- Ý Nghĩa Lịch Sử
Và Sự ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đài Loan Đối Với Thiền Hiện Đại
- Thích Chúc Tiếp dịch
I. Lời nói đầu:
Chúng ta hôm nay thảo luận vấn đề:『Ý
Nghĩa Lịch Sử Và Sự ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đài Loan Đối Với Thiền Hiện
Đại』Đầu
tiên, có thể hỏi về vấn đề thứ nhất là: có Phật Giáo Đài Loan không? Ý
nghĩa của vấn đề này, chúng ta có thể lấy từ hai khái niệm phía dưới đây
đem ra thảo luận. Khái niệm thứ nhất là: giới học thuật Phật Giáo đều biết
cái gọi là:「Phật
Giáo Nam Truyền」「Phật
Giáo Tây Tạng」「Phật
Giáo Trung Quốc」「Phật
Giáo Nhật Bản」đây
là một vài danh từ đại diện cho sự đặc thù ý nghĩa của hàm ý bên trong. Nó
cũng không nằm ngoài cái danh từ Phật Giáo của nước mẹ ấn Độ. Nó còn là
khái niệm của ý nghĩa đặc thù, cách biểu thị đặc thù của loại hình phật
giáo. Nhưng nếu nhắc đến「Phật
Giáo Đài Loan」「Phật
Giáo Hồng Kông」hoặc「Phật
Giáo Anh Quốc」「Phật
Giáo Pháp Quốc」đều
có thể chỉ là thuần túy về nhân tố điạ lý mà nói. Khài niệm thứ hai là:
Dựa trên quan điểm Triết Học xuất thân của mỗi cá nhân, lấy sự quan sát
của chúng ta đối với giới Triết Học Đài Loan, thì có thể nói: Không có cái
gọi là Triết Học Đài Loan. Bởi Vì, tuy có một vài người từ sự nghiên cứu ,
giảng dạy và viết lách về Triết Học, cũng có một vài đoàn thể triết học.
Nhưng vì bị hạn chế một số vấn đề như: ngôn ngữ, thời gian…( đương nhiên,
cũng có một vài người quan sát không đủ sâu, không đủ xác thực) Bởi vậy,
chúng ta nói không có cái gọi là「Triết
Học Đài Loan」là
như thế. Triết Học của Đài Loan chỉ là một vài loại tư tưởng bên ngoài mà
truyền nhập vào, còn về ý nghĩa chân chánh của「Triết
Học Đài Loan」thì
chưa phát sanh.
Như vậy, có「Phật
Giáo Đài Loan」không?
Nếu lấy từ cái khái niệm thứ hai lại đối chiếu mà
nói, có thể khẳng định là có. Bởi vì, từ sự ảnh hưởng của Ngài Ấn Thuận
pháp Sư, Ngài đã thành lập nên bối cảnh của cộng đồng Phật Giáo Đài Loan
trước đây. Từ việc so sánh và đối chiếu với khái niệm thứ nhất, cũng tức
là nói lên vấn đề tính chủ thể của sự sáng tạo Phật Giáo Đài Loan như thế
nào? Việc này ở phần kết luận sẽ nói thêm.
II. Từ Việc Khảo Xác Về Lịch Sử Của Phật Giáo Đài Loan, Nên
Xem Lại Bản Chất Của Phật Giáo Đài Loan Trước Đây.
Dựa vào những cách thống trị khác nhau, lịch sử của Đài
Loan có thể phân thành thời kỳ Nhà Minh, Nhà Thanh, Nhật Bản chiếm đóng,
Đệ Nhị Thế Chiến và thời kỳ Chính Phủ Dân Quốc. Trước khi Nhật Bản thống
trị Đài Loan, trên cơ bản người Đài Loan là do người Mân và người Áo(người
Mân thuộc Thành Phố Phúc Châu Tỉnh Phúc Kiến, còn người Áo sống ở một
thung lũng nhỏ thuộc Thành Phố Chiết Giang cũng Tỉnh Phúc Kiến)của
Tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc di dân sang mà cấu thành nên xã hội, mà lúc Phật
Giáo truyền qua Đài Loan cũng là vào thời đại Nhà Minh và Nhà Thanh.
Nhà sử học Phật Giáo nổi tiếng Lâm Kiết Phú đã từng nói
đến「Phật
Giáo Minh Thanh」này.
