Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
10 ngày (20-12-1999 đến 29-12-1999) giảng pháp
của Đức DALAI LAMA tại Bồ Đề Đạo Tràng (AᮠĐộ)
Lệ Tâm

Bồ Đề Đạo Tràng - nơi cách đây hơn hai mươi thế kỷ, sa môn Cù Đàm đã ngồi thiền dưới cội cây bồ đề rậm lá, bên dòng sông Ni Liên xanh mát êm đềm chảy, trên nắm cỏ Kusa (kiết tường) của người chăn cừu cúng. . . và rồi vào canh cuối của đêm thứ 49 trong chuỗi tịnh tâm liên tục đó, ngài đã đạt đại chánh giác hiệu là Thích Ca Mâu Ni Phật. Từ đo,ơi đây trở thành một trung tâm quan trọng chính, một nơi thiêng liêng nhất chẳng những cho Phật giáo AᮠĐộ mà còn cho tất cả giới Phật giáo trên thế giới về đây lễ lạy chiêm bái. Vì thế vào những ngày lễ như là lễ Phật Đản(Vesak), lễ tự tứ, lễ thành đạo. . . ta sẽ thấy nơi đây hội đủ các màu y, nào là y đỏ đậm của tăng lữ Tây Tạng, y màu cam đậm của tăng đoàn AᮠĐộ, Miến Điện, y màu vàng tươi của tăng chúng VN, Mỹ Úc, y màu cam tươi của tăng lữ Tích Lan, Thái Lan, y màu đen của tăng đoàn Đài Loan , Nhật Bản cùng hòa lẫn với các màu áo tràng nâu, đen, xám, trắng. . . của các phật tử tại gia 5 giới. . . Thế nhưng hôm nay Bồ Đề Đạo Tràng với sự quang lâm của ngài Dala Latma - vị giáo chủ của Phật giáo Tây Tạng- đến Bồ Đề Đạo Tràng với chương trình thuyết pháp liên tục 10 ngày (từ 20-12-1999 đến 29-12-1999) với sự hội tụ của hơn 5000 tu sĩ Phật giáo Tây Tạng khóac y đỏ đậm đã khiến cho Bồ Đề Đạo Tràng bỗng chốc biến thành một cõi lạc bang của Phật giáo Tây Tạng.

Thật đúng như thế! Như là một huyền thoaị. Dọc theo những con đường để đi đến Đại tháp (nơi Đức Phật giác ngộ) và đến hội trường Kalachakra (Kalachakra Maidan) nơi Đức Dala Laima thuyết giảng, đầy những bóng tăng ni Tây Tạng hoặc bóng những vị tu sĩ phương Tây nhưng đắp y và tu theo phật giáo Tây Tạng. . . Những gương mặt thanh thoát, trầm tĩnh, nhẹ nhàng. . . hầu hềt đều là còn rất trẻ tuổi và cũng có vô số là những chú điệu nhỏ từ 7 đến 15 tuổi rất nhanh nhẹn, tươi tắn rạng rở trong bộ y giải thoát của mình. . . đều hướng đến quãng trường Kalachakra nằm phía tây bắc của đại tháp và cách đại tháp khoảng 500 mét để nghe pháp.

Ngoài những tu sĩ Lama này còn có trên 2000 những phật tử Tây Tạng, phật tử hải ngoại mà đa phần là thuộc những nước Tây Aⵠnhư Mỹ , Thụy Điển, Pháp, Tây Ban Nha, ĐứcÝ, Hòa Lan, Bỉ. . . và các nước NamÁ như Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam. . . cũng đến tham dự.

