Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO

 

          Vào thế kỷ thứ VI TL, nước Ân Độ được chia thành một số lớn vương quốc tự trị được biết như janapadas hoặc mahaajanapadas. Bộ kinh A”nguttara Nikaaya (Tăng chi bộ), một trong những bộ Kinh Paali đầu tiên cung cấp cho chúng ta một bảng liệt kê của “16 vương quốc rộng lớn và hùng mạnh đáng kể, được biết như ‘Solasa Mahaajanapadas’” (1). Những vương quốc này phát triển giữa hai đỉnh núi Hindukush (Thông-lãnh) và Godaavarii không lâu trước thời Đức Phật. Các vương quốc đó là Kaa’sii (Ca-thi) (thuộc vùng Vaaraa.nasii), Kosala (Kiều-tát-la) (thuộc tiểu bang Oudh), A”nga (Ương-già) (thuộc miền Đông Bihar), Ma-kiệt-đà (thuộc miền Nam Bihar), Vajji (Bạt kỳ) (Vriji) (thuộc miền Bắc Bihar), Malla (Mạt la) (thuộc thành phố Gorakhpur), Cedi (Chi-đề) (nằm giữa vùng Jumnaa và Narmadaa), Va.m’sa (Vatsa) (Bạt-sa) (thuộc tiểu bang Allahabad), Kuru (Câu-la) (thuộc những thành phố như Thaane’swara, Delhi và Meerut), Pa~ncaala (Ban-giá-la) (thuộc những vùng như Bareilly, Badaun và Farrukhabad), Matsya (thuộc thành phố Jaipur), Surasena (Mậu-ba-tây-na) (thuộc vùng Mathuraa), Assaka (Ma-thấp-na-ka) (Asmaka) (nằm trên vùng Godaavarii), Avantii (Ương-đế-na) (thuộc vùng Malwa), Gandhaara (Kiến-đà-la) (thuộc các vùng như Peshawar và Rawalpindi) và vương quốc Kamboja (thuộc miền Tây-Nam Kashmir và nhiều vùng Kafiristan) (2). Kinh Cullaniddesa (tiểu- phẩm) (3) chỉ đề cập tới vương quốc Kali”nga (Ca-lăng-giới) trong bảng liệt kê, nhưng bài Kinh này lại bỏ sót vương quốc Gandhaara (Kiến-đà-la), và thay vào vươngng quốc Yona trong bảng liệt kê này. Janavasabha Suttanta (Kinh-Xà-ni-sa) (4) thuộc Kinh Diigha Nikaaya (Trường-bộ) cung cấp một bảng liệt kê về các vương quốc Janapadas. Chúng bao gồm những vương quốc như Kaa’sii-Kosala (Ca-thi & Kiều-tát-la), Vajji-Malla (Bạt-kỳ & Mạt-la), Ceti-Va.m’sa (Chi-đề & Bạt-sa), Kuru-Pa~ncaala (Câu-la và Ban-giá-la) và Maccha-Surasena (Bà-sá-la & Mậu-ba-tây-na). Kinh Mahaavastu (Đại sự) (5), một bộ Kinh bằng tiếng Phạn (Sanskrit) có cùng một bảng liệt kê. Nhưng bài kinh lại không đề cập đến tên của hai vương quốc Gandhaara (Kiến-đà-na) và Kamboja, và trong bảng liệt kê của nó, Kinh này chỉ đề cập đến hai vương quốc ‘Sibi và Da’saar.na nằm ở tiểu bang Punjab (hoặc tiểu bang Raajputaanaa) và miền Trung Ấn một cách riêng biệt. Kinh Jain Bhagavatii chỉ nêu ra một bảng liệt kê bao gồm 16 vương quốc thuộc khu vực mahaajanapadas, nhưng sự khác biệt của nó lại không đáng kể lắm. Chúng được liệtt kê như sau: A’nga (Ương-già), Ba’nga (Va”nga), Magadha (Ma-kiệt-đà), Malaya, Maalavaa (ka), Achcha, Vachcha (Vatsa) (Bạt-sa), Kochcha (Kachcha), Paa.dha (Paa.n.dya hay Pau.n.dra), Laa.dha (Laa.ta hay Raa.dha), Bajji (Vajji) (Bạt-kỳ), Moli (Malla) (Mạt-la), Kaasi hay Kaa’sii (Ca-thi), Kosala (Kiều-tát-la), Avaaha và Sambhuttara (Sumhottara) (6). Ông H.C. Raychaudhuri nói rằng, “Điều mà ông ta nhìn thấy là các vương quốc như A’nga (Ương-già), Magadha (Ma-kiệt-đà), Vatsa (Bạt-sa), vajji (Bạt-kỳ), Kaa’sii (Ca-thi) và Kosala (Kiều-tát-la) cùng nằm trong cả hai bảng liệt kê [có nghĩa là thuộc hai bộ Kinh A’nguttara Nikaaya (Tăng-chi-bộ) và Kinh Jaina Bhagavatii]. Vương quốc Maalavaa nằm trong bảng liệt kê thuộc Kinh Bhagavatii có thể giống với vương quốc Avantii (Ương-đế-na) trong bảng liệt kê thuộc Kinh A’nguttara (Tăng-chi). Moli có thể do sự sửa đổi từ chữ Malla (Mạt-la). Những vương quốc khác được đề cập trong Kinh Bhagavatii đều là mới mẻ và chúng cho biết thêm chi tiết thuộc các vùng của miền Đông Ấn và Nam Ấn xa xôi. Hơn nữa, phạm vi chi tiết thuộc các vùng đó được diễn tả trong Kinh Bhagavatii, rõ ràng cho thấy rằng, bảng liệt kê của nó trể hơn so với bảng liệt kê được đưa ra trong Kinh A’nguttara (Tăng-chi). Do đó, chúng ta sẽ chấp nhận bảng liệt kê của Phật giáo như là một sự tiêu biểu chính xác về điều kiện chính trị của Ấn Độ sau sự sụp đổ của triều đại Janaka” (7). Liên quan đến điều này, nơi đây chúng tôi xin đề cập tới Kinh Mahaagovinda Suttanta (Kinh Ðại Ðiển Tôn) thuộc Diigha Nikaaya (Trường-bộ-kinh) diễn tả rằng, Ấn Độ sau khi được chia thành 7 vươngng quốcc tự trị (Satta Bhaaratas) (8). Bảy vương quốc Bhaaratas này với những thủ đô tương đương được đề cập sau đây: Kali’nga (Ca-lăng-già) (Dantapura), Assaka (Ma-thấp-na-ka) (Potana), Avantii (Ương-đế-na) (Mahissati), Soviira (Tô-vĩ-la) (Roruka)(Lao-lỗ-ca), Videha (Vi-đề-hê) (Mithilaa) (Di-thế-la), A’nga (Ương-già) (Campaa) (Chiêm-ba), và Kaa’sii (Ca-thi) (Vaaraa.nasii).

          Tất cả các vương quốc trên đây đều phát triển mạnh trong thời kỳ của Đức Phật và Mahaaviira (Giáo-chủ của Kỳ-na-giáo). Có bốn vương quốc rất là hùng mạnh hơn các vương quốc khác, và mỗi một vương quốc trong số những vương quốc này đều cố nỗ lực để thiết lập quyền bá chủ của mình nhằm thống trị các vương quốc láng giềng. Bốn vương quốc hùng mạnh này là: Ma-kiệt-đà (Magadha), Kosala (Kiều-tát-la), Vatsa (Bạt-sa) và Avantii (Ương-đế-na). Điều mà chúng ta nên lưu tâm ở đây là những vương quốc này đều thuộc chế độ quân chủ, nhưng cũng có nhiều vương quốc lại theo chế độ cộng hoà. Trong số những vương quốc đó, các vương quốc được xem là quan trọng nhất, đó là bộ tộc người Vajjian (Bạt-kỳ) thuộc miền Bắc Bihar và bộ tộc người Malla (Mạt-la) thuộc vương quốc Ku’sinaaraa (Câu-thi-na) và vương quốc Paavaa (9).   Ngoài những vương quốc này ra, còn có một vài vương quốc theo chế độ cộng hoà nhỏ hơn được biết như bộ tộc người ‘Saakya (Thích Ca) thuộc vương quốc Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), bộ tộc người Koliya (Câu-ly) thuộc vương quốc Devadaha và vương quốc Raamagaama (Lam-mạt), bộ tộc người Bhagga (Bharga) thuộc vùng đồi núi Sumsumaara, bộ tộc Buli thuộc vương quốc Allakappa, bộ tộc người Kaalaama thuộc vương quốc Kesaputta và bộ tộc người Moriya thuộc vương quốc Pipphalivana (10).

          Thế kỷ thứ VI TL là một bước ngoặc quan trọng trong lịch sử tôn giáo Ấn Độ. Sự phát triển của Phật-giáo xảy ra vào thế kỷ này. Nó đã đánh dấu sự kết thúc của một giai đoạn mà Bà-la-môn giáo chiếm ưu thế mạnh. Đức Phật, Người sáng lập Đạo Phật, là con trai độc nhất của vua Tịnh Phạn (‘Suddhodana), Người đứng đầu trong bộ tộc người ‘Saakya (Thích-ca). Ông thống trị Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), một vương quốc nhỏ nằm ở miền Đông-Bắc thuộc hiệp chủng quốc bao gồm nhiều bộ tộc và các quận lân cận thuộc miền Nam Nepal (11). Vợ của ông là hoàng hậu Maayaa (Ma-da) hay còn gọi là Mahaamaayaa. Trong giấc mơ, bà nằm mộng thấy một vị Bồ Tát thị hiện hình dáng của một con bạch tượng bay đến từ hướng Bắc và sau đó đi Kinh hành xung quanh giường của hoàng hậu ba vòng, dùng vòi chạm vào hông của bà, rồi hoàng hậu cảm thấy có một luồng hào quang chiếu vào bào thai của bà vào ngày cuối cùng của lể A.saa.dha (Asaa.lha) (giữa tháng 4 và tháng 5) tại vương quốc Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavatthu). Sau đó, bà mang thai. MườI ngày sau, hoàng hậu trở về thăm cha mẹ của bà tại vương quốc Devadaha và đã hạ sanh thái tử dưới bóng cây ‘Saala (vô ưu) tại vườn Lumbinii gần thành phố cổ xưa thuộc nước Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavatthu). Hoàng hậu Mahaamaayaa (Ma-da) qua đời khi thái tử sanh ra mới được 7 ngày. Sau đó, Thái tử được sự nuôi dưỡng, chăm sóc bởi Di-mẫu Ma-ha-ba-xà-ba-đề (Mahaapajaapati Gotamii hay Mahaaprajapati Gautamii). Sau năm ngày hạ sinh Thái tử, Ngài được đặt tên là Sĩ-đạt-đa (Siddhattha hay Siddhaartha) (12). Gautama (Gotama) (Cồ-đàm) là một tên khác của Ngài (13). Ngài còn biết như là ‘Saakyasi.mha (Thích-ca) vì Ngài được sanh trong gia đình thuộc bộ tộc dòng  dõi Thích Ca (‘Saakya). Thầy dạy học cho Ngài là ông Vi’svaamitra (Tỳ-sa-mật-đà-la). Dưới sự chỉ dẫn của vị Thầy, Thái tử đã học tất cả các loại môn như nghệ thuật, thủ công và quân sự chỉ trong vòng một thời gian rất ngắn. Sau đó, Ngài cưới công chúa Da-du-đà-la (Ya’sodharaa), Người con của vua Thiện-giác (Da.n.dapaa.ni) thuộc nước cộng hoà Koliyan (Câu-ly). Trong suốt 7 năm, Thái tử sống trong niềm vui sướng bên vợ đẹp, và thụ hưởng những khoái lạc trần gian. Sau đó, họ có được một hoàng nam, tên là La-hầu-la (Raahula). Thái tử Sĩ-đạt-đa (Siddhattha) sống trong hoàng cung cho đến tuổi 29. Phụ vương của Ngài xây dựng cho Ngài ba cung điện nguy nga tráng lệ-một cung điện dành cho mùa hè,-một cung điện dành cho mùa mưa và-một cung điện khác cho mùa đông. Để ngăn chặng con trai của mình không rời bỏ cuộc sống thế tục như những gì mà nhà chiêm tinh tiên đoán về Thái tử và để làm cho Ngài tránh xa bốn cảnh tượng: già, bệnh, chết và một vị Sa-môn, vua Tịnh Phạn (‘Suddhodana) đã bố trí mọi thứ vui thú và dục lạc trần gian luôn đập vào mắt con trai ông. Theo lời xin phép của Thái-tử, nhà vua trong một ngày đã cho người trang hoàng mọi thứ từ hoàng cung cho đến vườn ngự uyển để chuẩn bị cho cuộc du ngoạn của Thái tử. Nhưng đang trên đường tới vườn ngự uyển, Thái tử đã nhìn thấy một ông già tóc bạc, một người bệnh, một xác chết và một vị Sa-môn. Tất cả bốn cảnh tượng này đã làm cho tâm Ngài thay đổi hoàn toàn. Lập tức, Ngài nhận ra sự vô thường về tất cả mọi pháp của thế gian. Sau đó, Ngài nhất quyết rời bỏ cuộc sống thế tục và muốn đi đến khu rừng để tu tập thiền định mong đạt được giác ngộ tối thượng. Vào tuổi đời 29, trong ngày trăng tròn của tháng A.saa.dha (Giữa tháng 4 và tháng 5), Thái tử rời bỏ hoàng cung vào lúc nữa đêm khi mọi cảnh vật đang chìm lắng trong cơn ngủ say, cùng với con ngựa Kiền trắc, theo sau là Xa Nặc, người đánh xe ngựa cho Thái tử. Sau khi băng qua các hoàng cung của bộ tộc người ‘Saakya (Thích-ca), bộ tộc người Koliya (Câu-ly) và bộ tộc người Malla (Mạt-la), Thái tử đi vào thành phố Anuvaineya để vượt qua con sông Anomaa (A-nô-ma) vào lúc mờ sáng (14). tại đây, sau khi giã từ Xa Nặc, Ngài đi một mình lang thang trong khu rừng và gặp một gả thợ săn đang mặc chiếc y màu vàng trên người. Sau đó, Ngài cởi chiếc y bào của Ngài để đổi cho người thợ săn.

