- HỒI GIÁO VỚI THÀNH TÍCH
PHÁ HOẠI: XƯA VÀ NAY
- Thích Giác Hoàng
Ngày nay nhân loại đang được thừa
hưởng một gia tài văn hoá vô giá, một di sản tâm linh và trí tuệ vô tiền
khoáng hậu của Phật giáo khởi nguyên từ đất Ấn. Thế nhưng, tại sao
Phật giáo đã có lần bị mất gốc, bị triệt diệt hoàn toàn ngay chính
nơi nó được sinh ra vào đầu thế kỷ XIII? Câu hỏi trên đã được các
học giả khắp nơi nghiên cứu, nhưng mãi cho tới ngày nay câu hỏi vẫn chưa
có đáp án nào thoả đáng. Nhân sự kiện những người cực đoan Hồi giáo
Taliban tại Afghanistan phá huỷ các tượng Phật và các di tích văn hoá, lịch
sử của Phật giáo ngày 26-2 vừa qua, nguời viết muốn trình bày một vài
quan điểm riêng liên quan đến sự mất dấu của Phật giáo tại Ấn, mà
nguyên nhân chủ yếu là sự khủng bố bạo ngược của Hồi giáo khi mới
đánh phá và thôn tính đất Ấn.
Nhiều tác phẩm ra đời[1] bàn bạc
đến các nguyên nhân Phật giáo suy tàn. Một trong những tác phẩm được
nhiều người biết đến, đó là tác phẩm nghiên cứu uyên bác Sự Suy
Tàn của Phật Giáo tại Ấn Độ (The Decline of Buddhism in India) của
R. C. Mitra[2] (1822). Mitra, người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu này đã
đề cập đến bảy nguyên nhân chính dẫn đến Phật giáo suy vi tại Ấn
như sau:
- 1. Sự kiệt sức (Exhaustion)
- 2. Không còn được các hoàng gia ủng hộ
(Withdrawal of the royal patronage)
- 3. Sự khủng bố của Bà-la-môn giáo (Bramanical
persecution)
- 4. Sự xâm lược của Hồi giáo (Muslim invasion)
- 5. Sự thoái hoá và suy vi của nội bộ (Internal
corruption and decay)
- 6. Sự phân hoá của các bộ phái (Divisive effect
of sectarianism)
- 7. Sự tu tập của người tại gia chưa thuần thục
(Insufficient cultivation of the laity).
Theo người viết, nguyên nhân thứ
nhất, tác giả đề cập đến việc Phật giáo suy tàn là do bị kiệt quệ.
Điều này hoàn toàn không thuyết phục, vì lý do này quá mơ hồ. Kiệt sức
là kiệt sức trên phương diện gì? Do khách quan hay nội bộ?
Nguyên nhân thứ hai là không còn
được các hoàng gia ủng hộ vẫn chưa thật sự có sức thuyết phục mạnh.
Trên thực tế, Phật giáo tại Ấn Độ cũng như các quốc gia khác nếu
không được các hoàng gia ủng hộ tích cực, thì chỉ không được phát
triển mạnh, chứ không vì lẽ đó mà Phật giáo phải bị diệt vong.
Sự khủng bố của Bà-la-môn giáo
cũng có thể là một nguyên nhân chính yếu đưa đến Phật giáo suy tàn,
nhưng không thể là yếu tố quyết định dẫn đến Phật giáo bị mất
tích tại Ấn Độ. Ngay thời Đức Phật và kéo dài cho đến thế kỷ XII,
các Bà-la-môn luôn luôn tìm mọi phương cách để gây chia rẽ tăng đoàn
và kích động tín đồ không tin theo đạo lý giác ngộ của Đức Phật. Bởi
lẽ, giáo lý cao thượng của Đức Phật không chủ trương tin vào phạm
ngã (Braman), ngược lại đưa ra học thuyết mọi sự vật hiện tượng đều
vô ngã, ngay cả xác thân năm thủ uẩn này cũng đều do duyên mà thành. Hơn
thế nữa, giáo lý Đức Phật phủ nhận vai trò tối cao của đấng Thượng
Đế toàn năng vô biên mà Bà-la-môn giáo khuyên mọi người hằng lễ bái,
quỳ luỵ để tìm sự an ủi, may mắn. Đạo Phật đặt nhân cách đạo đức,
trí tuệ của cá nhân lên vị trí hàng đầu, chứ không phải vì được
sinh ra trong huyết thống của Bà-la-môn hay giai cấp cầm quyền mà trở
nên cao quý hay trong sạch (Trường Bộ Kinh, Kinh Kutadanta, Kinh Pháp Cú, Phẩm
Bà-la-môn, kệ số 393 ). Giai cấp trong xã hội được xem như một
định lệ đã có mặt trong 3 bộ Vedà (vệ-đà) từ lâu, giúp cho giai cấp
cầm quyền dễ thị uy cai trị và sống bám trên xương máu của người dân
mà họ cho là thấp kém, ngược lại đạo lý từ bi và giác ngộ của Đức
Phật xác nhận khả năng giác ngộ, bình đẳng tánh của tất cả chúng
sanh. Như vậy, quan điểm của đạo Phật trên căn bản đã công khai đi
ngược lại hoàn toàn với quan điểm của Bà-la-môn. Chính vì lý do này,
có những vị vua ủng hộ Bà-la-môn giáo đã ra sức khủng bố Phật giáo
như triều đại Chola thuộc Nam Ấn . Mặc dù vậy, trong quá trình lịch sử
của Phật giáo Ấn Độ, Bà-la-môn giáo vẫn không đủ sức quật ngã, đánh
bật Phật giáo ra khỏi cái nôi vốn có nền văn minh tâm linh lâu đời này.