Ông cho rằng thời đại của Nhà Minh và Nhà Thanh cũng như cho đến thời Dân
Quốc Sau này, lưu truyền vào Đài Loan bằng truyền thống Phật Giáo của
Trung Quốc. Phật Giáo đời Tùy Đường và Phật Giáo đời Tống Nguyên đều mang
tính cách và nội dung khác nhau. Bởi vậy, nếu cứ mườn tượng vào thói quen
đó, lấy thời đại Phật Giáo Đời Nhà Tùy Nhà Đường mang ra lý giải Truyền
Thống Phật Giáo của trước đây thì sẽ có nhiều ngộ nhận. Bởi vậy, khi nói
đến khái niệm「Phật
Giáo Minh Thanh」này,
thì cũng chính là nói đến những vấn đề cơ bản của Phật Giáo cận đại Trung
Quốc.
Nói về đặc tính và bản chất của Phật Giáo Đời Nhà Minh Nhà
Thanh, chúng ta có thể từ Chính Trị, Kinh Tế, Giáo Đoàn, Tông Phái, Giáo
Nghĩa, Dân Tục…v.v Hợp tất cả những phương diện này lại mà nghiên cứu và
khảo sát. Ở đây chỉ đề xuất để làm sáng tỏ tính đặc trưng của nó, tức là
sự ảnh hưởng mạnh mẻ của Phật Giáo Bình Dân qua sự phát triển của giáo
nghĩa Phật Giáo. Cái đặc trưng này có thể lấy từ hai trắc nghiệm sau đây
lại quan sát. Một là: Nghĩa Học Bất Hưng, cái gọi là
「Nghĩa
Học Bất Hưng」chủ
yếu là nói về nghiên cứu nghĩa học của thời đại Nhà Minh, Nhà Thanh mà vốn
dĩ không có tính sáng tạo. Đại Thể là tổng hợp và khôi phục các loại như:「Tam
Giáo Hợp Nhất」「Thiền
Tịnh Hợp Nhất」「Giáo
Tại Hoa Nghiêm, Hành Tại Tịnh Độ」Thứ
hai là:Dân Tục hóa Phật Giáo, phát triển bị trệch đường ray, khiến cho
khoảng cách, sự lợi ích hằng ngày của giáo nghĩa và hình thái tín ngưỡng
Phật Giáo ngày thêm lớn, Phật Giáo trở thành dân chúng hóa, thế tục hóa,
tinh thần và nội dung thì người dân tin một cách rất mơ hồ. Thời kỳ trước
khi Nhật Bản chiếm đóng, trên cơ bản Phật Giáo Đài Loan là một loại hình
Phật Giáo di dân. Đến thời kỳ Phật Giáo sau khi Nhật Bản chiếm đóng. Tuy
Nhật Bản thống trị Đài Loan 50 năm, nhưng Phật Giáo Đài Loan chỉ ảnh hưởng
một phần rất nhỏ đối với Phật Giáo Nhật Bản. Dựa vào Tác Phẩm nghiên cứu
của Nữ Học Gia Trần Linh Dung「Chính
Sách Tôn Giáo Đài Loan Dưới Ách Thống Chế Của Thần Đạo Trong Thời Kỳ Nhật
Bản Chiếm Đóng」Nhật
Bản mới chiếm đóng Đài Loan năm 1895. Những vị Sư truyền giáo của các Tông
Phái Phật Giáo Nhật Bản chỉ chú trọng một việc là lấy Tiền của những người
Nhật Bản để phục vụ Hoằng Pháp là chính. Đến năm 1915 ảnh hưởng đến sự
kiện của làng sóng Phương Tây truyền vào. Lãnh đạo thực dân bắt đầu chú ý
khống chế đến Tôn Giáo bản địa Đài Loan. Giới Phật Giáo Đài Loan cũng cho
rằng cần phải dựa vào Phật Giáo Nhật Bản để được bảo hộ về Chính Trị, mà
bắt đầu tiếp xúc song phương. Năm 1921 thành lập hội Phật Giáo「Nam
Doanh」Nhưng
mãi đến năm 1936, do vì phủ tổng đốc thực hiện công tác đập phá hạn chế
chùa chiền. Rất nhiều Chùa Am Miếu ở Đài Loan lâm vào khốn đốn trong việc
sanh tồn, nên thỉnh cầu Phật Giáo Nhật Bản ra tay giúp đỡ. Có sự trắc trở
này nên mới tiếp nhận sự du nhập của Phật Giáo Nhật Bản để được bảo hộ.
