- SAKYADHITA
- Hội Phụ nữ Phật
Giáo Thế Giới
- Lệ Tâm
"Sakyadhita," "Những người
con gái của Đức Phật," tên của Hội Phụ Nữ Phật Giaó Thế Giới,
những phụ nữ Phật giáo (gồm có cả hai giới: xuất gia và tại gia)
trên khắp thế giới (hơn hai mươi nước ở Châu Á, Châu Aⵠvà Châu Mỹ
) hòa hợp tương thân tương ái thực hành lời Phật dạy để tự độ và
độ tha. Mục tiêu của hội hướng đến là:
Tạo sự thông tin với tất cả Phụ
Nữ Phật Giáo trên thế giới.
Hòa hợp các truyền thống Phật
giáo.
Đào tạo ni tài và nữ Phật tử
trí thức trong việc hoằng pháp.
Truyền trao giới pháp cho ni giới.
Nghiên cứu kinh điển và những vấn
đề liên quan đến người nữ trong Luật tạng.
Thực hành những lời dạy của của
Phật cho thế giới hòa bình.
Hội Phụ Nữ Phật Giáo Quốc Tế
này thành lập tại Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya), AᮠĐộ, vào tháng hai,
1987. Hội nghị bầu bà Ranjani de Silva (người Tích Lan) trong cương vị chủ
tịch điều hành ; cô Koko Kawanami (Người Nhật) là phó chủ tịch hội. Ni
sư Karma Lekshe Tsomo (người Mỹ tu theo Phật Giaó Tây Tạng) nhận trách vụ
tổng thư ký hội; và thủ quỹ là bà Gabriela Kuestermann (người Đức).
Lần thứ hai, hội được tổ chức
vào tháng 10, 1991 tại Bangkok, Thái land.
Lần thứ ba vào tháng 10, 1993 tại
Colombo, Srilanka với chủ đề "Phụ Nữ Phật Giáo trong Xã Hội Hiện
Đại"
Lần thứ tư vào tháng 8, 1995 tại
Ladakh, AᮠĐộ với chủ đề "Phụ Nữ, Từ Bi: Sự sống của thế kỷ
21."
Lần thứ năm hội được tổ chức
vào 29 - 12 - 1997 đến 4-1-1998 tại Phnom Penh, Cambodia.
Thành viên của Hội vào khoảng
130. 000. 000 vị, hơn 60. 000 vị: Ni trưởng, Ni sư, và sư cô. Phải nói rằng
đây là tiềm lực vô cùng hùng hậu của những người con gái của đức
Phật hiện tại đang dấn thân vào việc bảo vệ thế giới của chúng ta,
không chỉ về tinh thần mà còn cả các mặt: kinh tế, xã hội, thương mại
nữa v. v. . . Nếu tiềm lực nầy được đặt đúng vị trí của nó thì
có thể mang lại lợi lạc cho bản thân người phụ nữ và nhân loại.
Một tờ tạp chí tựa đề
"Sakyadhitta Newsletter" không chỉ giới hạn trong việc truyền bá
giáo lý mà còn cung cấp các thông tin mới nhất về những điều liên quan
đến người phụ nữ Phật giáo nói riêng và phụ nữ thế giới nói
chung. Để mở rộng phạm vi hoạt động của hội và tạo sự giao lưu khắp
các nước trên năm châu cũng như mỗi năm hai lần hội đều tổ chức thu
nhận thành viên mới. Mỗi thành viên tự góp 30 đô Mỹ mỗi năm, riêng
sinh viên hoặc người chưa có việc làm thì chỉ góp 15 đô Mỹ mỗi năm mà
thôi.
Địa chỉ liên lạc như sau:
Sakyadhita Website address: http://www2.hawaii.edu/~tsomo
Hội Nghị Phụ Nữ Phật Giáo Thế
Giới lần thứ sáu tổ chức từ ngày 1-2-2000 đến 7-2-2000 tại Lumbini,
Nepal với chủ đề "Phụ Nữ, ngươì mang lại Hòa Bình: cho chính
mình, cho gia đình, cho xã hội và cho thế giới".
