A-
Tổng quát
Sri Lanka
là hòn đảo nằm rất gần mũi phía nam của Ấn Độ. Diện tích khoảng 65,.500
km2, dân số (2002) là 17,5 triệu người; mật độ dân cư là 262 người/km2,
thủ đô đóng tại Colombo.
Trước đây,
Sri Lanka được gọi là Ceylan. Sau khi độc lập (1948) những quan hệ của
những người Cinghalais theo Phật Giáo (chiếm 3/4 dân số) và những người
Tamoul theo Hồi Giáo thường gây căng thẳng chính trị. Kể từ năm 1984, xung
đột đã nhanh chóng biến thành cuộc nội chiến tàn khốc. Theo yêu cầu của
chính phủ Colombo, Ấn Độ đã đưa quân đến can thiệp năm 1987. Những vận
động hòa giải giữa chính quyền và các phần tử ly khai vẫn không đạt được
kết quả cụ thể nào. Những biến động này đã gây tổn thất nặng nề cho quốc
gia này. Đến nay, tình hình vẫn bất ổn.
Những niên
hiệu chính trong lịch sử Phật Giáo Sri Lanka như sau:
1- Trong
lịch sử kiến tạo đầu tiên của Sri Lanka, người Aryens từ phía tây Ấn Độ
tiến sang bờ biển phía đông, rồi vượt biển sang đất Sri Lanka, mang theo
cả nền văn hóa Ấn đến.
Một số
những nhà nghiên cứu Phật Giáo nhận định rằng Phật Giáo du nhập Sri Lanka
vào khoảng năm 250 trước Công Nguyên. Nhà vua
Sri Lanka
hồi đó là Tiên Ái Đế Tu (Devanampiya) trở thành Phật tử và thành lập Đại
Tự (Mahavihara). Đại Tự trở thành trung tâm của Thượng Tọa bộ (Nam Tông)
Sri
Lanka.
2- Trải qua
những giai đoạn lịch sử, có nhiều Tông phái Phật Giáo khác cũng đã được
định hình, gây nhiều cuộc tranh luận, thậm chí triều đình cũng đã can
thiệp vào. Những cuộc tranh luận nói trên thông thường là tư tưởng Thượng
Tọa bộ và mầm mống ban đầu của Đại Chúng bộ thời đó.
Sau cùng,
Thượng Tọa bộ phát triển vững chắc hơn. Sử sách thường nhắc đến vai
trò của vị Phật Âm (Buddhaghosa), một Luận sư xuất sắc của Thượng Tọa bộ,
đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng nền tảng này. Những công trình
trước tác của Ngài Phật Âm hiện nay vẫn còn lưu hành và truyền bátại Sri
Lanka.
3- Vào
khoảng thế kỷ XII: Vua Ba Lạc La Ma Bà Ha (Parakkambahu) đã tổ chức Hội
Nghị Phật Giáo Sri Lanka tại chùa Đại Tự và xiển dương Thượng Tọa bộ tại
nước này, cho là nền tảng vững chắc và thích hợp với tôn giáo quốc gia.
Những tông phái khác không phát triển mấy.
4- Vào thế
kỷ XVI: Nhiều quốc gia xâm nhập. Người Bồ Đào Nha đến Sri Lanka vận động
giao thương và đã tìm cách du nhập Thiên Chúa Giáo ở Sri Lanka. sau đó,
người Hà Lan đến, muốn chiếm vị thế vững chắc, chủ trương khôi phục Phật
Giáo ở nước này.
Ngoài ra,
Miến Điện và Thái Lan cũng gây ảnh hưởng đáng kể tại đây. Năm 1948, Sri
Lanka độc lập, đạo Phật đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng cả nước,
ảnh hưởng lớn văn hóa xứ này.
B- Giai
đoạn du nhập Phật Giáo
Phật Giáo
từ Ấn Độ truyền vào Sri Lanka vào khoảng thế kỷ III trước Công Nguyên.
Đây là giai đoạn vua A Dục, vị vua nổi tiếng bảo vệ và phát triển Phật
Giáo. Ma Hi Đà (Mahinda) và Tăng Già Mật Đa (Sanghamitta), hai người con
của A Dục Vương (Asoka) truyền từ Ấn Độ sang. Ngay từ buổi ban đầu, nhà
vua Sri Lanka là Thiên Ái Đế Tu đã ngưỡng mộ Phật Giáo, sau khi được nghe
phái đoàn này giảng giải về bộ kinh Cutahatthi Pagoda Pamasutra. Nhà vua
và đông đảo quan lại trong triều đều quy y Phật pháp. Vương phi và một số
cung nữ cũng quy y tại Ưu bà Di Tịch Xá.