Lúc này Phật Giáo Nhật Bản mới có cơ hội tiếp nhận được nhiều tín đồ dân
chúng Đài Loan. Cho dù như thế, dựa vào kế hoạch của phủ tổng đốc Đài
Loan, năm 1941 số lượng tín đồ của các Tông Phái tại Đài Loan với hơn
96.205 người. Trong đó người Trung Quốc và Nhật Bản chiếm đại đa số, còn
người Đài Loan chỉ chiếm 28.003 người, mà lúc này đã là thời kỳ của thực
dân Nhật Bản thống trị. Do vậy, xem lại sự Hoằng Pháp của Phật Giáo Nhật
Bản tại Đài Loan thật là vất vả khó nhọc. Bởi vậy, Nữ Học Giả Trần Linh
Dung kết luận rằng: Từ trong đáy lòng và trong tư tưởng của người dân Đài
Loan, phần đông vẫn tín ngưỡng và hướng về Tôn Giáo Truyền Thống của họ.
Sự thật, khi Nhật Bản chiếm đóng Đài Loan, Hội Phật Giáo Nam
Phương Trung Quốc vẫn tiếp tục truyền vào Đài Loan, lấy Đài Loan làm gốc
để phát triển. Như là vào năm 1912 Ngài Thiền Sư Giác Lực từ Chùa Dũng
Tuyền thuộc Phái Cổ Sơn Thành Phố Mân Nam Tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc đến
Đài Loan khai sơn Chùa Pháp Vân, thành lập nên một hệ thống Phật Giáo rất
lớn taị Đài Loan. Mà đối với tinh thần của Phật Giáo Nhật Bản là phải nên
hiểu rõ, nhận thức đúng đắng mới có thể chân chánh phát huy sự ảnh hưởng
của Phật Giáo Nhật Bản. vào thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng, giới Tăng Lữ
Trung Quốc đến Đài Loan rất đông. Sau thời Quang Phục, Chính Phủ Dân Quốc
và Giới Tư Tưởng Văn Hóa Đài Loan có khuynh hướng dùng hết tâm lực của
mình để khống chế những văn hóa của Nhật Bản đang lưu truyền tại đây, điều
này khiến cho sức ảnh hưởng đó đến một vài người chưa hiểu rõ và đã quay
trở lại ủng hộ. Bởi vậy, chúng ta có thể nói, những năm đầu Quang Phục đời
Nhà Thanh, Phật Giáo Đài Loan trên cơ bản vẫn là Phật Giáo Nam Phương
Trung Quốc và cũng là dư âm còn lại của「Phật
Giáo Minh Thanh」
Sau năm Quang Phục đời nhà Thanh, tức là năm 1949 về sau, chư
tăng Trung Quốc lại đài loan rất nhiều. Và đưới sự khuyến khích của chính
phủ, họ đã giữ những chức vụ chủ lực của Phật Giáo Đài Loan. Thời gian
Phật Giáo Trung Quốc truyền vào, trên cơ bản vẫn là dân di cư của Phật
Giáo Dân Quốc. Phật Giáo Dân Quốc có thể phân làm hai hệ lớn. Thứ nhất là
diễn biến của Phật Giáo đời Nhà Minh Nhà Thanh, như có các Ngài ấn Quang
Đại Sư, Hư Vân Lão Hòa Thượng, Đế Nhàn Đại Sư, Hoằng Nhất Đại Sư…v.v được
xem như là những vị Hoằng Truyền Phật Pháp. Thứ hai là phê bình Phật Giáo
Nhà Minh Nhà Thanh. Rồi vận động kiến lập nên Phật Giáo thuần túy, chân
chánh, như có các Ngài Thái Hư Đại Sư, Âu Dương Tiệm, Ấn Thuận Đại Sư…v.v
đều là các vị đại diện cho phong trào này. Sau năm 1949 Phật Giáo Trung
Quốc truyền vào Đài Loan, đồng thời cũng bao gồm cả hai hệ lớn này. Do
vậy, Phật Giáo của Đài Loan xưa nay đều là mang hình dáng và sắc thái của
Phật Giáo Minh Thanh. Truyền thống của Phật Giáo Đài Loan trước đây cũng
vẫn không thoát ra khỏi kết cấu và cách thức của Phật Giáo Minh Thanh này.
Bởi vậy hình thái Tông Phái của hai bên không có gì sai khác cho lắm, nên
rất dễ dung hợp, dễ hài hòa.
