Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
ĐẠI HỘI TĂNG GIÀ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
LẦN THỨ BẢY TỔ CHỨC TẠI ĐÀI LOAN
tháng 11-2000
Thích Nguyên Tạng Lược ghi

Hàng ngàn Tăng Ni và Phật tử từ 39 quốc gia khác nhau đã vân tập về thành phố Cao Hùng, (miền Nam), Đài Loan để tham dự Đại Hội Tăng Già Phật Giáo Thế Giới (The World Buddhist Sangha Council - WBSC) lần thứ bảy được nhóm tại Trường Đại Học Huyền Trang (Husen Chung) tại thành phố Tân Trúc, Đài Loan, từ ngày 10/11 đến ngày 16/11/2000.  

Đại hội lần này lấy chủ đề là "Hướng đến một kỷ nguyên mới về việc truyền bá lời Phật dạy qua phương tiện truyền thông điện tử" (Heading towards a new era for the propagation of Buddha's teachings through electronic media).

Hội Tăng Già Phật Giáo Thế Giới (The World Buddhist Sangha Council, WBSC) được thành lập vào  tháng 5 năm 1966 tại Thủ đô Colombo, Tích Lan ( do công của Hòa Thượng Trưởng lão Sri Prajnasekara Mahanayaka, người Tích Lan, khởi xướng và làm chủ tịch đầu tiên) với 4 chủ trương như sau:

1.      Khuyến khích siết chặt tình hữu nghị giữa Tăng già (Promoting better relationship amongst the Sangha)

2.      Đẩy mạnh các hoạt động hoằng dương Chánh Pháp (Promoting Dhammadutha activities)

3.      Tăng thêm tình hữu nghị giữa hàng Tăng sĩ xuất gia và Phật tử tại gia (Promoting a cordial relationship between the laity and Sangha)

4.      Tán thành, ủng hộ mọi hoạt động về tự do và hòa bình cho thế giới qua đóng góp của Tăng già (Upholding of freedom and peace in the World through the Sangha) 

Để đạt được mục đích trên, SWSC đã thành lập Hội đồng trị sự gồm các tiểu ban như : Ban Giáo dục, in ấn và nghệ thuật, Ban Hoằng Pháp , Ban Từ Thiện, Ban Đoàn Kết, Ban tài chánh …Trong 30 năm hoạt động, với sự ủng hộ nhiệt thành của các chính phủ Tích Lan, Đài Loan, Mã Lai, Thái Lan, từ 10 quốc gia thành viên chi nhánh ban đầu đã phát triển lên đến 123 chi nhánh từ 39 quốc gia trên khắp các châu lục. Trụ sở trung ương hiện nay đặt tại Đài Loan (1).

 Theo Hiến Chế của Hiệp hội là 5 năm tổ chức đại hội một lần. Tính đến nay Hội đã tổ chức được 7 lần đại hội, bao gồm: lần thứ nhất tổ chức đại hội khoáng đại thành lập hội tại Colombo, Tích Lan vào tháng 5/ 1966, do công của Hòa Thượng Trưởng lão Sri Prajnasekara Mahanayaka khởi xướng; lần thứ hai vào tháng 06/1969 tại Sài gòn, Việt Nam ; lần thứ ba vào ngày 01/07-12-1981 tại Đài Loan; lần thứ tư  vào ngày 08/10-01-1986 tại Thủ đô Bangkok, Thái Lan ; lần thứ năm vào ngày 28/10 - 02/11/1989 tại Đài Loan ; và lần thứ  sáu vào ngày 08-12-1995 tại thành phố Penang, Malaysia. 