Để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, ăn uống , ởcho số lượng đông đúc này, dĩ nhiên những người Tây Tạng đã nhanh chóng hình thành những chợ nhóm tạm dọc theo lề đường, vĩa hè để bán đủ các loại vải vóc, giày dép, áo mũ ấm cho mùa đông, băng video, kinh sách, hình tượng Phật, card theo kiểu Tây Tạng. . . Những quán gió (nghĩa là quán cất tạm) bằng lều vải theo kiểu du mục của Tây Tạng nhưng cũng gắn bảng hiệu để những cái tên rất kiêu là " restaurants" (nhà hàng) với những món ănTây Tạng rất ngon và dĩ nhiên giá rất rẻ. . . và cũng là những lều vải chen chúc nhau nhưng được ngăn từng buồng với những cái tên ‘ guest house" (quán trọ) với giá thật bèo cho dân Tây Tạng nghèo ở tạm suốt chương trình thuyết giảng 10 ngày này. Chợ nằm trong khu trung tâm từ đại tháp đến hội trường Kalachakra, nên mọi người trừ giờ ngài Dalai Lama giảng ra đều tựu trung tại đây. Đứng từ dốc cao ngó xuống, chúng ta sẽ không nghĩ đây là Bồ Đề Đạo Tràng - nơi mà ngươì dân Aᮠthường cư ngụ, hoặc chúng ta sẽ không nghĩ đây là Bồ Đề Đạo Tràng của toàn Phật Giáo trên thế giới, mà hình như trong giai đoạn thời điễm này, nơi đây bỗng biến thành một cõi lạc bang riêng của chư tăng ni phật giáo Tây Tạng và đời sống ngời dân Tây Tạng với những chợ búa và quán lều của họ.

Đề tài và nội dung mà đức Dalai Lama sẽ thuyết giảng trong chương trình này là:

Những học giới của ngài Thánh Thiên (Shantideva ‘ s Shiksa Samuccaya - compendium of Advice).

Bồ Tát Hạnh (Boddhisattvacharyavatara - The Boddhisattva’s Way of Life).

Hòa cùng với các thính giả, mỗi ngày chúng tôi(Sư Giác Ngôn, T. Tâm Đức, S. Bửu Chánh, T. Đồng Văn và người viết) đều được nghe hai thời pháp nhủ:

Sáng từ 9 giờ đến 11 giờ và chiều từ 1:30 đến 4:30.

Những pháp âm của ngài như từ cõi tâm linh giác ngộ mạnh mẽ truyền rót vào trong tâm khãm chúng tôi:

. . . chúng ta là những con người ở trong cuộc đời ngũ trược này, chúng ta phải tự giải thoát cởi trói mình từ thân phận khổ đau, hệ lụy thành một con người hạnh phúc tự do thoát mọi ràng buộc. Chúng ta phải chuyển hóa mình từ kiếp sống vô minh, phiền não đạt đến đỉnh cao giác ngộ và giải thoát, lợi mình, lợi người và tự giác , giác tha. . . Muốn được như vậy, chúng ta phải thực hành bồ tát đạo, bồ tát hạnh - ngay giữa cuộc đời này, phải dấn thân cứu khổ và dìu dắt chúng sanh thoát vòng mê lầm, khổ não. Hãy nặng lòng vị tha, mang lại hạnh phúc, giải thoát cho tất cả. Hãy nguyện cứu độ tất cả chúng sanh còn mê lầm và đau khồ. Hãy nguyện đoạn tuyệt tất cả những nguyên nhân gây ra khổ não cho chúng sanh. Hãy nguyện học tất cả những đạo lý và pháp môn cứu khổ chúng sanh. Hãy nguyện sẽ thành Phật và làm cho tất cả chúng sanh thành Phật để cùng đạt đến đỉnh cao vô thượng, tuyệt vời của giác ngộ, giải thoát miên viễn. . .

Lời của ngài mạnh mẽ, tha thiết và tràn đầy tình thương đã làm cho chúng tôi vô cùng xúc động và im lặng lắng nghe. Thường là giảng xong mỗi đoạn, ngài nhìn đại chúng cười thật tươi và thật tự nhiên thân mật như một người cha trìu mến ngó xuống đàn con dại. Mỗi ngày trước khi vào giảng ở mỗi buổi thuyết pháp, hội trường chúng tôi đã rúng động bởi những âm thanh trầm hùng của hàng ngàn người con Phật đang tụng kinh điển Tây Tạng đồng thanh tán thán Đức Thích Ca Mâu Ni Phật.