Hơn 200 thành viên gồm nhiều Ni trưởng,
Ni sư, Sư cô và Phật tử ở các nước như U飬 Mỹ, Đức, Canada, Bangladesh, Bhutan, Cam pu chia, Trung Hoa, AᮠĐộ,
Nhật, Đại Hàn, Mông Cổ, Miến Điện, Tân Tây Lan, Nepal, Thái Lan, Việt
Nam . . . về tham dự. Chúng tôi, tám ni sinh và một phật tử Việt nam đang
du học tại Ấn độ cùng hòa với niềm vui đại hội trong những ngày đầu
thiên niên kỷ nầy.
Đại Hội tổ chức tại chùa ni Kiều
Đàm Di (International Goutami Nun ‘s Temple), Lumbini; cách nơi Đức Phật đản
sanh khoảng hơn 1000 mét. Tờ "The Kathmandu Post "ngày 31-1-2000 cho biết
Hội Phụ Nữ Phật Giáo Thế Giới - Sakyadhita và Dharmakirti Vihar tài trợ tất
cả kinh phí của đại hội lần thứ sáu này.
Chương trình đại hội (từ 1-2 đến
7-2 - 2000) như sau:
- Sáng 7 giờ đến 8 giờ ngồi thiền.
- 8 đến 9 giờ điễm tâm.
- 9 đến 11:30 thuyết trình;
- Ngọ trai.
- Chiều 1 đến 4 giờ thuyết trình.
- 4 đến 5 giờ tiểu thực.
- 5 đến 6 giờ tụng kinh (mỗi nước thay nhau lên
tụng kinh điển của nước mình để cúng dường chư Phật và đại chúng).
- 6 đến 7 giờ tối là giao lưu văn hóa (chiếu
phim, hoặc văn nghệ ca hát. . . )
Anh ngữ được chọn làm ngôn ngữ
chính của đại hội; và được dịch ra tiếng Tây Tạng cho đa số sư cô
và Phật tử Tây Tạng.
Nội dung thuyết trình rất phong
phú. Từng ni sư đại diện cho Ni giới nước mình phát biểu và đọc tham
luận giới thiệu về Phật giáo và Ni giới. Sư cô Thuần Định giới thiệu
người Phụ Nữ và Ni Chúng Việt Nam trong thời hiện đại.
Ngoài ra một số Phật tử thuyết
trình trình bày những suy tư của mình trước vấn đề người phụ nữ
trong xã hội hiện tại cũng như vai trò của người Phụ nữ trong việc cải
tạo môi trường môi sinh và xã hội, đặc biệt cô Enit giới thiệu về
"Phụ nữ Phật Giáo ở U飠"; Cô
Marlies Bosch thuyết trình về "Sức mạnh tập thể "Bà Marlies Bosch
trình bày "Người nữ lảnh đạo như một người trí tuệ để đối
phó với tình cãm và quyền lực."Cô Katherine Bokowski đã thuyết trình
về "Những tục lệ bất bình đẳng trong cộng đồng Phật giáo và Do
Thái ở Tân Tây Lan "Cô Elise A. Devido cũng giới thiệu về ni chúng
Taiwan. Hiện nay số lượng ni chúng đã gấp ba lần số lượng tăng chúng
trong tăng đoàn Phật giáo ở Taiwan, và gần như đông nhất thế giới. Đa
số ni chúng có trình độ cao về đạo học lẫn thế học và trở thành lực
lượng hùng hậu trong việc tham gia vào các chương trình xã hội như văn hóa,
giáo dục, cứu trợ, nghi lễ, hoằng pháp. . . Quý ni sư đã được mọi giới
kính trọng và đóng một vai trò chính trong sự nghiệp "hoằng pháp gia
vụ, lợi sanh đạo nghiệp" của Phật giáo ở Taiwan trong những thập
kỷ gần đây. . . ; Ni sư Lozang Trinlac Drolma thuyết trình về đề tài
"Phụ nữ lãnh đạo phụ nữ " Cô Shirley June Johannesen, một phật
tử sống tại Canada, với đề tài "Gia Đình, sự tu tập pháp môn tỉnh
thức" cho biết trong thời gian tu tập pháp môn Vipassana, cô thật sự
an lạc, cô muốn mọi người cùng thực hành để được an lạc trong cuộc
sống. Cô thực hiện nhiều cuộn băng video về thiền quán hơi thở như:
Buông xả, Thở, Nghỉ, Tĩnh thức. . . Cô Susan Murcott trình bày về "Phụ
nữ Nepal và vấn đề nước uống" Tiến sĩ Trina Nahm - Mijo, trưởng phân
khoa khoa học nhân văn và xã hội ở trường Cao Đẳng Cộng Đồng ở Hạ
Uy Di đã thuyết trình đề tài "Từ Bi."Bà đưa ra 10 điều từ bi
cho thiên niên kỷ mới này là: Tôn trọng đời sống gia đình; Gia đình hạnh
phúc; Ấm no; Xóa nạn mù chữ; Ma túy Phá thai; Xóa bỏ hận thù; Không tham
nhũng; Tiềm năng; Kinh tế tự lực; Bảo vệ môi trường. Cô Marjo
Oosterhoff noí về "Giá trị và Y َghĩa của việc thọ giới."Cô
Sara Shneiderman trình bày về "Lịch sử Phụ Nữ Phật Giáo ở Mustang,
Tây Tạng."Cô Serra Sippel bàn về vấn đề "Sinh con và giới
tính."