Phái cách tân Phật Giáo phê phán Phật Giáo Minh Thanh, phê
phán nội dung , tư tưởng và đối tượng của nó. Đối với Phật Giáo Đài Loan
mà nói họ vẫn đầy đủ sáng suốt nhắm vào tính hiện thực, tính tương đối của
nó. Sau này, Trung Quốc Đại Lục do vì tiếp nhận nền thống trị của Đảng
Cộng Sản, nên trên vấn đề phát triển đã chuyển sang bước ngoặt rất lớn.
Diễn biến và phát triển của lịch sử Phật Giáo đến thời Dân Quốc, dù ở Đài
Loan Phật Giáo có lúc đi xuống, nhưng sự thịnh suy ấy không sai khác gì
cho mấy. Đó cũng là tính đặc thù chung của mỗi quốc gia.
Nói về 3 nhà tư tưởng của Phái Cách Tân, Ngài Âu Dương Tiệm
tịch vào thời kháng chiến, Ngài Thái Hư Đại Sư tịch vào năm 1947, đều là
sau năm Quang Phục, không có trực tiếp tiếp xúc với Phật Giáo Đài Loan.
Còn Ngài ấn Thuận Pháp Sư tuy lại đài loan từ trước, nhưng Ngài mãi đến
năm 1952, sau khi lại Đài Loan, chỉ mới trãi qua 12 năm đầu mà ngài đã
hoạt động Hoằng Pháp Lợi Sanh thật là sôi nổi và sau này không dừng viết
lách, sáng tác. Ngài duy trì rất lâu dài đối với Phật Giáo Đài Loan, đã
xuyên suốt trãi qua 40 năm ảnh hưởng và thâm nhập. Đặc biệt là sau năm
1970 kiết tập và xuất bản「Diệu
Vân Tập」Bộ
sách này không ngừng tái bản liên tục, phần đông các Chùa ở Đài Loan đều
có bộ sách này để nghiên cứu, thảo luận và giảng dạy. Sự ảnh hưởng của nó
khó mà đánh giá cho hết được. Quan trọng hơn hết là bộ Diệu Vân Tập phân
nửa không giống với các loại sách khác của Phật Giáo. Nó không những thể
hiện văn chương bút pháp trôi chảy mà còn nghĩa lý rất thâm sâu, sức mạnh
của ngoài bút ấy đã mang lại một cảm tình đặc biệt cho Tôn Giáo. Nội dung
phong phú làm cho người khác hứng thú khi đọc, mà quan trọng hơn hết là nó
đối với hiện thực của phật giáo thật ôn hòa, nhưng cũng là những lời phê
bình hết sức sắc bén. Thành thật mà nói, ngài ấn Thuận Pháp Sư tự thuật
lại một đời nghiên cứu và hoằng pháp của mình qua tác phẩm『60
Năm Du Lịch Vào Biển Pháp』có
nói:「lý
giải đến phật pháp và giới Phật Giáo hiện thực khoảng cách và sai khác rất
lớn, là do Tôi học Phật đến nay, dẫn đến vấn đề rất quan trọng và mật
thiết. Từ hiện thực của thế gian đến lý giải bản chất và sự lưu biến của
Phật Pháp, dần dần trở thành phương châm nghiên cứu Phật Pháp của Tôi.
Thiết nghĩ chỉ có như thế mới có thể khiến cho Phật Pháp và Phật Giáo Hiện
Thực Trung Quốc rõ ràng chính xác từng cự ly」.
Nói cách khác, Ngài ấn Thuận Pháp Sư một đời chủ yếu chỉ ý thức một vấn đề
là nghiên cứu Phật Học. Ngài định hình một cách rõ ràng, Ngài nhận thức
Phật Pháp và hiện thực Phật Giáo, đó cũng tức là bản văn nói về gốc độ
khác nhau của「Phật
Giáo Minh Thanh」.
Sức ảnh hưởng của Ngài không ngừng phổ biến rộng rãi và thâm sâu, thế mới
tạo thành thách thức rất lớn đối với Truyền Thống Phật Giáo. Nhưng giới
Phật Giáo ở Đài Loan lại sản sanh ra những tư duy cho phật giáo của mình
ngày một mới mẻ.
