Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Phật giáo đã đến Nam Ấn Độ như thế nào?
Manjulika Swaroop; TN Giới Hương dịch

Có ý kiến khác nhau đáng kể về nguồn gốc và sự lan truyền của Phật giáo đến các vùng phía Nam Aán Độ.

Ngài Huyền Trang, nhà chiêm bái Trung Hoa, đã viếng thăm Ấn Độ vào nửa đầu thế kỷ VII, có lẽ là một vị có nhiều bài tường trình có liên quan tới bối cảnh cổ xưa của Phật giáo ở Nam Aán Độ. Ngài đã đề cập rằng Talopitu đã thường xuyên đến thăm Đức Phật, và gần Kanchif -pu-lo có dấu tích của một nơi ngồi và hành thiền của 4 Đức Phật quá khứ [1]. Talopitu đã được xác nhận đồng nghĩa với Tondaimandalam.

Tuy nhiên, ký sự của ngài Huyền Trang về sự kết hợp với Kanchipuram dể dàng có thể được gạt bỏ vì chỉ là hư cấu, do vì chúng ta biết chắc chắn rằng Đức Phật đã chưa từng đến miền Nam Aán Độ, và việc hoằng pháp của Ngài bị giới hạn Madhyadesa- cái nôi của Phật giáo .

Vấn đề ở đây đặt ra là từ đâu Phật giáo đã du nhập sâu vào Nam Aán Độ: từ Bắc Ấn Độ hay Tích lan ?

Việc thông tin liên lạc giữa Bắc và Nam Ấn Độ chưa được thiết lập tốt ngay cả sau các nỗ lực của vua A Dục để hội nhập miền Bắc với miền Nam. Mối tiếp xúc gần gũi giữa Tích lan và Nam Ấn Độ có thể đã tồn tại bởi vì hai vùng này gần sát nhau. Ngay cả, biên niên sử Tích lan, Mahavamsa đã chứng nhận sự kiện này. Theo Mahavamsa, vua Vijaya (483-445 trước Tây Lịch) và thần dân của ông đã lấy vợ từ Madura ở nước Pandya [2].Khả năng có thể xảy ra của vua Vijaya là người đồng thời với Đức Phật đã chỉ ra sự kiện rằng Panduvasudeva (cháu của vua Vijaya ) đã cưới con gái của người em họ của Đức Phật. Về sau, các anh trai của cô ấy đã tới Tích Lan và thành lập nhiều vùng định cư ở nhiều nơi khác nhau của đảo quốc này [3]. Pandukabhaya rõ ràng là vị vua vĩ đại nhất của Tích lan, cháu của Dighayu, một trong 6 hòang tử dòng họ Thích Ca đến từ Bắc Ấn Độ [4].Chính vì thông qua Pandukabhaya mà các vua Tích lan đã theo dấu tổ tiên của mình tới dòng họ Sakya (Thích Ca) của Đức Phật. Từ đây, không có nghi ngờ để cho thấy rằng Phật giáo có thể truyền tới đến Tích lan do vua Vijaya. Không chỉ thế, nó cũng có thể cho thấy rằng Phật giáo không thể không được biết ở Nam Ấn Độ đặc biệt trong vương quốc Pandya từ lâu trước triều đại vua A Dục trên nền tảng có một sự giao hảo tự do giữa hai vương quốc đã đề cập ở trên. Phật giáo có thể không được tu tập nhưng ít ra nó cũng được dân chúng xứ Pandya biết đến.

Mối quan hệ giữa Ấn Độ cổ đại và Tích lan đã đạt đến đỉnh cao trong suốt triều đại Devanampiya, Tissa là người đương thời của vua A Dục (269-232 trước Tây lịch). Suốt trong thời đại vua A Dục, sự giao thông giữa hai quốc gia chính yếu bằng đường biển. Sứ thần mà vua Tissa phái tới vua A Dục do cháu trai của ngài hướng dẫn đã đi bằng đường biển từ Tích lan tới Tamralipti mất một tuần lễ và từ đó tới Pataliputra thêm một tuần nữa. [5]

Tamralipti là một hải cảng chính của Ấn Độ nằm bờ phía đông từ đó các tàu bè giong buồm tới tới Tambapanni hoặc Tích lan.

Mặc dù sự bành trướng của triều đại Mauryan đã dừng ở phía Bắc của vương quốc Chola, chúng ta biết chắc rằng vua A Dục đã nỗ lực truyền bá Phật giáo ở cực Nam. Nhưng chừng nào vị ấy thành công, người ta không thể nói được và trong văn học địa phương không có nói đến sự liên quan nào tới vua A Dục. Một tác phẩm Phật giáo Manimekhali do một tác gỉa theo Phật giáo viết để ca ngợi tính thực tế của Phật giáo nhưng đã không đề cập chút nào đến vua A Dục cả [6].

