1. Sự phát triển văn hóa và văn minh của nhân loại
đã qua nhiều giai đoạn từ lúc con người ý thức mình là con người đến
hôm nay ý thức mình là một tập thể phải sống chung với nhau.Vậy, sau
khi qua những thời thần bí và thần thoại (mystique et mythologique),
thì đến thời tôn giáo (religieux) rồi qua thời siêu hình trừu tượng (métaphysique).Cách
mạng tư tưởng đã bắt đầu vào niên kỷ thứ 18, dẫn đến thời khoa học
ngày nay.Thế kỷ 21 thuộc thời khoa học sau hiện đại (période
scientifique post-moderne) với những phát minh độc đáo về khoa học, kỹ
thuật và con người.Đặc biệt về suy luận học là đã đến giai đoạn tổng
hợp các môn ngành, chẳng hạn không còn đối kháng triệt để giữa duy tâm
hay duy vật vì đây là hai khía cạnh của một biện chứng hiện tượng học
(dialectique phénoménologique), tức là biện chứng Âm Dương nếu nói
cách Á-đông.
2. Trong những phát minh hiện đại về tư tưởng, tâm
lý học là một lãnh vực học siêu ngành vì nói vị trí con người là cột
trụ và động cơ của tất cả sinh họat tinh thần, sức khỏe, xã hội, kinh
tế, thiên nhiên, khoa học… Và khi suy nghĩ ngược chiều lại, thì ngành
khoa học luận (épistémologie) nhận xét rằng Tâm lý học quốc tế ngày
nay bắt nguồn từ triết học Tây Phương, và triết học Tây Phương bắt
nguồn từ tôn giáo, đặc biệt là từ vùng Địa Trung Hải trên nền văn minh
Hy-lạp, La-tinh và đạo Công giáo.
3. Văn hóa là cách nhìn tập thể có hệ thống về quá
khứ, hiện tại và tương lai của một dân tộc để từng người một lấy từ đó
những nguyên liệu cần thiết hiểu mình và xây dựng cuộc sống riêng của
mình phù hợp với cộng đồng.
Vấn đề
toàn cầu hóa kinh tế, kỹ thuật và tài chánh hiện nay nêu rất rõ vai
trò của tâm lý học trong luồng gió phát triển văn hóa Tây Phương, và
đây đã là địa bàn va chạm với văn hóa những vùng khác.Ở Trung Đông là
với Hồi giáo ; và đối với văn hóa Á Đông là về quan niệm bản chất nội
tâm của con người nếu luận theo Phật học.
4. Bốn điểm có thể nêu lên giữa hai tâm lý Âu
và Á.
1.
Cái “ Tôi” là điểm trung tâm của con
người tây phương với những thuyết về cá nhân.Trong khi đó, Phật học
nhận định rằng cái “ bản ngã của Tôi” có và không có, đó như một cái
“ tôi không có tôi” (Vô Ngã - Antman).Thế thì ai là ai, ai là người
yêu, và ai đi lao động ? sống để làm gì, vì sao và cho ai ?
2. “ Đời là khổ” đây là một lời ta
thường nghe.Đối với tâm lý phương tây, mục tiêu của cuộc sống là hưởng
thụ.Thế thì hưởng đến đâu, thiếu cái gì ? nếu ta không ra khỏi vòng
lẫn quẩn hàng ngày của Luân Hồi ?
3. “ Đạo đức là trách nhiệm”.Tâm lý
Tây phương nói : tôi chỉ có trách nhiệm đối với tôi, và trước pháp
luật và có khi trước Chúa trời nếu tôi theo đạo Công giáo.Tâm lý Á
đông nói như nhà Phật : tôi có trách nhiệm trước cái “ Nghiệp”, một
cách để nói đến cái trách nhiệm trước Tổ tiên, Ông Bà và trước thế hệ
tương lai.Tâm lý Tây phương đang khám phá ý nghĩa của “ Nghiệp” (Karma).Đây
là một kế thừa vô hình của ngàn thế hệ chuyển đến cái tốt ngày nay cho
tôi và để tôi ngừa cái xấu xắp đến.Do đó, tôi có một trách nhiệm cao
cả sống tốt chung với cả loài người, cải tiến “ Nghiệp chướng” – tức
là thất bại – và tiếp chuyển cái tốt đó cho những thế hệ sau qua “ lập
nghiệp”, “ sự nghiệp”, “ công nghiệp”, v.v..
4. Phật giáo nói : “ Như Lai tạng”
là góc Phật có trong mọi người để tự mình sống cải tiến, hướng dẩn vốn
từ bi cho sống được như Bồ Tát trong khắc này hay phút sau.Khái niệm
này về giải thoát trong rộng lượng không có trong văn hóa Tây
phương.Bắt nguồn từ tâm lý Công Giáo chỉ định quan hệ án tội lỗi và
ràng buộc của người Con đối với Chúa, tâm lý Tây phương xây dựng cơ sở
lý thuyết sức khỏe con người và xã hội trên vấn đề “ tự do và quyền hạn
của Tôi” để trả lời câu giới hạn : thế nào là lỗi, thế nào là tội, để
tôi phát triển như ý tôi muốn.
5. Kết luận.
Hai chữ
Khoa-học và Nhân-văn là hai khái niệm phải đối chiếu nhiều với nhau và
đó không phải là hai hàng hóa mới vừa thu nhập mà đây là nhân quả của
cả một nền văn minh.Nền tảng Phật học rất hiện đại vì chính văn hóa
Tây phương cũng đang nghiên cứu để tự thay đổi và kết nạp vào văn minh
của họ.Do đó, Phật giáo là một cách sống cai trị mình, của người với
người và với xã hội.Và đây cũng là một ngành học tập mà kết quả cụ thể
nhất là giúp giữ gìn và nâng cao bản sắc đạo đức con người và dân tộc,
và có thể là một phương pháp điều trị tâm lý cho một số bệnh tâm thần,
một số bệnh xã hội và bệnh của xã hội.
Tài liệu (tiếng Pháp).
1. LUONG Can-Liem: Bouddhisme et
Psychiatrie.Paris, L’Harmattan, 1992.
2. LUONG Can-Liem: Psychothérapie
bouddhique.Méditation, Ethique, Liberté.Paris, L’Harmattan, 2002.
3. LUONG Can-Liem: Psychologie
politique de la citoyenneté, du patriotisme, de la
mondialisation.Paris, L’Harmattan, 2002.
4. LUONG Can-Liem: De la
psychologie asiatique.L’Humain, le Politique, l’Ethique.Paris,
L’Harmattan, 2004.
5. LUONG Can-Liem: Psychologie
transculturelle et psychopathologie.Occident-Asie orientale.(A
paraître).
Notes
[i]
Bác sĩ tâm thần, Tiến sĩ tâm lý học.
Giảng viên trường đại học Y Paris, Pháp.
Chủ tịch Hội Pháp-Việt Tâm-thần và Tâm-lý Y-học
http://www.buddhismtoday.com/viet/pgvn/hoithao_Phathoc_connguoi.htm