Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
DIỄN ĐÀN “ ĐI THEO DẤU CHÂN NGÀI HUYỀN TRANG ĐI THỈNH KINH"

Nguyễn Văn Thành

12/ 3 Bis Kỳ Đồng, P.9, Q.3. TPHCM

            Theo chinataiwan.org đưa tin, ngày 21/04/2006 vào lúc 9h sáng tại tổ đình chùa Quang Hiếu ở Quảng Châu đã long trọng tổ chức diễn đàn giao lưu văn hóa quốc tế: “ Đi Theo Dấu Chân Ngài Huyền Trang Đi Thỉnh Kinh”. Đến dự có các hiệp hội Phật giáo, các tăng nhân ở Trung Hoa đại lục và eo biển Đài loan. Về phía chính quyền có ông Diệp Tiểu Văn cục trưởng cục tôn giáo quốc gia và các quan chức tỉnh và địa phương. Hoạt động đã chọn ra hai tăng nhân. Tăng nhân Minh Hiền ở chùa Chân Như ( Giang Tây) và tăng nhân Tuệ Khoan đại diện chư tăng Phật Quang sơn ( Đài Loan) để hai bên công khai bày tỏ quan điểm của mình.

Đi theo dấu chân ngài Huyền trang đi thỉnh kinh là bản lề quan trọng của năm 2006 “ quan hệ láng giềng Trung-Ấn”. Hai tăng nhân sẽ theo con đường của ngài Huyền Trang đã đi mà du hành 4 tháng để đến Ấn Độ. Hoạt động này để “ viết về con người Tây du ký của thế kỷ 21 hôm nay”. Hoạt động này để nêu cao giá trị tinh thần “ hòa bình, đoàn kết và hòa hợp…” thông qua tư tưởng hòa hợp của Phật giáo để gởi gắm tiêu chí “ dĩ hòa vi quí; hòa hợp chứ không hòa tan…” vốn đã khắc sâu vào văn hóa truyền thống Trung Hoa. Tăng nhân Minh Hiền lấy một chút nước ở sông Hoàng hà, một chút đất ở lăng Hoàng đế hòa trộn vào nước ở đàm Nhật nguyệt và đất ở núi A-lý do tăng nhân Tuệ Khoan mang từ Bảo đảo. Hoạt động này nói lên sự kết dính từ “ đất và nước” của Trung Hoa đại lục và eo biển Đài Loan, để hai bên hãy nắm tay ta nhau để hợp tác và cùng phát triển.

Sau đó ban tổ chức sẽ dùng những “ nguyên liệu” hòa hợp này mà tạc ra tượng Huyền Trang. Một tượng để lại Trung hoa, một tượng làm quà tặng đồng bào Phật tử  Đài Loan, một tượng làm lễ vật mang đến Ấn Độ kèm theo hai tác phẩm Đại Đường Tây Vức ký và Lục Tổ Đàn Kinh được viết bằng thư  pháp. Việc làm này nói lên quan hệ của hai nước vốn đã có xa xưa và sẽ muôn đời bền vững.

Tăng nhân Minh Hiền trả lời giới báo chí: “ Đời Đường, Phật giáo Ấn Độ phát triển khá rực rở. Cao tăng Huyền Trang vì cầu chân kinh mà không ngại nghìn trùng vạn lý đến Ấn Độ cầu kinh. Có thể nói rằng, ngài là một người đi tiên phong để đưa Phật giáo Trung Hoa phát triển. Hôm nay, môi trường tôn giáo ở Trung Quốc làm cho Phật giáo nước ta có tầm nhìn tráng lệ và phát triển hơn Phật giáo Ấn Độ. Ngày nay, việc mang những quà tặng như thế này đến Ấn Độ để giúp cho Phật giáo tại Ấn Đô tái phát triển. Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa trong việc giao lưu văn hóa hai nước”.

Còn tăng nhân Tuệ Khoan cho rằng: “ Cái nhìn của con người ngày nay về một “ Đường tăng” là nhút nhát và ốm yếu. Nhưng cái nhìn này và sự thật lịch sử thì có một khoảng cách quá xa. Ngài Huyền trang một mình một bóng đi qua sa mạc, băng qua Tuyết sơn, đi hơn 50 ngàn dặm để đến Tây trúc thỉnh kinh. Hình ảnh ngài thật quá vĩ đại,  một con người có tinh thần nghị lực cao, và hình ảnh ấy thật xứng đáng để chúng ta “ nặn lại” hình bóng ngài”.

Thư ký diễn đàn, ông Thạch Trung Diệu trả lời giới truyền thông: “ Hoạt động Đi Theo Dấu Chân Ngài Huyền Trang đi thỉnh kinh là đối thoại với Huyền Trang với con người hôm nay, đối thoại hôm nay và đời Đường. Xuyên qua con đường thỉnh kinh của ngài chúng ta thấy được con đường truyền thống văn hóa Trung Quốc. (…) Hoạt động này không chỉ là phát huy truyền thống văn hóa nước nhà hay gầy dựng lại tinh thần dân tộc mà còn nâng mức giao lưu văn hóa quốc tế thêm một mức tươi sáng hơn nữa: “quan hệ láng giềng Trung-Ấn”.

Cũng theo nguồn tin này cho biết, những ngày sắp diễn ra diễn đàn này, đài truyền hình Quảng Đông đã mở ra diễn đàn để lựa chọn tám người ưu tú để hộ tống hai vị “sứ giả” đến Ấn Độ. Ngày đi Tây Trúc, tám vị này ngồi trên xe, tay cầm cờ phướng dẫn đoàn cho hai tăng nhân “ Tây du ký” thời hiện đại.

Nguyễn Văn Thành lược dịch ( Theo chinataiwan.ofg)®

           

 

 

 

 

 

 

 

 

 Hai tăng nhân đang tiến hành nghi thức hòa trộn đất và nước

  

 

 

 

 

 


 

 

 

 http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/theodau_HuyenTrang.htm

 


Vào mạng: 8-7-2006

Trở về mục "Phật giáo năm Châu"

Đầu trang