Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
 SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO DỤC PHẬT GIÁO ÐÀI LOAN
Thích Giải Hiền
NCS Thạc Sĩ Đông Nam Á Học.

I/ CÁC GIAI ÐOẠN PHÁT TRIỂN CHÍNH CỦA PHẬT GIÁO ÐÀI LOAN:

Phật giáo Ðài Loan phát triển qua bốn giai đoạn sau:

1/ THỜI KỲ PHẬT GIÁO ÐƯỢC TRUYỀN ÐẾN ÐÀI LOAN:

Sự tín ngưỡng Phật giáo tại Ðài Loan bắt nguồn từ những di dân hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Ðông vào thời Minh – Thanh. Nhưng vào thời kỳ đầu này Phật giáo chỉ chú trọng đến việc cầu phước, tiêu tai, sự tu tập chủ yếu là của các cá nhân đơn lẻ, chứ chưa có những hoạt động mang tính Tăng đoàn ở qui mô lớn.

2/ THỜI KỲ NHẬT HÓA PHẬT GIÁO:

Sau điều ước Mã Quan, người Nhật xâm chiếm và thống trị Ðài Loan, từ đó những hoạt động của tự viện Phật giáo Ðài Loan đã thể hiện rõ nét hiện tượng Nhật Bản hóa Phật giáo Ðài Loan.

3/ THỜI KỲ CHÁNH HIỂN PHẬT GIÁO:

Năm Dân Quốc 34 (1949) Ðài Loan quang phục (trở về lại với Trung Hoa). Các cao tăng từ Ðại Lục đến Ðài Loan hoằng hóa, những vị này dựa trên tinh thần tùng lâm và qui phạm truyền thống để trùng kiến Giới pháp và chế độ tăng lữ Phật giáo Trung Quốc, Giáo pháp Phật Ðà bắt đầu chánh hiển ở Ðài Loan.

4/ THỜI KỲ HOẰNG DƯƠNG PHẬT GIÁO:

Hai mươi, ba mươi năm gần đây các tông môn Phật giáo Ðài Loan không ngừng được thành lập, biểu hiện của thời kỳ hưng thạnh với xu hướng hòa nhập vào xã hội, Phổ tế dân gian, lấy mục tiêu tạo phước nhân quần, tịnh hóa quốc độ làm tông chỉ hoằng pháp của Phật giáo Ðài Loan.

Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy sự hưng thạnh của Phật giáo Ðài Loan ngoài công đức của các cao tăng từ Ðại Lục sang Ðài Loan hoằng hóa ra, một động lực quyết định khác là giới Phật giáo thành lập Phật học viện các cấp, thúc đẩy nền giáo dục Phật giáo làm nền tảng vững chắc cho sự hưng thạnh của Phật giáo Ðài Loan. Phật giáo ở Ðài Loan phổ cập và đi sâu vào mọi tầng lớp trong xã hội làm cho Phật giáo và thời đại kết hợp thành một khối như hiện nay là nhờ vai trò quan trọng của việc phát triển ngành giáo dục trong giới Phật giáo, thành lập Phật học viện đào tạo Tăng tài và truyền bá giáo lý Phật giáo.

II/ ÐẶC ÐIỂM CỦA GIÁO DỤC PHẬT GIÁO ÐÀI LOAN:

Từ thời Dân Quốc (sau năm 1949) giới Phật giáo đã không ngừng thành lập các cơ cấu tổ chức giáo dục với những bước đột phá vượt ngoài phương pháp giáo dục truyền thống tùng lâm trước đây, hấp thụ những đặc sắc của chế độ giáo dục hiện đại. Khi thời cơ chín mùi, có sự hậu thuẫn của Nhà nước, các Phật học viện được thành lập kết hợp lối giáo dục hiện đại với giáo dục truyền thống Tùng Lâm hình thành nên đặc trưng lớn của nền giáo dục Phật giáo hiện đại.