Mở đầu là diễn văn khai mạc của Hòa Thượng Liao Chung (Liễu Trung, Đài Loan), Chủ Hội Phật Giáo Tăng Già Thế Giới, ngài đã gởi lời chào mừng đến toàn thể đại biểu đến từ khắp nơi trên thế giới. Hòa Thượng đã ngỏ lời kêu gọi Tăng già nên cố gắng để tự trang bị cho mình một hành trang mới cho công cuộc truyền bá lời Phật dạy trong thời đại mới này : " chủ đề của đại hội này là " Hướng đến một kỷ nguyên mới về việc truyền bá lời Phật dạy qua phương tiện truyền thông điện tử". Chúng ta biết rằng Chánh Pháp đã tồn tại đến nay đã hơn 2500 năm, tại sao lời Phật dạy lại có thể được truyền bá qua nhiều thời đại khác nhau và nhiều quốc gia khác nhau như vậy ? Vì chúng ta có nhiều phương tiện khác nhau để truyền bá, tùy theo nhu cầu, căn cơ của từng thời đại và của từng địa phương mà PG có thể thích ứng. Một kỷ nguyên mới đã đến, nền khoa học kỷ thuật phát triển rất nhanh. Trong một thời đại bùng nỗ về  kiến thức như vậy, mạng lưới điện toán toàn cầu (internet) đã trở thành một nhu cầu thiết thực cho mỗi cá nhân trong đời sống hằng ngày. Chính vì thế, từ hôm nay, tổ chức Tăng Già  chúng ta phải có đầy đủ những kỷ năng về loại kiến thức và  kỷ thuật mới này, chúng ta mới mong hoàn thành được sứ mạng hoằng pháp trong thế giới hiện đại ".


Tiếp đó, Đại hội lắng nghe Thông điệp của Hòa Thượng Wu Ming (Ngộ Minh, Đài Loan), Chủ Tịch danh dự  Hội Phật Giáo Tăng Già Thế Giới, Ngài đã nhắc nhở Tăng ni và tín đồ về mục tiêu của hiệp hội: " Thế giới ngày nay, ánh sáng của Đạo Phật, giống như ánh mặt trời chiếu khắp mọi nơi. Bất cứ nơi đâu có người sinh hoạt  là có Tăng già, ở nơi nào có Tăng già, là có sự hoằng pháp. Đó là một hoài bảo của tất cả chúng ta trong sứ mạng hoằng pháp lợi sinh. Và đó cũng chính là mục đích ban đầu của Hiệp hội Tăng Già Thế Giới trong việc giải cứu nỗi khổ đau của chúng sanh, thanh lọc tâm trí của con người và cải thiện tình cảnh rối loạn hiện nay của thế giới và giúp thế giới kiến tạo một nền hòa bình cho nhân loại". 

Đại hội cũng hân hạnh được đón tiếp O⮧ Trần Thủy Biển, Tổng thống Đài Loan và nhiều vị Bộ trưởng, Thị trưởng thuộc chính quyền Đài Loan về tham dự lễ khai mạc đại hội.   Tại đại hội, Tổng thổng Đài Loan đã gởi lởi chào mừng đến chư Tăng Ni và có lời tán thán tổ chức Tăng Già Thế giới: " Thật là vui mừng để biết rằng Hiệp Hội Tăng Già Thế Giới đã thành lập và hoạt động tích cực  từ năm 1966, không phải chỉ liên quan đến giáo dục và văn hóa PG mà còn khuyến tấn hàng xuất gia nỗ lực đóng góp khả năng của họ vào sự phát triển của xã hội. Chúng tôi hy vọng rằng Hiệp hội sẽ tiếp tục đóng một vai trò tích cực trong tiến trình cải thiện , phát triển xã hội và có nhiều đóng góp thiết thực cho nền hòa bình và phồn vinh của thế giới". 

