Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
THAT LUÔNG: KỲ QUAN PHẬT GIÁO
Kiêm Đạt

  

Á Châu là nơi phát sinh, phát triển Phật Giáo. Tuy trải qua nhiều cuộc thăng trầm cũng như phân hoá, tuy nhiên, vẫn lưu lại nhiều công trình kiến trúc lớn lao: Borobudur tại Indonesia, Angkor, Pagan tại Kampuchia, Chùa Vàng tại Thái Lan, Sanchi, Bồ đề Đạo Tràng tại Ấn, Potala tại Tây Tạng, Đôn Hoàng tại Trung Quốc, That Luông tại Lào.

Về That Luông, truyền thuyết Phật Giáo có kể lại rằng:  Vào năm 326 Phật Lịch thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên) năm nhà sư người Lào là Phạ Maha Lattanathela, Pha Maha Chumlalattatnathela, Pha Maha Suvannappasathatthela, Phạ Maha Chunlaxuvannapasathatthela và Pha Maha Xangkhavixatthela sau khi du học tại Ấn Ðộ trở  về nước, họ có mang về chiếc đầu gối của đức Phật.

Năm vị sau nầy đến Mường Vientiane và thuyết phục Châu Mường là Chămthabuli Paxitthisac cho dựng That Luông để  cất giữ xá lợi của Phật. Châu mường vui sướng nhận lời và cho dưng lên ngôi tháp Ðại Phật Tích (That Luông).

Trong những công trình kiến trúc vĩ đại nhất của  vùng Ðông Nam Á, thì That Luông tiêu biểu cho nền kiến trúc và điêu khắc cổ của xứ Lào (tên cũ là Lang Xang). That Luông theo nghĩa tiếng Lào là “Ngôi tháp vĩ đại”, được xây dựng trong tời kỳ lịch sử đáng ghi nhớ của đất nước Lan Xang, thời trị vì của nhà vua Xệt Tha Thi Lạt.

Vào năm 1911, trong khi nghiên cứu về That Luong, nhà khảo cổ học Henri Parmentier người Pháp đã phát hiện ra khối cong chính của ngôi tháp đã chùm lên và che lấp một ngôi chùa cổ.

Xệt Tha Thi Lạt là vị vua trẻ tuổi tài ba, một trong những đấng minh quân của dòng họ Pha Ngừm. Con cháu Pha Ngừm dược kế thừa ngôi vua của đất nước nầy. Cha của Xẹt Tha là hậu duệ đời thứ tám của Pha Ngừm, được thừa kế ngôi vua bên vợ là vua của nước Lan Na (một trong những tiểu quốc của Tày-Thái).

 Sau nầy, ngôi của hai nước được truyền lại cho Xệt Tha Thi Lạt.

Việc cáng đáng một lần cả hai ngôi vua cách xa nhau hàng trăm dặm đã gây nên nhiều khó khăn cho nhà vua trẻ. Do những tranh chấp  về quyền lực mà một số nhân vật trong phe Cựu hoàng đã kết thân với nước Miến Ðiện để mượn tay nước nầy tôn phò nữ hoàng Chi Ra Pa Tha – dì ruột của vua Xệt Tha Thi Lạt – lên ngai vàng một cách dễ dàng.

Cũng từ đó, quân Miến Ðiện đã không ngừng tấn công xâm phạm lãnh thổ của Lan Na và Lan Xạng. Quốc Vương Xệt Tha Thi Lạt đã tiến hành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, tổ chức quân đội.

 Cùng với việc dời kinh đô đến Luang Prabang về Vientiane, một loạt những công trình kiến trúc lớn và đẹp nhất đã được xây dựng, trong đó, đứng đầu là That Luông.

That Luông được xây dựng trong suốt ba năm 1563-1566, trên nền của một ngôi chùa cũ  vách thủ đô Vientiane chừng hai cây số. Ðây là một trong những ngọn tháp lớn nhất của đất nước Lào, với diện tích đánh là 90m X 90m, cao 45m. Khối trung tâm có đế là một đài sen hình vuông với những cánh vàng nở tung ra bốn phía.