Nguyên nhân thứ tư, đó là sự
xâm lăng đánh phá tàn bạo của những bộ tộc người Hồi giáo đầy cuồng
tín, hẹp hòi và bạo động. Cũng cần nói thêm ở đây, Hồi giáo là một
tôn giáo xuất phát ở bán đảo Ả-rập (Arabia) và sau đó nhanh chóng lan
truyền như một trận cháy lan vào Tây Á. Tôn giáo này do Mohammad (570-632
TL) sáng lập, ông cũng được tín đồ Hồi giáo xem như vị "thiên sứ"
được chúa trời đặc phái xuống trần gian để lãnh nhận những mặc khải
của Thượng Đế rao truyền. Hồi giáo dựa trên sự thờ phụng Thượng
Đế Allah và bộ kinh Qu’ran (Kô-răn) là Thánh kinh của họ. Đây là một
tôn giáo hiếu chiến, cuồng tín, độc quyền và bạo động (chưa hề dung
hoà với bất cứ tôn giáo nào). Tư tưởng này cũng là cơ sở để bào chữa
cho sự bành trướng, nô dịch các nước lân cận dưới danh nghĩa bảo vệ
và phát huy Hồi giáo, và làm rạng danh Thượng Đế Allah. Dưới chiêu bài
này, Hồi giáo đã giết hại đồng loại không hề chùn tay chỉ vì những
người đó có quan điểm và niềm tin dị biệt với mình, những người không
chịu quỳ gối, không chịu nô lệ mù quáng trước niềm tin không có
chánh kiến.
Ngay từ thế kỷ thứ VII, các bộ
tộc Hồi giáo Ả-rập đã nhiều lần tấn công miền Bắc Ấn từ phía
Tây Bắc. Sau đó là những bộ tộc Hồi giáo thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, dưới
nhãn hiệu vì mở mang danh chúa đã phát động các cuộc "chiến tranh
thần thánh" và bắt đầu xâm lăng vào Ấn Độ. Đến cuối thế kỷ
XII, họ đã thôn tính gần hết lãnh thổ Ấn Độ. Với tinh thần truyền
bá "chủ nghĩa cực đoan", họ đã "làm cỏ" những người
không theo tôn giáo của mình, đốt phá chùa chiền và các trung tâm văn hoá
học vấn thời bấy giờ. Năm 1197, những bộ tộc Hồi giáo Khaj thuộc Thổ
Nhĩ Kỳ do tướng Mohammad bin Bakhtyan chỉ huy đã giết sạch trên 8.000 tu sĩ
và trên 1.500 vị tu sĩ giáo sư lỗi lạc về học thuật đương thời tại
trường đại học Mahàvihàra Nàlandà (gần thủ phủ Patna, bang Bihar ngày
nay). Đây là trung tâm đầu tiên đào tạo cả thế học và Phật học lớn
nhất Đông Nam Châu Á và có lẽ cũng lớn nhất thế giới thời bấy giờ.
Tu viện này cũng là nơi đào tạo và cư trú của nhiều bậc Thánh Tăng,
danh Tăng, luận sư, triết gia nổi tiếng từ thế kỷ thứ V TL dưới triều
đại Gupta. Ngài Giới Hiền (Sìlabadra), Pháp Hộ (Dharmapàla), Pháp Xứng
(Dharmakìrti), Nguyệt Xứng (Candrakìrti), v.v… đều là những vị thượng
thủ của học viện này.
Viện đại học Nàlandà đã từng
là trung tâm tu học quốc tế. Nhiều vị Thánh Tăng, danh tăng từ các nước
khác như Trung Quốc, Mông Cổ, Tây Tạng, Triều Tiên, … đã đến cầu học
ở đây. Vào thế kỷ thứ VII, Ngài Huyền Trang đã lưu trú ở Nàlandà
trên 5 năm để tham học với đại sư Giới Hiền (Sìlabadra), Ngài Nghĩa Tịnh
từng ở trên 10 năm để học Luật tạng. Prajn~àvarma xuất thân từ Triều
Tiên cũng đến học ở Nàlandà khoảng 10 năm. Nói chung, Mahàvihàra
Nàlandà là nơi đào tạo rất nhiều nhân tài mà Phật giáo Trung Quốc cũng
như Phật giáo đại thừa ở khối Đông Nam châu Á phải mang ơn. Ngài Huyền
Trang và Nghĩa Tịnh đã đem về Trung Quốc một số kinh sách khá lớn đều
được thỉnh từ tu viện Nàlandà. Năm 716 TL, ‘Subhàkara (Thuật-bà-da) từ
Nàlandà đến thủ đô Trung Quốc mang theo rất nhiều kinh văn Sanskrit và dịch
sang tiếng Hoa. Vào thời đại Đại Tống , nhiều vị Tăng đã đến Trung
Quốc như Dànapàla (Thi Hộ), Dharmadeva (Pháp Thiên) cũng đều xuất thân từ
trường đại học Nàlandà cả.