Ngài Ấn Thuận Pháp Sư có dẫn ra một vài cách tư duy về phật
giáo của mình. Đại thể mà nói, thì căn cứ vào sự trình bày giải thích Kinh
Luận đối với những vấn đề Tín Ngưỡng Phật Giáo thì trái ngược hoàn toàn
với sự suy nghĩ. Kết quả trực tiếp thì khiến cho vấn đề thảo luận phổ cập
hóa của việc học trở thành một vấn đề cực lớn trong việc học tập giáo
nghĩa của Phật Giáo như Giới Định Tuệ Học, quan hệ giữa Đại Thừa và Tiểu
Thừa, Hiển Giáo và Mật Giáo, Chế Độ Tăng Đoàn, Lưu Truyền Lịch Sử Phật
Giáo, Phân Hệ Giáo Lý…v.v. ít nhiều cũng có liên quan tới. Có một vài vấn
đề còn thâm sâu khúc chiết nên được thảo luận tường tận. Dưới sự hướng dẫn
và chỉ đạo của ngài, có rất nhiều vấn đề về Phật Pháp chưa được nghiên cứu
sâu sắc về ý nghĩa của nó. Mà đây cũng là một vấn đề để cho số đông phần
tử tri thức có thể suy nghĩ và lý giải. Đây cũng là một sự cống hiến rất
vĩ đại của Ngài Ấn Thuận Pháp Sư, cũng tức là khiến cho việc học Giáo Pháp
được phổ cập rộng rãi. Xét về mặt tư tưởng của truyền thống Phật Giáo Minh
Thanh thì tương đối không được phong phú cho lắm. Đương nhiên, do vì Ngài
ấn Thuận Pháp Sư đối với Phật Giáo có một phương pháp đặc thù trở thành
thể thống riêng. Ngài đối với Phật Pháp nghiên cứu rất tâm đắc. Bởi vì sự
phổ biến rất có ảnh hưởng, địa vị được tôn sùng rất cao, mọi người đều
kính ngưỡng. Đây cũng khiến cho nội dung tư tưởng về nền Phật Học của Ngài
ấn Thuận Pháp Sư trở thành quan điểm cơ bản của giới tư tưởng Phật Giáo
Đài Loan.
III. Những khó khăn của phật giáo đài loan dưới sự ảnh
hưởng tư tưởng của ngài ấn thuận pháp sư.
Vậy chúng ta cũng cần chỉ ra những vấn đề tồn tại bên trong,
trong cách tư duy về Phật Giáo của Ngài Ấn Thuận Pháp Sư. Những vấn đề nội
tại này, có thể gộp lại làm mấy điểm dưới đây:
1. Ở phương diện đi sâu vào con đường cứu cánh phật giáo,
hoàn toàn dựa vào những sách vở sáng tác đối với sự chọn lọc nghĩa lý Phật
Giáo. Nhưng cách thức của sự chon lọc này cũng rất đầy đủ. Đi vào con
đường này khiến cho tư tưởng của Ngài Ấn Thuận và mục đích cứu cánh của
Phật Giáo đều đạt được Giải Thoát Niết Bàn. Trước sau có một cái khó là
vuợt qua sự ngăn cách về tư tưởng, nghiên cứu nghĩa học một cách thuần túy
và đầy đủ. Kết quả trực tiếp chỉ có thể thầnh tựu về sự nghiệp học thuật,
mà chẳng phải là mục đích cứu cánh hiện thực của Phật Giáo. Chịu ảnh hưởng
nơi Ngài Ấn Thuận Pháp Sư là một bộ phận đi theo Ngài. Trong quá trình
nghiên cứu và thuyết giảng, nền Phật Học đã được truyền vào rất nhiệt tình
bởi một Tôn Giáo. Đây sẽ là nguyên nhân ban đầu, mãi đến sau này các học
giả lấy việc làm này làm điều vinh hạnh. Không thể nói là kết quả đến với
con đường này một cách tự nhiên được.
2. Do vì xuất phát từ sự nghiên cứu Phật Học của Ngài Ấn
Thuận Pháp Sư, đối với Ngài cái gọi là「Hiện
Thực Phật Giáo」
rất ít nhận được sự đồng cảm. Bởi vậy, thành quả nghiên cứu của Ngài đối
với Phật Giáo Truyền Thống Minh Thanh, thật tình mà nói tương đối đầy đủ
sức hủy hoại mà lại mất đi công năng để thành tựu. Điều này khiến cho tư
tưởng Phật Giáo Truyền Thống của Ngài Ấn Thuận Pháp Sư đứng trước những
khó khăn, vì những ranh giới cần phải vượt qua. Chúng ta biết, những người
kiên trì giữ gìn Phật Giáo Truyền Thống, nhưng đối với những Trước Tác của
Ngài Ấn Thuận cũng cự tuyệt bác bỏ. Thậm chí có một vài trường hợp cấm Tín
Đồ đọc những Trước Tác của Ngài. Do vậy có thể thấy, những người này họ
cảm thấy tư tưởng của Ngài Ấn Thuận đối với họ là một sự đe dọa rất lớn.