Trên đài sen là một bệ cao, cũng xây theo hình vuông và cấu trúc theo dạng từng lớp, lớp dưới là những nấc vuông, càng lên cao càng nhỏ lại rồi phình ra, thành một gờ nổi lớn, làm thành giá tựa cho khối hình quả bầu thon thả ở trên.

Miệng của quả bầu đỡ một tháp nhỏ, có đỉnh nhọn vút lên nền trời xanh thẳm. Toàn bộ khối trung tâm nhuộm một màu vàng rực rỡ. Theo truyền thuyềt thì xưa kia khối nầy được lợp bằng vàng lá.

Khối đỉnh được dựng trên một nền cao to, có bốn mặt cong như hình bán cầu, bề mặt trơn láng, phủ một màu trắng xoá. Bao quanh khối cong đó là 30 ngọn thạt nhỏ màu  vàng có hình dáng tương tự như khối đỉnh bên trên.

Những thạt nhỏ nầy được đặt lên trên một bệ hình chóp cụt màu trắng, bốn thạt ở bốn góc cao hơn so với thạt bên cạnh. Trên mặt các thạt nhỏ có ghi những câu “Ba La Mật” (Paramita), bằng tiếng Pali.

Chung quanh các thạt nhỏ là hồi lang vuông, có lan  can baoi bọc ở phía ngoài. Trên dãy lan cao có 228 hình lá nhọn, giữa mỗi lá có một khám nhỏ, trong có đặt một pho tượng Phật đứng. Mỗi mặt lan can có trổ một ô cửa hình cánh cung, trên vòm có trang trí hình tháp nhọn. Ở bốn góc của lan can cũng có bốn tháp nhọn và cao.

Hồi lang tiếp theo  cũng được trang trí tương tự như thế, nhưng trên bốn trục chính, còn có bốn ngôi đền với dãy tam cấp được trang trí hình thủy quái Maccara và rắn thần Naga.

Toàn bộ ngôi tháp dược ngăn cách với không gian  chung quanh bằng một dãy hồi lang  vuông lớn như một cái sân, có tường cao bao bọc và có bốn cổng. Những tường hồi lang của Thap Luông đều được tô màu xám.

That Luông là mô hình  tháp Phật Giáo có nguồn gốc từ Ấn Ðộ, là hình ảnh  tượng trưng cho ngọn núi Tu Di (Meru), mà đỉnh trung tâm chính là đỉnh thần sơn Meru.

Các tháp nhỏ bao quanh là những vòng núi, những bậc tam cấp có hình thủy quái là đại dương. Ðây cũng là hình ảnh của cõi Niết Bàn, mà những vị sư Phật Giáo Tiểu thừa mường tượng ra khi thiền định.

Phật Giáo Tiểu Thừa quan niệm rằng: Niết bàn là nơi giải thoát con người khỏi ba loại khổ gắn liền với ba cõi: dục giới, sắc giới và vô sắc giới, nhằm đạt đến trang thái vô tướng (anamitta) và siêu thế giới. Ba vòng hồi lang của That Luông là hình ảnh của tam giới và khối trung tâm chính là siêu thế giới.

Theo những bộ kinh sách Tiểu Thừa Phật Giáo, như tập “Túc Sanh Truyển” (Jataka) và kinh Mahaboahivamsa, thực hành 10 hạnh Ba La Mật là con đường duy nhất tác thành Phật (Buddha Kàraka). Mười hạnh đó là: Bố thí, Giới, ly dục, trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nhục, sự thật, phát nguyện, từ bi, hỹ xả.

Cấu trúc mô hình của That Luông kết hợp với tỉ lệ phân bố hài hoà giữa những đường nét và màu sắc, tạo ra cho ngôi tháp nầy có một sắc thái kiến trúc riêng của Lào khá đặc biệt của vùng Ðông Nam Á.

Hình dáng cao  vút như mũi tên của đỉnh That Luông không làm cho nó tách rời, mà lại còn hoà nhập vào khối trung tâm, như một thể hoàn chỉnh, mặc dù nó gợi cho người xem phảng phất hình bóng của các tháp Thái Lan trong triều đại Ayuthya ở vào thế kỷ 15 đến thế kỷ 18.