Thư viện Nàlandà còn là nơi tàng
trữ nhiều loại sách quý hiếm cổ kim, được mệnh danh là "đại
dương báu vật" (Ratna Saraga), thế mà tiếc thay, khi Hồi giáo tàn phá
nền văn hoá Ấn Độ, không hề tôn quý di sản trí tuệ của loài người
đã nhẫn tâm đốt sạch bao nhiêu kinh điển và các bản sớ giải của Phật
giáo nói riêng và kiến thức, kinh nghiệm của nhân loại nói chung.
Đến năm 1235, Nàlandà một lần nữa
lại bị đánh giết một cách thảm khốc. Chỉ còn lại hơn 70 vị Tăng già
sống sót phải trốn sang Nepal và Tây Tạng.
Khi chúng tôi đến thăm lại tu viện
Nàlandà, trước cảnh đổ nát điêu tàn, chúng tôi cảm thấy dường như
những ngọn lửa của quân phiệt Hồi giáo với số lượng sách khổng lồ
vẫn còn âm ỉ cháy. Máu đào của chư tăng và các nam nữ Phật tử đã
quên mình vì đạo đổ xuống đã làm cho những viên gạch nền thêm thắm
đỏ. Đã hơn tám thế kỷ trôi qua , những nền gạch hoang phế vẫn trơ
gan cùng tuế nguyệt như nhắc nhở cho chúng ta và bao thế hệ một nỗi thống
thiết đớn đau của thời vàng son Phật giáo bị những người cuồng tín
dã tâm phá huỷ, giết hại.
Cũng cần nên đề cập ở đây,
không chỉ tu viện Nàlandà bị huỷ diệt hoàn toàn, mà tu viện Odantapura
ở Maghada (nay thuộc bang Bihar), một trung tâm tu học của Phật giáo Mật
tông tại Ấn Độ cũng bị phá nát vào năm 1198. Theo sử ký của
Dharmasvàmì, một tăng sĩ Tây Tạng, cũng là nhà sử học đã viếng thăm lại
tu viện Odantapura năm 1234, thì tu viện này đã trở thành trụ sở quân sự
của Hồi giáo. Tu viện Vikrama’silà (Siêu Giới), một trung tâm tu học chủ
yếu Mật tông có lẽ nằm ở phía Đông của nước Maghada cũng cùng chung
số phận vào năm 1235!
Ngoài ra, Nàgàrjuniko.n.da, một trung
tâm tu học và nghệ thuật trải dài trên tám dặm vuông nằm trong dãy núi
đá hoa cương. Dãy Nàgarjuniko.ni.da này có liên quan mật thiết đến cuộc
đời và sự nghiệp của ngài Long Thọ và Phật giáo Đại Thừa. Các động
đá được điêu khắc rất công phu, mô tả về hạnh nguyện tiền thân của
Đức Thế Tôn nhiều đời, cùng với vô số tự viện dành cho chư Tăng,
cũng không thoát khỏi bàn tay oan nghiệt quá khích của Hồi giáo. Cùng
chung một nỗi bất hạnh, các Thánh tích Phật giáo khác như Bồ-đề Đạo
tràng (Bodhgaya), nơi Đức Phật chuyển pháp luân tại Sarnath v.v… cũng rơi
vào thảm cảnh do thế lực hiếu chiến dưới danh nghĩa vì làm rạng danh
chúa Allah này !.[3]
Sự khủng bố của Hồi giáo không
chỉ dành riêng cho Phật giáo, mà còn dành cho bất cứ tôn giáo nào, nếu
tôn giáo đó có ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Một trường hợp
điển hình cũng đủ thấy sự tàn bạo, cuồng tín của họ, "năm
1025, quân xâm lược chiếm thành Somnath, cướp phá sạch đền thờ thần
Siva – ngôi đền giàu có nhất Ấn Độ thời bấy giờ, và đã giết hại
gần 50.000 người".[4]
Trở lại vấn đề, theo ông R.C.
