Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
BUỔI NÓI CHUYỆN CỦA THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH VỚI DOANH NHÂN
TẠI NHÀ HÀNG HOA SỨ - KHU DU LỊCH VĂN THÁNH TP. HỒ CHÍ MINH.

 

Nhu cầu học hỏi con đường tâm linh để tìm kiếm hạnh phúc, tìm kiếm một hướng đi thiết thực và lợi ích cho đời sống là một trong số nhu cầu quan trọng của đời sống con người. Nghe pháp thoại là một trong những nhu cầu tìm kiếm hạnh phúc của hàng ngàn trái tim người dân Việt Nam  đang hướng về thiền sư Thích Nhất Hạnh. Hạnh phúc lớn nhất là đuợc làm người, nhưng để giữ hạnh phúc được làm người ấy một cách bền vững là nương vào nhận thức “chánh kiến” đó là được nghe pháp thoại. Tiếp nối thông điệp tình thương của Đức Thế Tôn, cho nên chia sẽ pháp thoại là nhiệm vụ của người con Phật, những sứ giả của Đức Thế Tôn. Mang tâm nguyện tình thương bình đẳng không phân biệt đối tượng nghe pháp là thành phần nào trong xã hội từ vua quan cho đến thường dân, tôn giáo hay không tôn giáo ai cũng có nhu cầu hạnh phúc được nghe những bài học cao quí nhiệm mầu thăng tiến tâm linh. Vì thế vào lúc 16g 30 phút, ngày 16 tháng 3 năm 2007 (nhằm ngày 26 tháng 1, Đinh Hợi) Thiền sư Thích Nhất Hạnh dành một buổi nói chuyện chia sẽ với các doanh nhân Việt Nam tại khu du lịch Văn Thánh, Tp. Hồ Chí Minh, trong một khuôn viên rất khiêm tốn chỉ chứa được 800 người tham dự mà thôi.

Chương trình giao lưu với các doanh nhân chia 3 phần:

Trứơc hết, hứơng dẫn đi thiền hành và ăn cơm trong chánh niệm. Thiền hành là phương pháp thực tập thở ra, thở vào theo từng bứơc chân nhằm đem lại giá trị về trị liệu rất lớn. Thông thường các doanh nhân rất ít có cơ hội và thời gian tập đi những bứơc chân chậm rãi thảnh thơi, vì hằng ngày họ phải chạy theo các công việc trong giao lưu đối tác làm ăn quên cả chính mình. Hôm nay là ngày hạnh phúc nhất giúp họ cơ hội buông bỏ hết mọi công việc lo toan trong công ty để  thực tập và thửơng thức cảm giác hạnh phúc, và năng lượng chuyển hoá trong khi đi thiền hành và ăn trong tỉnh thức.

Bài pháp thoại diễn ra sau đó với đề tàiĐời sống thương gia dưới cái nhìn Phật giáo” trong thời gian 30 phút. Nhằm giúp cho các doanh nhân phương pháp thành đạt, hạnh phúc trong kinh doanh bền vững dưới cái hình Phật giáo. Môi trừơng kinh doanh là chiến trừơng, là cạnh tranh, là thủ đoạn, bản chất kinh doanh là lợi nhuận để tồn tại. Thông qua bài pháp thoại sẽ giúp cho các thương gia có cái nhìn và hướng mới trong việc phát triển nền kinh tế của đất nứơc.

Không khí có vẽ sôi động hơn lên đó là phần phát biểu cảm xúc và phần câu hỏi trực tiếp của các thương gia, của các giới trí thức như: Một người hỏi về bộ phim Đừơng Xưa Mây Trắng, một mục sư đạo Công giáo hỏi về  thuyết Định Mệnh, số phận, tức là Phật giáo có chấp nhận số phận hay không và Thương gia hỏi cách thức cúng kiến khi khai trương trong doanh nghiệp như thế nào cho đúng pháp. Ngoài ra còn có khoảng 300 câu hỏi ghi trên giấy gởi đến Ban tổ chức. Vì thời lượng có hạn, cho nên chỉ chọn ra một số câu có nội dung nhiều người hỏi giống nhau để trả lời chẳng hạn như: Bản chất kinh doanh là tham vọng, vì lợi nhuận. Nếu thực tập thở và vui cười thì sao tồn tại, và có giải quyết mâu thuẫn giữa qui y Phật giáo và qui luật cạnh tranh trên thương trường….

Cuối cùng, là một tiết mục bán đấu giá tranh Thư Pháp của Thiền sư và tặng quà lưu niệm.

Bức tranh đưa ra giá khởi điểm 5 triệu đồng từ ngày 26/3 cho đến ngày cuối cùng niêm yết là ngày 30 tháng 3. Toàn bộ số tiền từ việc bán đấu giá này sẽ tặng cho quỹ Khuyến học Báo Tuổi Trẻ.

Quà lưu niệm Ban tổ chức tặng cho các thương gia bao gồm các quyển sách như: Nói Với Tuổi 30 (1964); Tình yêu- Tuổi trẻ - Lý tưởng; Tương lai văn hoá Việt Nam (1884); Chỉ Nam Thiền Tập.

Lần đầu tiên tại Việt Nam được phép tổ chức chia sẽ pháp thoại chia sẽ với doanh gia sau năm 1975 là một hạnh phúc lớn trong niềm hân hoan thoả mãn của nhiều người mong đợi. Nhu cầu học hỏi giáo lý đạo Bụt (Buddha), nhu cầu thăng tiến tâm linh, nhu cầu trở về cội nguồn tâm linh là điều không thể thiếu trong tâm thức tiềm ẩn của ngừoi dân Việt Nam nói riêng và mọi người trên thế giới nói chung. Chúng tôi thiết nghĩ nếu chính phủ cho phép và mở ra nhiều cơ hội hơn nữa cho Phật giáo Việt Nam, thì chắc chắn đất nứơc Việt Nam sẽ vượt qua các khó khăn trong giai đoạn chuyển tiếp đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Với vai trò giáo dục của Phật giáo sẽ mang lại nhiều giá trị nhân văn, đạo đức, mang lại hạnh phúc tâm linh cho đời sống người dân điều đó lịch sử đã chứng minh, cũng là phù hợp với đường lối, chính sách của nhà nứơc “Dân giàu, nứơc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”./.

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/pgvn/

 


Vào mạng: 16-3-2007

Trở về mục "Phật giáo Việt Nam"

Đầu trang