Khồi thân hình bán cằu của tháp thoạt trông có vẻ quy mô, bề thế, giống như tháp Sanchi của Ấn Ðộ, nhưng cái khối lớn lao ấy lại được bao bọc bởi ánh hào quang của một  vòng tháp vàng rực rỡ, làm cho nó giống như cái nhụy nổi của một đoá hoa thần tiên kỳ lạ.

 Cuối cùng là chân tháp với những vòng hồi lang liên tiếp và các tháp nhỏ chung quanh  nhác trông như  hình Kim tự tháp nhiều bậc thường thấy ở những tháp Miến Ðiện, nhưng các hồi lang của That Luông có vẻ rộng rãi, phóng khoáng hơn.

 Tất cả những hình ảnh ấy càng trở nên sinh động hơn,  ấn tượng hơn, bởi các sắc màu phủ lên chúng: màu vàng chói chang như nắng, hừng hực như lửa của vòng thạt nhỏ bao quanh, màu trắng xoá như tuyết của khối bệ ở dưới và màu xám thâm trầm, uy nghiêm của các nền tường hồi lang, đã làm cho That Luông thật uy nghi, gợi cảm và thanh nhã.

That Luông được đánh giá như một công trình văn hoá mang tính tôn giáo sâu sắc, biểu tượng cho trí tuệ và óc sáng tạo của người dân Lào. Hàng năm, cứ vào mùa trăng tròn tháng mười một dương lịch, hội That Luông được tổ chức và kéo dài suốt 3 đêm với những nghi lễ long trọng: mở đầu là lễ Tắm Phật, Lễ Dâng cơm, Lễ Cầu phúc, giảng kinh... cuối cùng là Lễ Rước nến.

Trai gái già rẻ thắp nến dâng hoa quang That. Họ cầu xin Phật Trời ban cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trong tâm linh của mỗi người dân Lào, lúc nào cũng sáng bừng lên ngọn lửa vàng cuồng nhiệt mà That Luông đã đốt lên từ những ngày hào hùng xa xưa của tổ tiên họ.

Ngày nay, nhân  dân Lào vẫn nhớ đến những hình ảnh đẹp đẽ của Xẹt Tha Thi Lạt - nguời anh hùng đã mở ra những ý tưởng để That Luông trở thành hiện thân của dân tộc Lào.

Một bài viết khác của nhà khảo cổ học, G. Coedes, đã viết về ngôi tháp danh tiếng nầy như sau:

“That Luông  là ngôi tháp lớn  chứa dựng thánh tích  Phật Giáo tại thủ đô  Vạn Tượng (Lào). Theo  những nguồn sử liệu  ghi chép lại đến ngày  nay thì vua Setthathilat  của Vương quốc Lan  xang, sau khi dời  đô từ Luang  Prabang về Vạn  Tượng năm 1566,  đã cho xây dưng That Luông trên một ngôi chùa  cũ cách Van Tượng vào hai cây số. 

“That Luong là một công trình đồ sộ gồm một tháp lớn hình qủa bầu,  đặt trên một cái đế là một  đài sen hình vuông với những cánh sen nở tung  ra bốn phiá,  bên dưới là  một cái bệ  khổng lồ hình bán cầu, nhưng lại tạo thành bốn múi có đáy vuông.

 “Trên miệng quả bầu đỡ một ngọn  tháp, chóp nhọn của ngọn tháp  được chát vàng và bốn  mặt cong  của tháp thì được  quết sơn trắng xoá,  trông ngọn tháp rất rực  rỡ. tất cả  nằm trên một  nền cao ba  bậc, có tường  bao  chung quanh.

 “Ngoài  cùng là một đường hành lang  có mái, giới hạn cho khuôn viên  vuông vức và rộng lớn của  That Luông với bốn cửa vào nằm chính giữa mỗi mặt.  Tháp chính  hình quả bầu không  phải đứng một mình,  mà đứng giữa  một khu có 30 tháp nhỏ bao  chung quanh.