          Thái tử Sĩ Đạt Ða đi đến thành phố Vai’saalii (Ve’saalii) (Tỳ-xá-ly), chính nơi này, Ngài đã gặp Alaara Kaalaama (Araa.da Kaalaama) (A-da-la Già-da-na), một nhà Hiền-triết lừng danh (15), ông trở thành Thầy của Thái tử và Ngài bỏ ra một số thời gian để học với Thầy của Ngài nơi đó (15). Nhưng Thái tử không mấy hài lòng về giáo lý và triết lý của ông ta. Không bao lâu sau, Ngài rời bỏ Thầy mình. Sau đó, Ngài đến thủ đô của vương quốc Ma-kiệt-đà (Magadha), là thành Raajag.rha (Vương-xá) hay còn gọi là Raajgir ngày nay, chính nơi này Ngài đã gặp vua Bimbisaara (Tần-bà-sa-la). Ngài hứa với nhà vua rằng, Ngài sẽ trở lại để hoá độ nhà vua, sau khi Ngài giác ngộ chân lý tối thượng. Sau đó, Ngài lại gặp Rudraka Raamaputra (Uddaka Raamaputta) (Uất-đầu-lam-phất), một nhà Hiền-triết khác tại thành Raajagaha (Vương-xá) (16). Vị Thầy này cũng không thể giúp Ngài để tìm ra con đường đưa đến giác ngộ. Từ đó, Ngài đi đến Uruvelaa (Ưu-lầu-tần-loa) (17) (tức là Bồ-đề-đạo-tràng ngày nay), chính nơi này, Ngài đã gặp Pa~ncavaggiya, đó là năm Nhà-tu-khổ-hạnh; Vappa (Bà-phạ), Bhaddiya (Bạt-đề), Assaji (Thuyết-thị), Mahaanaama (Ma-ha-nam) và A~n~naatra Ko.n.da~n~na (A-nhã-kiều-trần-như). tại Uruvelaa (Uu-lầu-tần-loa)-Senaapatigraama (Senaapatigaama), Ngài tự hành xác bằng những pháp tu khổ hạnh ép xác, không ăn uống. Nhưng Ngài nhận thấy rằng, phương pháp khổ hạnh, ép xác này không phải là con đường đưa đến giác ngộ. Sau thời gian nhịn đói không ăn uống gì cả, Ngài bắt đầu nhận vật thực từ sự cúng dường của Sujaataa (Su-dà-ta), một thiếu nữ, con của một ông địa chủ, tên là Senaanii và Ngài ngồi dưới gốc cây Bồ-đề tập trung thiền quán suốt 49 ngày đêm mong đạt được giác ngộ giải thoát. Sau đó, Ngài thốt lên những lời nguyện rằng, “ Dù da, tóc và xương của ta có hao mòn, dù máu của ta có khô cạn, ta quyết không bao giờ rời khỏi nơi này cho đến khi chứng được giác ngộ hoàn toàn” (19). Vào ngay đêm đó, trong thiền định, ở canh một, Ngài chứng túc mệnh minh, thấy rõ vô lượng kiếp quá khứ của mình, sang canh hai, chứng được thiên nhãn minh, thấy rõ bản chất của tất cả chúng sanh và vào canh ba, Ngài chứng được sự tập khởi của 12 nhân duyên (Pratiityasamutpaada hay paticcasamuppaada) và như thật quán chiếu, về Tứ-diệu-đế (Aryasatyas hay ariyasaccas), thấy khổ đau, nguyên nhân của khổ đau, sự đoạn tận của khổ đau, và con đường đưa đến đoạn tận khổ đau (20). Vào lúc sáng sớm, Ngài đã chứng được lậu tận minh và thành Phật, quả vị Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, một Bậc-giác-ngộ hoàn toàn.

          Đầu tiên, Đức Phật không muốn giảng giáo lý mà Ngài chứng ngộ cho chúng sanh. Ngài dè dặt và nghĩ rằng, chúng sanh sẽ không hiểu được giáo lý của Ngài và sẽ không chấp nhận giáo lý ấy. Nhưng Phạm thiên Sahampati (Ta-bà-chủ) thỉnh Đức Phật vì lợi ích cho Nhân-Thiên, xin Ngài hãy chuyển Pháp luân, sau đó, Ngài quyết định truyền bá giáo pháp của Ngài. tại vườn Nai, còn gọi là vườn Lộc Uyển R.sipatanam.rgadaava (Isipatanamigadaava)(Saanaath) gần Vaaraa.nsii (Ba-la-nại), Đức Phật đã giảng bài pháp đầu tiên, “Kinh Chuyển-pháp-luân” (Dhammacakkappavattana sutta) cho năm anh em Nhà tu khổ hạnh (Pa~ncavaggiya) đang tu tập tại đó (21). Ngài dạy cho họ rằng, các ông nên đi theo con đường trung đạo. Ngài còn dạy thêm cho họ, các ông nên tránh xa hai lối sống thái quá, đó là lối sống dục lạc cũng như lối sống khổ hạnh ép xác. Sau đó, Ngài giảng cho họ về con đường Trung-đạo (Majjhima patipadaa) hoặc giáo lý Bát-chánh-đạo (Ariya attha’ngika magga) đó là Chánh-ngử, Chánh-nghiệp, Chánh-mạng, Chánh-tinh-tấn, Chánh-định, Chánh-tuệ, Chánh-tư-duy và Chánh-kiến. Sau đó, Ngài giảng bài pháp “Tứ Diệu Đế”, đó là Khổ, Nguồn gốc của khổ (Khổ-tập), Nguyên nhân của khổ (Khổ-đạo) và con đường đưa đến sự diệt khổ (Khổ-diệt) (22). Ngài còn thuyết cho họ bài Kinh về Vô-ngã (Anaattaalakkha.nasutta) (23). Sau bài Kinh này, năm anh em Kiều Trần Như đều chứng quả vị của Bậc thánh. Sau đó, Puur.na (Phú-na), Maitraayaniiputra, Naalaka và Subhiya là những người Tu ẩn dật xin xuất gia theo Phật và trở thành Đệ tử của Ngài. Da-xá (Ya’sa), người con trai của một nhà thương buôn giàu có thuộc vùng Vaaraa’nasii (Ba-la-nại), và bốn người bạn của ông là Vimala (Tỳ-ma-la), Subaahu (Tu-bà-hầu), Puur’na (Phú-na) và Gavampati (Già-bà-bạt-đế) và 50 người khác nữa đều trở thành Đệ-tử của Đức Phật (24). Đức Phật sau đó đi về hướng Uruvelaa (Ưu-lầu-tần-loa), chính nơi này Ngài hoá độ cho ba anh em Ngài Ca Diếp, Uruvelaa Kassapa (Ưu-lầu-tần-loa Ca-diếp), Nadii Kassapa (Na-đề Ca-diếp) và Gayaa Kassapa (Già-da Ca-diếp) cùng với nhiều Đệ tử của họ. Họ là những người theo đạo thờ lửa, và khi gặp Đức Phật, họ đòi thi thố thần thông (25). Đức Phật đã giảng cho họ bài Kinh về lửa (AAdittapariyaasutta) (26), nói về ngọn lửa của thế gian, chính là lửa tham, lửa sân và lửa si mê luôn bắt nguồn từ lục căn, lục trần và những vọng tưởng khác (27). Đức Phật sau đó có cả ngàn Đệ tử và Ngài bắt đầu thành lập Tăng-đoàn (Sa.mgha) đầu tiên (28). Kế đó, Ngài tiếp tục đi về hướng Raajagaha (Vương-xá-thành) và gặp lại vua Bimbisaara (Tần-bà-sa-la), một vị vua thuộc xứ Ma-kiệt-đà (Magadha), nhiều quan đạI thần và cả những quyến thuộc của ông (29). Taị đây, Ngài giảng bài Kinh ngủ uẩn thuộc vô ngã cho họ (30). Vị vua này đã dâng cúng cho Tăng-đoàn của Ngài vườn Trúc-lâm (Venuvana, Veluvana) và xin quy y để trở thành Đệ-tử tại gia của Đức Phật. Đức Phật đã hoan hỷ thọ nhận và cho xây dựng Tịnh xá Trúc-lâm đầu tiên. Ngài-xá-lợi-phất (‘Saariputta) và Ngài Mục-kiền-liên (Moggallaana) ban đầu là Đệ tử của Ngài Sa~njaya (Tát-nhã-di), một nhà tu khổ hạnh ngoại đạo, sau đó trở thành Đệ tử của Đức Phật (31). Đức Phật lại tiếp tục đi về hướng vương quốc Ca-tỳ-la-vệ, chính nơi này Ngài đã gặp lại phụ vương của Ngài, vua Tịnh-phạn vương (‘Suddhodana), vợ là Gia-du-đà-la (Ya’sodharaa) và cả người con yêu quý của Ngài là La-hầu-la (Raahula). tại vương quốc này, Ngài Nan-đà, một ngườI con khác của vua Tịnh-phạn (‘Suddhodana) (tức là anh em cùng cha khác mẹ với Đức Phật) theo Đức Phật xuất gia và gia nhập vào Tăng-đoàn (32). Đức Phật sau đó dạy tôn giả Xá-lợi-phất (‘Saariputta) làm Thầy Y-chỉ để thọ giới Sa-di cho La-hầu-la (Raahula). Kaala Khemaka và Gha.taaya là hai người thuộc dòng dõi Thích-ca (‘Saakya) biểu lộ sự tôn kính đối vớI Đức Phật. Họ đã cho xây dựng nhiều Tịnh-xá tại Nigrodhaaraama (Ni-câu-luật-viên) (33). Đức Phật, Ngài Xá-lợi-phất (Sariputta) và Ngài Mục-kiền-liên (Moggallaana) đã thuyết giảng hàng loạt bài Pháp cho những người thuộc dòng họ Thích-ca (‘Saakya) trong dịp khánh thành Tịnh-xá Santhaagaara và Mote mới xây của họ tại vương quốc Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavatthu) (34). Nhiều vương tôn công tử thuộc dòng dõi Thích-ca (‘Saakya) xin phép Đức Phật xuất gia và họ đều được nhận vào Tăng-đoàn (Sa.mgha). Từ hoàng hậu, công chúa cho đến tỳ nữ thuộc dòng dõi Thích-ca (‘Saakya), họ cũng muốn xin Đức Phật cho họ gia nhập Tăng-đoàn (Saṃgha) giống như nam giới. Họ cảm thấy cung kính Đức Phật và Tăng-đoàn (Sa.mgha) vô cùng. Sau đó, các vương tôn công tử như Anuruddha (A-na-luật-đà), Bhaddiya (Ba-đề), A-nan-đà (AAnanda), Bhagu (Bà-già), Kimbila (Bạc-câu-la), Đề-bà-đạt-đa (Devadatta) và cả người thợ cạo tóc Ưu-ba-ly (Upaali) (thuộc giai cấp nô lệ) cũng được Đức Phật hoá độ (35).

         Ông Anaathapi.n.dika (Cấp-cô-độc), một thương gia giàu có cung thỉnh Đức Phật đến thành Saavatthi (Sraavatthi) (Xá-vệ) thọ trai, cũng tại nơi này ông đã cúng dường cho Đức Phật và Tăng-đoàn Tịnh-xá Kỳ-viên (Jetavana). tại Ve’saalii (Tỳ-xá-ly), Đức Phật đã hoá độ rất nhiều người thuộc bộ tộc người ‘Saakya (Thích-ca) và bộ tộc người Koliya (Câu-ly) xuất gia. Họ đều trở thành Đệ-tử của Ngài. tại nơi này, hoàng hậu Ma-ha-ba-xà-ba-đề (Mahaapajaapati Gotamii hay Mahaaprajaapati Gautamii), Di-mẫu của Đức Phật cùng với nhiều công nương, tỳ nữ thuộc bộ tộc người ‘Saakya (Thích-ca) và bộ tộc người Koliya (Câu-ly) xin phép Đức Phật cho họ gia nhập Tăng-đoàn (Sa.mgha) và thành lập Tăng-đoàn thuộc Ni-giới, hay còn gọi là Tăng-đoàn Tỳ-kheo-ni (Bhikkhu.nii Sa.mgha). Theo sự thỉnh cầu của Ngài A-nan (Ananda) cho giới nữ xuất gia, Đức Phật đã chấp thuận với điều kiện là Tỳ-kheo-ni phải tuân thủ “Bát-kỉnh-pháp”(gurudhammaa) (36). Bà Ma-ha-ba-xà-ba-đề (Mahaapajaapati Gotamii) được gia nhập Tăng-đoàn (Sa.mgha), xuất gia trở thành Tỳ-kheo-ni và Bà đã thành lập Tăng-đoàn của Tỳ-kheo-ni (Bhikkhu.nii Sa.mgha). Trong Tăng-đoàn (Sa.mgha), Bà là người rất nỗ lực trong việc tu tập và đã chứng được thánh quả A-la-hán (arhat). Nhiều công nương thuộc bộ tộc người ‘Saakya (thích-ca) cũng xin gia nhập vào Tăng-đoàn để xuất gia tu tập, trong số những công nương ấy, có bà Tissaa (Đề-sá), Abhiruupa-nandaa, Mittaa, Sundarii (Tôn-đà-lợi) là những Tỳ-kheo-ni xuất chúng và họ đều chứng Thánh-quả A-la-hán. Bà Gia-du-đà-la (Ya’sadharaa) cũng xin được xuất gia tu tập. tại Vaaraa.nasii, Đức Phật gặp Ngài Ma-ha Ca-chiên-diên (Mahaakaccaayana hay Mahaakaatyaayana), là con trai của một vị pháp sư cho vua Ca.n.da Pajjota thuộc vương quốc Avantii (Ương-đế-na). Chính nhờ Ngài Ca-chiên-diên mà Phật- giáo phát triển phồn thịnh tại xứ sở Ujjeni (Ujjaini).

          Trong Tăng-già (Sa.mgha), Đức Phật phải đương đầu với sự chống đối mạnh mẽ của Ông Đề-bà-đạt-đa (Devadatta), một người anh em chú bác của Đức Phật. Ông là người luôn đố kỵ với Đức Phật vì sự ảnh hưởng cũng như  danh tiếng của Ngài (37). Nhiều lần, ông xin Đức Phật nên giao cho ông lãnh đạo Giáo-hội, nhưng Đức Phật đã từ chối điều đó. Sau đó, Đề-bà-đạt-đa (Devadatta) tìm cách ly gián trong Tăng-đoàn bằng cách nói cho các vị Tỳ-kheo phản đối lại giới luật mà Đức Phật đã chế cho các Tu-sĩ trong Tăng-đoàn. Đức Phật rời bỏ Tăng-đoàn (Sa.mgha) của nhóm Tỳ-kheo Vrijian (Vajjian) (Bạt-kỳ) tại Va’saali (Tỳ-xá-ly) và Ngài đi đến khu rừng Gayaasiisa (Thệ-đa) để tu tập.