Cho dù Phật Giáo Truyền Thống có những khuyết điểm, nhưng
cuối cùng là không phải không có chổ đứng. Nhất là Thiền Tông và Tịnh Độ
Tông. Hai hệ này chủ yếu lấy phương thức tu hành của Phật Giáo Trung Quốc
dưới thời nhà Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Trên thật tế vẫn đào tạo ra những
bậc tu hành cực kỳ đức hạnh.
Việc học tập nghĩa lý của Phật Giáo, nếu không
thể có sự giúp đỡ hoặc xúc tiến bảo tồn con đường tu chứng Phật Pháp. Từ
việc học nghĩa lý Phật Giáo và ứng dụng đầy đủ những công năng lại mà xem,
không thể không nói là có những chỗ thiếu hụt chưa hoàn bị. Lấy ví dụ để
chứng minh điều này: Ngài Quảng Khâm Lão Hòa Thượng đến Đài Loan sau năm
Quang Phục. Nhưng đối với Tín Đồ Phật Giáo Đài Loan họ rất cảm phục trước
sự Tu Chứng của Ngài. Ngài lấy Thiền và Tịnh Độ để Hoằng Dương Phật Giáo.
Lẽ nào lại nói đã thâm nhập Bát Nhã mà không thuần túy về Phật Pháp hay
sao? Vậy thì những luận thuật của Ngài Ấn Thuận Pháp Sư, nhất là luận
thuật của Ngài đối vối truyền thống Thiền và Tịnh Độ thì không thể phủ
nhận. Như thể Ngài Quảng Khâm Lão Hòa Thượng là một vị xuất thân từ Phật
Giáo Mân Nam, là người tu hành được mọi người tiếp nhận và thực hành theo.
Hai vị này đạo lý thì giống nhau, còn truyền thống Tông
Phái khác nhau. Như thế, Ngài Ấn Thuận từ đâu mà có thể giữ gìn, có thể
tiềp tục duy trì truyền thống đó? Nghiên cứu về nghĩa học của Ngài Ấn
Thuận Pháp Sư thì thiếu đi tính năng này. Nhưng không sao, những thiếu sót
này cũng là những ranh giới giữa tư tưởng và tính cách nội tại của Ngài mà
tạo thành.
3. Sau này, từ Ngài Ấn Thuận Pháp Sư, chúng ta
có thể khẳng định lại lý tưởng hình thái Phật Giáo. Lúc này, cái gọi là「Hành
Bồ Tát Đạo Tại Thế Gian」là
do Ngài Ấn Thuận kế thừa tư tưởng của Ngài Thái Hư Đại Sư. Đề xuất khế hợp
tư tưởng nhân văn, lý tánh dưới thời đại Nhân Gian Phật Giáo, đương nhiên
là đáng khen.
Vậy thì chúng ta cũng cần xem, ngài đề xướng con đường Bồ
Tát của Nhân Thừa hoặc cách Hành Bồ Tát của Phàm Phu, đơn giản hóa Đại
Thừa Bồ Tát Đạo. Cái này gọi là khuynh hướng đơn giản hóa Bồ Tát Đạo. Đặc
biệt, thấy rõ biểu hiện ở nơi Ngài là làm cho các Tông Phái Phật Giáo khế
hợp. Như Thiền Tông, nhờ bị phê bình mà làm「Sống
Lại Tinh Thần Cấp Chứng Của Tiểu Thừa」tinh
thần đoạn trừ Tam Độc vẫn là tinh thần Căn Bản của Phật Giáo. Đối với
khuynh hướng tu chứng có phần hoài nghi và đè nén, chính là「Nhân
Gian Phật Giáo Của Ngài Ấn Thuận Pháp Sư」Cho
nên, đơn giản hóa mà không phù hợp với căn bản của tinh thần chân chánh
Đại Thừa Bồ Tát Đạo, mà lại đơn giản hóa con đường Bồ Tát, thì có thể nói
là xúc tiến Thế Tục Hóa Phật Giáo
Ngày nay, giới Phật Giáo Đài Loan đang Đơn Giản Hóa, Thế
Tục Hóa một cách bao trùm. Có thể nói như thế này「Nhân
Gian Phật Giáo」dù
ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đều không liên quan với nhau.