Mitra, nguyên nhân thứ năm là sự thoái hoá và suy vi từ trong nội bộ Tăng
đoàn. Nguyên nhân này cũng không phải là yếu tố quyết định, nó chỉ
có thể là nguyên nhân thứ yếu dẫn đến Phật giáo tại Ấn Độ bị
suy vi mà thôi. Vì ở mọi thời đại và trên mọi quốc gia, và bất cứ
trong cộng đồng Phật giáo nào cũng đều có những thành phần bất hảo,
những thành phần lợi dụng ẩn núp dưới hình tướng tu sĩ cả. Ngay từ
thời Đức Phật còn tại thế, vì những người không tự giác tuân thủ
các giới hạnh cần có của một vị tỳ-kheo, nên Ngài mới chế các giới
luật để giúp cho các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni hành xử cho đúng tư cách của
một vị xuất gia, một vị "từ bỏ gia đình, sống không gia đình",
vì lý tưởng giác ngộ. Kể từ khi Bồ-tát Siddhàrtha chứng được đạo
quả vô thượng giác, giáo đoàn của Ngài tại Ấn có nhiều thăng trầm
biến chuyển, nhưng không vì lẽ đó giáo pháp của Ngài bị trục xuất khỏi
Ấn Độ.
Nguyên nhân kế tiếp góp phần cho
sự điêu tàn Phật giáo tại Ấn là sự phân hoá chia rẽ của tăng đoàn
thành các bộ phái nhỏ. Do quan điểm và nhận thức về giáo pháp của Đức
Phật bất đồng, nên ngay sau khi Đức Phật nhập vô dư niết-bàn 100 năm,
Tăng đoàn đã phân thành 2 bộ phái chính: Thượng Toạ Bộ (Theravàda) và
Đại Chúng Bộ (Mahàsanghika). Vì cách hoá độ của chư Tăng và cách tiếp
cận giáo pháp của quần chúng có nhiều dị biệt, hai bộ phái chính này
dần dần phát triển thành 18 bộ phái nhỏ. Đặc biệt vào đầu thế kỷ
thứ I TL, Phật giáo Đại Thừa hưng thịnh, phát triển mạnh rồi truyền
sang Trung Quốc, Tây Tạng, Mông Cổ, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam. Còn
Phật giáo Thượng Toạ Bộ phát triển mạnh ở Nam Ấn truyền bá sang các
nước Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam. Như vậy,
đứng ở góc độ truyền bá, giáo pháp của Đức Phật như vườn hoa
trăm sắc đua nhau nở rộ làm đẹp cuộc đời, không vì sự phân hoá mà
làm cho giáo pháp của Đức Phật phải suy vi và mất gốc tại Ấn Độ.
Dĩ nhiên, về một phương diện nào đó, sự phân hoá làm giảm sức mạnh
đoàn kết và tính nhất thống của Tăng đoàn, những người có dã tâm
phá hoại Phật pháp dễ có cơ hội lợi dụng để gây chia rẽ, gây mất
tình đoàn kết như lịch sử đã từng chứng minh.
Nguyên nhân thứ bảy, theo R.C.
Mitra, sự tu tập của người tại gia chưa thuần thục (Insufficient
cultivation of the laity) hay nói cách khác, là cư sĩ dần dần mất tín tâm đối
với giáo pháp, không thông hiểu giáo pháp, mà chỉ thực hành bằng niềm
tin của mình. Nguyên nhân nầy cũng không thể là yếu tố dẫn đến suy vi
Phật giáo. Cư sĩ chỉ đóng vai trò thứ yếu cho sự tồn vong của giáo
pháp. Giả như tăng đoàn được cư sĩ ủng hộ tích cực hết lòng, chư
Tăng lo hoằng truyền giáo Pháp, thì ngọn đèn giáo Pháp chắc chắn được
xương minh. Do đó, không vì lẽ các cư sĩ ít phát tâm hỗ trợ cúng dường,
hay tu tập các thiện pháp không được thuần thục thì giáo pháp không vì
thế bị suy vi.
Có một số học giả cho rằng, hiện
tượng "chảy não", nghĩa là các bậc cao tăng lỗi lạc đều đi
qua các nước khác, như Trung Quốc chẳng hạn, làm cho nhân tài của Phật
giáo tại Ấn Độ bị suy yếu. Đưa ra một lý do như vậy thật không thể
thuyết phục được. Nếu Phật giáo tại Ấn vào thế kỷ XII, không còn
được các cao tăng, luận sư hay học giả uyên bác như thời kỳ hưng thịnh
của thuở ban đầu cho tới thế kỷ VIII, thì Phật giáo nằm ở dưới dạng
tiềm ẩn, ít nhất còn duy trì được hình thức!
Có một số học giả cho rằng,
nguyên nhân chủ yếu góp phần dẫn đến tình trạng Phật giáo từ thế kỷ
XIII suy tàn là do Phật giáo Đại Thừa phát triển có quá nhiều điểm rất
giống với Bà-la-môn giáo, đặc biệt là các nghi thức tế tự, chú thuật
của các trường phái Mật tông. Nguyên nhân trên cũng hữu lý, nhưng không
tuyệt đối đúng. Nếu Hồi giáo không chặt đầu chư Tăng, đốt phá
chùa chiền, thì dù Phật giáo có bị biến dạng, lai tạo thế nào đi nữa
cũng vẫn còn hình dáng chư tăng, chùa chiền tự viện. Không vì sự biến
dạng đó mà không có những vị cao tăng đắc đạo, không còn người nào
tu hành nghiêm trì giới luật. Vì vậy nguyên nhân này cũng không phải là
nguyên nhân chính để vin vào đó mà bào chữa cho sự tàn sát dã man của
quân đội Hồi giáo.