Năm Phật
lịch 502 (thế kỷ thứ I Tây Lịch), Phật Giáo Sri Lanka đã xẩy ra một vụ
biến động tại vùng Lahana có một vị Bà La Môn tên là Tissa cùng các lực
lượng thuộc bộ tộc Đà Mật La (Damatta) tổ chức một lực võ trang đánh vào
vùng Mahatittha của Sri Lanka, dưới triều vua Vattga Mani).
Thành này
bị thất thủ, nên nhà vua phải chạy trốn vào vùng rừng núi 14 năm. Trong
thời gian này, chiến tranh loạn lạc khắp nơi.Dân chúng đói kém, thậm chí
phải giết nhau để kiếm thức ăn. Người chết vô số, chùa chiền bỏ hoang, kể
cả những ngôi chùa nổi tiếng cũng không tránh khỏi tình trạng này. Nhiều
sư tăng phải sang lánh nạn tại Ấn Độ. Lịch sử gọi đó là "Thảm họa Bà
La Môn".
Một số cao
tăng đã hội họp nhau lại để cứu vãn tình thế và củng cố Giáo Hội. Họ liền
tổ chức những nhóm cứu tế để tìm thực phẩm cho dân. Họ đưa dân chúng đến
vùng cao nguyên Matale, nơi xa chiến trận và ảnh hưởng quân thù.
Khi
được tạm yên, họ bắt đầu chỉnh đốn Giáo hội, nhóm họp tại Tịnh xá
Aluvihara để kết tập kinh điển. Lần kết tập tạm thời (trong loạn lạc) tập
hợp được 512 vị Tỳ kheo do hai vị cao tăng Buddhadatta và Tissa điều hành.
Sử gọi là cuộc Kết tập lần thứ II trong lịch sử Sri Lanka.
Tương
truyền rằng, về sau vua Vattga Man đã chiến thắng được lực lượng của tên
Tissa, giành lại ngai vàng là nhờ đến sự giúp đỡ của vị cao tăng
Mahatissa đã kêu gọi tín đồ Phật Giáo hậu thuẫn cho nhà vua. Để đền đáp
công ơn này, nhà vua sau khi bình định xong đất nước đã cho xây lại những
chùa chiền đã bị phá phách, kể cả ngôi quốc tự Abuaya Girihara.
C-
Phật Giáo trở thành quốc giáo
Chỉ trong
vòng 100 năm sau đó, với chương trình truyền bá sâu rộng, tổ chức chặt chẽ,
cùng với sự hưởng ứng tích cực của triều đình, hoàng tộc, Phật Giáo trở
thành quốc giáo của Sri Lanka. Những công trình chính trong giai đoạn này
gồm có:
- Xây dựng
một đạo tràng tại kinh đô Sri Lanka, đồng thời kiến tạo ngôi Đại Tự (Mahavihara).
Ngôi chùa này là trung tâm văn hóa Sri Lanka thời đó.
- Tổ chức
an cư kiết hạ cho chư vị Tỳ kheo và Tỳ kheo ni; xây dựng tháp để cúng
dường Xá lợi Phật.
- Ban hành
các sắc chỉ: Xác định Sri Lanka là quốc gia Phật Giáo. Chỉ có những quốc
vương theo Phật Giáo mới được trị vì. Tín ngưỡng Phật Giáo không được thay
đổi.
- Nhà vua
có quyền uy lớn, tuy nhiên không dùng ngôi vị của mình để chi phối Tăng
đoàn.
Có những
trường hợp cho thấy vị thế của Tăng đoàn rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả
vấn đề chính trị. Cụ thể là:
- Trường
hợp nhà vua Mahasena (334-362) muốn bắt vị Thượng tọa Tissa phải hoàn tục
do vi phạm giới luật nghiêm trọng; tuy nhiên vấn đề chỉ có thể thực hiện
được do sự đồng ý của Tăng Đoàn và Tăng Vương.
- Trường
hợp nhà vua Silameghanna vào năm 617 đã yêu cầu tăng chúng của chùa Đại
Tự và chùa Vô Úy đến kinh đô cử hành tụng giới, nhưng tăng chúng của hai
ngôi chùa này không chịu hợp tác, nên nhà vua cũng đành chịu.