III/ HÌNH THÁI CỦA CÁC PHẬT HỌC VIỆN Ở ÐÀI LOAN:

Phật học viện là cơ cấu giáo dục nội bộ của Phật giáo, với mục tiêu chủ yếu là đào luyện nhân tài hoằng pháp và nâng cao trình độ giáo dục Phật giáo cho quần chúng tín đồ. Tính đến cuối năm 1995 (tài liệu mà người viết có được) Ðài Loan có hơn 30 Phật học viện. Trong số hơn ba mươi Phật học viện này, có thể phân thành hai loại: một là cao cấp Phật học viện (gọi tắt là Phật học viện) thu nhận những vị có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học (lớp mười hai) hay trình độ tương đương; một loại nữa là Phật học Nghiên cứu sở thu nhận những vị đã tốt nghiệp cao cấp Phật học viện hay bằng Cao đẳng, Ðại học... Về nghiên cứu sở có loại thì độc lập, có một số khác là cơ cấu phụ thuộc của các Phật học viện. Có thể đơn cử một số như sau:

1/ Với danh xưng là "Phật học viện" như Phật học viện Phước Nghiêm của ngài Aán Thuận; Phật học viện Viên Quang của Pháp sư Như Ngộ.

2/ Với danh xưng là "Học viện" như Học viện Tam Tạng Phật giáo Trung Quốc của ngài Bạch Thánh.

3/ Với danh xưng là "Học viện Phật giáo" như Học viện Phật giáo Ðông Phương của ngài Tinh Vân, Học viện Phật giáo Trung Hoa của Pháp sư Thánh Aán.

4/ Với danh xưng là "Học viện chuyên Tông" như Học viện chuyên Tông Hoa Nghiêm của Pháp sư Thành Nhất.

5/ Với danh xưng là "Viện nghiên cứu" như Viện nghiên cứu Phật giáo Trung Quốc của ngài Tinh Vân.

6/ Với danh xưng là "Nghiên cứu sở" như Nghiên cứu sở Phật giáo Hoa phạm của Ni sư Hiểu Vân, Nghiên cứu sở Phật học Trung Hoa của ngài Thánh Nghiêm, Nghiên cứu sở Phật học Viên Quang của Pháp sư Như Ngộ, Nghiên cứu sở văn hóa Phật giáo Pháp Quang của Ni sư Như Học.

IV/ THỜI GIAN THÀNH LẬP CỦA MỘT SỐ PHẬT HỌC VIỆN TẠI ÐÀI LOAN:

+ Năm 1946 Pháp sư Từ Hàn nhận lời thỉnh mời của Pháp sư Diệu Quả – sáng lập Phật học viện Ðài Loan tại chùa Viên Quang ở Trung Lịch.

+ Năm 1947 Pháp sư Chứng Quang thành lập Phật học viện Diên Bình; Pháp sư Bân Tông mở lớp Nghiên cứu cao cấp Phật học.

+ Năm 1949 Pháp sư Bân Tông thành lập viện Nghiên cứu Phật học Nam Thiên Ðài tại chùa Pháp Nguyên.

+ Năm 1950 Pháp sư Ð?i Tỉnh chùa Tuyết Bảo ở Phụng Hóa nhận lời mời của Pháp sư Vô Thượng chùa Linh Aån ở Tân Trúc thành lập Phật học viện Linh Aån.

+ Năm 1957 ngài Bạch Thánh nhậm chức Viện trưởng Học viện Tam Tạng Phật giáo Trung Quốc.

+ Năm 1962 Pháp sư Thánh Aán thành lập Phật học viện Từ Minh ở Ðài Trung.

+ Năm 1964 Pháp sư Hiền Ð?n thành lập Phật học viện Giới Quang; Viện học thuật Trung Hoa thành lập Nghiên cứu sở Phật học.

+ Năm 1965 ngài Ngộ Minh thành lập Phật học viện Hải Minh; ngài Tinh Vân thành lập Phật học viện Thọ Sơn; Cư sĩ Chu Bang Ðạo thành lập Nghiên cứu sở Phật học.

+ Năm 1967 Pháp sư Tịnh Tâm thành lập Phật học viện Tịnh Giác; Viện học thuật Trung Hoa thành lập nghiên cứu sở văn hóa Phật giáo.

+ Năm 1969 ngài Aán Thuận thành lập Phật học viện Phước Nghiêm.

+ Năm 1974 chùa Vạn Phật ở Ðài Trung thành lập Học viện Phật giáo Trung Hoa.

+ Năm 1975 Pháp sư Nam Hanh, Pháp sư Thành Nhất thành lập Học viện chuyên Tông Hoa Nghiêm.

+ Năm 1978 Ni sư Hiểu Vân thành lập Vườn Phật học Liên Hoa; ngài Thánh Nghiêm được mời đảm nhận chức Sở truởng nghiên cứu sở Phật học viện học thuật Trung Hoa của Học viện văn hóa Trung Quốc (nay là trường Ðại học Văn Hóa).