          Sau 45 năm hoằng pháp độ sanh, Đức Phật có ý định muốn nhập Niết-bàn (Mahaaparinibbaana hay Mahaaparinirvaa.na) tại Ku’siinaaraa (Ku’siinagara) (Câu-thi-na). Trong thời gian đó, Đức Phật vừa tròn 80 tuổi. Cũng vào năm đó, vua A-xà-thế (Ajaata’sattu hay Ajaata’satru), một vị vua thuộc nước Ma-kiệt-đà (Magadha) truyền lệnh cho quan cận thần, Vassakara Braahma.na từ thủ đô Paa.taliputra (Ba-la-lị-phất-thành) đến nơi Đức Phật tại Raajagaha (Vương-xá-thành) để xin ý kiến của Ngài là ông muốn tuyên chiến chống lại người xứ Vajjian (Bạt-kỳ) thuộc thủ phủ Ve’saali (Tỳ-xá-ly) nhằm chinh phục họ. Nhưng Đức Phật nhắc nhở quan cận thần rằng, vua A-xà-thế (Ajaatasattu) rất khó có thể chinh phục được họ vì sự tu tập tinh tấn và phẩm hạnh thánh thiện của bộ tộc người xứ Vajjian (Bạt-kỳ). Sau đó, Đức Phật rời thành Raajagaha (Vương-xá), từ đây, Ngài đi xuyên qua những vùng như Ambala.t.thikaa, Na-lan-đà (Naalandā), Paa.taligaama (Paa.taligraama) (Hoa-thị-thành), Kotigaama (Kotigraama) và vùng Naadikaa (Na-đề-ca) sau cùng mới đến Ve’saali (Tỳ-xá-ly) (38). tại nơi này, Đức Phật an trú trong vườn xoài của bà Ambapaali (Liên-hoa-sắc) và Ngài đã giảng nhiều bài pháp cho các Đệ-tử của Ngài. Từ thủ phủ Ve’saalii (Tỳ-xá-ly), Đức Phật đi về hướng Bhoganagara. Chính nơi này, nhiều cư sĩ tín tâm đã lãnh hội những lời dạy của Đức Phật liên quan tới sự giữ Tam-vô-lậu học: giới (‘siila), định (samaadhi), tuệ (pa~n~naa, praj~naa) và đạt được sự giải thoát khỏi những tà kiến sai lầm (giải thoát tri kiến) (vimutti, vimukti). Sau cùng, Ngài đi đến vùng paavaa và an trú tại vườn xoài của ông Thuần-đà (Cu.n.da), là người con của một gả thợ rèn. tại đây, sau khi thọ nhận bữa ăn do ông Thuần-đà dâng cúng, Đức Phật cảm thấy khó chịu. Từ đó, Ngài đi về hướng Câu-thi-na (Ku’siinaaraa). Mặc dù, Ngài đang lâm bệnh, nhưng Ngài vẫn truyền giới xuất gia cho một Tu-sĩ ngoại đạo, tên là Subhadda (Subhadra) (Tu-bạt-đà-la) tại đây. Ông là người Đệ-tử sau cùng của Đức Phật. Sau đó, Đức Phật dạy cho các hàng Đệ-tử của Ngài rằng: “Này các Tỳ-kheo! những gì cần nói Ta đã nói xong. Tất cả mọi pháp đều là vô thường. Hãy nỗ lực tinh tấn tu tập để được giải thoát!” (39). Ngài còn dạy cho Tôn-giả A-nan (Ananda) và Đại- chúng Tỳ-kheo rằng, sau khi Ngài tịch diệt, chính Giáo-pháp và Giới-luật sẽ là Thầy và Người chỉ đường của các ông. Sau cùng, Đức Phật tuyên bố cho Đại-chúng thời gian Ngài tịch diệt vào ngày trăng tròn của tháng Vesaakha (Vaisaakha).

          Từ những sự kiện lịch sử khác nhau, Kinh điển ghi lại rằng, Đức Phật và Đệ-tử của Ngài trong các hoạt động truyền bá chánh pháp đã thành công ở một phương diện rất rộng lớn. Bởi vì, Đức Phật cũng như các Đệ-tử của Ngài đã chiếm được sự ủng hộ tích cực, sự giúp đỡ và bảo trợ từ nhiều vị vua, hoàng hậu, thái tử cũng như các quan đại thần, các địa chủ, thương gia và những người dân giàu có. Như kết quả trên đây cho chúng ta thấy rằng, Phật giáo là một tôn giáo rất nổi bật trong lịch sử tôn giáo Ấn-độ cổ đại. Ông N. Dutt nhận xét rằng: “trong suốt cuộc đời của Bậc Đạo-sư vĩ đại chúng ta, Phật-giáo đã lan rộng khắp mọi trung tâm từ vương quốc Kaja.ngala và vương quốc Campaa (Thiềm-bà) thuộc miền Đông Ấn cho tới vương quốc Vera~njaa và vương quốc Avantii (Ương-đế-na) thuộc miền Tây Ấn, và từ vùng Raajagaha (Vương-xá) và vùng Vaaraa.nasi (Ba-la-nại) mãi cho đến xứ Kau’saambii (Kiều-thưởng-di), thành ‘Sraavastii (Xá-vệ) và vùng Saaketa thuộc miền Bắc Ấn. Phật-giáo còn lan rộng đến nhằm giáo hoá cho nhiều bộ tộc khác nhau đang sinh sống dưới chân của những đồi núi Hy-mã trùng điệp.

 

CÁC VỊ VUA CÙNG THỜI VỚI ĐỨC PHẬT
-TRIỀU ĐẠI HARYA’NKA
I-Vua Bimbisaara (Tần-bà-sa-la):

          Vua Bimbisaara (Tần-bà-sa-la) được xem như là người thành lập triều đại thuộc vương quốc Ma-kiệt-đà (Magadha). Vương quốc của ông nằm giáp ranh phía Bắc cạnh sông Hằng, phía Nam cạnh những ngọn đồi thuộc dãy núi Vindhyan, phía Đông cạnh con sông Campaa (Thiềm-ba) và phía Tây cạnh con sông Son. Nó bao gồm nhiều quận của Patna và Gayaa nằm ở phía Nam Bihar.  Girivraja hoặc Raajag.rha hay Raajagaha (vương xá) là thủ đô cổ xưa của nó.

          Bimbisaara (Bình-sa vương) là người sống cùng thời với Đức Phật và là vị Hộ-pháp rất đắc lực cho Tăng-đoàn. Ông ta đã thực hiện một sự đóng góp quan trọng cho tiến trình phát triển Phật Giáo tại vương quốc của ông. Từ Kinh Pabbajjāsuttam (41), chúng ta thấy rằng, cuộc gặp gỡ giữa vua Bimbisaara (Tần-bà-sa-la) với Đức Phật xảy ra khoảng 7 năm trước khi Đức Phật nhập Niết-bàn. Sau đó, vua yêu cầu các quan đại thần trong triều đến nơi Đức Phật để thỉnh Ngài tới hoàng cung, nhưng Đức Phật lại từ chối. Sau đó, đích thân nhà vua đến nơi Đức Phật đang tu tập để gặp Ngài và để đàm thoại với Đức Phật. Đức Phật nói với vua Bimbisaara (Tần-bà-sa-la) rằng, “Này, Đại vương! gần sát dãy núi Hy-mã, có một vị hoàng đế, người đang trị vì tại một vương quốc có quyền lực giàu có, người dân thuộc bộ tộc của vương quốc Kosala (Kiều-tát-la). Người mà đã sanh ra từ giai cấp Sát-đế-lợi   (Âdikka) và dòng dõi Thích-ca (‘Saakkiya), từ cuộc sống gia đình, Ta rời bỏ để tìm cầu sự giải thoát và không còn ham muốn dục lạc của thế gian. Sau khi nhận ra sự khổ đau trong dục lạc và sau khi quyết định từ bỏ thế gian để đi tìm sự giải thoát, Ta sẽ ra đi và cố gắng nỗ lực chính mình, trong sự nỗ lực này, tâm của Ta đạt được sự an vui giải thoát” (42).

          Sau đó, vua Bimbisaara (Tần-bà-sa-la) mới biết rằng, Đức Phật chính là một vị Thái tử, con của vua Tịnh-phạn (‘Suddhodana), Người mà trước đó có hứa với vua là sẽ đến vương quốc này sau khi giác ngộ. Sau khi vừa chứng được Phật-quả, Đức Phật liền đến thành Raajagaha (Vương-xá) và an trú tại Supatitthacetiya trong khu vườn chà là thoáng mát và an tịnh (Latthi Vanuyyana) (43). Chính tại đây, vua Bimbisaara (Tần-bà-sa-la) đến đảnh lễ Đức Phật. Trong dịp này, Đức Phật giảng cho nhà vua cùng các hoàng tộc của vua nhiều bài Kinh về daanakathaa (bố thí), Siilakathaa (trì giới), Tứ-diệu-đế, Kinh Vô-ngã (anicca và anattaa) trong 5 skandha (ngũ Uẩn) và Ngài còn giảng cho nhà vua về giáo lý Pratiityasamutpaada (Mười hai nhân duyên) (44). Vua vô cùng hoan hỷ ngay sau khi nghe những bài pháp của Đức Phật. Nhà vua và những người theo ông xin Đức Phật quy y và trở thành những Đệ-tử tại gia của Đức Phật. Lời chú giải trong Tiểu-bộ-kinh Buddhava.msa (Phật-sở) diễn tả rằng, vua Bimbisaara (Tần-bà-sa-la) chứng được sơ quả Sotaapanna (Tu-đà-hoàn) khi Đức Phật giảng bài Kinh về Mahaa Naarada Jaataka (45). Sau đó, vua cúng dường cho Đức Phật khu vườn trúc lâm (Veluvana). Ngài rất hoan hỷ thọ nhận sự cúng dường đó (46). Tiếp đến, vua Tần-bà-sa-la cùng với các hoàng tử, hoàng hậu, thần dân và các quan đại thần trong triều không chỉ thành kính đảnh lễ Đức Phật mà họ còn sẵn sàng hết lòng suốt cả cuộc đời của họ để ủng hộ cho Bậc Đạo Sư (47). Đức vua còn truyền sắc lệnh là không bất cứ người nào hại đến Đệ-tử của Đức Phật. Chính vì lòng kính mến và sự cảm tình của nhà vua đối với Đức Phật và nhờ vào những hoạt động thiện tâm của ông, Đức Phật dễ dàng truyền bá Giáo-pháp của Ngài tại vương quốc của vua Bimbisaara (Tần-bà-sa-la) mà không gặp bất kỳ một sự khó khăn hay trở ngại nào cả. Đó cũng chính là lý do khiến cho Phật-giáo phồn thịnh và phát triển mạnh tại vương quốc của vị vua này. Theo như sự đề nghị của vua Bimbisaara (Tần-bà-sa-la), Đức Phật không chỉ điều chỉnh Giới-luật và những nguyên tắc cho Tăng-đoàn của Phật-giáo mà Ngài còn chế ra lễ Uposatha (Bố-tát) cùng với sự đọc tụng Giới-bổn Paatimokkha trong Tăng-đoàn phật giáo (48). Thậm chí, Đức Phật còn dạy cho các Đệ-tử của Ngài là ấn định ngày giờ khởi đầu cho việc Vassavaasa (An-cư) sau cuộc gặp gỡ giữa chư Tăng với nhà vua. Từ Kinh Mahaavagga (Đại-phẩm), chúng ta nhận thấy rằng, vua đã mời tất cả các quan chức của 80,000 ngôi làng thuộc vương quốc của ông đến hoàng cung. Trong một cuộc họp mặt này, vua Bimbisaara (Tần-bà-sa-la) đưa ra những lời chỉ dẫn và nói những lời khuyên liên quan đến Đại sự quốc gia. Sau cuộc họp, Vua khuyên các quan chức nên đến nơi Đức Phật. Khi đến đó, tất cả họ không chỉ cung kính, đảnh lễ Đức Phật mà họ còn lãnh hội những bài pháp của Ngài về các vấn đề mang tính siêu hình (51). Bằng chứng trên cho chúng ta biết được nguyên nhân làm thế nào Đức Phật và Tăng-đoàn của Ngài đã ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống của vua Bimbisaara (Tần-bà-sa-la). Bà Khema (An-hoà), là chánh hậu của vua Bimbisaara (Tần-bà-sa-la), đã gia nhập Tăng-già thuộc Ni-giới và không bao lâu, Bà đã chứng quả vị A-la-hán (51).

 II-Vua Ajaatasattu (A-xà-thế):

          Phật-giáo rất hưng thịnh trong triều đại của vua A-xà-thế (Ajaatasattu) (493-462 BC). Ông lên ngôi vua trị vì vương quốc Ma-kiệt-đà (Magadha) sau vua Bimbisaara (Tần-bà-sa-la) vào năm Đức Phật được 27 tuổi. Từ một truyền thuyết được ghi lại trong nhiều Kinh-điển Phật-giáo, chúng ta thấy rằng, vua A-xà-thế (Ajatasattu), người con hùng mạnh nhất của vua Bimbisaara (Tần-bà-sa-la) đã giết chết cha mình theo sự xúi giục của Đề-bà-đạt-đa (Devadatta), một người anh em chú bác của Đức Phật (52). Ông Đề-bà-đạt-đa còn khuyến khích vua trong sự nỗ lực của mình để giết Đức Phật (53). Nhưng sau đó, vua A-xà-thế (Ajatasattu) không chỉ nhận ra lỗi lầm của mình mà còn cảm thấy vô cùng ăn năn cho những tội lỗi trong quá khứ của ông. Khi vua A-xà-thế (Ajaatasattu) về sau không có một sự bình an nào trong tâm hồn do những hành động đầy tội lỗi mà ông đã gây ra, Jiivaka (Kỳ-bà), một lương y nổi tiếng của triều đình đã sắp xếp một cuộc gặp gỡ giữa Đức Phật và vua A-xà-thế (Ajaatasattu). Sự diện kiến của nhà vua với Đức Phật có ảnh hưởng rất sâu đậm trong tâm trí của vị vua này. Vua A-xà-thế (Ajaatasattu) vô cùng hoan hỷ và ông bạch với Đức Phật rằng, ông xin sám hối tội lỗi cực nặng của ông. Sau đó, nhà vua trở thành Đệ-tử tại gia của Đức Phật. Sự kiện này xảy ra khoảng một năm trước khi Đức Phật nhập Niết-bàn. Nhà vua đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển Phật-giáo tại vương quốc của ông.

          Vua A-xà-thế (Ajaatasattu) là một hoàng đế hùng mạnh. Từ Kinh Ārya Ma~nju’sriimuulakalpa (54), chúng ta thấy rằng, những vùng như A.nga (Ương-già), Vaaraa.nasii (Ba-la-nại) và Ve’saalii (Tỳ-xá-ly) đều chịu dưới sự thống trị của ông. Thậm chí, ông còn nhận thêm vùng Kaa’sii (Ca-thi) hoặc một phần đất của nó như một của hồi môn khi ông cưới công chúa Vajiraa, con gái của vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) thuộc vương quốc Kosala (Kiều-tát-la). Vua A-xà-thế (Ajaatasattu) nghe theo lời khuyên của Đức Phật là không trừng phạt bộ tộc người Lichchhavi (Lê-xa). Họ là những người đã hình thành nên một phần đất rộng lớn thuộc liên hiệp chủng tộc Vajjian (Bạt-kỳ) và họ sau này đạt tới đỉnh cao của danh vọng về quyền lực của họ, đồng thời người dân Lê-xa được xem là bộ tộc đứng đầu của một liên hiệp chủng tộc rộng lớn này. Đức Phật nói cho vị cận thần Vassakaara (Vũ-xa) của vua A-xà-thế (Ajaatasattu) rằng, đây không phải là thời gian thích hợp cho vua A-xà-thế đem quân chinh phục họ. Cơ hội chiến thắng sẽ đến trong ba năm sau và vua A-xà-thế đã chinh phục được họ.