“Các tháp nhỏ nầy có hình  dáng tương tự  như ngọn tháp ở giữa, đỉnh  các tháp nhõ cũng được  chát vàng  và thân tháp  quét sơn trắng.  Tuy kích thước  của các  tháp đều gần  bằng nhau, nhưng bốn tháp  ở bốn góc có bệ  cao hơn  nên nhô  cao hơn một  chút so với  các tháp nhỏ  bên cạnh.

 “Ở  mặt chính của  các tháp nhỏ  có ghi một  câu kệ Phật  Giáo, viết bằng tiếng Pali.  Chạy quanh các  tháp nhỏ là hồi lang vuông  rộng lộ thiên, có lan can cao ở phía ngoài.   Trên dẫy  lan can là 228 hình lá nhọn, giữa  mỗi lá có một khám nhỏ,  trong đặt tượng Phật đứng, nhỏ, bằng đất  nung. Mỗi mặt lan can có trở một ô cửa hình cánh cung và bên trên  có trang trí  hình tháp nhọn.

 Trong bốn cửa,  cửa phía  đông là cửa  giả, còn ba cửa kia có tam cấp dẫn xuống khu hồi lang bên dưới. Ở bốn góc lan can cũng có bốn tháp nhọn, cao;  hồi lang tiếp  theo ở phía dưới rộng  hơn và có hai bậc.  Lan can bao quanh cũng được  trang trí ở trên các hình lá  nhọn và tháp ở góc.

“Trên bốn trục chính có bốn ngôi đền nhỏ lợp bằng bộ mái ngọn hai lớp làm  cổng thông giữa hồi lang với  khu sân rộng bên dưới.

 Mỗi  đền cổng  đề có  dãy tam  cấp trang  trí bằng  hình quái vật  Makara hay hình rắn Naga.  Ngôi tháp được  ngăn cách với không gian bên  ngoài bằng một dãy  hồi lang vuông  lớn lộ thiên như cái sân,  có tường bao bọc chung  quanh và có bốn cổng.

“Các tường  hồi lang của That Luong đều được  tô màu xám.  That Luong  cũng như các tháp  Phật Giáo ở các  nơi khác, là hình ảnh tượng trưng cho hình núi vũ  trụ Tu Di (Meru): đỉnh trung tâm  là núi thần  Meru; các tháp nhỏ bao quanh  là các vòng núi; những bậc tam cấp hình thủy quá Makara  và rắn Naga biểu trưng cho nước  của Đại  Dương. 

“Theo quan niệm  của Phật Giáo Tiểu  Thừa mà người  Lào tôn thờ, thì  chỉ có một đức Phật duy nhất  trên cõi Niết Bàn  (chứng quả ở  tháp chính hay trên ngọn núi  thần Meru; những nhà  tu hành chứng quả cũng chỉ đạt  đến A La Hán (Arahat) (chứng quả  ở các tháp nhỏ có ghi câu kệ Ba La mật). Ba vòng hồi lang là hình ảnh tam giới (dục giới, sắc giới,  vô sắc giới) mà những người tu  hành phải trải qua. 

Cấu trúc mô hình của That Luông tuy là mô hình tháp Phật có nguồn  gốc Ấn  Độ, nhưng được  kết hợp với  tỉ lệ phân  bố hài hoà  giữa những đường nét và màu sắc đã tạo cho ngôi tháp nầy có một sắc thái  riêng của  nước Lào, không  giống như những  ngôi tháp Phật  Giáo khác ở Ấn Độ hay tại vùng Đông  Nam Á. Kiến trúc đồ sợ và độc đáo của That Luông  đã thể hiện tài năng sáng  tạo của người Lào sống cách đây 450 năm...”

 

Sách tham khảo:

Annual Report, Archeological Survey of Laos – Calcutta - 1915

The Art and Architecture of Laos  - B. Rawland – 1954

La Sculpture de That Luong – J. P. Vogel – Paris – 1930

The Art of Indian Asia – H. Zimmer –USA, 1955

Towards That Luong – H. Wales , London - 1937

 

 http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/thatluong_kyquanPhatgiao.htm

 


Vào mạng: 1-6-2007

Trở về mục "Phật giáo năm Châu"

Đầu trang