Theo người viết, Phật giáo bị mất
tích tại Ấn Độ, dĩ nhiên là do nhiều yếu tố kết hợp, nhưng nguyên
nhân chủ yếu vẫn là do sự khủng bố, giết hại, cưỡng bức của quân
xâm lược Hồi giáo. Bằng không Phật giáo có thể không phát triển một
thời gian ngắn nào đó, chứ không thể nào bị "mất tích" gần 7
thế kỷ.
Với chế độ độc tài của vị
vua đầu tiên nổi tiếng là cuồng tín và bạo ngược, ông đã ra lệnh đập
phá chùa chiền, đền đài ở Delhi (nay là thủ đô) và các nơi khác, thay
vào đó là xây dựng những nhà thờ Hồi giáo. Các vị vua kế tiếp cũng
là những vị thủ lĩnh dạn dày kinh nghiệm chiến đấu và cũng là những
người tham lam độc ác, giết hại nhân dân Ấn Độ vô cùng dã man, nhất
là những người có khuynh hướng bất tuân phục đạo lý cực đoan của tôn
giáo này.
Vào thế kỷ XVII, đế chế Mongol Hồi
giáo, Aurang-Dep đã tranh đoạt ngôi báu với anh ruột của mình, nổi loạn
bắt giam cha đẻ của mình chín năm trường đến chết trong đau khổ và
đói khát. Để củng cố quyền lực và duy trì đạo Hồi như một quốc
giáo độc tôn, Aurang-Dep đã cho thi hành một chính sách đàn áp, khủng bố,
phá hoại triệt để đối với Ấn giáo. Aurang-Dep đã ra lệnh nghiêm cấm
các lễ hội âm nhạc truyền thống cổ truyền, cũng như các nghi thức tế
lễ truyền thống. Cùng một năm đó đã phá huỷ trên 250 ngôi chùa Ấn
giáo. Thậm chí tại Ba-la-nại (Banares, Varanasi ngày nay) Aurang-Dep đã ra lệnh
phá huỷ một ngôi đền Ấn giáo và thay vào là xây dựng ngay trên đó một
ngôi đền Hồi giáo. (Lúc bấy giờ tự viện Phật giáo đã bị phá đốt
sạch, nếu không cũng không thoát khỏi thảm hoạ này!) Ông còn thiết lập
chính sách đánh thuế thân đối với những người không "quy ngưỡng"
tôn giáo cực đoan Muslim của ông!
Quá khứ đã chứng minh tội ác của
những người Hồi giáo, nay lại tiếp tục gieo vào lòng nhân loại sự
kinh hoàng. Ngày 26-2-2001 vừa qua, những kẻ phiến loạn cướp chính quyền
Taliban (không được quốc tế thừa nhận) dùng súng đại bác, đặt chất
nổ để phá huỷ hai tượng Phật khổng lồ và nhiều tượng Phật, Bồ-tát
được tôn tạo từ khoảng cuối thế kỷ I và đầu thế kỷ thứ II TL.
Hary Jai Singh, một nhà báo tại Ấn
đã nhận định giá trị của những tượng Phật này trong bài "Chủ
Nghĩa Cực Đoan Đang Khiêu Chiến với các Giá Trị của Nhân Loại"
(Fanaticism at War with Human Values) rằng "Các pho tượng ở Bamiyan là một
kho tàng quý giá của nhân loại. Các tượng Phật này là một phần di sản
vô cùng phong phú của nhân loại, …Các tượng Phật thuộc toàn thể
nhân loại. Các tượng Phật này thể hiện một số ý tưởng đẹp nhất
của nhân loại. Các tượng Phật này là biểu tượng cho văn hoá toàn cầu,
vượt khỏi mô hình tôn giáo nhỏ hẹp". (The Tribune,
19-03-2001, India)
Thế nhưng, Mullah Mohammad Omar, lãnh
đạo tối cao của kẻ cướp chính quyền Taliban ở Afghanistan, đồng thời
cũng là người có quyền quyết định tuyệt đối trong cộng đồng Hồi
giáo ở Afghanistan, được nói là đã từng là giáo sĩ Hồi giáo, được
đào tạo từ trường Tôn Giáo Học ở miền Nam Afghanishtan 9 năm, đã ra sắc
lịnh "Tất cả các tượng và các di tích lịch sử không thuộc Hồi
giáo ở các vùng khác nhau ở mảnh đất của những người thủ hiến Hồi
giáo ở Afghanistan nên bị phá bỏ. Các bức tượng này đã là chỗ điện
thờ của những người không trung thành [với Hồi giáo] và những người
không trung thành này tiếp tục lễ bái và kính trọng các ngẫu tượng này.
Đấng Toàn Năng Allah là nơi thật sự đáng được thờ phụng duy nhất và
tất cả các nơi thờ phụng không đúng cần phải xoá sạch."[5] Chính
quyền Taliban xem các tượng Phật chỉ là những "ngẫu tượng"
(idols) hay chỉ là các "cục, khối" (icons) bằng đất đá mà thôi.
