộc sống của họ. Trong sự đổi
thay và phát triển mới này, Phật giáo là một tôn giáo đóng vai trò chủ
đạo.