          Sự nhập diệt của Đức Phật xảy ra vào năm thứ VIII thuộc triều đại vua A-xà-thế (Ajaatasattu) (55). Khi các quan đại thần trong triều thông báo cho nhà vua về tin Đức Phật Nhập-diệt, vua đã ngất xỉu ngay lập tức và đứng ngồi như một kẻ mất trí (56). Từ những bức tranh được vẽ trên nhiều bức tường của một con đường xung quanh một ngôi tháp tại Qyzyl ở vùng Kuch thuộc trung tâm miền Bắc Turkistan vào thời kỳ Tocharian thuộc thế kỷ VI TL, nó còn ghi lại rằng, nguồn tin về sự Tịch-diệt của Đức Phật được lan truyền đến nhà vua, nhưng vị vua này không có một ý kiến nào về tin đó cả (không tin). Quan cận thần của vua đã thông báo cho vua A-xà-thế bằng một lời khuyên và ông yêu cầu vua tắm cho sạch mồ hôi trên người. Trong khi nhà vua đang hoang mang về sự việc đó, thì vị quan cận thận chứng tỏ cho vua thấy những sự kiện chủ yếu về đời sống của Đức Phật, đó là sự chào đời của thái tử Sĩ-đạt-đa, sự giác ngộ của Ngài, bài pháp đầu tiên của Ngài và sự nhập Niết-bàn của Ngài tại vườn cây Saala (Song-thọ) ở Ku’siinaaraa (Câu-thi-na) trong một bức tranh được vẽ trên một bức vẽ sơn dầu. Nhà vua bật khóc trong nỗi tuyệt vọng khi ông nhìn thấy những cảnh tượng cuối cùng này (57), có nghĩa rằng, khi ông biết về sự mất mát to lớn ấy. Sau đó, vua truyền các sứ giả cùng ông đến vương quốc thuộc bộ tộc người Malla (Mạt-la) và họ đã có mặt trong suốt thời gian Đức Phật tịch diệt và xin nhận phần xá lợi của Đức Phật cho vương quốc của họ. Sau đó nhà vua được nhận một phần xá lợi của Đức Phật và ông cho xây dựng ngôi tháp bằng đá tại thành Raajagaha (Vương-xá) (58) để tôn thờ Xá-lợi của Ngài. Vào dịp này, ông cũng đã cử hành một buổi lễ rất long trọng. Nhà vua còn cho xây dựng một vài ngôi Dhaatucetiya (Thánh điện) ở bên trong và xung quanh thành Raajagaha (Vương-xá) (59). Vua còn sửa lại 18 ngôi Chùa Maha avihaara (Ma-ha-tỳ-từ-la) tại thành Raajagaha (Vương-xá) mà chúng đã bị hoang tàn do các Tu-sĩ Phật-giáo ngay sau khi Đức Phật nhập diệt (60).

          Tên của vua A-xà-thế (Ajaatasattu) gắn liền với cuộc kiết tập Kinh-điển lần thứ nhất được tổ chức tại hang Thất-diệp (Sattapa.n.ni hay Saptapar.ni) ở thành Raajagaha (Vương-xá) hai tháng sau sự Tịch-diệt (Mahaaparinibbaana) của Đức Phật. Ông đóng một vai trò rất nổi bật trong cuộc kiết tập Kinh điển lần này. Subhadda (Tu-bạt-đà-la) là người được Đức Phật giáo hoá sau cùng vô cùng vui mừng vào lúc Đức Phật nhập diệt. Ông ta nói cho các vị Tỳ-kheo khác rằng, từ nay về sau không có ai khiển trách Tăng-chúng và họ sẽ làm bất cứ việc gì theo ý muốn của họ (61). Những lời nói của Subhadda (Tu-bạt-đà-la) đã ảnh hưởng không tốt lắm trong Tăng-đoàn. Ngài Ma-ha Ca-diếp (Mahaakassapa) là Đại đệ tử của Đức Phật và một số Tỳ-kheo khác trong Tăng-đoàn lo ngại cho Giới-luật của Tăng-già. Sau đó, các Ngài liền quyết định triệu tập một cuộc kiết tập khoảng 500 vị A-la-hán tại thành Raajagaha (Vương-xá) để trùng tuyên lại những lời dạy của Đức Phật (62). Các Ngài đã đề xuất một chương trình nhằm thiết lập một hệ thống Kinh-tạng và để duy trì Luật-tạng của Tăng-già. Mặc dù không có một sự bất đồng nào về vấn đề giáo lý, nhưng cuộc kiết tập cần phải có một vị đứng đầu có phẩm hạnh thuộc Đệ tử của Đức Phật nhằm bảo vệ tính thanh khiết và nguyên vẹn về những lời dạy của Đức Phật (63). Từ các Kinh-điển Phật-giáo, chúng ta thấy rằng, hầu hết tất cả các vị tham dự cuộc kiết tập đều chứng quả A-la-hán không kể Ngài Gavampati (Già-bà-bạt-đế) (64) và Ngài Puura.na (Phú-na) (65) là những vị đóng vai trò rất quan trọng cho tiến trình nhằm xúc tiến cuộc kiết tập Kinh điển lần này. Ngài A-nan (Ânanda) cho tới thời gian này mà vẫn chưa chứng quả vị A-la-hán và trước khi cuộc kiết tập bắt đầu, Ngài mới thực sự chứng quả vị A-la-hán (Arhat). Ngài đã được sự chấp thuận của Tăng-già để gia nhập hội chúng 500 vị A-la-hán (Arhat) và được tuyển chọn trùng tuyên lại Kinh-tạng trong cuộc kiết tập Kinh-điển lần này. Vua A-xà-thế (Ajaatasattu) đóng một vai trò rất tích cực trong cuộc kiết tập Kinh điển lần này và đã cúng dường tất cả các nhu cầu cần thiết nhằm góp phần làm cho cuộc kiết tập thành công viên mãn. Nhà vua còn cho xây dựng một sảnh đường rộng rãi nơi lối ra vào của hang Thất-diệp (Sattapa.n.ni) nằm trên một ngọn đồi Vebhaara (Vaibhaara) gần thành Raajagaha (Vương-xá) và trang trí bên trong sảnh đường này với nhiều tấm thảm quí giá. Vua đã sắp xếp một chỗ ngồi cho vị chủ toạ về hướng Nam và một chỗ ngồi khác cho vị Tăng trùng tuyên ở chính giữa sảnh đường (66). Ông còn sắp xếp các tiện nghi ăn ở và thực phạn cho các vị thánh Tăng. Khoảng 500 vị A-la-hán tham dự cuộc kiết tập Kinh-điển lần này, Ngài Ca-diếp (Mahaakassapa) được Đại-chúng đề cử làm chủ toạ của cuộc kiết tập. Ngài Ưu-ba-ly (Upaali) được Đức Phật xem là Người trì luật đệ nhất và Ngài trùng tuyên lại Luật-tạng. Ngài A-nan (Ananda) trùng tuyên lại Kinh-tạng. Chính Ngài Ca-diếp (Mahaassapa) hỏi tất cả những câu hỏi có liên quan đến Luật-tạng và Kinh-tạng cho cả hai Ngài Ưu-ba-ly (Upaali) và Ngài A-nan (Ananda). Cuộc kiết tập này liên tục kéo dài suốt 6 tháng trong hang Thất-diệp (Sattapa.n.ni). Như vậy, trong lần kiết tập đầu tiên này, Luật-tạng được sắp xếp lại dưới sự chỉ đạo của Ngài Ưu-ba-ly (Upaali) và Kinh-tạng đượi sắp xếp lại dưới sự chỉ đạo của Ngài A-nan (Ananda). Trong cuộc hội nghị kiết tập Kinh-điển lần này, bảy sự buộc tội được chư Tăng đưa ra thảo luận nhằm chống lại Ngài A-nan (Ananda) và Ngài A-nan đưa ra những lời biện hộ cho những sự buộc tội này :

1-     Sở dĩ Ngài A-nan không hỏi rõ với Đức Phật về những giới luật chi tiết, vì Ngài bị nỗi buồn lấn áp trước sự sắp Tịch-diệt của Bậc-đạo-sư.

2-     Sở dĩ Ngài A-nan phải giẫm trên y của Đức Phật trong khi may y, vì không có ai giúp Ngài cả.

3-     Sở dĩ Ngài A-nan cho phép nữ giới đảnh lễ nhục thân của Đức Phật trước tiên, vì Ngài không muốn ngăn cản họ. Ngài còn làm điều này là vì Ngài muốn khai tâm cho họ.

4-     Sở dĩ Ngài A-nan (Ânanda) quên không bạch với Đức Phật để thỉnh Ngài có thể tiếp tục trụ thế thêm một kiếp nữa cho việc truyền giáo, vì Ngài đã bị ác ma che mờ tâm trí.

5-     Sở dĩ Ngài A-nan (Ânanda) phải cầu xin Đức Phật cho phép nữ giới gia nhập Tăng-đoàn, vì Ngài xét thấy công lao của Bà Ma-ha-ba-xà-ba-đề (Mahaapajaapati Gotamii) người đã nuôi nấng Đức Phật trong lúc Ngài còn thơ ấu.

          Dulva (68), là bộ Luật của Tây-tạng đề cập hai lời buộc tội khác nhằm chống lại Ngài A-nan. Đó là: Ngài A-nan (Ânanda) không lấy nước cho Đức Phật uống khi Đức Phật hỏi ba lần về việc này và khi những người nam và nữ cư sĩ thuộc căn cơ thấp kém đến đảnh lễ Đức Phật sau sự Tịch-diệt của Ngài, thì Ngài A-nan sau đó đã để lộ Mã-âm-tàng của Đức Phật. Ngài A-nan (Ânanda) đã biện hộ hai lời buộc tội này như sau. Ngài nói rằng, nước của dòng sông không chỉ không sạch mà còn có bùn. Đó chính là lý do tại sao Ngài không lấy nước cho Đức Phật uống. Ngài A-nan (Ânanda) để lộ Mã-âm-tàng của Đức Phật, vì theo Ngài, “sự để lộ Mã-âm-tàng là Ngài muốn làm cho họ bỏ đi tính tò mò về sự khao khát của họ” (69).

          Cuộc kiết tập Kinh-điển đầu tiên này còn thảo luận một vấn đề quan trọng khác nữa là hoạch tội Tăng-sĩ Channa (Xa-nặc), người cưỡi ngựa cho Đức Phật vào ngày ra đi tìm đường giải thoát. Vị Tăng-sĩ này khinh thường mỗi một thành viên trong Tăng-đoàn, dù các Ngài thuộc ở căn cơ cao hay thấp đều là người rất ngu si. Hình phạt này đã mặc tẩn vị Tăng-sĩ này trong Tăng-đoàn (Tẩy chay). Sau đó, hình phạt được công bố cho Ngài Xa-nặc (Channa), Ngài bị tác động mạnh đến tâm lý về sự công bố này bằng sự sám hối với nỗi sầu khổ vô hạn và Ngài đã thanh lộc lại tất cả những nhược điểm của Ngài. Cuối cùng, Ngài chứng quả vị A-la-hán (Arhat). Hình phạt này tự động ngừng lại khi Ngài đạt được kết quả tích cực trong sự nỗ lực của Ngài về tâm linh (70).

          Vua A-xà-thế (Ajaatasattu) làm việc rất tích cực nhằm mang lại lợi ích và các tiện nghi sung túc đến cho những vị Thánh Tăng tham dự, và cuộc kiết tập đã được thành công viên mãn. Giống như vua Bimbisaara (Tần-bà-sa-la), vua A-xà-thế (Ajaatasattu) là một Phật-tử hộ pháp rất đắc lực của Đức Phật. Chính nhờ vua Bimbisaara (Tần-bà-sa-la) và vua A-xà-thế (Ajaatasattu), Đức Phật rất được nhiều người kính mộ và Ngài được dân chúng Ma-kiệt-đà (Magadha) có cảm tình sâu sắc đối với Ngài, và thật là dễ dàng cho Đức Phật truyền bá giáo pháp của Ngài tại nơi đó. Vua A-xà-thế (Ajaatasattu) đã tạo nên một sự đóng góp rất có ý nghĩa cho việc truyền bá Phật-giáo tại vương quốc của ông.

 

VƯƠNG QUỐC KOSALAN (KIỀU TÁT LA)

-Vua Pasenadi (Ba-tư-nặc):

          Mahaakosala (đại Câu-thi-la) là vua của vương quốc Kosala (Kiều-tát-la) tương đương với tiểu bang Oudh hiện nay. Con trai của ông là vị thái tử Pasenadi (Prasenajit) (Ba-tư-nặc). Vị thái tử này trở thành vua trị vì vương quốc Kosala (Kiều-tát-la) có thể là sau cái chết của phụ vương ông. Vua này là người sống cùng thời với Đức Phật (71). Ông được xem là một trong những vị vua quan trọng nhất thuộc thời kỳ của ông. Vị vua này không chỉ xâm chiếm xứ Kaa’sii (Ca-thi) mà còn xâm chiếm Bộ-tộc người ‘Saakya (Thích-ca) thuộc vương quốc Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavatthu), Bộ-tộc người Kaalaama thuộc vương quốc Kesaputta và nhiều vương quốc lân cận khác thậm chí phải chịu dưới sự cai trị của vị vua này (72). Vua Ba-tư-nặc đã mở rộng vương quốc của mình từ Gumati kéo dài mãi cho đến Gandak, từ Tarai thuộc nước Nepal kéo dài cho đến sông Hằng (Ganges) và mãi cho đến mạn Đông của dãy núi Kaimur (73).

          Nhiều Kinh điển còn đề cập tới vai trò quan trọng của vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) đối với tiến trình phát triển của Phật-giáo tại vương quốc của vị vua này. Kinh Majjhima Nikaya (Trung-bộ) ám chỉ Đức Phật chính là người Kosalan (Kiều-tát-la) (74). Vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) thường nói “Bhagava pi kosalako aham pi Kosalako”. (Đức Phật của chúng ta thuộc người Kosala (Kiều-tát-la), Ta cũng vậy). Nhiều cuộc đàm thoại giữa vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) với Đức Phật không chỉ làm cho vị vua này trở thành người ủng hộ đắc lực của Ngài mà còn là người Đệ-tử và người bạn thân thiết của Ngài (75). Kinh Daharasutta có đề cập về vấn đề cải đạo của vua đến với Phật-giáo (76). Nhà vua rất nhiệt tình đối với Đức Phật đến nỗi khi ông gặp Ngài, ông đã cúi xuống với đầu đụng sát đất và ôm hôn chân của Đức Phật một cách thành kính (77). Dưới sự chỉ dẫn của vợ ông là hoàng hậu Mallikaa (Mạt-lợi), nhà vua cúng dường nhiều phẩm vật quý giá cho Đức Phật ở một bình diện vô cùng to lớn. Nhiều Kinh-điển đề cập đến những phẩm vật này như là ‘asadisadaana’ nghĩa là ‘một công đức thật vô cùng to lớn’ (78). Điều đó cho thấy sự kính mến sâu sắc của vua đối với Đức Phật, Tăng-già và Giáo-hội của Ngài. Điều này còn nói lên được sự phát triển của Phật-giáo tại vương quốc Kosala (Kiều-tát-la) dưới sự lãnh đạo của vua Pasenadi (Ba-tư-nặc). Từ nhiều Kinh-điển Phật-giáo, chúng ta thấy rằng, Junha, một quan cận thần của vua đã giúp đỡ nhà vua trong việc bố thí, và vua rất là hoan hỷ cho việc làm của quan cận thần này và ông ta còn xin vua để trị vì vương quốc trong bảy ngày (79).

          Con trai của vua Pasenadi (Ba-tư-nặc), là thái tử Brahmadatta (Phạm-thi) đã gia nhập Tăng-già Phật-giáo ở lứa tuổi vẫn còn rất trẻ và đã chứng quả A-la-hán (arhat) (80). Chị của vua là bà Sumanaa cũng trở thành Tỳ-kheo-ni (Bhikkhu.nii) và chứng quả A-la-hán (arhat) (80). Ngôi Tịnh-xá Kaajakaaraama nằm gần Tịnh-xá Jetavana (Kỳ-hoàn) do vua xây dựng và Đức Phật thỉnh thoảng dừng chân để thuyết pháp tại đây (82). Theo lời đề nghị của Đức Phật, vị vua này cúng dường Tịnh-xá đó cho chư Ni và chị của ông là Tỳ-kheo-ni Samanaa tu tập tại đó. Nhà vua thể hiện sự kính trọng sâu sắc đối với Đức Phật. Ông còn hỗ trợ đắc lực cho Đức Phật trong công việc truyền bá Giáo-pháp của Ngài và quan tâm sâu sắc đến tiến trình phát triển Phật-giáo tại vương quốc của ông. Kinh sách ghi lại rằng, nhà vua rất tận tâm đối với Đức Phật và Giáo-hội của Ngài đến nỗi ông còn tôn kính đối với những người nào ca tụng Bậc-đạo-sư của mình (83), và không tỏ ra quan tâm đối với những người không tôn kính Đức Phật và Giáo-hội của Ngài (84).