Điều này cũng cho thấy rằng không có các vương quốc Ấn Độ phía Nam nào được đề cập trong danh sách những nơi mà vua A Dục phái những người hoằng dương chánh pháp ở cuối hội nghị kiết tập kinh điển lần thứ III. Mahavamsa đưa ra tên của các"trưởng lão"đã gởi tới họ [7]. Thật ra trong danh sách này, hầu hết các vùng phía nam Ấn Độ đã đề cập là ở "Vanavasa " (Banavasi ).

Sự khám phá các bia ký của vua A Dục, như là trụ đá II và XIII có liên quan tới phía Nam Aán Độ, đã chứng minh rằng vua A Dục đã nỗ lực truyền bá Phật giáo ở phía nam: trụ đá II [8] nói rằng "Khắp nơi trong các lãnh thổ của vua Devanampriya, Priyadarsin và của những dòng tộc ở vùng biên giới của ông ta, như là dòng tộc Chola, Pandya, Santiyaputa, Kelalaputa…". Trong bia đá XIII, không chỉ khắc tên các vương quốc Ấn Độ phía Nam được nêu ở trên, mà còn các vương quốc nhỏ mà những vương quốc này được đặt ở những nơi Phật pháp thịnh hành. Trụ đá này ghi rằng [9]:" Việc chinh phục bằng đạo đức đã chiến thắng được vua Devanampriya được lập đi lập lại nhiều lần cả ở đây lẫn mọi vùng biên cương của vua, ngay cả ở những vùng cách xa 600 do tuần (yojanas ), nơi mà vua Yona Antiyoya đang cai trị, cũng như thế phía Nam nơi mà dòng tộc Chola và Pandya đang trị vì cho đến vùng Tamrapama ".

Rủi thay, chúng ta không tìm thấy bất kỳ bia kí nào của vua A Dục ở phía nam của Mysore, chứng tỏ duy nhất rằng sự giao lưu giữa các vương quốc phía nam và vua A Dục thì không được tốt lắm.

Mặt khác, chúng ta có bằng chứng cả về khảo cổ lẫn điêu khắc ủng hộ quan điểm cho rằng Phật giáo được truyền bá trong những vương quốc phía nam này là do những người hoằng pháp Tích lan. Các bia ký và công trình kiến trúc lớn đã được tìm thấy ở những thị trấn Madura và Tinnevelley và có thể thuộc về thế kỷ thứ III trước Tây Lịch. [10]

Những công trình kiến trúc có liên quan tới các hang động trong núi được biết như "Panchapandavamalai". Tên Panchapandavamalai này thường gợi ấn tượng sâu sắc cho chúng ta về hình ảnh ông Pandava Pabbatas đảnh lễ bàn chân của Đức Phật trong lần viếng thăm đầu tiên Vương xá thành (Rajagriha) sau khi xuất gia và đã nhận bữa cơm khất thực. Một trong những hang động mang tên "undankal" (tảng đá nơi người nhận thức ăn). Điều này gợi ý rằng các hang động này ắt hẳn là nơi nghỉ ngơi được ưa thích nhất của các tỳ kheo cho việc độ ngọ ở đó. Panchapandavamalai gồm có nhiều nền đá có khắc chữ Phạn (Brahma). Các chuyên gia về kiến trúc cổ tin rằng các Phật tử là những người đầu tiên đã biết sử dụng các vật liệu kiên cố cho mục đích xây dựng. Một sự kiện đáng chú ý khác là một số ngọn đồi được đặt tên Kalugumalai (Gridhrakuta- Linh thứu sơn) là tên của ngọn đồi nơi Đức Phật thuyết giảng một số pháp thoại quan trọng. Tương tự như vậy, các kiến trúc này giống với các công trình kiến trúc sớm nhất ở Tích lan [11] mà chắc chắn là thuộc về Phật giáo , chứng tỏ rằng những hang động này là những nơi cư trú của tăng sĩ Phật giáo.