Trường hợp
nhà vua Dotropatissa, năm 698 có hành động không làm vừa lòng tăng nhân
của chùa Đại Tự, thì họ nhất định "úp bát" không chịu nhận sự cúng dường
của nhà vua.
Những sự
kiện trên đây nhấn mạnh một điều: Uy quyền và thanh thế của Tăng đoàn
trong cả nước rất mạnh, tạo áp lực đến triều chánh nữa. Trong những trường
hợp triều đình gặp những điều bất ổn giữa các phe phái các đại thần, thì
việc hòa giải thường do các cao tăng trọng vọng.
Thậm chí
cả việc lập ngôi vua, quyết định sau cùng vẫn là ý kiến của vị Tăng thống
trong cả nước.
D- Phật Giáo phát triển (Thế kỷ II - X)
Năm 313,
đánh dấu một chuyển biến quan trọng trong tổ chức Phật Giáo Sri Lanka.
Giáo Hội và triều đình thành lập Tăng đoàn toàn quốc, sau khi đã hoàn
thành việc kết tập Tam Tạng kinh điển. Trong cuộc kết tập lần này, những
cao tăng tham dự đã chọn lựa những kinh điển quan trọng để phiên dịch,
chú thích, truyền bá.
Ngài
Phật Âm (Buddhaghosa) được cung thỉnh điều hành việc phiên dịch này. Căn
cứ theo thư tịch của sách "Đại Sử", trong giai đoạn đó, có trên 800 ngôi
chùa khuôn khổ khác nhau được kiến tạo trong cả nước.
Vua Thiện
Ái Đế Tu có 4 người em, lần lượt lên ngôi vua, đều rất nhiệt thành thúc
đẩy Phật Giáo phát triển. Họ cũng xây dựng thêm nhiều Tu viện và Phật học
đường để giảng dạy kinh sách cho hàng tu sĩ và cư sĩ.
Lịch sử
Sri Lanka ghi chép rất đầyđủ và xiển dương công trình to lớn nhất trong
thời kỳ này là nhà vua Kakavanna trong việc phát huy văn hóa Phật Giáo
trên mọi mặt, canh cải tổ chức Phật Giáo trong quảng đại quần chúng. Hai
ngôi chùa nổi tiếng nhất của đất nước này là chùa Tissama Harama và chùa
Citta Lapabbata xây dựng trong thời này và được bảo lưu cho đến ngày nay
qua nhiều lần trùng tu sau đó.
E- Thời kỳ
cận hiện đại
1) Chấn
hưn Phật Giáo: Ngày 4 tháng 2 năm 1948, Sri Lanka giành độc lập sau
những năm tháng dài bị người Anh đô hộ. Tuy vậy, chính trị và pháp luật
trong giai đoạn này vẫn thuộc quyền của người Anh. Thời đó, Cơ Đốc Giáo
được ngoại bang tán trợ, có nhiều quyền hành, trong khi Phật Giáo vẫn bị
người Anh áp bức. Nhưng dần dà, những cuộc tranh đấu khác vẫn diễn ra.
Năm 1950,
tín đồ Phật Giáo Sri Lanka thành lập Liên Nghị Hội Tín đồ Phật Giáo Thế
giới (World Fellowship of Buddhists). Đại Hội lần thứ nhất được triệu tập
vào tháng 5/1950 ở Colombo, 29 quốc gia tham dự, đã bầu tiến sĩ
Malalasekera làm Chủ tịch. Tôn chỉ của Hội này là thúc đẩy tình hữu nghị
và giao lưu văn hóa giữa các tín đồ Phật Giáo các nước, phát huy tư tưởng
Phật Giáo, cùng nhau trao đổi phương pháp truyền đạo và hành đạo, nâng cao
địa vị quốc tế của Phật Giáo.
Nhiều học
giả Phật Giáo Thái Lan có công trong phong trào chấn hưng này. Tiến sĩ Mã
Nguyên được mời làm Viện trưởng Viện Văn Học trường đại học Sri Lanka, vốn
là một học giả Phật Giáo nổi tiếng. Ông là tác giả bộ "Văn học Pali Sri
Lanka" (The Pali Literature of Sri Lanka - Colombo), "Từ điển danh từ
Chuyên ngữ Pali" (Dictionary of Pali Proper Names), chủ biên bộ "Phật
Giáo Bách Khoa Toàn Thư".
Uy tín Phật
Giáo ngày càng được nâng cao. Năm 1956, chính phủ mới thành lập, do thủ
tướng S.W.R. Bandaranayke lãnh đạo, trong đó thành phần bộ trưởng đa số là
tín đồ Phật Giáo.