 

VƯƠNG QUỐC AVANTII (ƯƠNG ĐẾ NA)

-Vua Ca.n.da Pajjota :

          Ca.n.da Pajjota (Mahaasena) (Chandra Pradyota Mahaasena) là người sanh cùng thời với Đức Phật và cũng là vị vua thuộc vương quốc Avantaa (Ương-đế-na) tương đương với vùng Ujjaini (Ujjenii), nằm trong phần đất của vùng Narmadaa tính từ Maandhaataa đến Maheswar và một số quận lân cận (85). Vào thế kỷ thứ VI BC, Ujjaini là thủ đô thuộc vương quốc của vị vua này. Theo truyền thuyết ghi lại rằng, vị vua này không chỉ muốn tuyên chiến chống lại vua Pukkusaati (Pushkarasaarin) mà còn muốn đem quân sang xâm chiếm vua thuộc vương quốc Vatsa (Bạt-sa) (87).

          Mahaakaccaayana (Đại-ca-chiên-diên) là con của một vị Pháp-sư, đã hoá độ vua Ca.n.da Pajjota đến với Phật-giáo. Sau khi cha Ngài mất, Ngài trở thành vị Pháp-sư của vua Ca.n.da Pajjota và vị Pháp-sư này đã khuyên nhà vua nên đến nơi Đức Phật để thỉnh Ngài tới vương quốc của ông cho việc truyền giáo. Theo lời khuyên của Ngài, nhà vua hạ lệnh cho Mahaakaccaayana (Ca-chiên-diên) và bảy quan cận thần của triều đình cùng đến Vaaraa.nasii để thỉnh Đức Phật tới vương quốc Avantii (Ương-đế-na). Đức Phật thuyết nhiều bài pháp cho họ. Sau khi nghe xong những bài pháp của Ngài, họ xin xuất gia, tu tập và chứng quả vị A-la-hán (Arhat). Họ bạch với Đức Phật rằng: “Kính bạch Thế Tôn ! Vua Pajjota muốn đảnh lể Ngài và muốn nghe giáo pháp của Ngài,” nhưng Đức Phật từ chối và không đi đến vương quốc Avantii (Ương-đế-na). Những vị Thánh-tăng này trở về quê hương của họ để truyền bá Đạo Phật nơi đó. Vua Ca.n.da Pajjota trở thành Đệ-tử tại gia của Đức Phật sau khi nghe những bài pháp của Ngài từ những vị Tăng này (88). Nhà vua sau đó tham gia rất tích cực trong việc truyền bá Phật-giáo tại vương quốc của ông. Ngài tôn giả Mahaakaccaayana (Đại-ca-chiên-diên) giaó hoá rất nhiều người đến với Đạo Phật và cho xây rất nhiều Tịnh-xá tại những vùng như Kuraraghara, Papaatapabbata và Makkaraka.ta. Trong suốt thời kỳ Đức Phật, vương quốc Avantii (Ương-đế-na) trở thành một trung tâm Phật Giáo nổi tiếng. Vua của xứ này trở thành một đại Đệ-tử tại gia của Đức Phật và ông đã cúng dường cho Tăng-đoàn nhiều phẩm vật có giá trị. Chính nhờ những hoạt động truyền giáo chặt chẽ của vùng Makkaraka.ta mà Phật-giáo tại nơi này tự nó có thể được thiết lập một thế đứng vững chắc.

 

VƯƠNG QUỐC VATSA (BẠT-SA)

1-Vua Udena (Udayana)(Ưu-đà-di) :

           Con trai của vua Sataaniika Parantapa chính là vị hoàng tử Udena (Ưu-đà-di), người đã kế vị ngôi vua thuộc vương quốc Vatsa (Bạt-sa). Ko’samii (Kau’saambii)(Kiều-thưởng-ca) là thủ đô của ông. Thủ đô này được xác nhận là vùng Kosam hiện nay. Nó chính là ngôi làng nằm trên vùng Jummaa gần tiểu bang Allahabad (89). Vua Udena (Ưu-đà-di) là người sống cùng thời với Đức Phật. Ban đầu, ông không kính tin Đức Phật và Tăng-đoàn. Saamaavati là một người con gái nuôi của Ghosaka và là một chánh hậu của vị vua này. Bà ta cũng là một nữ tín đồ của Phật-giáo và bà đã giành hết trọn cuộc đời của bà trong việc nỗ lực phát triển Phật-giáo tại vương quốc của chồng bà. Bà do cô Khujjutaraa là một Tỳ-nữ trung thành của bà đã giáo hoá bà đến với Phật-giáo. Theo sự thỉnh cầu của hoàng hậu, Ngài A-nan (Ānanda) cùng với 500 vị Thánh-tăng được sự cho phép của Đức Phật thường đến hoàng cung của vua Udena (Ưu-đà-na)mỗi ngày để thuyết pháp hoá độ cho các công nương, tỳ nữ trong hoàng cung. Họ chính là những người thường thay phiên nhau dâng cúng cho Ngài A-nan và 500 vị Thánh-tăng nhiều phẩm vật và y áo có giá trị.

          Vua Pi.n.dola Bharadvaaja cung cấp nhiều sự giúp đỡ rất có ích của ông cho tiến trình phát triển Phật-giáo tại vương quốc Vatsa (Bạt-sa). Lúc đầu, vua Udena  (Ưu-đà-na) không hài lòng với những việc làm của vua xứ Avanti (Ương-đế-na). Nhưng không bao lâu sau, ông đã thay đổi tâm ý của mình và tỏ thái độ thân thiện đối với vua xứ Avanti (Ương-đế-na). Vua Udena (Ưu-đà-na) có những buổi thảo luận suốt trong khoảng thời gian dài về vấn đề tôn giáo với vua xứ Avanti (Ương-đế-na). Sau khi lắng nghe từ vị vua xứ Avanti (Ương-đế-na) kể rằng, Đức Phật chỉ dạy Tăng-chúng về cách thiền quán nhằm điều phục toàn thân và để ngăn chặn các ý niệm xấu phát khởi từ lục căn như tai, mũi, lưỡi, thân và ý (91), Vua Udena (Ưu-đà-di) vô cùng hỷ lạc và sau đó ông vui vẻ quy y theo Đạo Phật. Ông đã trở thành Đệ-tử tại gia của Đức Phật (91). Vua Udena (Ưu-đà-na) thể hiện sự quan tâm sâu sắc của ông và ủng hộ cho tiến trình phát triển trong việc truyền bá Phật-giáo tại vương quốc của ông. Vua còn cung thỉnh nhiều chư Tăng mỗi ngày đến hoàng cung của ông để thọ trai. Dưới sự cai trị của vua Udena (Ưu-đà-na), nhiều Tu-viện không chỉ được xây dựng mà Phật-giáo còn là một tôn giáo được ngưỡng mộ của dân chúng tại vương quốc Vatsa (Bạt-sa).

 

VƯƠNG QUỐC GANDHĀRA (KIẾN-ĐÀ-LA)

-Vua Pukkusaati :

           Vương quốc Gandhaara (Kiến-đà-la) tương đương với một số quận hiện nay thuộc Peshawas (Purushapur) và Rawalpindi ở mạn Tây-Nam Punjab (92) và Kashmir. Vua Pukkusaati (Pu.skarasaarin) thống trị vương quốc này vào giữa thế kỷ thứ VI BC. Thủ đô của ông là Taxila. Vua thiết lập những mối quan hệ rất mật thiết với vua Bimbisaara (Tần-bà-sa-la), là vị vua trị vì thuộc xứ Ma-kiệt-đà (Magadha) và giữa hai vương quốc này còn có những mối bang giao về văn hoá chặt chẽ với nhau.

          Vua Pukkusaati là một người sống cùng thời với Đức Phật và ông cũng biểu lộ sự quan tâm sâu sắc đối với Phật-giáo xuyên qua nhiều sự nỗ lực giúp đỡ của Vua Bimbisaara (Tần-bà-sa-la). Vua Bimbisaara đã gởi nhiều công sứ cùng với các phẩm vật có giá trị bao gồm một tấm bảng được khắc chữ vàng đã ghi chép về Ba-ngôi Tam-bảo và một số nội dung có liên quan đến lời dạy của Đức Phật đối với vua Tần-bà-sa-la (93). Kinh sách ghi lại rằng, sau khi đọc hàng chữ khắc trên tấm bảng, vua Pukkusaati liền xin gia nhập Tăng-đoàn và trở thành vị Tăng-sĩ của Phật-giáo. Thậm chí, ông còn đến thành Raajagaha (Vương-xá) để đảnh lễ Đức Phật và nhà vua được Đức Phật thuyết giảng Kinh Dhatuvibhaga. Vị vua này đã trở thành một Đệ-tử nhiệt tâm của Phật-giáo và ông tham gia hoạt động rất tích cực trong công cuộc truyền bá chánh pháp tại vương quốc của ông.

 

VƯƠNG QUỐC SOVIIRA (TÔ-VĨ-LA)

-Vua Rudraayana :

           Vua Rudraayana chiếm ngôi của vua Roruka (Lao-lỗ-ca) tại vương quốc Soviira (Tô-vĩ-la) (hoặc Sauviira) vào thời kỳ của Đức Phật. Đầu tiên, vua này tiếp nhận nguồn tin về Đức Phật tại xứ Ma-kiệt-đà (Magadha) từ vua Bimbisaara (Tần-bà-sa-la). Vua Bimbisaara có gởi tặng cho vị vua này một tấm bảng được khắc chữ gồm một số nội dung chủ yếu về giáo lý của Phật-giáo. Sau khi xem qua các nội dung này, nhà vua cảm thấy kính tin Giáo-hội của Đức Phật vô cùng và ông ta xin quy y để trở thành Đệ-tử tại gia của Phật-giáo. Sau đó, vua xin gia nhập Tăng-đoàn và trở thành một vị Tăng-sĩ (95). Trong thời kỳ của Đức Phật, Phật-giáo tự nó được thiết lập vững chắc tại vương quốc của vua Rudraayana.

 

CÁC BỘ TỘC CÙNG THỜI VỚI ĐỨC PHẬT

I-Bộ tộc người ‘Saakya (Thích Ca).

          Bộ tộc người ’Saakya (Thích-ca) tự xưng là dòng giỏi từ một Hoàng-tộc của vua Ik.svaaku và họ sống trong một vương quốc nằm giáp ranh về hướng Bắc là những dãy Hy-mã-lạp-sơn trùng điệp, về hướng Nam và Tây là con sông Raaptii và hướng Đông là con sông Rohinii (96). Thành Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavatthu) là thủ đô chính của họ. Họ được xem là một vương quốc chư hầu của vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) thuộc vương quốc Kosala (Kiều-tát-la) (97).  Nhưng họ không phụ thuộc về chính trị. Bộ tộc này thuộc giai cấp K.satriyas (Sát-đế-lợi). Sau khi nhận nguồn tin về sự tịch diệt của Đức Phật, họ xin được nhận một phần xá lợi của Đức Phật và họ cũng xin được ban với hàng chữ : “ Bhagavaa amhaaka.m ñaatise.ttho” (Bậc Toàn-giác chính là Người đứng đầu thuộc bộ tộc của họ) (98). Bộ tộc người ‘Saakya (Thích-ca) là những người tín ngưỡng thuộc tôn giáo Bà-la-môn.

          Sau khi giác ngộ, Đức Phật đi đến thành Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavatthu), nhưng Ngài không được đón tiếp một cách nồng hậu từ những người thuộc bộ tộc ‘Saakya (Thích-ca), nhưng sau đó bộ tộc này đã nhận ra sự sai lầm của họ và trở thành những Đại đệ tử của Đức Phật và Giáo-hội của Ngài. Họ đã làm nên nhiều sự đóng góp có giá trị đối với công việc giới thiệu, thiết lập và phát triển Phật-giáo tại vương quốc của họ. Không bao lâu sau đó, Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavatthu) trở thành một trung tâm quan trọng của Phật-giáo. Không chỉ có thành Ca-tỳ-la-vệ mà các vùng như, Caatumaa, Saamagaama, khomadussa, Medahumpa, Nangara và Devadaha (99) là những nơi mà Đức Phật dừng chân để truyền bá giáo lý của Ngài. Trong hầu hết những vùng này, bộ tộc thuộc người ‘Saakya (Thích-ca) điều tiếp đón Đức Phật với niềm tôn kính vô biên. Sự nỗ lực của Đức Phật trong việc truyền bá giáo pháp của Ngài tại vương quốc ‘Saakya (Thích-ca) chắc chắn thành công. Qua phương pháp truyền giáo đơn giản về những bài giáo lý của Ngài, Đức Phật gây nên một ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn của bộ tộc người ‘Saakya (Thích-ca). Họ đã lần lượt không chỉ thiết tha để tiếp nhận giáo Pháp của Đức Phật mà còn tích cực đóng góp công sức của họ cho công cuộc thiết lập và phát triển Phật-giáo tại vương quốc của họ. Từ Kinh Mahaavagga (Đại-phẩm), chúng ta thấy rằng, những người thuộc các Tăng-đoàn của những tôn giáo khác xin được gia nhập Tăng-già Phật-giáo, họ điều phải trải qua một thời gian thử thách (Parivaasa) trong vòng 4 tháng, nhưng Đức Phật cho phép những người thuộc bộ tộc ‘Saakya (Thích-ca) vì sự quan hệ mật thiết giữa họ đối với Ngài cùng với những người Ja.tilas (là những người tin vào nghiệp báo nhân quả trong quá khứ) được gia nhập Tăng-đoàn của Phật-giáo mà không cần phải trải qua thời gian thử thách (100).

 

II-Bộ tộc người Lichchavi (Ly-xa-tử):

          Người dân lichchavis (Ly-xa-tử) được xem là bộ tộc hùng mạnh nhất thuộc miền Đông-Bắc Ấn. Trong thời kỳ của Đức Phật, họ rất nổi bật và chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử Ấn Độ cổ đại. Họ đã tạo lập một phần đất thuộc hiệp chủng tộc để tạo thành vương quốc Vajjian (Bạt-kỳ) bao gồm nhiều sắc dân thuộc những bộ tộc khác nhau như,Videhas (Vi-đề-hê) xa xưa, J~naatrikas, Vrijis, Ugras, Bhogas , Kauravas và Aik.svaakas (101). Va’saali (Vai’saali) (Tỳ-xá-ly) được xác định là vùng Basarh ngày nay nằm trong quận Muzaffarpur thuộc mạn Bắc Bihar. Nó không chỉ là thủ đô của người dân Lichchavias (Ly-xa-tử) mà còn là thủ phủ chính của hiệp chủng tộc thuộc vương quốc Vajjian (Bạt-kỳ) (102).