A⭠thanh của trống, linh. . . và đặc biệt là âm" hhừ. . . hhừ. . . hhừ. . . hhừ. . . " hùng tráng từ trong những cuống họng của các vị Lama đội mũ lông vàng phát ra, khiến cho ta tưởng như là mình đangở trong cõi rừng rú thiên nhiên với những tiếng vang vọng của núi rừng thức giấc trở mình tỉnh dậy.

" Ton -pa chom-dan-da de-zhin-she-pa dra- chom- payang - dak -par dzok -pai sang -gya rik -pa-dang zhap- su dan -pa de-war shek - pa jik - ten kyen -pa

kye -bu dui - wai kha - lo- gyur - wa la - na- me - pa Iha - dang mi - nam - kyi ton - pa

sang -gya chom - dan - da pal gyal - wa shakya - tup - pa - la chak - tsal lo cho - do kyap - su chi - wo"

Tạm dịch:

" Bậc Đạo sư, Thế Tôn, Đấng Như Lai, Bậc A la Hán, bậc Toàn Giác vàa Đấng Giác Ngộ.

Ngài Toàn Giác trong hiều biết và thực hành - sugata - Bậc hiểu biết cuộc đời.

Bậc Điều Ngự, Đấng Đạo Sư của trời và người.

Hướng đến Ngài, Đức Phật, Thế Tôn, Người chiến thắng vinh quang- Thích Ca Mâu Ni Phật.

Chúng con phủ phục kính lạy và xin được quy y."

Sau đó họ lại tụng tiếp đến tâm kinh Bát Nhã (the Heart Sutra), kinh Loại Bỏ Chướng Ngại (Removing Obstacles), Kinh Tán Thán Đức Dalai Lama. Có một số vị tăng bưng bát nhang trầm đi xông khắp trong hội trường. Khói trầm ngào ngạt, hương thơm bay tỏa cúng dường lên chư Phật và đạichúng. Trong khi đó đạo tràng lại tụng kinh Cúng Dường Mandala; rồi quy y Phật và phát bồ đề tâm. Rồi chúng tôi lại được thưởng thức cả âm thanh êm êm trầm lắng của tiếng Pali do tăng đòan Aᮠvà Thái tụng cúng dưdờng. Rồi tiếng thánh thót sáo vang, nhẹ bỗng của kinh tụng từ quý thầy, quý ni sư người Đài Loan. Nhờ những kinh tụng này mà đạo tràng ở mỗi buổi giảng đều trở nên thật trang nghiêm, sùng kính và mang đầy tính chất tôn giáo. Ở giữa mỗi buổi giảng có nghỉ giải lao vài phút để cúng trà, bánh và Rupess (mỗi tu sĩ được cúng 50, 80 hay 150 Rupees tùy ngày và tùy theo tịnh tài phậtt tử cúng nhiều hay ít) Trong khi cúng dường đó cũng tụng kinh cúng dường và sau mỗi buổi giảng đều có tụng kinh Hồi Hướng và hát bài ca Bất Tử (Song of Immortality Longlife Prayer for His Holiness the Dalai Lama) để cầu nguyenho Đức Dalai Lama khỏe mạnh và sống lâu. Sau đó tăng lữ và cảnh sát hộ tống đưa ngài về chùa Tây Tạng gần đó an nghỉ.