Chương trình nghị sự của Đại hội còn lại là phần đại diện các phái đoàn đọc báo cáo và tham luận cũng như bàn thảo chương trình hoạt động Phật sự cho nhiệm kỳ 5  năm của Hội. Đại hội đã lắng nghe các bài tham luận của các đại biểu từ Hoa kỳ, Pháp, Anh, UTân Tây Lan, Hồng Kông,Nepal, Thái Lan…..  trong đó đặc biệt có bài tham luận của Hòa Thượng Ching Hsin (Tịnh Tâm, Phó Chủ Tịch hội,  Đài Loan), với chủ đề: " Tăng Già trong thế kỷ thứ 21" ( The Sangha of the 21st Century). Hòa Thượng đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp cho sự phát triển của PG trong thế kỷ thứ 21, như các vấn đề di truyền học, vô tính hóa loài người , đặc biệt là truyền bá PQ qua phương tiện truyền thông điện tử. Hòa Thượng đã phát biểu : " Ngày nay mạng lưới internet đã trở thành một nguồn thuận lợi nhất để tìm kiếm thông tin và cũng là một phương tiện nhanh nhất để truyền bá Phật pháp. Do đó, việc sử dụng hệ thống Internet để phổ biến giáo lý là một sức mạnh to lớn đối với sự phát triển của Phật giáo. Những pháp sư nên biết sử dụng email trong việc liên lạc thông tin. Bên cạnh đó, nếu có thể, vị ấy có thể chuyển tải những tài liệu giảng dạy của họ vào mạng Internet. Điều này cho phép việc truyền dạy Phật pháp nhanh hơn và thuận lợi hơn. Vì vậy, những hiểu biết và cách sử dụng Internet đã trở thành một đòi hỏi cần thiết ở những người có trách nhiệm truyền bá giáo lý Phật Đà.Việc sử dụng hệ thống Internet để truyền bá Phật pháp có thể đạt đến tốc độ và hiệu quả ở phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, qua hệ thống thư điện tử (e-mail) cũng có thể đạt được một cách dễ dàng để chuyển tải giáo lý mà học trò không cần phải ở gần gũi pháp sư và lãng phí thời gian để đi tới một địa điểm xa xôi để nghe giảng. Kết quả là Internet và email có thể giúp truyền báiáo lý, nhưng lại không thể nuôi dưỡng lòng tôn kính của tín đồ đối với pháp sư và hết lòng hộ trì Phật pháp. Đó là vấn đề quan trọng cho chúng ta quan tâm, hoặc thế hệ dùng email sẽ lại xa lánh chùa chiền và vì thế loại truyền thông này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của Phật giáo ?." 

Nhân dịp này, Đại hội đã nhận được nhiều điện thư chúc mừng từ Vua Thái Lan, Vua Nepal, các Thủ tướng Thái, Bangladesh, Srilanka, đặc biệt có thư chúc mừng của Hòa Thượng Tăng Thống Mã Lai Dhammananda. Trong thư chúc mừng Hòa Thượng đã đề cập: " Là người tu sĩ Phật giáo , chúng ta phải hoàn thành trách nhiệm của mình trong sứ mạng kế thừa và truyền bá lời Phật dạy. Đã đến lúc chúng ta phải xem lại chỗ đứng và quan điểm hiện có của mình đối với nền khoa học kỷ thuật của thời đại,  để có thể thích ứng và tránh được cái nhìn chế nhạo của giới trí thức và các nhà tôn giáo bạn (..) Một vấn nạn khác mà chúng ta đang đối mặt, đó là có quá nhiều pháp môn và cách thực hành giữa các tông phái PG, tất cả nên được xem lại, kiểm tra lại một cách cẩn thận để có lợi cho sự tu học của tín đồ cũng như loại bỏ các quan điểm tiêu cực của người ngoài, luôn là điều bất lợi và gây chướng ngại cho sự phát triển của PG". 

Đại hội đã bế mạc sau 5 ngày làm việc trong bầu không khí hoan hỷ với buổi đại tiệc do các Hội đoàn Phật giáo Đài Loan chiêu đãi. Được biết, kỳ hội nghị đầu tiên của Ban Thường Trực Hội Tăng Già Thế Giới nhiệm kỳ 2000-2005 (2) , sẽ nhóm họp tại Chùa Phước Huệ, thành phố Syndey, UĐại Lợi, vào tháng 11 năm 2001 .


 Ghi chú:

(1) Địa chỉ liên lạc của Hội: 

World Buddhist Sangha Council
6 Shaoshing N. street ,
Taipei, Taiwan, 100, R.O.C
Tel: 2396 5564 ; Fax: 2321 4516
 

(2) Thành phần Ban lãnh đạo hiện nay của Hiệp Hội: 