Những bia ký tìm thấy ở các vách tường của những hang động này cũng có thể có niên đại vào thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Vào thời đó các bia ký này được viết bằng mẫu chữ tiếng phạn. Lối chữ viết của các bia ký này trong nhiều mặt cũng tương tự với lối chữ ở các hang động ở Tích lan trong cùng giai đọan này [12]. Trong hầu hết các bia ký này đều có liên quan tới bia ký Phật giáo , chẳng hạn một bia ký có đề cập đến "ceyiya Pali" (hang động chaitya). Nhiều hang động khác liên quan tới Yakshas và Yakshinis.Tại Kalugumalai, trong thị trấn Madura có một bia ký khắc một sự kiện rằng các hang động đã được đào để làm nơi cất xá lợi theo sự đề nghị của " Ngài tộc trưởng dòng họ Yaksha". Tại Arittapatti ở thị trấn Madura có một bia ký khác nói rằng con gái dòng Yakshasiti, cư dân của thành Velladi đã thuê người đào một cái hang vì lợi ích của các tỳ kheo. Bia ký ở Marugaltalai khắc như sau: " Ven Kosipan Kutupita Kala Kancanam" ( tạm dịch là Tu viện tốt lành (bằng đá) này do ông tộc trưởng dòng họ Kasyapa của vương quốc Ven cúng dường). Tương tự như vậy, hang động Undankal có câu khắc như sau: "Antai Pikan Makn Ventana". "Andi" hay "Antai" ở đây được dùng trong ý nghĩa "cái nền" (xuất xứ từ một tiếng Tích lan). Những gì đưa ra sự giải thích này hầu như có thể là ở những bản khắc được tìm thấy nơi chính những cái nền này. Bản khắc ghi như sau:" Nền này là quà tặng của con trai của Pikan" [13]. Trong một vài bản khắc, chúng ta bắt gặp thuật từ "ela" nghĩa là có liên quan đến nước Tích Lan. [14]

Chúng ta cũng có bằng chứng để chứng minh ý kiến này "Năm vị đại tôn giả do Aritta làm trưởng đòan cùng đồng hành với tỳ kheo Mahinda từ Jambudipa đến; giống như vậy, hàng ngàn tu sĩ là người Lanka và gồm cả tỳ kheo ni Sanghamitta là người thứ 12 đã từ Jambudipa đến; và hàng ngàn nữ tu người bản xứ Lanka; tất cả những người này là những bậc thông tuệ, đã mang ánh sáng của giới luật và chánh pháp làm thăng hoa đạo đức khắp nơi " [15].Trong tất cả các xứ láng giềng, vương quốc Pandya có thể là nơi viếng đầu tiên của đoàn hoằng pháp Tích lan.

Một sự kiện tích cực khác là sự nhóm họp của các thánh tăng ở Tích lan vào thế kỷ II trước Tây lịch đến từ nhiều trung tâm Phật giáo khác nhau vào dịp lễ đặt móng xây chùa Sonna Mali dưới triều vua Dultagamani Abaya. Chư tăng tham dự lễ này không chỉ là các tỳ kheo Tích lan mà còn một số lớn tỳ kheo khác đến từ các tự viện lớn ở Aán Độ. Thật ra, nhiều trung tâm Phật giáo ở Nam Ấn Độ đã cử người tham dự buổi lễ đặt đá này ở Tích lan (tại phía bắc của tỉnh Canara) và Pallavabhogga (có thể là vương quốc Pallava) là tên của các trung tâm ở miền nam Ấn Độ như đã được đề cập trong danh sách ở trên.

Tất cả những sự kiện này rõ ràng cho thấy rằng ảnh hưởng của đòan hoằng pháp Tích lan ở các tỉnh phía Nam. Từ đây, có thể kết luận chắc chắn rằng đoàn hoằng pháp Tích lan (có thể là kết quả gián tiếp các nỗ lực của vua A Dục) đã đóng vai trò trực tiếp và lớn lao trong việc truyền bá thông điệp Phật giáo ở miền nam Ấn Độ hơn là các đòan hoằng pháp trong nước.

(Dịch từ nguyên tác tiếng Anh ""How did Buddhism come to Southern India" của Manjulika Swaroop, trong Sambhasha, vol. 94 July-sept, 1986, pp102-105).

 

 Chú Thích

[1] T. Watters, On Yuan Chwang' s Travels in India, Vol. II, P. 226

[2] Mahavamsa, VII, 48-58,69-72.

[3] Ibid ,IX, 6-11.

[4] Ibid ,IX, 13-27.

[5] Ibid ,IX, p.20.

[6] Dr. S.K. Iyengar 's article on "Buddhism in Manimekhalai in Buddist studies " by 7B.C.Law., P.1

[7] Mahavamsa, XII, P 82 .

[8] The Corpus Inscriptionum, Indicarum ,Vol. I, P.28 (Hultzch's translation of Rock Edict -II- Kalsi )

[9] Ibid , vol. I, p.48 ( Hultzch's translation of Rock Edict -XIII- Kalsi)

[10] Indian Antiquary, Vol. XI, 1911, p.210-11

[11] Proceedings of the third Oriential Conference 1924, p279.

[12] P.C. Alexander, Buddhism in Kerala, Annamalainagar, 1949, p.28.

[13] Proceedings of the third Oriential Conference 1924.

[14] Ibid.

[15] Mahavamsa, tr. by George Tumour

http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/nuoc/029-gioihuong-vaoAnDo.htm

 


Cập nhật: 1-5-2001

Trở về mục "Phật giáo năm Châu"

Đầu trang