Để bảo đãm và giữ an ninh trong suốt chương trình ngài thuyết giảng, tất cả thính giả chúng tôi không được mang theo túi xách theo, không được mang đồ điện tử, máy quay phim, máy chụp hình (trừ nhà báo có giấy phép) và ống nhòm theo. Chúng tôi chỉ được mang máy radio để bắt đài FM nghe ngài giảng. Ngài giảng bằng tiếng Tây Tạng, cùng một lúc cũng được dịch ra thành ba ngôn ngữ: Anh, Hoa, Aᮮ Có ba hội trường nhỏ xung quanh , gắn ba cái loa dành cho ba nggôn ngữ đó. Ai muốn nghe ngôn ngữ naò thì tới hội trường ngôn ngữ đó rà đài FM và gắn ống nghe để nghe. . . Ngoài máy radio ra, chúng tôi còn được phép mang tập vở, bút, bồ đoàn hoặc tấm lót ngồi, chai nước và tách để đựng trà khi chư tăng mang trà tới cúng.

Trước khi bước vào hội rường Kalachakra, chúng tôi phaỉ đi qua những cái cổng nhỏ, nơi có những nam nữ cảnh sát kiễm soát khắp thân người và vật dụng đem theo rất kỹ lưỡng. Những vị tới sớm vào những ngày đầu của chương trình thì được làm cáithẻ (badges) vào cổng, do đó được quyền ngồi ở trên, đi tới đi lui và được ngồi gần tòa ngồi của Đức DalaiLama. Còn chúng tôi tới trể 4 ngày, nên hết đơn. Đơn để điền là đơn đăng ký làm thành viên của Hội Phật Giáo quốc tế (Registration Form for International Buddhist Council Members) cho chương trình thuyết giảng của Đức Dalai Lama ở Bồ Đề Đạo Tràng vào tháng 12, 1999.

Theo bản thông tin do Hội Dự ATượng Phật Di Lặc (The Maitreya Project ) viết thì có khoảng hơn 150 nhân viên Tây Tạng, Ấn , Mỹ, Pháp, UMalaisia, Đài Loan, Hồng Kông và những người tình nguyện nằm trong ban tổ chức để công quả phục vụ cho chương trình. Về phần kinh phí, thì chương trình của Đức Dalai Lama do Hội Dự ATượng Phật Di Lặc này bảo trợ. Nhưng tài chánh của hội này cũng từ tiền của các phật tử trên thế giới cúng dường, do đó họ kêu gọi thính giả tự nguyện cúng dường. Dọc bên trái của hội trường là những lều vải lớn, dọc đường đi và nhất là trước cửa đại tháp, nhiều chư Tăng Tây Tạng hoặc ngồi bàn hoặc đứng kêu gọi cho vấn đề này.

Việc cúng dường được chia ra làm 5 phần:

Phần cúng dường cho chi phí tổ chức những buổi giảng dạy của Đức Dalai Lama.

Phần cúng dường cho buổi điễm tâm và tịnh tài cho chư tăng trong những ngày giảng.

Phần cúng dường trà cho chư tăng và phậﴠtử trong những buổi giảng.

Phần cúng dường cho Dự AXây Tượng Phật Di Lặc cao nhất thế giới tại Bồ Đề Đạo Tràng (tôi sẽ có một bài riêng giới thiệu cho dự án này).

Phần cúng dường cho dự án xây bịnh viện và trường Tiểu Học Cộng Đồng Maitreya Project.

Vị nào muốn phát tâm cúng phần nào, thì cứ tùy hỉ cúng phần ấy.

Theo ban tổ chức phỏng đoán cho biết chi phí cho toàn buổi lễ 10 ngày này khoảng từ 140. 000 đến 150. 000 dolla Mỹ.

Dọc hàng rào của hội trường Kalachakra này và dọc đường đi có treo 7 tấm biểu ngữ viết những lời dạy của ngài Thánh Thiên và Đức Dalai Lama thứ XIV tán thán về hạnh từ bi. 7 biểu ngữ này được viết thành bốn thứ tiếng: Tây Tạng, Aᮬ Anh va Hoa ngữ. Nội dung của những biểu ngữ như là:

" May I be the doctor and the medicine and May I be the nurse. For all sick beings in the world untill everyone is healed" (Bodhisattvacharyavatara III:8)

Tạm dịch:

" Con nguyện làm vị lương y, làm lương dược, làm y tá cho bệnh nhân trên cuộc đời này, cho đến khi ai ai cũng đều mạnh khỏe " (Bồ Tát Hạnh, chương III, bài kệ 8).