Ngòai ra có một nam bác sĩ Chandresh
Ratna Tuladhar , người Nepal đã học 10 năm ở Liên Sô và tốt nghiệp Bác sĩ
ở đó. Ông đã làm việc ở bịnh viện Kathmandu cũng như ở ba bịnh xá của
các tu viện từ năm 1988 đến nay. Bác sĩ cũng là người phụ trách y tế
cho đại hội lần thứ sáu này. Trong bài thuyết trình của mình , bác sĩ
đã đề cập đến vấn đề sức khỏe của các em gái Nepal.
Ni trưởng Dhammavati trình bày đề
tài "Đời sống phụ nữ Phật Giáo ở Nepal" Ni sư Sujata (người
Nepal) với bài thuyết "Dạy giáo lý cho các trẻ em ở những làng
Nepal."Ni Sư Wun Weol (Đại Hàn ) thuyết trình "Đời sống ở tu viện
Đaị Hàn" Ni trưởng Kusuma (Người Tích Lan ) trình bày luận văn tiến
sĩ của mình với đề tài "Những nghiên cứu mới về Luật Tỳ Kheo
Ni. "Ni Sư Karma Lekshe Tsomo (Thư Ký của Hội Sakyadhita) thuyết trình về
đề tài "Gia đình, Tu viện, và Giới tính ."
Sau những bài thuyết trình về
Yoga, thuyết trình viên yêu cầu tất cả đại hội tham gia thực tập yoga
để nhận ra sự thiết thực của nó. Và sau những bài thuyết trình về tư
tưởng, người thuyết trình yêu cầu đại hội vẽ tư tưởng của mình
lên trang giấy được phát đến từng nhóm. Thật vui làm sao khi nhìn thầy
hàng trăm ngưòi con gái của Phật cặm cụi vẻ lên những bức tranh của
chính mình. Có những bức tranh vẽ lên những người con gái của hội
Sakyadhita tay nắm tay trong một vòng tròn thế giới lớn; có những bức
tranh chứa chan đạo tình với những tịnh thất đơn sơ bằng tranh nhỏ,
xinh xắn nằm trên đồi thông, lãng đãng có chiếc lá rơi, có vài ni cô
nho nhỏ cắp sách đến trường, khi ông mặt trời mới vừa ló dạng; Có
những bức tranh hồng lên những trái tim đầy nhiệt huyết của các thành
viên đang móc vào nhau thành một tràng hoa tim nóng hổi cúng dường lên mười
phương chư Phật. . . Ôi! muôn màu muôn sắc dễ thương vô cùng.
Ngoài ra, còn có những buổi thảo
luận về thiền định cho từng nhóm 10 ngươì . Phụ trách cho chương trình
này là các thiền sư (xuất gia và tại gia) từ các nước như Nepal, Canada,
Thụy Sĩ, Miến Điện, Tích Lan, Nhật, Úc, Đại Hàn. . .
