- Hai pho tượng Phật khổng
lồ
bị phá hủy tại Afghanistan
- Minh Chi
Trong một thời gian dài, Đức Phật không được mô
tả dưới dạng người. Đây có thể là giai đoạn đầu của nghệ
thuật điêu khắc Phật giáo, kéo dài từ khi Phật nhập Niết bàn cho
tới giữa thế kỷ I trước Tây lịch. Trong thời gian kéo dài hơn
bốn thế kỷ này, những sự kiện quan trọng của đời sống Đức
Phật được thể hiện qua những dấu hiệu biểu trưng : Phật đản sanh
được biểu trưng bằng một khu vườn, với ở giữa bà hoàng hậu
Mada đứng gần cây Vô ưu. Phật xuất gia, biểu trưng bằng con ngựa
(tức con ngựa Kiền Trắc, Phật cưỡi lúc rời cung thành). Phật
thành đạo, thể hiện bằng cây bồ đề, Phật lần đầu tiên thuyết
pháp ở vườn Nai biểu trưng bằng một bánh xe, bên cạnh một con nai
v.v.. Người ta cũng thể hiện Phật bằng hai bàn chân, đúng hơn là
dấu hai bàn chân. Ở mỗi lòng bàn chân, có hình bánh xe 1000 tăm.
Nghệ thuật Gandhara và những tượng, tranh Phật đầu
tiên dưới dạng người
Vì sao người ta không mô tả Đức Phật dưới dạng
người ? Lý do chủ yếu là trong một thời gian dài, tín đồ Phật
giáo, kể cả những đệ tử hàng đầu của Phật, đều quan niệm
Phật là siêu nhân, là bậc Thánh siêu phàm, cho nên không dám mô
tả Ngài dưới dạng người. Rất có thể là ở chùa Phật Tích
(tỉnh Bắc Ninh cũ), các tấm phù điêu mô tả các nhạc công đánh
đàn cúng dường Đức Phật được biểu trưng chỉ bằng một hoa sen,
giữa một lá sen
là thuộc về thời kỳ nghệ thuật Phật giáo
đầu tiên này.
Mãi tới thế kỷ I sau Tây lịch, trường phái nghệ
thuật Gandhara mới bắt đầu mô tả Phật Thích Ca trong những bức
tượng hay tranh dưới dạng con người, Gandhara nằm phía Tây Bắc Ấn
Độ, ở thung lũng Peshawar, hiện thuộc Pakistan. Các nhà sử học nghệ
thuật cho rằng, trường phái nghệ thuật này của Ấn Độ chịu ảnh
hưởng của nghệ thuật cổ đại La Mã Hi Lạp. Aûnh hưởng của
trường phái này, về phía Bắc toả lên Afghanistan và Trung Á, còn
về phía Nam thì lan xuống Mathura và Amaravati.
Các chùa tạc trong vách đá và đặc biệt là hai
tượng Phật khổng lồ ở Bamiyan (miền Trung Afghanistan) đều thuộc
trường phái nghệ thuật Gandhara. Hai tượng Phật khổng lồ này, một
tượng cao 120 feet, tượng thứ hai cao 175 feet (một foot Anh dài bằng
30.40cm) như vậy, tính ra mét, thì một tượng cao 53 mét 34 và một
tượng cao 36 mét 5.
Khắp thế giới, không có tượng Phật hay tượng của
bất cứ thần linh nào cao đến như vậy. Trong cuốn "Tây du
ký", Huyền Trang có nói tới hai tượng Phật này với giọng
kính phục. Tuy nhiên, ông có phán xét sai về độ cao của hai bức
tượng : một tượng cao 42/45 mét và một tượng cao 30 mét. Có thể
ông chỉ ngắm nhìn và chép theo tài liệu tại chỗ. Ông cho biết là
nhân dân ở đấy tuy là miền núi cao, nhưng rất tín ngưỡng Tam bảo
là Phật Pháp Tăng, đồng thời cũng sùng bái và cúng dường các
thần linh khác. Chỉ tại Bamiyan có thể xem là địa đầu phía Tây của
con đường lịch sử Tơ lụa, có đến 10 tu viện Phật giáo với
nhiều nghìn tu sĩ.
Một câu hỏi : Vì sao trường phái nghệ thuật Gandhara
lại tạc những tượng Phật khổng lồ như vậy ?
Như đã nói, trong một thời gian dài từ khi Phật
nhập diệt cho tới giữa thế kỷ I trước Tây lịch, vì tôn trọng
Đức Phật như là bậc Thánh siêu nhân, siêu phàm, nên người ta
chỉ hình dung được Phật qua các biểu trưng như hoa sen, cây bồ đề,
bánh xe với con nai đứng cạnh, dấu chân với hai hình bánh xe nghìn
tăm
Do đó, khi các nghệ sĩ thuộc trường phái nghệ thuật
Phật giáo Gandhara bắt đầu mô tả Phât Thích Ca dưới dạng người,
họ có xu hướng tạc ra những tượng khổng lồ, để cho phần nào
tương xứng với tư cách siêu nhiên của Phật.
Đáng tiếc là theo những tin tức mới nhất, hai
tượng Phật khổng lồ ở Bamiyan đã bị phe Taliban phá hủy. Thật là
một mất mát lớn cho nền văn hóa và nghệ thuật thế giới. Vì
đó là những tác phẩm nghệ thuật, không thể có phiên bản thứ
hai ! André Malraux, nhà văn hoá lớn của nước Pháp, gọi các công
trình nghệ thuật tôn giáo lớn như là những công trình nghệ thuật
giá trị toàn cầu. Những công trình nghệ thuật mô tả cái thiêng
liêng và như Malraux nói : "là thuộc về tất cả mọi nền văn
minh trong không gian cũng như trong thời gian "
celui de toutes
les civilisations, aussi dans lespace que dans le temps
)
(Xem Malraux La Metamorphose des dieux. Le surnaturel.
Gallimard. P.3)
Để mất hai pho tượng Phật ở Bamiyan, chúng đã để
mất hai công trình nghệ thuật giá trị toàn cầu !
Lạ thay ! Kinh Coran, bài 2 (souriate 2), câu thơ 256 viết : "Không
được áp đặt trong tôn giáo".
Chúng ta chỉ có thể hiểu được hành động lạ lùng
của vị giáo chủ số một của chính quyền Taliban như là một hành
động chính trị thay vì một hành động tôn giáo, vì nó ngược lại
tinh thần của bài souriate 2 của kinh Coran.