2) Tổ
chức Tăng già: Phật Giáo Sri Lanka được tổ chức vững vàng hơn. Tính
đến năm 1998, số tăng sĩ lên đến 18.000 vị; toàn quốc có khoảng 5.620
ngôi chùa. Về mặt tổ chức Tăng già, vì có sự khác nhau từ sự truyền thụ
giữa Thái Lan và Miến Điện khi du nhập, cho nên Tăng già toàn quốc chia
thành 3 tông phái lớn:
(a) Phái
Xiêm La (Siam Syama Nikaya): được tổ chức sơ khởi vào năm 1755, từ
Thái Lan truyền vào. Phái này phát triển cho đến ngày nay, có tăng chúng
đông đảo nhất, ước khoảng 65% toàn thể tăng già, trên 12.000 vị. Trụ sở
chính đặt tại chùa Hoa Viên ở Khảm Đề.
Về tổ chức,
có một vị Đại Trưởng lão là chủ tịch nắm quyền lực tối cao của hệ thống
Tăng già toàn quốc; hai vị Phó chủ tịch giúp việc điều hành. Một ban Chấp
hành gồm 20 vị giữ những nhiệm vụ quan trọng trong Hội đồng Tăng Thống và
Hóa Đạo. Tăng phái này chia ra các chi bộ chính như sau: chi bộ Asgiri,
chi bộ Kotte, chi bộ Bantara, chi bộ Kalyani.
(b) Phái
Miến Điện (Amparapura Nikaya): Phật Giáo Miến Điện được truyền
vào Sri Lanka vào năm 1802, số tăng già chiếm khoảng 20%, đứng sau phái
Xiêm La. Phái này được phân chia ra làm 24 chi bộ, được trải rộng ra khắp
cả nước. Chi bộ quan trọng nhất được gọi tên là "Vô Diệt Cát Tường Chánh
Pháp Thống Đại Tông Phái" (Amara Sirisaddhamma Vamsamaha Nikaya). Hệ thống
các chi bộ khá chặt chẽ và hình thức tổ chức cũng gần giống nhau.
(c) Phái
tộc Môn (Ramanna Nikaya): Tộc Môn được truyền vào đất Sri Lanka kể từ
năm 1864, từ miền Nam của Miến Điện truyền vào. Phái này chiếm vào khoảng
15% số tăng già, ở vào hàng thứ 3. Tuy vậy số chùa chiền thì lại ở vào
hàng đầu, có trên 1.000 ngôi chùa và đền tháp.
Tăng
nhân của tộc Mônít hơn cho nên chỉ tập trung vào một chi bộ duy nhất. Tuy
nhiên, số tăng già lại gia tăng nhanh hơn hai phái trên và cũng có thể là
từ hai phái trên chuyển sang.
Thành
thử thường xẩy ra những cuộc tranh luận và chống đối nhau. Phái này tập
trung những vị học giả, những nhà nghiên cứu sâu sắc, cho nên được chính
quyền ngưỡng mộ và cung thỉnh vào những học vị cao các trường đại học Phật
Giáo.
Kinh điển
Tam Tạng của 3 phái trên phụng hành thì hoàn toàn giống nhau, chỉ có một
số sai biệt về phương thức thực hành mà thôi. Có một số tập quán riêng của
mỗi phái. Chẳng hạn: tăng nhân của phái Xiêm La thì cạo sạch lông mày. Khi
ra khỏi chùa thì áo chùm cả 2 vai, có người để hở vai bên phải. Dù mưa hay
nắng bao giờ cũng cầm theo chiếc dù màu đen. Tăng nhân của tộc Môn khi ra
khỏi chùa thì khoác áo giống như tăng nhân phái Miến Điện, nhưng thường
cầm chiếc lá "tala" che đầu tránh mưa nắng.
Chùa
viện:
Chùa
viện của các phái kể trên có thể phân chia ra làm 4 loại:
(a)
Chùa hay tịnh xá (vihara): Đây là kiến trúc tương đối lớn trong những
loại tu viện Sri Lanka ngày trước. Chùa hay tịnh xá thường bao gồm: Phật
điện, tháp Phật, tăng đường, hậu viện, phòng trai tăng...
(b)
Tăng phòng (avasa): Còn được gọi là "tiểu tịnh xá", vì chỉ có tăng
phòng là nơi ở của chư tăng, có thể không có các vật liệu kiến trúc chủ
yếu như điện Phật và tháp Phật. Ở đây không có những hoạt động tôn giáo
đại chúng nào khác như giảng đường.