Trước khi bế mạc, toàn thể đại
hội được yêu cầu viết lên những dòng cảm tưởng của mình và ý kiến
đóng góp cho đại hội. Nội dung của những cánh én tư tưởng đang bay về
dưới nắng ấm mùa xuân của Đại hội trên đất Phật Nepal được đọc
lên trước đại hội như là: Hội Sakyadhita nên phát triển rộng hơn nữa,
hãy đến với tất cả mọi người, với tất cả mọi tầng lớp, với tất
cả mọi địa phương, hãy vươn đôi tay rộng hơn nữa với những phương
tiện thông tin hiện tại, với mạng lưới internet, với báo hàng tháng với
mọi ngôn ngữ nhất là ở Á châu. . . ; nào là hãy cùng hội dấn thân
vào các họat động xã hội với những trung tâm bảo vệ sức khỏe, với
các trung tâm giáo dục, nông nghiệp (kinh tế tự lực ), nhất là thiền định
và truyền trao giới pháp cho ni giới; Có những cánh én cao hơn với đề
nghị mở trung tâm tu học cho ni chúng và cho phật tử nữ; Có những có
dòng tư tưởng thiết tha hơn cho rằng hãy tự tin vào phụ nữ và thành lập
một "ni đoàn"thống nhất ni giới trên thế giới, đề nghị với
đại hội giúp đở ni chúng và ưu bà di trên thế giới hơn nữa, bởi vì
cùng là những phụ nữ; hãy dẹp bỏ tất cả phiền não: tật đố, kiêu
mạn, ghen ghét. . để đến với nhau; hãy cùng nhau tin yêu và sống hòa hợp,
Có những lời chân tình yêu cầu hội tổ chức phiên dịch những bài giảng
ra nhiều ngôn ngữ; mời nhiều nữ giảng sư, giáo sư nổi tiếng trên thế
giới tham gia hội Sakyadhi với mục đích truyền bá những lời dạy của
Phật đến với tất cả mọi người. Có cánh én Việt nam yêu cầu hội
Sakyadhi lần thứ bảy tổ chức tại Việt Nam làm cho đại hội được một
trận cười hoan hỷ và vui vẻ. Sau ý kiến ấy mọi người bỗng cùng gợi
ý Hội Sakyadhita lần thứ bảy năm 2001 nên tổ chức tại Miến Điện, Lần
thứ tám năm 2002 nên tại Taiwan, lần thứ chín năm 2003 tại Việt Nam, năm
2004 tại AᮠĐộ, năm 2005 tại Mỹ nhưng quyết định cuối cùng vẫn chưa
biết ra sao.
Chiều 7-2-2000 bế mạc chương trình
hội nghị. Ngày 8-2-2000 Hội Sakyadhita tham quan Lumbini - Nơi Đức Phật đản
sanh; Thành Ca Tỳ La Vệ - Nơi Thái Tử Tất Đạt Đa đã trưởng thành;
Niglihawa và Taglihawa. Ngày 9-2-2000 Hội Sakyadhta lên đường trở về thủ đô
Kathmandu,Nepal. Ngày 10 -2 Hội tham quan đền thờ Swayanbhu nằm trên một ngọn
đồi cao tại thung lũng Kathmandu. Đây là một trong những ngôi đền lâu đời
nhất của thế giới. Khởi hành vào sáng ngày 10-2, ngày lễ Basauta Pauchami
(lễ mùa xuân đến), hằng ngàn học sinh, sinh viên tham quan với niêm tin
lên núi ngày này viết tên mình trên thành bờ tháp thì sẽ được một vị
thần Học Thức gia hộ học giỏi, thi được điễm tốt. Thật là vui khi
nhìn thấy lố nhố bao sĩ tử lớn nhỏ trông rất thư sinh chen nhau viết tên
mình lên tường tháp; có cả em bé nhờ mẹ bồng lên nắn nón viết tên tấu
trình lên thần, để được đổ trạng. . . . Trưa xuống núi nghỉ ở
ngôi chùa ni Tây Tạng "Keydong Thukche Chouling "chúng tôi dùng trưa với
bánh mì sandwich. Chiều lại viếng đền thờ Boudhanath, một ngôi đền lớn
hình tròn, màu trắng như tháp Hòa Bình của Nhật, trên đỉnh, mỗi
phương có mỗi đôi mắt Phật đang từ bi nhìn xuống chúng sanh trong kiếp
luân hồi; Xa xa rặng Hi Mã Lạp Sơn phủ tuyết trắng xóa tuyệt đẹp.
Xung quanh tháp là ngôi chợ bán đầy đủ đồ cho khách chiêm bái.
Ngày 11-2- viếng thăm thành phố
Patal, một trong ba thành phố chính của Nepal: Kathmandu, Patal và Bhaktapur. Nơi
đây, có cung điện xưa và ngôi đền vàng Hranyan Varna Mahavihar, bên trong thờ
tựơng Phật có một viên kim cương lóng lánh lớn được gắn giữa trán.