Hội đồng Trưởng Lão: 
-          Hòa Thượng Thích Tâm Châu ( Canada)
-          Hòa Thượng Sri Chandananda Mahayana  ( Tích lan)
-          Hòa Thượng Rahula Mahathera ( Tích lan)
-          Hòa Thượng Dhammananda Mahathera ( Mã lai)
-          Hòa Thượng Yin Shuen ( Đài loan)
-          Hòa Thượng Lin Ken (Đài loan)
-          Hòa Thượng Chur Mor (Mã lai)
-          Hòa Thượng Somedej Phra Puddhacarya ( Thái lan)
-          Hòa Thượng Sui Kim (Philippines)
-          Hòa Thượng Yen Pei (Singapore)
-          Hòa Thượng Po Ding ( Hồng Kông)
-          Hòa Thượng Shou Yeh ( Hoa Kỳ)
-          Hòa Thượng Ming Chi ( Hoa Kỳ)
-          Hòa Thượng Fat Chung ( U
-          Hòa Thượng Thích Phước Huệ ( U
-          Hòa Thượng Wu Yi ( Đài Loan)
-          Hòa Thượng Chen Ly ( Đài Loan)
-          Hòa Thượng Ming Chih ( Mã Lai)
-          Hòa Thượng Seo Am ( Triều Tiên)
-          Hòa Thượng Woll Hwa ( Triều Tiên)
-          Hòa Thượng Dek Am ( Triều Tiên)
-          Hòa Thượng Shing Yuen ( Hoa Kỳ)
-          Hòa Thượng Yanalika mahathero ( Bangladesh)
 
 
Chủ tịch danh dự :
-          Hòa Thượng Wu Ming ( Đài Loan)
 
Chủ tịch :
-          Hòa Thượng Liao Chung ( Đài Loan)
 
Phó Chủ tịch :
-          Hòa Thượng Phra Dhampannabordee ( Thái lan)
-          Hòa Thượng Rewa Dhamma ( Miến Điện)
-          Hòa Thượng M. Vajriagnana Mahathera ( Anh quốc)
-          Hòa Thượng K. Anuruddha Mahathera ( Tích lan)
-          Hòa Thượng Kok Kwong ( Hồng Kông)
-          Hòa Thượng  Chiu Chan  ( Hồng Kông)
-          Hòa Thượng  Au Ling (Hồng Kông)
-          Hòa Thượng  Ching Hsin ( Đài Loan)
-          Hòa Thượng Chin Liang ( Đài Loan)
-          Hòa Thượng  Kuang Fen ( Philippines)
-          Hòa Thượng Woo Fong ( Singapore)
-          Hòa Thượng  Lung Kun  (Singapore)
-          Hòa Thượng Eui Hyun Seo   ( Triều Tiên)
-          Hòa Thượng Chik Huang ( Mã Lai)
-          Hòa Thượng Visulti Silakhun ( Mã Lai)
-          Hòa Thượng Ta Neng ( Mã Lai)
-          Hòa Thượng Tsang Hui ( U
-          Hòa Thượng Thích Huyền Vi ( Pháp)
-          Hòa Thượng Thích Mãn Giác ( Hoa Kỳ)
-          Hòa Thượng K. Piyatissa   ( Hoa Kỳ)
-          Hòa Thượng Sheng Ying   (Tân Tây Lan)
-          Hòa Thượng Lobzang ( AᮠĐộ)
-          Hòa Thượng Ashin Jinarakkhita ( Indonesia/Nam Dương)
 
Tổng thư ký:    -   (  tiếng Hoa)  : Hòa Thượng Ming Chen ( Đài Loan)                  
                         -   ( tiếng Anh) : Hòa Thượng Tiến sĩ Wipulasara Mahathera ( Tích Lan)
Thủ quỹ: Hòa Thượng Chin Neng ( Đài Loan)
 
U?y viên Hoằng Pháp : Ven. Yuen Quing ( Hồng Kông) và nhiều thành viên khác
U?y viên Giáo Dục: Ven. Amara Medhacharma ( Thái Lan) và nhiều thành viên khác
U?y viên Từ Thiện: Ven. Fa Chih ( Đài Loan) và nhiều thành viên khác
U?y viên Thanh Niên: Ven. Ming Kwong ( Đài Loan) và nhiều thành viên khác
U?y viên Tài Chánh : Ven. Chin Neng ( Đài Loan) và nhiều thành viên khác
U?y viên Văn Hoá : Ven. N. Sumana Mahathera ( Tích Lan) và nhiều thành viên khác
U?y viên Nghi Lễ : Ven. Kuang Yuen ( Đài Loan) và nhiều thành viên khác
U?y viên Tăng Sự : Ven. Hsing Kuang ( Đài Loan) và nhiều thành viên khác 

Chân thành cảm ơn thầy Nguyên Tạng đã gởi cho phiên bản điện tử của bài viết này

 


Cập nhật: 14-1-2001

Trở về mục "Phật giáo năm Châu"

Đầu trang