" Reply upon the boat of a human body, Free yourself from the great river of pain! As it is hard to find this boat again; This is no time for sleep, you fool" (Bodhisattvacharyavatara VII : 14)

Tạm dịch:

" Hãy nương thân này mà vượt qua biển khổ. Nếu chưa nhận ra mà yên giấc ngủ thì ngu dại thay!" (Bồ Tát Hạnh, chương VII, bài kệ 14)

" Having seen the mistakes in cherishing myself and the ocean of good in cherishing others; I shall completely reject all selfishness and accustom myself to accepting others" (Bodhisattvacharyavatara VII : 113)

Tạm dịch:

" Khi con nhận ra những sai lầm về ngã ái và biển phước của lòng vị tha. Con nguyện loại bỏ tâm vị kỷ và thực hiện hạnh vị tha" (Bồ Tát Hạnh, chương VII, bài kệ 113)

" There is no evil like hatred and no fortitude like patience. Thus I should strive in various way to meditative on patience" (Bodhisattvacharyavatara VI : 2 )

Tạm dịch:

" Không có ác nào hơn sân hận. Không có dũng lực nào hơn kiên nhẫn. Vì thế bằng mọi cách con phải hành trì để đạt được kiên nhẫn" (Bồ Tát Hạnh, chương VI, bài kệ2)

" If by one person ‘ s suffering, the suffering of many would be destroy, surely kindhearted people would accept it. For the sake of themselves and others" (Bodhisattvacharyavatara VIII: 105)

Tạm dịch :

" Giả sử làm đau khổ cho một người để hủy diệt sự đau khổ của nhiều người, thì lòng từ đó được chấp nhận, vì lợi ích cho chính họ và cho những người khác" (Bồ Tát Hạnh, chương VIII, bài kệ 105)

"For as long as space endures and for as long as living beings remain, until then may I too abide to dispel the misery of the world ": (Bodhisattvacharyavatara X: 55)

Tạm dịch :

" Nếu còn có một không gian nào, còn có một chúng sanh nào sót lại, thì con còn ở lại cuộc đời này để xua tan những đau khổ của họ " (Bồ Tát Hạnh, chương X, Bài Kệ55)

" My religion is kindness to others" (His holiness to Fourteenth : Dalai Lama)

Tạm dịch :

" Đạo Phật là đạo từ bi" (Đức Dalai Lam đời thứ XIV)

Hương hoa Phẩm hạnh từ bi vì người của các bồ tát được tỏa khắp Bồ Đề Đạo Tràng bằng âm thanh, bằng sắc tướng, bằng hành động, bằng mọi phương itện. . . . , Đức Dalai Lama đã khéo làm cho tất cả chúng tôi như được sống lại với Bồ Đề Tâm Hạnh của mình, khiến cho chúng tôi những ai chưa phát Bồ Đề Tâm thì nay phát, những ai phát rồi thì phát triển tốt hơn. . . Hàng ngàn những con người với tâm hạnh bồ tát từ trên mọi nẻo đường của thế giới, về tụ họp tại đạo tràng Kalachakra này cùng nhau làm bạn lữ, cùng nhau tu tập đi đến Phật quả, tiếp nối con đường chư Phật, chư Tổ, chư Lama đã đi. . .

