Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
Một lịch sử lớn dậy từ những đổ nát của các tượng Phật ở A-Phú-Hãn
Trần Trúc-Lâm Việt dịch từ bài báo “From Ruins of Afghan Buddhas, a History Grows” của  
Carlotta Gall, The New York Times – Dec. 6, 2006.

 

Ảnh của Hiromi Yasui cho The New York Times

 Một hốc đá trống rỗng, nơi đã từng có một hay hai bức tượng đức Phật khổng lồ đứng, giờ điểm xuyết thung lũng Bamayan trang nghiêm

 

BAMIYAN, Afghanistan — Những hốc đá có thời chứa các tượng Phật Bamiyan khổng lồ giờ trống trãi trên mặt núi đá – một tiếng khóc thầm cho sự tàn phá dã man đối với thung lũng huyền thoại này và những quí vật một ngàn năm trăm năm tuổi, những tượng Phật đứng vĩ đại nhất một thời của thế giới.

 

Afghanistan’s Stone Buddhas 

 

 

At the Foot of Bamiyan 

 

 European Pressphoto Agency

Tượng Phật phía tây đứng cao 180 bộ, lớn nhất trong hai tượng (tượng kia ở phía đông), tồn tại từ năm 554 TL. đến tháng ba năm 2001 khi bị bọn Taliban phá hũy.

Đúng vào tháng ba năm 2001, vào thời cao điểm quyền lực của bọn Talaban và nhóm bảo trợ Al-Qaeda ở Afghanistan, đám lính đã đặt chất nổ dưới bệ và hai vai của hai tượng Phật rồi cho nổ tung thành mảnh theo giáo lệnh (của Hồi giáo) “hạ bệ thần linh của kẻ vô đạo”. Cả thế giới bàng hoàng, hành động điên rồ này đã bộc lộ những kinh hoàng ghê tỡm của chính quyền cực đoan Hồi giáo. Ngay cả thời Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan), kẻ đã làm tan hoang các phố thị dân cư của thung lũng vào thế kỷ thứ 13 cũng còn không chạm đến các tượng Phật này.

Năm năm sau khi bọn Taliban bị phế, những thánh tích Phật giáo lại trở thành đề tài thảo luận: Có thể nào tái tạo các tượng Phật vĩ đại? Và, nếu được thì làm sao biện minh cho một sự đầu tư lớn lao vào một đất nước khập khiển bởi nghèo đói và sự nổi loạn liên tục của Taliban ở phía nam, và sau rốt trong một xứ toàn là dân Hồi giáo?

Thung lũng (Bamiyan) nằm về phía tây bắc của Kabul 140 dặm, nơi mà vào thế kỷ thứ 6 đã có hàng chục ngàn người chiêm bái lũ lượt đến lễ lạy ở những đền thờ và tu viện, và toạ thiền trong những hang đá, nay lại là mối quan tâm quốc tế.

Vào năm 2003, Liên Hiệp Quốc đã xếp hạng những tàn tích Bamiyan là một vùng Di sãn Thế giới, nhưng đồng thời cũng liệt kê vào loại đang bị nguy hại vì tình trạng mong manh của chúng, dễ bị cướp phá và áp lực của sự bung mở xây dựng và du lịch sau thời kỳ Taliban. Nhiều nổ lực cấp thiết đang tiến hành để chấn chỉnh những phần còn lại của điêu khắc vách núi đá và bích họa hang động.  

Đồng thời các nhà khảo cổ lại muốn nhân cơ hội này khi các tượng Phật đã mất để thăm dò và khám phá thêm những phát hiện mới – và lần theo các cổ tích về một tượng Phật ví đại thứ ba, có thể được chôn vùi giữa hai tượng đã bị phá hũy.

Ông Kasaku Maeda, nhà sử học Nhật bản đã từng nghiên cứu Bamiyan trên 40 năm bảo: “Lần đầu tiên, lịch sử Bamiyan đang bắt đầu được làm rõ, theo nghĩa cụ thể, qua những công việc bảo tồn và đào tìm những di chỉ khảo cổ,” 

Unesco đang giám sát một chương trình tu bổ khẩn cấp những hốc đá trong vài năm qua, lôi kéo được những toán khảo cổ và bảo tồn trên toàn thế giới. “Địa điểm này đang bị nguy cơ,” Masanori Nagaoka, một chuyên gia trong chương trình văn hoá tại văn phòng của Unesco ở Kabul đã tuyên bố.

Gedeone Tonoli, một kỷ sư người Ý về đường hầm cũng đang giám sát một công tác khẩn: làm kiên cố những vết rạn trên mặt vách đá. Một buổi sáng hai nhà leo núi Ý đu lơ lững trên chỏm của hốc đá từng chứa tượng Phật phía đông cao ngất ngưỡng 125 bộ, nhưng còn bé hơn tượng kia. Vách đá sau tượng đã được ôm bọc bởi nhiều lưới sắt, vậy mà vẫn thĩnh thoảng rung rinh vì đá hay sõi rơi xuống. Một vết sẹo lớn in dấu trên vách bên trái nơi thuốc nổ đã xé toạt một bên của hốc đá đe dọa cả vách núi.