Họ đâu biết đó là các biểu tượng Từ Bi và Trí Tuệ của một bậc
Thầy vĩ đại của nhân loại, một bậc Thầy nếu đem so sánh về nhân
cách, đạo đức và trí tuệ thì không có bậc đạo sư nào có thể so
sánh được, ngay cả Mohommad, vị tiên tri và là "thiên sứ" của họ.
Năm 1198, đối với thế giới,
Afghanishtan đã bắt đầu xuất khẩu danh hiệu "chủ nghĩa cực đoan Hồi
giáo " (Islamic extremism). Chúng đã đánh bom vào các sứ quán Mỹ ở
Kenya (thuộc Phi châu) và Tanzania (thuộc Đông Phi châu), đã tạo nên một
làn sóng khủng bố khắp nơi và thế giới đã phải phản đối trong nỗi
sợ hãi ngán ngẫm. (Theo tạp chí: India Today, 19 March, 2001).
Năm 1999, trên 300.000 người tại
Afghanistan đã bị chết đớn đau trước nòng súng ác nghiệt bạo tàn của
những kẻ cuồng tín vô lương tâm, chỉ vì những người thiệt mạng oan
uổng kia không theo Hồi giáo từ thuở mới lọt lòng. Nếu con số của những
ngưòi thiệt mạng trên là chính xác thì quả thật là khủng khiếp! (Theo
nhật báo: The Tribune, Sunday, March 18, 2001).
Bất chấp lời kêu gọi của các
hiệp hội quốc tế, ngay cả những nước liên minh hiện nay của
Afghanistan, Omar còn phát biểu ngông cuồng rằng: "Những kẻ không trung
thành với Hồi giáo muốn cướp đi tinh thần của Hồi giáo, tôi kêu gọi
những người Hồi giáo thế giới không hoà hợp với những lời kêu gọi
và những người phi Hồi giáo"[6]. Lời kêu gọi trên quả có hiệu
nghiệm. Nếu những người Hồi giáo chống đối lời kêu gọi trên, sao
không thấy phản ứng mạnh mẽ, không thấy biểu tình chống đối những
người Hồi giáo cực đoan này, vạch ra những điều họ làm là trái với
giáo điều của Hồi giáo, những sắc lịnh của Omar là phi chân lý, trái
với giáo điều của thiên sứ Mohammad. Đằng này chỉ kêu gọi không nên
phá huỷ các tượng Phật ở Bamiyan một cách yếu ớt, có thể vì động
cơ chính trị, hoặc vì động cơ kinh tế thương mại, hay ngoại giao đối
với quốc tế mà thôi.
Người viết không hoàn toàn tin
vào những lời kêu gọi của các nước Hồi giáo, của các học giả, hay
các tu sĩ chân chính Hồi giáo, cũng không tin các nước Hồi giáo thật sự
quý trọng đến di sản văn hoá của tôn giáo khác, mà đó chỉ là một
chiêu bài chính trị của những chính khách mà thôi. Vì nếu có người nào
nghiên cứu lịch sử Hồi giáo thật sự, có lẽ họ đã từ bỏ tôn giáo
này từ lâu, nếu họ đuợc tự do lựa chọn! Lịch sử tội ác của những
người Hồi giáo truyền bá từ thuở mới ra đời đến nay đã quá nhiều,
vẫn chưa thấy một nhà Hồi giáo chân chính nào lên tiếng phản đối?
Thủ tướng đương nhiệm tại Ấn
Độ - Atal Bihari Vapayee cũng cực lực lên tiếng phản đối hành động phá
huỷ các tượng Phật và đền đài tự viện không thuộc Hồi giáo của
những người cuồng tín là "một hành động vô liêm sỉ" (act of
shamelesness).[7]
Thư ký nước Mỹ, ông Colin Powell
không thể chịu đựng nổi hành động phá hoại của họ và đã gọi
"việc làm điên khùng" trên là "một tội ác đối với loài
người." ( a crime against humanity).[8]
Nhà báo Raj Chenpappa cho rằng khái
niệm "hợp lý" dường như không có mặt trong từ điển của người
Taliban. Trong những năm gần đây, họ đã đạt được "danh tiếng"
ban hành một loạt sắc lệnh lạc hậu như cấm nghe âm nhạc, xem ti-vi và
các loại giải trí khác. Phụ nữ không được đi ra ngoài và làm việc
ở các nơi công cộng, trường nữ sinh bị đóng cửa và đàn ông buộc phải
để râu dài!.[9]
Những người cực đoan Hồi giáo
(thuộc Pakistan) này còn thách thức cả chính quyền Ấn Độ, đã cướp máy
bay trên lộ trình từ Katmandhu đến Delhi, vào ngày 24-12-1999, gây nên một
nỗi sợ hãi khủng khiếp và đói khát cho bao hành khách trên chuyến máy
bay đó.
Đây chỉ là điểm sơ lược vài tội
ác trong vô số tội ác không thể nào rửa được mà những bộ tộc người
Hồi giáo đã để lại những vết hằn đau thương trong lịch sử nhân loại.