+ Năm 1981 Pháp sư Như Ngộ thành lập Phật học viện Viên Quang.

+ Năm 1983 Cư sĩ Chung Truyền Y làm hội trưởng hội Phước Ðiền Công Ðức của Hoa Nghiêm Liên Xã; Pháp sư Từ Dung nhậm chức Viện trưởng Phật học viện Nữ Tử Ðài Bắc.

+ Năm 1985 ngài Thánh Nghiêm thành lập Nghiên cứu sở Phật học Trung Hoa tại Hội quán Văn Hóa Phật giáo Trung Hoa.

+ Năm 1987 thành lập Nghiên cứu sở Phật học Viên Quang.

+ Năm 1989 Ni sư Như Học thành lập Nghiên cứu sở văn hóa Phật giáo Pháp Quang.

+ Năm 1995 Pháp sư Huệ Không thành lập Viện thiền họcTừ Quang và Nghiên cứu sở Phật học Từ Quang tại Ðài Trung.

V/ ÐẶC ÐIỂM CHUNG CỦA CÁC PHẬT HỌC VIỆN ÐÀI LOAN:

1/ Tất cả các Phật học viện ở Ðài Loan đều do các chùa hay hội đoàn tự đứng ra thành lập và là cơ cấu giáo dục trực thuộc chùa hay hội đoàn Phật giáo đó.

2/ Thường các Phật học viện ở Ðài Loan với qui mô rất nhỏ, các Nghiên cứu sở mỗi khóa chỉ thu nhận hai mươi học viên, các Cao cấp Phật học viện thường mỗi khóa chỉ chiêu sinh năm mươi học viên. Thời gian tuyển sinh ở mỗi Phật học viện không đồng nhất, có nơi mỗi năm tuyển sinh một lần, có nơi khóa trước tốt nghiệp rồi mới tuyển sinh khóa sau. Thời gian đào tạo cũng khác nhau, có nơi hai hay ba năm, cũng có nơi đến bốn năm.

3/ Các Phật học viện thường chiêu sinh cả Tu sĩ lẫn Cư sĩ cung cấp chỗ ăn ở, có học bổng và trợ cấp (tùy đối tượng).

4/ Tất cả văn bằng tốt nghiệp của các Phật học viện ở Ðài Loan đều không được Bộ Giáo dục thừa nhận (chỉ là bằng nội bộ).

Ngoài các đặc điểm trên về mục tiêu và phương pháp đào tạo các Phật học viện ở Ðài Loan còn có các đặc điểm sau:

1/ Là nơi đào tạo nhân tài và bồi dưỡng về phương pháp nghiên cứu học thuật Phật học.

2/ Ngoài nhiệm vụ bồi dưỡng nhân tài về Hoằng pháp ra, còn là nơi cung cấp cho giới Phật giáo nguồn nhân lực đa nguyên hóa về mọi phương diện, mọi lãnh vực như: học giả, các nhà giáo dục, các nhà hoạt động văn hóa...

3/ Về chương trình giảng dạy bao gồm: đa kinh điển, đa ngôn ngữ như: Phạn văn, Pali văn, Tạng văn, Anh văn, Nhật ngữ..., các phương pháp nghiên cứu khoa học và học thuật.

4/ Về đội ngũ giảng dạy ngoài các Pháp sư, Giảng sư trong Phật giáo ra còn mời các giáo sư nổi tiếng trên mọi lãnh vực khoahọc và các học giả có tiếng tăm đồng tham gia giảng dạy.

Vì nguồn tư liệu có hạn, chủ yếu tham khảo từ Ðài Loan Phật học viện chí và sơ khảo về lịch sử Phật giáo Ðài Loan, nên người viết chỉ có thể đưa ra được một cái nhìn còn rất sơ lược về sự phát triển của giáo dục Phật giáo Ðài Loan. Với tâm nguyện của một du học tăng ở Ðài Loan, người viết cũng muốn cung cấp phần nào vào cái nhìn sơ bộ làm nền tảng cho những Tăng Ni sinh Việt Nam hiện đang và sẽ chuẩn bị sang Ðài Loan du học. Mong là sẽ giúp được một chút gì cho quí vị trong chặng đường du học của mình sắp tới...

http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/pgdailoan.htm

 


Vào mạng: 1-12-2004

Trở về mục "Phật giáo năm Châu"

Đầu trang