          Bộ tộc người Lichchavis (Ly-xa-tử) là tín đồ thuộc Bà-la-môn-giáo, Ve’saalii (Tỳ-xá-ly) còn là một nơi quan trọng đối với Kỳ-na-giáo (Jainism) trong thời kỳ của Đức Phật. Vì lý do này, đầu tiên Đức Phật không dễ gì đến nơi này để truyền giáo pháp của Ngài cho người dân Lichchavis (Ly-xa-tử). Dù sự chống đối kịch liệt của những người theo Kỳ-na-giáo (Jaina), nhưng Đức Phật và các Đệ-tử của Ngài vẫn đến các vùng thuộc người dân Lichchavis (Ly-xa-tử) để giáo hoá họ đến với Đạo Phật. Kinh Majjihima Nikaaya (Trung-bộ) (103) và Kinh Papa~ncasuudanii (Majjhima A.t.thakathaa) (104) ghi rằng, Đức Phật đã giáo hoá ông Saccaka, tín đồ của Kỳ-na-giáo (Ni-kiền-tử Nhã-kiền-tử) (Niga.n.tha Naa.t.tputta) và 500 người dân Lichchavi (Ly-xa-tử) đến với Phật-giáo sau một cuộc tranh luận với họ về một quan điểm nan giải thuộc lĩnh vực triết học và siêu hình học của Phật-giáo và Đức Phật đã đánh bại họ trong cuộc tranh luận này. Sự truyền bá của Đức Phật thành công và nhiều người Lichchavi (Ly-xa-tử) xin theo quy y Phật giáo. Đức Phật và các Đệ-tử của Ngài đã tạo nên một cuộc cách mạng vĩ đại trong các hoạt động truyền giáo tại nhiều vương quốc thuộc người Lichchavi (Ly-xa-tử). Siihaa, một người dân thuộc bộ tộc Lichchavi (Ly-xa-tử)(105) và Di.t.thaddha, một nhà quý tộc của bộ tộc Lichchavi (Ly-xa-tử)(106) đều xin xuất gia theo Phật-giáo. Cả hai vị này sau đó trở lại giáo hoá rất nhiều người Lichchavi (Ly-xa-tử) đến với Phật-giáo và họ còn giảng nhiều bài pháp cho dân chúng thuộc bộ tộc của họ. Đức Phật dừng chân tại thủ phủ Ve’saalii (Tỳ-xá-ly) nhằm giúp cho các bộ tộc này diệt trừ bệnh dịch hạch đang cướp đi mạng sống nhiều người dân tại thành phố này (107). Ngài đã cứu sống nhiều người thuộc bộ tộc Lichchavi (Ly-xa-tử) khỏi bệnh dịch tả. Chính nhờ Đức Phật mà thành phố này thoát khỏi bệnh truyền nhiễm (108). Đó là lý do khiến cho người Lichchavi (Ly-xa-tử) trở thành những người rất ngưỡng mộ Đức Phật. Đức Phật có cảm tình sâu sắc đối với dân chúng Lichchavi (Ly-xa-tử) và Ngài còn khen ngợi họ rất nhiều. Dân chúng Lichchavi (Ly-xa-tử) làm nên nhiều công tác từ thiện có lợi ích và xứng đáng và họ kêu gọi một vài nơi cùng nhau cúng dường những phẩm vật để thể hiện sự tôn kính Đức Phật và Tăng-già trong việc phát triển Phật-giáo tại vương quốc của họ. Họ còn xây dựng một vài Thánh điện để thể hiện sự tôn kính đối với Đức Phật và Tăng-đoàn. Đó là những vị như; Saaranda, Sattambaka, Bahuputta, Gotamaka, Caapaala và Udena (109). Người dân Lichchavi (Ly-xa-tử) còn xây dựng Tịnh-xá Kuu.taagaarasaalaa tại vùng Mahaavana (Đại-lâm) để làm nơi an trú cho Đức Phật (110). Đức Phật dừng chân tại thủ đô Ve’saalii (Tỳ-xá-ly) nhiều lần và Ngài đã an trú tại Tịnh-xá Kuu.taagaarasaalaa và thuyết giảng một vài mẫu chuyện tiền thân (Jaataka) liên quan đến một số vị như Siigaala (111), Telovaada (112), Bahiya (113), và Ekapa.n.na (114) Mahali, Nandaka, Bhaddiya (Ba-đề), Mahaanaama (Ma-ha-nam), Ugga-Gavapati, Pingiyaani-Braahma.na (115) là những người dân thuộc bộ tộc Lichchavi (Ly-xa-tử) nổi bật và cũng là Đệ-tử của Đức Phật. Nhiều người phụ nữ thuộc bộ tộc Lichchavi (Ly-xa-tử) còn xin xuất gia như Bà Siihaa, jentaa, Vaase.t.thii..,họ đã gia nhập Tăng-đoàn thuộc Ni-giới và đóng vai trò rất quan trọng cho tiến trình phát triển Phật-giáo tại vương quốc của họ.

           Đức Phật luôn luôn khen ngợi người dân thuộc bộ tộc Lichchavi (Ly-xa-tử). Ngài thương mến họ vô cùng. Ngài cảm phục về tánh chất dũng mãnh, cần cù, chịu khó và tính cách cao thượng, khiêm hạ của người dân vùng này. Dân Lichchavi (Ly-xa-tử) luôn luôn tỏ ra cung kính sâu sắc đối với Đức Phật. Họ chính là những tín đồ thuần thành của Phật-giáo và đã đóng góp rất tích cực cho tiến trình phát triển Phật-giáo tại vương quốc của họ.

 

III-Bộ tộc người Malla (Mạt-la) :

          Dân Malla (Mạt-la) được xem là bộ tộc rất hùng mạnh nằm ở miền Bắc Ấn, trong thời Phật, họ được chia thành hai phần, một phần thì đặt những trụ sở chính của họ tại Ku’siinaagaa (Câu-thi-na) và vùng khác thì đặt một số trụ sở tại Paavaa (Paadaraona) (116). Họ thuộc người Vasi.s.tha gotra và đã tự xưng mình chính là dòng dõi của K.satriya (Sát-đế-lợi). Sau khi Đức Phật nhập Niếp-bàn, họ xin một phần xá lợi và nói rằng :

           Thế Tôn chính là một người thuộc dòng dõi K.satriya (Sát-đế-lợi) và họ cũng vậy. Họ rất vinh dự được nhận một phần xá lợi của Bậc-đại-giác. Họ đã xây dựng một trụ đá để tôn thờ xá lợi của Đức Phật và để tỏ sự cung kính đối với Ngài, họ cử hành một buổi lể rất long trọng.

           Lúc đầu, người dân Malla (Mạt-la) không có thiện cảm đối với Đức Phật lắm. Ngài đến vùng Ku’siinaagaa (Câu-thi-na) là thủ đô của họ để truyền bá giáo pháp của Ngài cho người dân xứ này. Hầu hết người dân xứ này tỏ thái độ không thiện cảm đối với Đức Phật. Chính phủ Malla (Mạt-la) đã ban hành một sắc lệnh về một hình phạt trị giá 500 Kahaapanas cho một người dân Malla (Mạt-la) nào không quan tâm đến Đức Phật hoặc không tỏ ra cung kính đối với Ngài trong thời gian Ngài truyền giáo tại vùng Ku’siinaaga (Câu-thi-na). Nhưng Đức Phật lại có thiện cảm với vùng này và Ngài giáo hoá rất nhiều người quy y theo Phật-giáo. Trong số đó có ông Malla Roja (117) Dabba Mallaputta (118), Tapassu (119), Siihaa (120) và Kha.n.dasuma là những người Đệ-tử nổi bật nhất. Kinh Sangitisutta thuộc Diigha Nikaaya (Trường-bộ) (122) có đề cập đến chuyến viếng thăm của Đức Phật tới vùng Paavaa cùng đi với 500 vị thuộc Đệ-tử của Ngài. tại đây, Đức Phật an trú trong vườn xoài của ông Cu.n.da (Thuần-đà), là một thợ rèn. Theo sự thỉnh cầu của người dân Malla (Mạt-la) thuộc vùng Paavaa, Đức Phật đã giảng nhiều bài kinh tại sảnh đường santhaagaara còn được gọi là Ubbhataka do người dân Malla (Mạt-la) xây dựng nên. Điều này chứng tỏ sự cảm tình và lòng tôn kính sâu sắc của họ đối với Bậc Đạo Sư. Nó còn cho thấy sự mến mộ của quần chúng đối với Đạo-phật tại vùng Paavaa.

          Đức Phật thọ nhận bữa trai tịnh tại tư gia của ông Thuần-đà (Cu.n.da) và chính tại nơi này Ngài đã ngã bệnh. Từ đó, Ngài đi đến Ku’siinaagaa (Câu-thi-na) để nhập Niếp-bàn. Khi Tôn-giả A-nan (Ānanda) thông báo tin Đức Phật sắp nhập diệt, người dân Malla (Mạt-la) khóc than thảm thiết và nói rằng: “Không bao lâu nữa, ánh sáng sẽ tắt, thế giới sẽ trở nên tối tăm”. Người dân Malla (Mạt-la) sau đó cùng nhau đi đến điện Mukuta Bandhana nằm về hướng Tây của Ku’siinaagaa (Câu-thi-na) để tham dự buổi lễ hoả táng và họ xem xá lợi của Đức Phật như là xá lợi của một Bậc Đế-vương (Vua của các vị vua) (123). Sau khi lễ hoả táng xong, họ thỉnh xá lợi của Đức Phật đến sảnh đường. Sau đó, họ xây dựng hai ngôi Tháp và chia làm hai phần xá lợi cho hai vùng Ku’siinaagaa (Câu-thi-na) và Paavaa.

 

IV-Bộ tộc người Bhagga :

          Người dân Bhagga sống trong một vương quốc nằm giữa thủ phủ Ve’saalii (Tỳ-xá-ly) và thành Saavatthii (Xá-vệ) (124). Thủ phủ của họ là Sumsumaaragiri. Nó là một vương quốc chịu lệ thuộc vào vương quốc Vatsa (Bạt-sa) (125). Bodhiraaja Kumaara là thái tử, con của vua Udena (Ưu-đà-na) thuộc vương quốc Vatsa (Bạt-sa) và ông nhậm chức phó vương để trị vì tại thủ phủ của người dân Bhagga.

            Từ một vài sử liệu mà Kinh sách ghi lại, Đức Phật và vị đại Đệ-tử của Ngài là Ngài tôn giả Ma-ha Mục-kiền-liên (Moggallaana) nhiều lần đến truyền giáo tại vương quốc Bhagga. Theo sự cung thỉnh của vị phó vương Bodhiraaja Kumaara, Đức Phật đã hoan hỷ nhận lời và Ngài đến hoàng cung của ông để truyền giáo và hoá độ ông quy y theo Phật-giáo (126). Nhiều cư sĩ như Nakulapitaa, Nakulamaataa, Sirima.n.da, Sigaalapitaa (127) đều trở thành Đệ-tử của Đức Phật. Điều này chứng tỏ rằng, Đức Phật đã thực hiện các hoạt động truyền giáo rất có hiệu quả tại vương quốc Bhagga. Người dân xứ này còn xây dựng một ngôi tháp để tôn thờ xá lợi của Đức Phật mà họ đã được chia một phần.

 

V-Bộ-tộc người Koliya (Câu-ly) thuộc vương quốc Raamagamaa và vương quốc Devadaha :

           Raamagamaa và Devadaha là hai vương quốc chính của người dân Koliya (Câu-ly) trong thời kỳ Đức Phật. Một nhà khảo cổ, người Anh, Alexander Cunningham cho rằng, vương quốc của người Koliya (Câu-ly) nằm giữa hai con sông Kohaana và Aumi (Anomaa)(A-nô-ma), chính hai con sông này đã tách rời bộ tộc người Koliya (Câu-ly) về một phía, bộ tộc người Malla (Mạt-la) và bộ tộc người Moriya về một phía (128).

          tại vương quốc của người Koliya (Câu-ly), Đức Phật thực hiện các hoạt động truyền giáo của Ngài rất thành công. Ngài giáo hoá rất nhiều người dân Koliya (Câu-ly) đến với Đạo Phật. Kinh Theragaathaa (Trưởng-lão-tăng-kệ) (129) diễn tả rằng, sự tranh chấp đã xảy ra giữa hai bộ tộc người ‘Saakya (Thích-ca) và người Koliya (Câu-ly), hai sắc dân này thường sống bên cạnh nhau, họ đã tranh nhau quyền lợi về việc sử dụng một dòng nước từ một nguồn nước chính để dẫn vào tưới các cánh đồng, ruộng đất của họ. Đức Phật không những hoà giải sự tranh chấp của hai bộ tộc này mà Ngài còn dập tắt ngọn lửa hận thù đang bốc cháy trong lòng họ bằng những bài pháp của Ngài (130). Nhiều thanh thiếu niên thuộc cả hai bộ tộc phát tâm xuất gia và xin được gia nhập Tăng-đoàn của Phật-giáo. Thật dễ dàng cho Đức Phật truyền bá giáo lý của Ngài tại vương quốc thuộc người dân Koliya (Câu-ly) vì dân chúng Koliya (Câu-ly) có mối quan hệ gần gũi với Đức Phật xuyên qua Mẹ và vợ của Ngài (131). Đức Phật và các Đệ-tử của Ngài nhiều lần đến truyền giáo tại nhiều vùng ngoại ô hay thành thị của bộ tộc người Koliya (Câu-ly). Những Đệ-tử của Ngài được biết như; Uttara, Sajjanela, Saapaaga, Kakkarapatta….Nhiều người dân Koliya (Câu-ly) sau khi nghe các bài pháp của Ngài, đã xin quy y và có người còn xin xuất gia để gia nhập Tăng-đoàn. Hai cư sĩ ngoại đạo, là ông Pu.n.nagovaatika và ông Seniya-kukkuravatika thuộc   Haliddavasana là hai nhà tu khổ hạnh của Bà-la-môn-giáo trở thành Đệ tử xuất gia nhiệt thành của Phật-giáo (132). Nhiều phụ nữ của bộ tộc Koliya (Câu-ly) xin quy y và trở thành các cư sĩ mộ đạo của Đức Phật. Trong số đó có bà Suppavaasaa Koliyadhiitaa (133) và bà Paa.taliyagaama.ni là hai nữ cư sĩ nổi bật nhất (134). Bộ tộc những người Koliya (Câu-ly) còn nhận một phần xá lợi của Đức Phật và họ đã xây dựng một ngôi tháp để tôn thờ xá lợi của Ngài.

VI-Bộ tộc người Bulis thuộc vương quốc Allakappa, bộ tộc ngườI Moriya thuộc vương quốc Pipphalivana và bộ tộc người Kaalaama thuộc vương quốc Kesaputta :

          Từ Kinh Pháp cú (Dhammapala) (135), chúng ta thấy rằng, vương quốc Allakappa thuộc bộ tộc người Bulis rộng khoảng 10 dặm (1 dặm =4 km) và vua của xứ này có mối liên hệ thân thiện với vua thuộc vương quốc Vethadiipa (136), mà có lẽ xứ này dường như lại không cách xa vương quốc Allakappa bao nhiêu (137). Dro.na là người có mặt trong lúc phân phát xá lợi của Đức Phật tại Ku’siinaagaa (Câu-thi-na) sau sự tịch diệt của Đức Phật và ông chính là người dân thuộc vương quốc Vethadiipa.

          Bộ tộc người Moriyas thuộc vương quốc Pipphalivana là dân chúng láng giềng gắn bó chặc chẽ với bộ tộc người Koliya (Câu-ly) nằm bên kia dòng sông A-nô-ma (Anomaa) và bộ tộc người Malla (Mạt-la) thuộc vương quốc Anupiya nằm trên các dãy bờ của con sông đó (138). Vương quốc Pipphalivana “nằm xung quanh khu vườn Nyaagrodhavana (Câu-luật-viên) hay còn gọi là vườn trúc ở phía Đông-Nam của vùng Raajdhanii hiện nay thuộc thành phố Gorakhpur…” (139).