Đêm nay 28-12-1999 những ngọn đèn cày xung quanh đại tháp, xung quanh hội trường Kalachakra lung linh tỏa sáng. Gió đã ngưng lại. Cây cũng đứng lặng im. Chỉ có ánh nến lung linh và chỉ có ánh mắt lóng lánh bùi ngùi của những người con Phật còn như tiếc nuối những thơì pháp nhủ cuối cùng của chương trình thuyết pháp 10 ngày của Đức Dalai Lama. Ngày mai 19-12-1999 Đức Dalai Lama sẽ cùng tăng đòan Tây Tạng tiến đến thành Balanại (Varanasi) để tụng kinh, lễ lạy, ngồi thiền cầu nguyện cho năm mới 2000 tại đại tháp Sarnath (Lộc Uyển- Vườn Nai) nơi Đức Phật chuyển pháp luân lần đầu tiên cho 5 anh em Kiều Trần Như. Và vào ngày đầu xuân 1-1-2000 ngày đầu tiên của thiên niên kỷ thứ ba này, Đức Dalai Lama sẽ đọc Bản Tuyên Ngôn Hòa Bình tại Sarnath. Tiếc rằng chúng tôi không thể đi theo tham dự được, vì vào ngày đầu tiên quan trọng này tại Bồ Đề Đạo Tràng, chùa Việt Nam (Việt Nam Phật Quốc Tự của Thầy Huyền Diệu) P. O. Bouddha Gaya, P. C. 824231, Gaya Dist, Bihar, INDIA, có tổ chức buổi lễ mừng xuân dương lịch 2000 và khánh thành chuông Hòa Bình vào lúc 8 giờ sáng, 1-1-2000. Rồi chương trình đón xuân sẽ tiếp tục lúc 9 giờ tối, gọi là lễ cúng đèn với 10. 000 ngọn đèn cày cúng dường tại đại tháp nơi Đức Phật ngồi thiền và giác ngộ để cầu nguyện cho thế giới hòa bình và nhân dân an lạc.

Và cũng vaò ngày đầu xuân 1-1-2000 này sẽ có một buổi lễ cúng dường trai tăng tổ chức tại khỏang sân rộng phía tay phải của Đại Tháp, gồm có các vị bồ tát Hóa Thân, Hành Giả - Thân Chứng, Lama và chư tăng ni ở khắp nơi trên thế giới quy tụ về. Buổi lễ này do chư tăng Tây Tạng và phật tử ở nhiều nước hợp tác tổ chức.

Thật là một việc làm vô cùng quý báu và vĩ đại. Cơ hội hy hữu ngàn năm chỉ có một lần. Chúng ta nếu có điều kiện nên đóng góp và tham gia vào buổi lễ cầu nguyện Hòa Bình cho Thế Giới năm 2000 tại Bồ Đề Đạo Tràng nơi Đức Phật Đại Giác, tại AᮠĐộ này. Vả lại người Việt chúng ta tin rằng những gì chúng ta cầu nguyện, những gì chúng ta hành động, nói năng, suy nghĩ. . . ở giây phút đầu năm, giây phút giao thừa của tết âm lịch hay đầu xuân của tết dương lịch thì cũng sẽ được linh ứng, hiệu quả.

Với lòng tin đó, ngươì Việt chúng ta vaò những ngày đầu xuân thường tới thăm viếng lẩn nhau để cùng chúc tụng nhau những điều tốt lành cho đất nước, cho thầy tổ, cho người thân bạn bè và cho cá nhân mình. . Cũng với tâm tư đó, chúng tôi những du học sinh tại Delhi đã lên đây để tham dự buổi lễ đại cầu nguyện này. Hòa chung cùng đại tâm tư của mọi người con Phật từ các nơi quy tụ về nơi thánh địa Bồ Đề Đạo Tràng này, chúng con thành tâm kính lễ 10 phương chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ cho năm cũ đã qua, năm mơí 2000, thiên niên kỷ thứ ba mơí sắp bước đến, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thới dân an, thế giới hòa bình và chúng sanh an lạc.