(c) Họ
viện Phật Giáo (parivena): cũng gọi là trường học Phật Giáo. Đây là cơ
quan giáo dục của Phật Giáo, cũng có khi xây độc lập một vị trí khác
thanh tĩnh hơn, kể cả thư viện nghiên cứu. Thông thường thì bao gồm cả Học
viện Cao đẳng Phật Giáo và Trường Phật học Phổ thông.
(d) A
Lan Nha (arannaka): Đây là những tu viện nhỏ, độc lập, nơi ẩn tu của
một số cao tăng tịnh tu, thiền tọa, xa lánh bụi trần. Nơi đây ít người
lai vãng và xa hẳn trần tục.
F- Nghệ
thuật Phật Giáo Sri Lanka.
Nghệ thuật
Phật Giáo Sri Lanka được hình thành vững chắc vào thời kỳ Anuradhapura,
kéo dài từ thế kỷ II trước Công nguyên cho đến năm 993 sau Công nguyên.
Ngoài vị trí địa hình có tính chất cổ xưa, những sử liệu trình bày hiếm
hoi về kinh đô này trước sự du nhập của đạo Phật vào giữa thế kỷ III trước
Công nguyên. Từ giai đoạn đó cho đến khi rời bỏ vị trí địa hình đó vào năm
993, đã trải qua hai giai đoạn:
Giai
đoạn 1: Kéo dài từ thế kỷ III trước Công nguyên cho đến năm 432, năm
kinh đô đặt dưới sự đô hộ của dân Tamul trong ba mươi năm. Giai đoạn này
nổi bật với việc xây các Tu viện và các stupa (tháp đền) rất được tôn thờ
ở Sri Lan. Những công trình kiến trúc và điêu khác theo phong cách
Mahagana từ đầu thế kỷ III sau Công nguyên, sự xuất hiện của "Thánh Sri
răng Phật" trở thành "vật thiêng" bảo hộ của Vương quốc, đã tác động về sự
định hướng nghệ thuật thời gian đầu về kiến trúc, điêu khắc và hội họa
Phật Giáo.
Vào cuối thế
kỷ III, một loạt các stupa theo kiểu dáng Ấn Độ dựng lên khắp nơi. Đáng
kể nhất là lối điêu khắc độc đáo trong thời kỳ này, qua các loại phù
điêu có tầm cỡ lớn và đa dạng. Theo những tài liệu nghiên cứu nghệ thuật
học, kiến trúc Phật Giáo Sri Lanka mang đậm sắc thái của phong cách
Amaravati, được phát triển khắp các nước vùng Nam Á.
Những pho
tượng Phật dựng trong thời này đều có hình thể lớn, nghệ thuật được cách
điệu, cảnh quan hoành tráng hơn trước nhiều.
Giai
đoạn 2 (432-993): Đây là thời kỳ "hoàng kim" của nghệ thuật Singhala.
Những công trình kiến trúc Phật Giáo tiếp nối theo được phát triển theo
thể thức mới: không còn thấy các stupa khổng lồ trước đây, nhưng lại
chuyển sang các công trình kiến tạo Vatadage (thế kỷ VII-VIII) hình thành
một ngành kiến trúc các tu viện và Niệm Phật đường, theo sắc thái dân
tộc tính.
Được đề
cập đến nhiều nhất là kiến trúc của cung điện Sigiriya, công trình số 1
của triều đại Kassapa đệ nhất (477-495). Thành Cung này có 2 đặc điểm mang
dấu ấn của kiểu thức mới:
Trước hết,
phải chọn lựa một cảnh quan hoành tráng, trang nghiêm, bố cục phong thủy
hài hòa, dùng làm bối cảnh cho công trình chính.
Thứ đến,
trên nền tảng đó, vận dụng những ưu thế của thiên nhiên và đặc tính của
kiến trúc theo trường phái Công năng (Fonctionalism), để tạo nên những
công trình xây dựng thích hợp.
Sau cùng, phải bố trí 3 lãnh vực:
kiến trúc, điêu khắc, hội họa được hài hoà, cân xứng Những tượng Phật thời
này đều được tạo nên bằng hai vật liệu chính: nguyệt thạch và cương thạch.
Nguyệt thạch dùng để đắp phù điêu; cương thạch để khắc họa tượng Phật ngồi
hay đứng. Cho đến nay, nền nghệ thuật này vẫn được phát triển ở Sri Lanka.
http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/phatgiao_Srilanka.htm