4. Sự tư duy về Phật Giáo của Ngài Ấn Thuận Đại Sư, vấn đề
cơ bản là ở phương diện Tu Chứng. Cho nên, những bài Luận và Trước Tác về
Phật Giáo của Ngài cũng có rất nhiều trang trần thuật về con đường tu
chứng của minh.
Những trang này, toàn bộ dựa vào những Kinh Luận Đại Thừa
và Tiểu Thừa được soạn thuật tại ấn Độ mà nói ra, nó được trình bày rất rõ
ràng.
Đối với
con đường nghĩa học có khuynh hướng đi xuống, còn con đường tu chứng rất
mơ hồ, rất chung chung của Phật Giáo Truyền Thống. Nhưng, cuối cùng con
đường tu chứng cũng được sáng tỏ. PHải có kinh nghiệm thể chứng để làm chổ
y cứ, nếu không thì Kinh Luận chỉ có thể là suy xét tìm kiếm ở nơi tài
liệu. Nó không có giá trị gì bấy nhiêu.
Bởi vậy, chính xác mà nói, Nghĩa Học và Tu Chứng của Phật
Giáo, cũng giống như chiếc xe có 2 bánh vậy. Cần phải hổ trợ phối hợp với
nhau thật nhịp nhàn, mới có thể đối với vấn đề của Phật Giáo mà lý giải
một cách chính xác. Mới có thể chân chánh phát triển Phật Giáo một cách
mạnh mẽ. Nếu đứng ở lập trường chức năng nghiên cứu chuyên môn Kinh Luận
để trở thành một vị Thầy Tôn Giáo, thì nên tán thán chứ không nên chỉ
trích Ngài. Nhưng cái nhìn về Phật Giáo của Ngài Ấn Thuận Pháp Sư lại có
khuynh hướng hoài nghi về tu chứng của mình. Ví dụ như Ngài phê phán tệ
nạn phổ biến của các Tông Phái đặc thù như Thiền Tông, Tịnh Độ Tông và Mật
Tông. Lại coi thường chánh tông của họ. Những Tông Phái này chủ yếu chỉ
lưu truyền bởi sự thể nghiệm thâm sâu của Bát Nhã. Nên đây không phải là
điều công bình. Ví dụ như Ngài thích cường điệu nói về Kinh Điển Phật Giáo
Nguyên Thủy, mà không có sự thâm sâu của Thiền Định, không có một chút
Giải Thoát cho riêng mình. Lại nghi ngờ giới Phật Giáo có khinh hướng coi
trọng Thiền Định một cách phổ biến. Cho rằng đó là nguyên nhân căn bản dẫn
đến con đường biến chất của Phật Giáo. Bởi vậy, dưới sự ảnh hưởng của Ngài
Ấn Thuận Pháp Sư, một người có nhiệt tâm với Tông Giáo mới có thể đầy đủ
niềm vui. Còn nếu muốn tiến một bước trên con đường Tu Chứng, thì dể nảy
sinh rất nhiều mâu thuẩn và bao điều khó khăn.