Vách bên phải đã ổn định hai năm qua nhờ những thanh sắt neo lại cùng với hàng tấn bê-tông được bơm vào các đường nứt. Những tấm kiếng nhỏ đã được gắn vào đá, và nhiều bộ phận cảm biến được nối với một máy vi tính để theo dõi từng địa chấn trong núi đá. Tonoli bảo: “Trước đây, ta có thể nhìn thấy trời xanh và bầy chim ra vào.”

bệ của một thời tưng Phật lớn cao 180 bộ, công nhân đang hốt dọn đá vụn do chất nổ để lại. Những nhà phục chế người Đức thuộc Ủy ban quốc tế về Đền đài và Phế tích đã trãi qua hai năm trời cẩn thận gạn lọc từ những mãnh vở của hai tượng Phật, dùng cần cẩu nâng lên những tảng lớn nhất – nặng đến 70 hoặc cả 90 tấn – rồi cẩn thận che phủ cất giữ bởi đá mềm dễ rã dưới mưa và tuyết. Những mãnh đá nhỏ hay đống vụn cũng được gom lại cẩn thận bên cạnh.

Những báo cáo cho là Taliban đã chở hơn 40 xe tải đá từ các tượng đem bán đều không đúng, Edmund Melz, một nhà phục chế nói. “Từ thể tích (đá) chúng tôi nghĩ là chúng tôi có toàn bộ.” Tuy vậy, ông ta nói thêm rằng chỉ còn 60 phần trăm là đá, phần còn lại thành bụi do chất nổ.

Cái oái oăm là từ sự phá hủy của các tượng Phật lại giúp cho các nhà khảo cổ trong sự nghiên cứu. Ví dụ việc định vị carbon các mãnh trát vữa thạch cao trên tượng Phật đã cho thấy tượng bé đã được tôn tạo vào năm 507, và tượng lớn vào năm 554. Những ước tính trước kia đã sai khác đến hơn 200 năm.  

 

Ảnh của Hiromi Yasui, The New York Times

 

Một bích họa bên trong một trong vô số hang động trên vách núi.

 

Afghanistan’s Stone Buddhas 

 

At the Foot of Bamiyan 

Các tượng Phật vốn chỉ được đẻo vào đá một cách thô sơ rồi được tô lên một lớp trát vữa trộn với rơm và lông ngựa, uốn nắn thành những nếp gấp của các chiếc áo choàng, rồi được sơn màu rực rữ. Công nhân đã thu hồi gần ba ngàn mãnh của lớp trát vữa, một số còn dính màu sơn, cũng như những chốt gỗ và dây buộc quanh thân tượng để giữ trát vữa dính với tượng. Khí hậu khô của Afghanistan và bề sâu của các hốc đá đã giúp bảo vệ cho các bức tượng và bảo tồn được chốt gỗ và dây buộc.

Bức tượng Phật lớn đã được sơn màu đỏ son và bức tượng nhỏ thì nhiều màu, Melzl bảo.

Ông ta thêm vào, phát hiện hứng thú nhất là một hòm thánh tích chứa ba chuổi hạt bằng đất sét, một chiếc lá, những dấu ấn bằng đất sét và nhiều phần của một bản kinh Phật được viết trên võ cây. Người ta nghĩ là chiếc hòm này đã được đặt trên ngực của bức tượng Phật lớn rồi được phủ trát vữa vào khi đang tôn tạo tượng.

Những mãnh này đã được cất giữ cẩn thận trong khi công tác chính vẫn tiến hành: tập trung lại tất cả những mãnh vụn để chính phủ Afghan và các nhà chuyên môn có thể quyết định phải làm gì. Có nhiều kêu gọi nên tái dựng lại các tượng Phật, nhất là từ phía người Afghan bởi nhờ thế mà thu hút được nhiều du khách và làm một việc sám hối. Unesco thì khuyến cáo rằng với Bamiyan muốn giữ nguyên trạng Di sãn thế giới thì không nên xây dựng thêm mà chỉ bảo tồn. Tuy thế Michael Petzet, chủ tịch của Ủy ban quốc tế về Đền đài và Phế tích nói việc chọn lựa trưng bày 200 tấn đá thu hồi trong một viện bảo tàng cũng chẳng phải dễ thực thi,  

Một cách phục chế có thể được Unesco và các chuyên gia chấp nhận là anastylosis (hàn gắn tượng), thường đã được áp dụng trong các đền đài Hy – La, theo đó những khối vỡ gốc sẽ được ráp lại và được kết dính sơ sài với vật liệu mới. Michael Urbat, một nhà địa chất học ở Đại Học Cologne đã phân tích những mãnh của tượng Phật lớn và có thể tìm ra được lớp đá (thạch tầng) nào người ta dùng tạo tượng.