Chúng tôi viếng trường mẫu giáo và tiểu học Giác Ngộ do ni sư Nyanawati
thành lập. Thật vui làm sao khi thấy những nụ cười vui vẻ, hồn nhiên của
các bé thơ ngây ngô đáng yêu. Trưa ấy, buổi cơm thật ngon miệng với khẩu
vị giống như Việt Nam. Chiều ấy, đoàn đến tham quan chùa Kopan của chư
tăng Nepal tu theo Phật Giáo Tây Tạng nằm trên một ngọn núi cao. Chùa thật
lớn và khá đẹp nằm giữa một không gian thật hữu tình của cảnh non nước
mây trời thiên nhiên. Đây cũng là một điễm thu hút khách du lịch. Rời
chùa chúng tôi xuống chừng một cây số đến chùa ni Kopan Khachoe Ghakyil
Ling, nơi ấy có hơn 250 ni chúng Nepal đang tu học theo Phật giáo Tây Tạng.
Ngày 12-2-2000, chúng tôi viếng thăm
thành phố cổ Bhaktapur nằm cách Kathmandu khoảng 12 cây số. Đến thành phố
nầy bỗng nhiên tôi tưởng như đang ở thành phố Hội An (Đà nẵng) ở
quê nhà. Nơi đây, nhà cửa cũng san sát nhau cao và củ ky; Đường nhỏ và
sâu hun hút, Trang phục của người dân hầu như còn giữ nguyên những nét
cổ sơ của người chưa từng biết thế giới hiện đại. Chúng tôi viếng
thăm một cung thành cổ xưa còn in nét thời gian lên tường thành rêu phủ.
Trưa đó, chúng tôi dùng cơm tại một nhà hàng Nepal, không hiểu sao mà giống
cơm Ấn quá, nhưng chúng tôi cũng ráng cho vào bao tử rỗnh tếch của
mình. Chiếc xe đưa chúng tôi đi bắt đầu leo lên những đoạn đường đèo
hiểm trở nhất; một bên là vưc thẫm, một bên là thành núi cao sừng sững.
Đường béxíu quanh co lồi lõm ổ gà khi cả đà điểu, làm cho chiếc xe
nhiều lúc nghiêng tới nghiêng lui dường như muốn đổ. Ngồi trên xe ai nấy
điếng hồn, quý ni cô Campuchia tụng kinh cầu an liên tục vang rộn cả xe,
có người hoảng quá xin đi bộ. . . . . nhưng cuối cùng thì cũng leo được
tới nơi Namo Buddha- Theo truyền thuyết, Trong tiền kiếp, khi còn là Bồ
tát, Đức Phật đến nơi nầy thí thân mình cho cọp đoí. Câu chuyện ấy
được ghi lại trên tháp với hình bức điêu khắc màu vàng vẽ hình Bồ
tát thí cánh tay cho cọp. Nơi đây, người ta đang xây một tu viện rất lớn
cho chư tăng tu tập.
Tối 12-2-2000, Tất cả chúng tôi
chia tay trong quyến luyến ngậm ngùi. Ngày mai như cánh chim, mỗi người mỗi
ngã trong Phật sự của mình nhưng những hình ảnh trong hai tuần qua của
đại hội gần gũi, ăn uống, chiêm bái thánh tích, tu tập, học hỏi. . .
lẫn nhau. . sẽ hiện hữu mãi trong chúng tôi. Cuốn sách hay, cũng tới tờ
cuối cùng. Cuộc vui cũng có lúc chấm dứt. Chúng tôi chắp tay thành những
cánh sen trao cho nhau và bùi ngùi nói với nhau những lời ước mong trái đất
vẫn tròn để được ngồi với nhau nữa trong những kỳ đại hội tới.
Thật ý nghĩa làm sao! Thiên niên kỷ
đang đến với hoa mai vàng đầu xuân năm 2000, khởi sắc trong niềm vui của
đại hội phụ nữ Phật Giáo trên thế giới tại đất Phật Lumbini. Chúng
ta cùng nguyện cầu mười phương chư Phật chứng minh cho tâm nguyện của
chúng ta đời đời bên nhau và hãy là "Những người mang Hòa Bình đến
cho chính mình, cho gia đình, cho xã hội và cho thế giới."
- Delhi, 23-2-2000
- Lệ Tâm
http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/sukien/012-phunu.htm