Người viết nghĩ rằng bao nhiêu bằng chứng về lịch sử phá hoại, tàn
bạo và cuồng tín của những người Hồi giáo cực đoan đã quá đủ. Có
lẽ không cần phải liệt kê thêm những vết bẩn mà Hồi giáo đã điểm
tô cho tôn giáo của họ!.
Chủ nghĩa cực đoan và phá hoại
các công trình văn hoá của nhân loại đang phát triển. Các nước Pakistan,
Afghanistan, Kazakhstan, Uzbekistan, Urkmestan, Iran, Iraq, Indonesia… ngày xưa vốn
là các nước vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hoá Phật giáo, nhưng ngày
nay, dấu tích của Phật giáo gần như bị "xoá sạch". Tương lai
Phật giáo sẽ đi vào đâu, nếu chúng ta tiếp tục để các thế lực bạo
cường tiếp tục bành trướng những "tà kiến" (fault view) của họ?
Lịch sử truyền bá Hồi giáo, và lịch sử Phật giáo Ấn Độ sẽ là nền
tảng cho câu trả lời này.
Thật kinh khiếp cho con người không
biết đến tình người, không hề biết quý trọng di sản của bao thế hệ
tiền nhân tạo dựng. Chúng ta làm gì đây, lẽ nào chúng ta lại thản
nhiên xem đó là một sự kiện bình thường, một cái gì đó không liên
quan gì đến việc tu tập chúng ta. Nếu chúng ta quả thật dửng dưng, bàng
quan, không cảm thấy đau lòng về sự kiện phá huỷ tượng phật này thì
trái tim của chúng ta không còn được nuôi dưỡng bởi "dòng máu Phật
pháp" nữa rồi. Đức Phật, vị đạo sư vô thượng giác mà chúng ta
hằng quy ngưỡng, bây giờ bị chúng phỉ báng cho là các "ngẫu tượng
tội lỗi" (fault idols) mà không thấy đớn đau thì chúng ta không phải
là Phật tử hộ trì chánh pháp, sẵn sàng lấy "bảo xử" (chày
báu) để "chấn ma quân"! Nếu chúng ta thờ ơ và rụt rè, không cất
tiếng nói phản kháng thì quả thật chúng ta quá yếu hèn, thiếu hùng lực
"vô uý" của một người Phật tử cần phải có. Hơn nữa, chúng
ta là những con người quá ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân mình mà
thôi. Nếu người ta chưa tát vào má của mình thì mình chưa thấy đau. Nếu
có người đến lật bàn thờ của tổ tiên ông bà mà mình hằng kính trọng
xuống đất mà mình không thấy rơi lệ, tủi nhục thì quả là người con
bất hiếu. Các tượng Phật ở trung phần Babiyan nào có khác là những biểu
tượng chung cho niềm tin của giới Phật tử, sao ta lại dửng dưng?
Trong Bồ-tát giới kinh có dạy, một
Phật tử khi biết chư Tăng Ni gặp nạn tù đày mà không tìm mọi cách cứu
thoát, thì vị Phật tử đó phạm khinh cấu tội (tội nhẹ). Nếu gặp
hình tượng Phật bị hư mục, rách nát mà không biết tu sửa thì Phật tử
đó phạm khinh cấu tội. Còn nhiều giới tương tự như vậy, sao tượng
Phật bị súng đại bác bắn nát, rồi đặt chất nổ để xoá sạch dấu
tích tại sao chúng ta lại không phản đối?
Không! Người Phật tử phải có
thái độ khoan dung nhưng cũng rất dứt khoát đối với những người có tư
tưởng huỷ diệt Phật giáo. Phật giáo hoàn toàn bị diệt vong vào thế kỷ
XIII tại Ấn Độ, đến nay cũng chưa phục hồi lại được nguyên khí, bản
sắc là một bài học đáng lưu tâm trong dòng lịch sử nhân loại.
Nếu các động đá nghệ thuật ở
Ajanta và Allora thuộc Trung Ấn hay các danh lam, thắng tích thuộc lịch sử,
nghệ thuật như Đôn Hoàng, Vân Cương, Đại Phật (Lạc Sơn), v.v… ở
Trung Quốc, và các nước khác không được bảo quản tốt thì một ngày
nào đó, giả như bị quân phiệt, phản loạn của một nhóm cực đoan nào
tấn công phá hoại thì thử hỏi những di tích lịch sử văn hoá, nghệ
thuật của Phật giáo sẽ như thế nào?
Phật giáo Ấn Độ, cái nôi tâm
linh của Phật giáo toàn thế giới, có lần bị nạo vét khỏi đất Ấn.
Bài học lịch sử đó đã được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra nhiều nguyên
nhân khác nhau, tuỳ theo vị trí và cách nhìn của mỗi người. Dẫu rằng,
những nguyên nhân này chủ yếu hay thứ yếu cũng đều là bài học đáng
ghi nhớ trong dòng lịch sử Phật giáo thế giới.