          Bộ tộc người Kaalaama thuộc vương quốc Kesaputta chính là bộ tộc của nhà hiền triết Âlaara Kaalaama (A-đa-la Già-đa-na), ông là một vị Thầy của Ngài Gotama (Cồ-đàm) trước khi Ngài thành đạo.

          Các bản Kinh Phật-giáo không nói gì về sự truyền bá Phật giáo bởi Đức Phật và các Đệ-tử của Ngài tại các vương quốc này. Không có một sử liệu nào đề cập tới sự phát triển của Phật-giáo tại các vương quốc này. Nhưng có lẽ, hầu hết người dân Kaalaama thuộc vương quốc Kesaputta là những tín đồ thuần thành của Đức Phật (140) và Ngài đã đến vương quốc của họ để truyền bá chánh pháp với những lời dạy căn bản của Phật-giáo (141). Từ Kinh Đại-bát-niết-bàn (Mahaaparinibbaanasuttanta) thuộc Diigha Nikaaya (Trường-bộ) (142), chúng ta thấy rằng, bộ tộc người Bulis thuộc vương quốc Allakappa và bộ tộc người Kaalaama thuộc vương quốc Kesaputta được nhận phần xá lợi riêng của họ cùng với nhiều bộ tộc khác. Họ còn xây dựng các Đại-tháp để tôn thờ xá lợi mà họ được chia. Nhưng bộ tộc người Moriya thuộc vương quốc Pipphalivana thì không được nhận phần xá lợi. Họ chỉ được nhận một phần tro từ nhục thân của Ngài và họ đã xây dựng một ngôi tháp để tôn thờ phần tro ấy.

*Tài liệu tham khảo :

1-     A’nguttaranikaaya (Tăng-chi-bộ-kinh), chương. I, trang. 213 & chương. IV, trang. 252, 255, 260.

2-     An Advanced History of India (Lịch sử cấp tiến của Ấn Độ), tác giả. R.C. 

   Majundar et al, trang. 56.

3- Cullaniddesa, chương. II, trang. 37.

4-     Diighanikaaya (Trường-bộ-kinh), tác giả. T.W. Rhys Davids and J.D. 

   Carpenter, chương. II.

5-Mahaavastu (Đại-sự), chương. I, trang. 54; Political History     

   of  Ancient India, (Lịch sử chính trị thuộc Ấn Độ cổ đại), tác giả. H.C. 

    Raychaudhuri, trang. 95, hàng chú thích thứ nhất.

6-     Saya, chương. XV, Uddessa (Hoernle, the Uvaasagadasao, chương, phụ lục) ; Political History of Ancient India (Lịch sử chính trị thuộc Ấn Độ cổ đại), tác giả. H.C. Raychaudhuri, trang. 95-96.

7-     Political History of Ancient India (Lịch sử chính trị thuộc Ấn Độ cổ đại), tác giả. H.C. Raychaudhuri,  trang. 96.

8-     Diighanikaaya (Trường-bộ-kinh), tác giả. T.W. Rhys Davids and J.D. Carpenter, chương. II, trang. 235; Geography of Early Buddhism, tác giả. B.C. Law, trang. 7.

9-     Political History of Ancient India (Lịch sử chính trị thuộc Ấn Độ cổ đại), tác giả. H.C. Raychaudhuri, trang. 191.

10- Political History of Ancient India (Lịch sử chính trị thuộc Ấn Độ cổ đại), Tác-giả. H.C. Raychaudhuri, Trang. 191.

11- History of Theravaada Buddhism in South-East Asia (Lịch sử Phật-giáo thượng toạ bộ ở vùng Đông-Nam Châu-á), Tác-giả. K.L. Hazra, Trang. 9.

12- Hinduism and Buddhism (Ấn-độ-giáo và Phật-giáo), Tác-giả. N. Dutt, Chương. I, Trang. 133. “Ngài đã đạt được mụch đích của Ngài”

13- Hinduism and Buddhism (Ấn-độ-giáo và Phật-giáo), Tác-giả. N. Dutt, Chương. I, Trang. 133 : “ Gotra hoặc những viên ngọc quý là tên của Ngài và đồng thời cũng là thế danh của Ngài. Tên này ít phổ thông hơn là tên thuộc bộ tộc Thích-ca (‘Saakya). Tên Gotama(Cồ-đàm) được sử dụng trong những Tạng-kinh đối với những người thuộc bộ tộc ‘Saakya (Thích-ca) khác như phụ vương của Đức Phật và người anh em chú bác của Ngài là Tôn-giả A-nan (Ānanda)”.

14- Mahaavagga (Đại-phẩm), tác giả. I.B. Horner, chương. II, trang. 164 ff; Lalitavistara, tác-giả. S. Lefmann.

15- Majjhimanikaaya (Trung-bộ-kinh), tác giả. V. Trenckner và R. Chalmers, chương. I, trang. 80 ff.

16- Majjhimanikaaya (Trung-bộ-kinh), tác giả. V. Trenckner và R. Chalmers, chương. I, trang. 80 ff.

17- Majjhimanikaaya (Trung-bộ-kinh), tác giả. V. Trenckner và R. Chalmers, chương. I, trang. 77 ff ; Lalitavistara, tác-giả. S. Lefmann. chương. 248 ff.

18- Development of Buddhism in Uttar Pradesh (Sự phát triển Phật-giáo tại tiểu bang Uttar Pradesh), Tác giả. N. Dutt và K.D. Bajpai, trang. 74.

19- Lalitavistara (Phổ diệu Kinh hay còn gọi là Thần thông du hí Kinh), tác-giả. S. Lefmann, trang. 362.

20- Aspects of Mahaayaana Buddhism, tác giả. N. Dutt, trang, 206.

21- Mahaavagga(Đại-phẩm), tác giả. I.B. Horner, chương. I, trang, 6 ;   

    Majjhimanikaaya (Trung-bộ-kinh), tác giả. V. Trenckner và R. Chalmers, 

    chương, I. trang, 79.

22- Development of Buddhism in Uttar Pradesh (Sự phát triển Phật-giáo tại tiểu bang Uttar Pradesh), Tác giả. N. Dutt và K.D. Bajpai, trang. 175-181.

23- Mahaavagga(Đại-phẩm), tác giả. I.B. Horner, chương. I, trang, 6 ; Sa.myuttanikaaya(Tương-ưng-bộ-kinh), tác giả. L. Free và Bà Rhys Davids, chương. III, trang. 66.

24- Mahaavagga(Đại-phẩm), tác giả. I.B. Horner, chương. I, trang, 7-10.

25- Mahaavagga(Đại-phẩm), tác giả. I.B. Horner, chương. I, trang, 14-21.

26- Mahaavagga(Đại-phẩm), tác giả. I.B. Horner, chương. I, trang, 21.

27- Buddhism in India and Abroad (Phật-giáo tại Ấn Độ và một số nước khác), tác giả. A.C. Banejee, trang. 35.

28- Mahaavagga(Đại-phẩm), tác giả. I.B. Horner, chương. I, trang, 20.

29- Mahaavagga(Đại-phẩm), tác giả. I.B. Horner, chương. I, trang, 21.

30- Mahaavagga(Đại-phẩm), I.B. Horner, vol. I, pp. 441.

31- Mahaavagga(Đại-phẩm), tác giả. I.B. Horner, chương. I, trang, 24.

32- Mahaavagga(Đại-phẩm), tác giả. I.B. Horner, chương. I, trang, 54.

33- Majjhimanikaaya (Trung-bộ-kinh), tác giả. V. Trenckner và R. Chalmers, chương. III, trang. 109-110.

34- Sa.myuttanikaaya, (Kinh-tương-ưng-bộ) tác giả. L. Free và Bà Rhys Davids, chương. V, trang. 196.

35- Buddhism in India and Abroad (Phật-giáo tại Ấn Độ và một số nước khác), tác giả. A.C. Banejee, trang. 39.

36- Bát-kỉnh-pháp là :

1-     Một cô Ni dù hạ lạp lớn nhưng cũng phải tỏ ra cung kính một vị Tăng mới thọ Đại giới và không bao giờ một vị Tăng lại tỏ ra cung kính đối với một cô Ni.

2-     Một cô Ni không được an cư tại một Tu viện mà không có một vi Tăng-sĩ nào ở đó.

3-     Mỗi nữa tháng, một cô Ni được yêu cầu đến để dò biết chính xác ngày giờ Bố tát từ một vị Tăng và ngày giờ được ấn định để chư Tăng giáo giới chư Ni.

4-     Đầu tiên, một cô Ni phải thực hiện lễ Tự-tứ (Pavaaranaa) trước Hội chúng của Tăng và sau đó vị này lại trở về để làm lễ Tự-tứ (Pavaaranaa) trước Tăng đoàn Ni.

5-     Một cô Ni khi phạm giới Tăng-tàn (maanatta), đầu tiên vị ấy phải được phát lồ sám hối trước Hội chúng của Chư Tăng và sau đó vị này mới được trở về phát lồ trước Hội chúng của Ni.

6-      Sau khi nghiêm trì sáu Giới Ba-dật-đề (Paacitiya) thuộc Giới-bổn của Tỳ-kheo Ni, cô Ni phải thọ Cụ-túc giới cả hai bên, đầu tiên thọ trước Hội chúng của Tăng sau mới trở về để thọ trước Hội chúng của Ni.

7-     Một Tỳ kheo Ni không được mắng chưởi một Tỳ kheo Tăng.

8-     Một Tỳ kheo Ni không được khiển trách một Tỳ kheo Tăng hoặc ấn định ngày Bố tát hoặc Tự tứ cho Chư Tăng. (Development of Buddhism in Uttar Pradesh (Sự phát triển Phật-giáo tại Uttar Pradesh)., tác giả. Dutt, N và Bajpai, K.D., xuất bản tại Lucknow vào năm 1956., trang 101, hàng ghi chú 1; Cullavams’a (Tiểu sử), chương. X, trang. 1).

37- Cullavam.sa (Tiểu sử), chương. VII, trang. 1-4.

38- A Manual of Indian Buddhism (Một tập sách giáo khoa về Phật-giáo Ấn Độ), tác giả. K. Kein, trang. 42, hàng chú thích thứ 2.

39- A Manual of Indian Buddhism (Một tập sách giáo khoa về Phật-giáo Ấn Độ), tác giả. K. Kein, trang. 44.

40- The Age of Impetial unity (Thời kỳ của sự thống nhất thuộc các triều đại), tác giả. A.D. Pusalker, xuất bản tại  Bombay  năm 1953, trang.   

       370.

41- Khuddhaka Nikaaya (Tiểu-bộ-kinh), dịch giả. F.L. Woodward, PTS, xuất bản tại Anh-quốc vào năm 1915., ed. Helmer Smith và Mabel Hunt, PTS và (Bhikkhu) Tỳ-kheo.   J. kashyap, Paali Publication Board(Ban xuất bản thuộc Pāli), Bihar Government (chính quyền bang Bihar), Nalanda Devanaagarii Paali series, 1954., chương. I, trang., 329-30.

42- Tương tự như trên.

43- Vinaya Pi.taka (Luật-tạng), dịch giả. H. Oldeberg, PTS, 5 quyển., xuất bản tại London (Anh-quốc), 1886, chương. I, trang. 22.

44-Vinaya Pi.taka (Luật-tạng), dịch giả. H. Oldeberg, PTS, 5 quyển., xuất bản., tại London (Anh-quốc), 1886, chương. I, trang. 38.

46- The Book of Discipline (Tập sách về Giới-luật), chương. IV, trang. 51 ;Vinaya Pi.taka (Luật-tạng), dịch giả. H. Oldeberg, PTS, 5 quyển., xuất bản., tại London (Anh-quốc), 1886, chương. I, trang. 17-18, 22.

47-Diighanikaaya (Trường-bộ-kinh), T.W. Rhys Davids and J.D. Carpenter,   chương. II, trang. 116.

48-The Book of Discipline (Tập sách về Giới-luật), chương. IV, trang. 131 ; Vinaya Pi.taka (Luật-tạng), dịch giả. H. Oldeberg, PTS, 5 quyển., xuất bản., tại London (Anh-quốc), 1886, chương. I-II, trang. 1-2.

49-The Book of Discipline (Tập sách về Giới-luật), chương. IV, trang. 185.

50-The Book of Discipline (Tập sách về Giới-luật), chương. IV, trang. 236-37 ; Vinaya Pi.taka (Luật-tạng), dịch giả. H. Oldeberg, PTS, 5 quyển, xuất bản., tại London (Anh-quốc), 1886, chương. I, trang. 3-4.

51-A’nguttaranikaaya (Tăng-chi-bộ-kinh), chương. I, trang. 25.

52-Diighanikaaya (Trường-bộ-kinh), tác giả. T.W. Rhys Davids and J.D.

      Carpenter, chương. I, trang. 85.

54-Aaryama~nju’sriimuulakalpa.

55- Mahaava.m’sa (Đại sử).,  tác giả. Ed. W. Geiger, xuất bản tại PTS, London (Anh-quốc), vào năm 1908 ; dịch bởi tác giả. Turnour, xuất bản tại Ceylon (Tích-lan), năm 1896, ed. Tác giả N.K. Bhagwat, xuất bản tại Bombay, năm 1936, II, trang. 32.

57- Ayeen-I-Akbari., tác giả. Jarrett và Blochmann, III., trang. 203-4 ;  Encyclopaedia of Buddhism (Sách giáo khoa của Phật-giáo)., tác giả.  Malalasekara, G.P., xuất bản tại. Colombo, năm 1963, 1967, 1973 (Fascicle: Acala-Akan, trang. 320).

58-Diighanikaaya (Trường-bộ-kinh), T.W. Rhys Davids and J.D. Carpenter,   chương. II, trang. 164-66.

59- Mahaava.m’sa (ĐạI sử).,  tác giả. Ed. W. Geiger, xuất bản tại PTS, London (Anh-quốc), vào năm 1908 ; dịch bởI tác giả. Turnour, xuất bản tại Ceylon (Tích-lan), năm 1896, ed. Tác giả N.K. Bhagwat, xuất bản tại  Bombay, năm 1936, II, trang. 247.

61-2500 Years of Buddhism (Đạo-phật 2500 năm), tác giả. Bapat, xuất bản. New Delhi, 1956, trang. 35-36.

62-Early Monastic Buddhism (Tu-viện Phật-giáo đầu tiên), tác giả. N. Dutt,  chương. I, trang. 335.

63- 2500 Years of Buddhism (Đạo-phật 2500 năm), tác giả. Bapat, xuất bản. New Delhi, 1956, trang. 31.

64-Early Monastic Buddhism (Tu-viện Phật-giáo đầu tiên), tác giả. N. Dutt,  chương. I, trang. 335.

65-Early Monastic Buddhism (Tu-viện Phật-giáo đầu tiên), tác giả. N. Dutt, chương. I, trang. 335.

66- Mahaava.m’sa (Đại sử).,  tác giả. Ed. W. Geiger, xuất bản tại PTS,

      London (Anh-quốc), vào năm 1908 ; dịch bởi tác giả. Turnour, xuất bản

      tại Ceylon (Tích-lan), năm 1896, ed. Tác giả N.K. Bhagwat, xuất bản tại  

      Bombay, năm 1936, III, trang. 19-22 ; Encyclopaedia of Buddhism

      (Sách giáo khoa của Phật-giáo)., tác giả. Malalasekara, G.P., xuất bản 

      tại. Colombo, năm 1963, 1967, 1973(Fascicle: Acala-Akan, trang. 320).