Nhưng ráp lại những khối nặng đến 90 tấn quả là rất khó; Melzl bảo Afghanistan không hề có cần cẩu nào đủ sức để nâng chúng lên cao được. Kế hoạch tái thiết mà tỉnh trưởng Bamiyan ước tính tốn đến 50 triệu đô-la, có thể trở thành vấn nạn chính trị trong đất nước Hồi giáo nghèo nàn này, nơi mà 10 phần trăm dân chúng còn đang cần trợ giúp lương thực.

Dù vậy, bà tỉnh trưởng Habiba Sarabi tán thành việc tái dựng các tượng Phật theo cách hàn gắn anastylosis, và rằng bà sẽ đề nghị chính phủ trung ương trao một yêu cầu chính thức cho Unesco. Giáo sư Maeda bảo ông ủng hộ ý kiến hàn ráp lại một tượng và để nguyên phần bị phá hoại của tượng kia để làm bằng chứng cho tội ác.

Chính quyền cũng chấp thuận đề nghị của nhà nghệ thụật Nhật Hiro Yamagata là sẽ dàn dựng một cảnh bằng âm thanh và tia laser phí tổn đến 64 triệu đô-la để chiếu phóng ảnh tượng đức Phật tại Bamiyan bắt đầu vào năm 2009, điện lực được cung cấp bởi hằng trăm máy quay gió, và còn có thể cung cấp điện cho dân cư trong vùng.

Trong khi ấy, việc bảo tồn những gì còn lại cũng còn nãn lòng. Giáo sư Maeda bảo 80 phần trăm bích họa, vốn bao quanh tường của các hốc đá, hang, động, đã bị bọn Taliban bôi xóa. Đám trộm cắp nghệ thuật cũng đã gây hư hại, chúng dùng dây leo lên những hang cao hằng trăm bộ trên vách núi và đục mất những mãnh trang trí có tiểu tượng Phật ngồi.  Một trong những món ấy tìm thấy mãi tận Tokyo, một nhà buôn bán đồ nghệ thuật nghi ngờ lai lịch bất chính đã trình cho giáo sư Maeda, và ông đã tìm cách thu lại được hơn 40 món đồ cỗ.

Ông bảo: “Một ngày nào đó tôi hy vọng chúng sẽ được trao lại cho Afghanistan.”

 Ông tiếp tục tìm tòi ở các hang động và giữa những tàn phá đã phát hiện được những niềm vui nhỏ. Trong một hang nơi ông đã khám phá ra lần đầu vào chuyến hành trình vào đây năm 1964, đã bị khói đen của cũi lửa che phủ nên bọn Taliban và trộm đạo bõ qua, đã cho thấy những bức vẽ đẹp về loài vật – một con sư tử và một con lợn rừng, một con khỉ, một bò và một con vật huyền thoại “phi ưng sư” đầu chim ưng thân sư tử có cánh (griffin)  - hiếm có trong nghệ thuật Phật giáo nhưng lại đặc trưng cho Bamiyan, nơi chịu ảnh hưởng chung của Ấn, Ba tư và Gandhara.

Trong khi chú tâm bây giờ đều đặt vào bảo quản, các chuyên gia biết rằng còn nhiều thứ cần được khám phá thêm. Ít ra đã có hai toán khảo cổ bận rộn trong cuộc tranh đua để tìm cho được bức tượng Phật khổng lồ thứ ba có thể nằm giữa hai bức tượng đứng.

Đại sư Đường Huyền Trang (Xuan Zang) đã viếng Bamiyan vào năm 632, không những chỉ mô tả hai tượng Phật đứng mà còn nói đến một ngôi đền không cách xa cung điện nhà vua đã có một tượng Phật nằm dài một ngàn bộ. Nhiều chuyên gia tin rằng nó nằm trên mặt đất và đã bị phá hũy từ lâu.

Nhưng hai nhà khảo cổ, Zemaryalai Tarzi của Afghanistan và Kazuya Yamauchi của Nhật bản đang bận rộn đào xới hy vọng tìm được bệ móng của nó. Tarzi, người đã đào được một tu viện Phật giáo trong năm nay, đã có thể tìm thấy được bờ tường của cung điện hoàng gia nh thế dẫn đến bức tượng Phật thứ ba. Ông ta định quay lại vào năm tới để tiếp tục đào xới.

 (Hết)

 http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/tuongPhat_PhuHan.htm

 


Vào mạng: 7-12-2006

Trở về mục "Phật giáo năm Châu"

Đầu trang