Là người Phật tử, lẽ nào chúng
ta lại giữ thái độ im lặng để cho thế lực bạo cường muốn tác oai
tác quái ? Nhất định chúng ta phải có tiếng nói chống lại những người
cực đoan như vậy, dù rằng tiếng kêu của chúng ta có nhỏ bé đi nữa,
không đủ năng lực thức tỉnh những người xấu số sinh vào những nước
cực đoan, hoặc những con người đang bị đào tạo trong guồng máy cực
đoan để trở thành những người cực đoan, những người không màn đến
công lý và tiếng nói lương tri của nhân loại.
Đối với họ, chúng ta cần lên tiếng
nhiều lần, tỏ thái độ bất đồng nhiều lần, vạch ra những chỗ sai lầm
của họ và cha ông của họ nhiều hơn nữa. Có như thế, mới may ra họ sớm
thức tỉnh, không gây đau khổ cho người khác, và cho chính bản thân họ
trong hiện tại và tương lai. Hận thù không thể nào cảm hoá được hận
thù, chỉ có từ bi mới cảm hoá được hận thù (Kinh Pháp Cú, Phẩm
Song Yếu, kệ số 5), chúng ta cần phải có tâm từ bi đối với tất cả
chúng sanh, nhưng từ bi trong ánh sáng trí tuệ, từ bi để họ quay đầu
hướng thiện, chứ không thể nào "từ bi khuất phục" trước thế
lực ngông cuồng, không thể nào từ bi để họ tạo thêm ác nghiệp. Vì
lòng từ bi, chúng ta phải cất tiếng nói đúng đắn, mang ánh sáng đến
cho những con người vẫn còn đang sờ soạng trong đêm tối, thức tỉnh họ
không đi theo vết xe đổ của tổ tiên và cha ông của mình, không gây
thêm tội ác, thoát khỏi nô dịch ý thức hệ và văn hoá phá hoại, giảm
bớt đau khổ cho chính mình và cho tha nhân.
CHÚ THÍCH
[1] Các tác phẩm có cùng chủ đề:
Decline of Buddhism in India của Madhusudan mallik Triveni, The Disappearance
of Buddhism from India as a Historical Conundrum của Arind Sharma, How and Why
Buddhism Declined in India của D. C. Ahir, Rise and Decline of Buddhism in India
của G. C. Ramaswami Aiyar, và nhiều bài nghiên cứu ngắn đăng trong các tạp
chí khác.
[2] R.C. Mitra, The Decline of Buddhism
in India, Shantiniketan, 1954
[3] Các thông tin trên được rút từ
quyển Buddhist Monks and Monasteries of India của học giả nổi tếng
Sukurma Dutt, xuất bản tại Anh 1962, tái bản tại Delhi, Ấn Độ, 1988.
[4] Vũ Dương Ninh (chủ biên), Lịch
Sử Ấn Độ, Việt Nam, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 1995, tr.52.
[5] Nguyên văn bằng tiếng Anh
"All statues and non-Islamic shrines located in different parts of the Islamic
Emirates of Afghanistan should be destroyed. These statues were shrines of infidels and
these infidels continue to worship and respect these icons. Allah Almitghty is the only
real shrines and all false shrines shuold be smashed" ( Được đăng trong tạp
chí India Today, bài viết "Vandals of History" của Zahid Husain in
Kabul and Islamabad, ra ngày 19, tháng 3, 2001)
[6] Nguyên văn "The infidels want
to rob Islam of its spirit. I wuold like to ask the world Mulims not to harmonise their
voices with those of non-believers" ( Bài viết "vandals of History" của
Phó tổng Biên tập Raij Changappa ở Delhi của tạp chí India Today,
March 19, 2001).
[7] trích theo lời dẫn của Phó tổng
Biên tập Raij Changappa ở Delhi , India Today, March 19, 2001
[8] Zahid Husain in Kabul and Islamabad, tạp
chí India Today, March 19, 2001
[9] Tạp chí India Today, ra
ngày 19 tháng 3, 2001.
SÁCH THAM KHẢO
Jaini, Padmanabh S. (ed), Collected
Papers on Buddhist Studies. Delhi, Motilal Banarsidass Publishers Privated Limited,
2000.
Nalidaksha Dutt, Buddhist Sect in India,
Delhi, Moltilal Banasidass, latest print in 1998.
Sarao, K. T. S.(ed) A Text Book of the
History of Theravaada Buddhism, Delhi-6, Jayyed Press, Balimaran, 1995.
Sukumar Dutt, Buddhist Monk and
Monasteries of India, Delhi, Moltilal Banasidass, first printed in U.K, 1962; reprinted in
Delhi, 1988.
Papat, P. V, 2500 Years of Buddhism,New
Delhi -2, Publications Division, first Published in 1959, sixth published in 1997.
Trevor Ling, A Dictionary of Buddhism,
Calcutta, K. P. Bagchi & Company, first published in 1981, reprinted in 1996.
Vũ Dương Ninh (chủ biên), Lịch
Sử AᮠĐộ, Việt Nam, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 1995.
Tạp chí India Today và các nhật
báo tại Ấn.
http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/sukien/032-giachoang-hoigiao.htm