67-2500 Years of Buddhism (Đạo-phật 2500 năm), tác giả. Bapat, xuất bản.

    New Delhi, 1956, trang. 35.

68-2500 Years of Buddhism (Đạo-phật 2500 năm), tác giả. Bapat, xuất bản.

    New Delhi, 1956, trang. 35.

69-2500 Years of Buddhism (Đạo-phật 2500 năm), tác giả. Bapat, xuất bản.

    New Delhi, 1956, trang. 35.

70-2500 Years of Buddhism (Đạo-phật 2500 năm), tác giả. Bapat, xuất bản.

    New Delhi, 1956, trang. 35.

71-Political History of Ancient India (Lịch sử chính trị thuộc Ấn Độ cổ đại),

    tác giả. H.C. Raychaudhuri, trang. 102.

72-Political History of Ancient India (Lịch sử chính trị thuộc Ấn Độ cổ đại),

    tác giả. H.C. Raychaudhuri, trang. 199.

73-Political History of Ancient India (Lịch sử chính trị thuộc Ấn Độ cổ đại),

    tác giả. H.C. Raychaudhuri, trang. 199.

74-Majjhimanikaaya (Trung-bộ-kinh), tác giả. V. Trenckner và R. Chalmers,

    chương. II, trang. 124.

75-Saṃyuttanikaaya, (Kinh-tương-ưng-bộ) tác giả. L. Free và Bà Rhys

    Davids, chương. I, trang. 68-70 ; A’nguttaranikaaya (Tăng-chi-bộ-kinh),

      chương. I, trang. 65ff ; Divyaavadaana., tác giả. E.B. Cowell and R.A. 

      Neil., xuất bản tại Cambridge, năm 1886 ; ed. P.L. Vaidya, Buddhist   

     Sanskri Text (Kinh bằng phạn ngử), số 20, Darbhanga. 1959, trang 154.

76-Sa.myuttanikaaya, (Kinh-tương-ưng-bộ) tác giả. L. Free và Bà Rhys

    Davids, chương. I, trang. 69-70.

77- Majjhimanikaaya (Trung-bộ-kinh), tác giả. V. Trenckner và R. 

     Chalmers, chương. II, trang. 120.

79- Dhammapadatthakathaa (Kinh pháp cú)., ed. Narman, H. Smith, và L.S.  

      Telang, PTS, xuất bản tại Anh-quốc năm 1906-15., được dich (Những   

      truyền thuyết Phật-giáo) bởI E.W. Burlingama, 3 quyển., Harvard 

      Oriental Series, Cambridge, Mass., 1921., chương. III, trang. 188ff.

80-Dictionary of Paali Proper Names (Từ điển về các tên riêng bằng ngôn

    ngử Paali), tác giả. G.P. Malalasekera, chương. II, trang. 332.

81-Sa.myuttanikaaya, (Kinh-tương-ưng-bộ), tác giả. L. Free và Bà Rhys

    Davids, chương. I, trang. 79 ; A’nguttaranikaaya (Tăng-chi-bộ-kinh),

    chương. III, trang. 32.

83-Majjhimanikaaya (Trung-bộ-kinh), tác giả. V. Trenckner và R. Chalmers,

    chương. II, trang. 100 ; 79- Dhammapadatthakathaa (Pháp cú)., ed.  

     Narman, H. Smith, và L.S. Telang, PTS, xuất bản tại Anh-quốc năm 

     1906-15., được dich (Những truyền thuyết Phật-giáo) bởI E.W. 

     Burlingama, 3 quyển., Harvard Oriental Series, Cambridge, Mass., 1921.,  

     chương. II., trang. 150 và chương. III., trang. 288.

84-Sa.myuttanikaaya, (Kinh-tương-ưng-bộ) tác giả. L. Free và Bà Rhys

    Davids, chương. I, trang. 153ff.

85-Political History of Ancient India (Lịch sử chính trị thuộc Ấn Độ cổ đại),

    tác giả. H.C. Raychaudhuri, trang. 144.

86-Political History of Ancient India (Lịch sử chính trị thuộc Ấn Độ cổ đại),

    tác giả. H.C. Raychaudhuri, trang. 204.

87-Political History of Ancient India (Lịch sử chính trị thuộc Ấn Độ cổ đại),

    tác giả. H.C. Raychaudhuri, trang. 204; Majjhimanikāya (Trung-bộ-kinh),

    tác giả. V. Trenckner và R. Chalmers, chương. III, trang. 7.

89-Dictionary of Paali Proper Names (Từ điển thuộc các tên riêng bằng 

      ngôn ngử Paali), tác giả. G.P. Malalasekera, chương. I, trang. 694; 

      Political History of Ancient India (Lịch sử chính trị thuộc Ấn Độ cổ đạI), 

       tác giả. H.C. Raychaudhuri, trang. 131.

90-Sa.myuttanikaaya, (Kinh-tương-ưng-bộ) tác giả. L. Free và Bà Rhys

     Davids, chương. IV, trang. 110-13.

91-Sa.myuttanikaaya, (Kinh-tương-ưng-bộ) tác giả. L. Free và Bà Rhys

     Davids, chương. IV, trang. 113.

92-Political History of Ancient India (Lịch sử chính trị thuộc Ấn Độ cổ đại),

     tác giả. H.C. Raychaudhuri, trang. 146 ; Dictionary of Paali Proper  

     Names (Từ điển về các tên riêng bằng ngôn ngử Paali), tác giả. G.P.  

     Malalasekera, chương. I, trang. 749.

94- Dictionary of Paali Proper Names (Từ điển thuộc một số tên riêng bằng  

       ngôn ngử Paali), tác giả. G.P. Malalasekera, chương. I, trang. 215.

95- Divyaavadaana., tác giả. E.B. Cowell and R.A. Neil., xuất

      bản tại Cambridge, năm 1886 ; ed. P.L. Vaidya, Buddhist Sanskrit

       (Kinh bằng phạn ngử), số 20, Darbhanga. 1959, trang. 550ff.

96- Buddha, His Life, His Doctrine, His Order ( Đức Phật, Cuộc đờI của 

      Ngài, Giáo-pháp của Ngài, Tăng-đoàn của Ngài)., xuất bản tại Calcutta 

      năm 1927, trang. 95-96 ; 96- Ancient India (Ấn-Độ cổ đại)., tác giả. S.K. 

      Aiyangar xuất bản tại Madras năm 1911, trang. 161.

97-Majjhimanikaaya (Trung-bộ-kinh), tác giả. V. Trenckner và R. Chalmers,

     chương. II, trang. 124.

98- Diighanikaaya (Trường-bộ-kinh), T.W. Rhys Davids and J.D. Carpenter,

      chương. II, trang. 165.

99- Early Monastic Buddhism (Tu-viện Phật-giáo đầu tiên), tác giả. N. Dutt,

      chương. I, trang. 174.

100-Early Monastic Buddhism (Tu-viện Phật-giáo đầu tiên), tác giả. N. Dutt,

       chương. I, trang. 281-82 ; Vinaya Pi.taka (Luật-tạng), dịch giả. H.

      Oldeberg, PTS, 5 quyển., xuất bản., tại London (Anh-quốc), 1886,

      chương. I, trang. 69-71.

101-Political History of Ancient India (Lịch sử chính trị thuộc Ấn Độ cổ

      đại), tác giả. H.C. Raychaudhuri, trang. 118-20.

102-Majjhimanikaaya (Trung-bộ-kinh), tác giả. V. Trenckner và R.   

     Chalmers, chương. II, trang. 101 ; Book of the Kindred Sayings(Tập sách  

      về các châm ngôn), tác giả., Davids và F.L. Woodward, PTS., xuất bản   

       tại Anh- quốc năm 1917-38., chương. I, trang. 257.

103-Majjhimanikaaya (Trung-bộ-kinh), tác giả. V. Trenckner và R.   

       Chalmers, chương. I, trang. 229.

105-Mahaavagga (Đại-phẩm), tác giả. I.B. Horner, chương. VI, trang, 31;  

     The Book of Discipline (Tập sách về Giới-luật), chương. IV, trang. 318-  

       25.

106-Diighanikaaya (Trường-bộ-kinh), T.W. Rhys Davids and J.D. 

       Carpenter, chương. I, trang. 102.

107-Mahaavastu (Đại-sự hoặc Bổn-sự), chương. I, trang. 253ff.

108-Mahaavastu (Đại-sự hoặc Bổn-sự), chương. I, trang. 259-99.

109-Diighanikaaya (Trường-bộ-kinh), T.W. Rhys Davids and J.D. 

       Carpenter, chương. I, trang. 102.

115-Diighanikaaya (Trường-bộ-kinh), T.W. Rhys Davids and J.D.    

       Carpenter, chương. I, trang. 196 ; A”nguttaranikaaya (Tăng-chi-bộ-  

       kinh), chương. II, trang. 190ff và chương. V, trang. 389-90.

116-Political History of Ancient India (Lịch sử chính trị thuộc Ấn Độ cổ

       đại), tác giả. H.C. Raychaudhuri, trang. 126-27 ; Tribes in Ancient  

       India (Các bộ tộc thuộc thời Ấn Độ cổ đại)., tác giả. B.C. Law., xuất bản

       tại Poona vào năm 1943., trang. 257.

117-Mahaavagga (Đại-phẩm), tác giả. I.B. Horner, chương. I, trang, 247-48.

118-Vinaya Pi.taka (Luật-tạng), dịch giả. H.Oldeberg, PTS, 5 quyển., xuất 

        bản., tại London (Anh-quốc), 1886, chương. I, trang. 69-71.

119- A”nguttaranikaaya (Tăng-chi-bộ-kinh), chương. IV, trang. 438-48.

120- “Did Puṣyamitra S’u”nga prosecute the Buddhists”., tác giả. B.C. Law.,

       xuất bản tại Calcutta., quyển I, trang. 80.

122-Diighanikaaya (Trường-bộ-kinh), T.W. Rhys Davids and J.D. 

       Carpenter, chương. III, trang. 207ff.

123-Diighanikaaya (Trường-bộ-kinh), T.W. Rhys Davids and J.D.          

        arpenter, chương. II, trang. 182.

124-Dictionary of Paali Proper Names (Từ điển thuộc các tên riêng bằng

       ngôn ngử Paali), tác giả. G.P. Malalasekera, chương. II, trang. 345.

125-Dictionary of Paali Proper Names (Từ điển thuộc các tên riêng bằng

       ngôn ngử Paali), tác giả. G.P. Malalasekera, chương. II, trang. 345;

       Political History of Ancient India (Lịch sử chính trị thuộc Ấn Độ cổ 

       đại), tác giả. H.C. Raychaudhuri, trang. 192-93.

126-Majjhimanikaaya (Trung-bộ-kinh), tác giả. V. Trenckner và R.

       Chalmers, chương. II, trang. 91 ; Journal Asiatique (tạp chí Asiatique),  

       dịch từ bản tiếng pháp, tác giả. W.R. Philips, nhà khảo cổ Ấn Độ, xuất 

       bản. 1903, chương. III, trang. 157.

127-Sa.myuttanikaaya, (Kinh-tương-ưng-bộ) tác giả. L. Free và Bà Rhys

     Davids, chương. III, trang. 1-5 và chương. IV, trang. 116;

     A”nguttaranikaaya (Tăng-chi-bộ-kinh), chương. II, trang. 61 và chương.   

      III, trang. 295.

128-Political History of Ancient India (Lịch sử chính trị thuộc Ấn Độ cổ

      đại), tác giả. H.C. Raychaudhuri, trang. 192.

130-Dictionary of Paali Proper Names (Từ điển thuộc các tên riêng bằng

      ngôn ngử Paali), tác giả. G.P. Malalasekera, chương. I, trang. 690 ;

       Tribes in Ancient India (Các bộ tộc thuộc thời Ấn Độ cổ đại)., tác giả.  

       B.C. Law., xuất bản tại Poona vào năm 1943., trang. 257.

131- Early History of the Spread of Buddhism and Buddhist Schools(Lịch sử 

     trong thời kỳ đầu về sự phát triển Phật-giáo và các trường phái Phật-  

     giáo), tác giả. Dutt. N., xuất bản tại Anh-quốc vào năm 1925., trang 165.

132-Majjhimanikaaya (Trung-bộ-kinh), tác giả. V. Trenckner và R.   

      Chalmers, chương. I, trang. 387.

133-A”nguttaranikaaya (Tăng-chi-bộ-kinh), chương. I, trang. 26 và chương.  

       II, trang. 62.

134-Sa.myuttanikaaya, (Kinh-tương-ưng-bộ) tác giả. L. Free và Bà Rhys

       Davids, chương. IV, trang. 340-58.

135-Dictionary of Paali Proper Names (Từ điển thuộc các tên riêng bằng

      ngôn ngử Paali), tác giả. G.P. Malalasekera, chương. II, trang. 312 ;   

      Dhammapadatthakathaa., ed. Narman, H. Smith, và L.S. Telang, PTS,

     xuất bản tại Anh-quốc năm 1906-15., được dich (Những truyền thuyết

     Phật-giáo) bởI E.W. Burlingama, 3 quyển., Harvard Oriental Series,

     Cambridge, Mass., 1921., chương. I, trang. 161.

136- Ancient Geography of India., tác giả. A. Cunningham, xuất bản tại 

      Calcutta vào năm 1924., trang. 714 ; Journal of the Royal Asiatic Society 

      of Great Britain and Ireland., N.S., XIII, phần II, xuất bản tại Anh-quốc : 

       Hai bản văn được tìm thấy tại Bồ-đề-đạo-tràng bởI Ngài S. Beal., trang.

       900: Một số học giả cho rằng Vethadiipa chính là Kasia. Nhưng theo  

       một số vị khác thì cho rằng, Vethadiipa chính là Bettiah nằm tại vùng 

       Campaaran (Thiềm-bà) ở tiểu bang Bihar.

137-Political History of Ancient India (Lịch sử chính trị thuộc Ấn Độ cổ

       đại), H.C. Raychaudhuri, pp. 194, hàng chú thích thứ 4.

138-Political History of Ancient India (Lịch sử chính trị thuộc Ấn Độ cổ

       đại), H.C. Raychaudhuri, pp. 194, hàng chú thích thứ 4.

139- Bimbisaara to A’soka (Từ vua Tần-bà-sa-la đến vua A-dục)., tác giả. S. 

        Chattopadhyaya., xuất bản tại Calcutta năm 1977, trang. 27.

140- Political History of Ancient India (Lịch sử chính trị thuộc Ấn Độ cổ

       đại), tác giả. H.C. Raychaudhuri, trang. 126-27; Tribes in Ancient 

       India(Các bộ tộc thuộc thời Ấn Độ cổ đại)., tác giả. B.C. Law., xuất bản

       tại Poona vào năm 1943., trang. 289.

141-A”nguttaranikaaya (Tăng-chi-bộ-kinh), chương. I, trang. 188ff.

142-Diighanikaaya (Trường-bộ-kinh), T.W. Rhys Davids and J.D. 

       Carpenter, chương. II, trang. 164ff.

Trích dịch từ nguyên tác “The Rise of Buddhism” chương I trong tác phẩm “The Rise and Decline of Buddhism in India” của Kanai Lal Hazra (Delhi, Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd. 1998, pp. 226-229)

Dharamsala ngày 10-1-2002.

http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/nuoc/phattrienPG.htm

 


Vào mạng: 7-3-2002

Trở về mục "Phật giáo năm Châu"

Đầu trang