Tóm lại, miêu tả cái đặc sắc về tư tưởng Phật Học của Ngài Ấn
Thuận Pháp Sư, giới Phật Giáo Đài Loan dưới sự ảnh hưởng lâu dài ở nơi
Ngài, thì sẽ xuất hiện những khó khăn sau đây:
。Đầu
tiên, với tư cách là Phật Giáo Truyền Thống thuộc một phần cơ thể của Phật
Giáo Đài Loan. Khi đối diện với văn chương sắc bén của Ngài Ấn Thuận Pháp
Sư thì có một thách thức lớn là rất dể bị thuyết phục. Chúng ta không thể
không chú ý đến sự uy hiếp này của Ngài. Nhưng phần đông mà nói, giới Phật
Giáo Truyền Thống hiện nay rất ít giống những ưu tú này của Ngài Ấn Thuận
Pháp Sư, khi họ nghiên cứu về nghĩa học, về luận thuật của Ngài. Bởi vậy,
cũng không có năng lực làm hình thái Tín Ngưỡng, để biện luận một cách
thích ứng. Đồng thời với việc này, như trên đã nói, bộ phận ủng hộ Phật
Giáo Truyền Thống đã xuất hiện bộ mặt rất tự nhiên dưới sự ảnh hưởng của
Ngài Ấn Thuận là chạy trốn hoặc chống đở. Nhưng chạy chốn và chống đở cũng
không sửa đổi được sự ảnh hưởng về tư tưởng của Ngài ấn Thuận. Sức ảnh
hưởng của Ngài tại Đài Loan với xu thế càng ngày càng lớn. Những người
kiên trì giữ gìn Phật Giáo Truyền Thống, nội tâm của họ rất đau buồn, khó
có thể tưởng tượng mà biết được
。Ngoài
bộ phận Tín Đồ Phật Giáo tiếp nhận sự ảnh hưởng của Ngài Ấn Thuận Pháp Sư,
họ rất khó khăn để trở lại với tông chính của minh, Cũng có thể nói là do
vì học tập, tu chứng một cách mù mờ. Hình thái này có thể lược lại phân
làm 3 loại:
Loại thứ nhất, như ở trên đã nói qua. Đó là họ lấy sự nhiệt
tình của Tôn Giáo mà đem đi nghiên cứu Học Thuật.
Loại thứ hai, những điều đó không thể lấy sự nghiên cứu về
nghĩa học là đủ, mà họ vẫn phải có Tu Chứng theo Ngài Ấn Thuận. Do vì
những Trước Tác của Ngài Ấn Thuận rất khó, nếu hiểu được nó có thể làm con
đường dẫn đến Tu Chứng. Điều này khiến cho họ khó có thể tìm ra con đường
nào khác. Thật sự mà nói, phổ thông nhất vẫn là lấy việc cầu khấn Trời
Phật làm phương pháp tu hành cho Phật Giáo Truyền Thống. vậy thì điều mâu
thuẩn này rất khó dùng lời mà diễn tả ra được.
Loại thứ ba, ngoài một điều là khấn vái Trời Phật của Phật
Giáo. Ở đây, đặc biệt cần chỉ ra là phương pháp tu hành của Phật Giáo Nam
Phương. Khoảng 5, 6 năm gần đây, thường tâng bốc các đoàn thể Phật Giáo
Nam Truyền hoặc Phật Giáo Nguyên Thủy xuất hiện ở Đài Loan. Những người đề
xướng và các thành viên của những đoàn thể này, trên cơ bản là tiếp nhận『Diệu
Âm Tập』của
Ngài Ấn Thuận và lấy phần tử Thanh Niên Trí Thức làm chủ. Sự thật, xem lại
lich sử Phật Giáo về Ngài Ấn Thuận Pháp Sư và「Phật
Giáo Nhân Gian」của
Ngài đề xướng, thì hiện nay đang tồn tại thành một thể hệ của con đường tu
chứng trong các nước Phật Giáo. Lấy tính cách của Phật Giáo Nam Truyền thì
không có sự xung đột, không có sự trách móc. Dưới sự ảnh hưởng của Ngài Ấn
Thuận thì phong trào này xuất hiện trong giới Phật Giáo Đài Loan. Vậy
những người tiếp nhận sự ảnh hưởng của Phật Giáo Nam Truyền, không thể lý
giải và đồng lòng với cách giải thích của Ngài Ấn Thuận đối với giáo nghĩa
đại thừa, thì ngược lại phê bình ngài.
Nói
tóm lại, những người này khi nói về Giáo Lý và Lịch Sử Phật Giáo, trên cơ
bản thì có rất nhiều ý kiến là làm theo quan điểm của Ngài Ấn Thuận Pháp
Sư. Do vậy, có thể thấy sự quan hệ qua lại của hai nhóm người này. Giới
Phật Giáo Tại Đài Loan lấy làm nghi ngờ chất vấn Phật Giáo Truyền Thống
Trung Quốc và Đại Thừa, vì xuất hiện với tư thái của người làm lại từ đầu.
Có thể nói là khoảng cách giữa Ngài Ấn Thuận và Phật Giáo Minh Thanh có
những bước tiến khác nhau rõ ràng, thậm chí dẫn đến tình cảnh đường ai nấy
đi.(còn nữa)
Thich Chúc Tiếp
dịch
Chú thich: đây là một
bài tham luận của một hội thảo chuyên đề về phật giáo.
Người dịch muốn gửi đến quý đọc giả để tham cứu
http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/pgdailoan&thien.htm