Đêm đã khuya . Sương đã xuống nhiều. Ađèn đường vàng tỏa mờ mờ ảo ảo trong sương. Thế nhưng màn đêm và sương phủ không cản được phiên chợ nhóm Tây Tạng này. Vẫn rừng y đỏ sậm của những Lama rủ nhau đi mua sắm, hòa lẫn trong những người dân Tây Tạng qua lại rộn rịp; vẫn tiếng cười nói, trả giá huyên thuyên; vẫn những điệu nhạc Tây Tạng vang vang náo động hấp dẫn chào mời khách mua băng casset được bán dọc lề chợ; vẫn thế. . . Tôi kéo cao cổ chiếc áo len lam lên và rút đầu mình trong đó. Hướng về phía trước, tôi cuối mặt bước đi. Mai này khi Đức Dalai Lama đi rồi, con chợ nhóm Tây Tạng này sẽ biến mất và đi theo ngài phải không?Đạo Tràng của Phật Giáo Tây Tạng một lần nữa như huyền thoại bỗng biến mất và trả lại Bồ Đề Đạo Tràng yên tĩnh cho thị trấn Gaya. Ngài đi rồi, người dân Tây Tạng đi rồi, con chợ nhóm nhỏ cũng tan nhưng. . . thật ra. . . vẫn còn. . . ở lại. . . trong lòng người, trong lòng người phật tử, trong Phật giaó, trong lòng Phật giáo AᮠĐộ, trong lòng Phật giáo thế giới phải không?Phải chăng hình ảnh của Đức Dalai Lama, hình ảnh của Phật Giáo Tây Tạng đã đóng góp quá lớn trong công cuộc chấn hưng Phật Giáo tại AᮠĐộ. Một Phật Giáo đã trải qua biết bao lần bị Hồi Giáo hủy diệt; biết bao lần thăng trầm lên xuống. . . để hôm nay được hiên ngang có một chỗ đứng vững chắc trong lòng xã hội Ấn Độ. Phải chăng Đức Dalai Lama đã làm được những việc khó làm?

Lần trong bóng đêm, dưới ánh đèn đường vàng nhỏ dịu, tôi vẫn im lặng đếm bước chân đi của mình. Bỗng một trái banh lăn đến chân tôi và dừng lại. Ngẫng mặt nhìn lên, tôi thấy hai chú điệu Tây Tạng khoảng 10 tuổi, kháu khỉnh và xúng xính trong chiếc y màu đỏ sậm của mình. Hai chú đang tranh nhau chạy lại giành banh. Sau những câu chào hỏi, mĩm cười làm quen, tôi hỏi:

" Are you going to go to Varanasi tomorrow? " (Ngày mai hai chú có đi đến thành Balanai với chư tăng Tây Tạng không?)

" Yes!" (Có chứ!)

Oh! Tôi đứng lên và chào tạm biệt" Bye bye! See you again!" (Thế thì chào tạm biệt! Hẹn gặp lại nhé!). Từ thân tâm tôi, bỗng khơỉ lên một niệm vô cùng mang ơn Đức Dalai Lama và Phật giáo Tây Tạng , một cách tự nhiên tôi buộc miệng thốt lên câu tiếng Việt: " Cám ơn Đức Dalai Lam, cám ơn Phật Giáo Tây Tạng của hai chú và cám ơn hai chú rất nhiều"

Tôi lại tiếp tục bước đi về hướng phía chùa Việt Nam, không biết hai chú có hiểu những gì tôi nói không? Không nghoảnh đầu lại, nhưng tôi biết đôi mắt của hai chú đang dỏi theo bóng tôi và có lẽ nếu biết tiếng Việt, hai chú sẽ tự hỏi tại sao tôi lại cãm ơn Phật giáo của hai chú phải không?

Viết tại Việt Nam Phật Quốc Tự, Bồ Đề Đạo Tràng, AᮠĐộ,
11 giờ khuya, 28-12-1999
Lệ Tâm.

http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/sukien/009-10ngay.htm

 


Cập nhật: 27-4-2000

Trở về thư mục "Phật giáo năm Châu"

Đầu trang