Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
BÀI VIẾT THAM GIA  HỘI THẢO QUỐC TẾ
“PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI:
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC”

***

 
 
“Ý NIỆM VỀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI”

 

 

Tóm tắt bài tham luận:

-------o0o-------

Từ vị trí của người Phật Tử Việt Nam sinh sống lâu năm tại Nhật Bản và Úc Đại Lợi xin có một số nhận định về CƠ HỘI và THÁCH THỨC đối với PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI.

Tinh thần bất bạo động: Thánh Mahatma Gandhi thường nói: Nếu bạo động cứ lấy mắt đổi mắt, răng đổi răng thì ôi thôi cả thế giới nầy sẽ là địa ngục mù lòa. Chúng ta có lý do để hy sinh cho tổ quốc hoặc cho một lý tưởng cao đẹp nhưng không có lý do gì để cướp đi mạng sống của đồng loại hoặc những loài khác. Ngài đã thành công trong công cuộc tranh đấu giành độc lập cho Ấn Độ trong tinh thần bất bạo động đó.

Sự thiêu thân của Bồ Tát Thích Quảng Đức đã và đang là ánh hào quang vô ngại soi rọi thấu suốt những nẽo vô minh tăm tối của con người.

Những cơ hội: Đức Dalai Lama, biểu tượng của lòng từ bi và khoan dung trong tinh thần Phật Giáo. Ngài thường nói: Các bạn nên cứu giúp mọi người. Nếu không có thể thì quý vị đừng nên gây tổn hại cho bất cứ ai.

Sự kiện trọng đại Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận “ngày Phật Đản là một sự kiện vĩ đại của nhân loại” đồng thời đứng ra tổ chức Đại lễ Phật Đản hằng năm, từ năm 1999 đến nay.

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã và đang tranh đấu cho hòa bình Việt Nam và thế giới. Thầy đã nói “Kẻ thù ta đâu có phải là người, giết người đi rồi ta ở với ai!”…Hòa Thượng Tinh Vân (người Trung Quốc) đã có công trong việc hiện đại hóa, áp dụng sự phát triển của khoa học kỷ thuật tiên tiến nhất vào các sinh hoạt Phật Giáo trên thế giới. Hòa Thượng Tuyên Hóa (người Trung Quốc) đã đem lại nếp sinh hoạt chung sống hài hòa không phân biệt Tôn Giáo, màu da hay chủng tộc. Pháp Sư Nikkyo Niwano (người Nhật Bản), nhà tranh đấu nỗi tiếng cho hòa bình thế giới và là nhà lãnh đạo Tôn Giáo thế giới rất được kính nể.

Giáo Hội Tăng Già Phật Giáo Thế Giới, Giáo Hội Liên Hửu Phật Giáo Thế Giới và nhiều tổ chức Phật Giáo thế giới khác cùng những thành tích mà Phật Giáo đã và đang tạo nhiều cơ hội tốt, tham gia tích cực giải quyết những vấn nạn nan giải của thế giới hiện nay.

Những thách thức: Phật Giáo đã và đang tích cực góp phần giải quyết những thách thức như chiến tranh, khủng bố và kiến tạo hòa bình, bảo vệ môi trưòng sống của hành tinh, vấn đề toàn cầu hóa, gải quyết nạn nhân mãn v.v..Những lãnh vực nầy Phật giáo đã phát huy đúng mức vai trò một tôn giáo lớn trên thế giới.Phật Giáo luôn luôn cứu giúp những nạn nhân bị hại bởi những thiên tai và những tai hoạ khác ở khắp mọi nơi, để làm vơi đi những nỗi thống khổ và bất hạnh của họ.

Từ những CƠ HỘI mà Phật Giáo đã và đang có, để thực hiện những THÁCH THỨC CỦA THỜI ĐẠI MỚI nầy, chúng tôi xin có những đề nghị như sau:

1/ Tổ chức “NGÀY HỘI ĐA VĂN HÓA, CHUNG SỐNG HÀI HÒA” .

2/ Thành lập “BAN ĐẠI DIỆN LIÊN TÔN GIÁO từng quốc gia và QUỐC TẾ” .

3/ Thành lập “Đặc san LIÊN TÔN GIÁO” tại mỗi quốc gia.

4/ Tổ chức “NGÀY KIẾN TẠO MÔI TRƯỜNG SỐNG” .

5/ Tổ chức “ĐẠI HỘI THANH THIẾU NIÊN PHẬT TỬ TẠI MỖI QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ”.

6/ Thành lập “TỔNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM” .

7/ Thành lập “CHÍNH ĐẢNG PHẬT TỬ TẠI CÁC QUỐC GIA CÓ ĐÔNG TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO”.

8/ Thành lập “QUỶ TỪ THIỆN PHẬT GIÁO” tại mỗi quốc gia và quốc tế .

9/ Thành lập thêm NHỮNG ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO và HỆ THỐNG TRUNG TIỂU HỌC BỒ ĐỀ tại Việt Nam.

10/ THAM KHẢO VÀ THỰC HÀNH NHỮNG ƯỚC NGUYỆN CỦA PHẬT TỬ.

Nếu dẹp bỏ bản ngã vị kỷ để tiến đến “NGUYÊN LÝ ĐỒNG NHẤT BẢN THỂ CỦA CUỘC SỐNG” theo tinh thần Vô Ngã, Bình Đẳng, Từ Bi, Trí Tuệ như lời Phật dạy thì chúng ta không còn lo có nạn chiến tranh, khủng bố, hay vũ khí nguyên tử nữa.

Nếu được như thế, nhân loại chắc chắn, vĩnh viễn sống trong hòa hợp, hòa bình, an vui hạnh phúc.

------o0o------
 

Ý NIỆM VỀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI

Lâm Như Tạng [i]

------o0o------

 

Sống trong xã hội Tây Phương trên 30 năm, chúng tôi thường nghe người ta nói về love (thương yêu), harmony (hòa hợp), multiculture (đa văn hóa), freedom (tự do), equality (bình đẳng), human rights (nhân quyền), democracy (dân chủ), plurality (đa nguyên)…

Những năm gần đây thường nghe nói về vấn đề globalization (Toàn Cầu Hóa).

Nhưng ít khi nghe người ta nói đến compassion (tình thương yêu rộng lớn), và tolerance (lòng khoan dung độ lượng).

Hiện nay trên thế giới tình trạng khủng bố, chiến tranh, kỳ thị chủng tộc, kỳ thị Tôn Giáo, phá hoại môi trường sống v.v… đã và đang diễn ra một cách tệ hại chưa có lối thoát.

Từ vị trí của người Phật Tử Việt Nam sinh sống lâu năm tại Nhật Bản và Úc Đại Lợi xin có một số nhận định về CƠ HỘI và THÁCH THỨC đối với PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI.

I -  NHỮNG TẤM GƯƠNG THÀNG CÔNG RỰC RỞ KHI ÁP DỤNG TINH THẦN BẤT BẠO ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO

A -   Thánh Mahatma Gandhi (1869 – 1948)

Nói đến Gandhi tưởng chúng ta cần nghĩ đến những cuộc tranh đấu bất bạo động và tinh thần hòa hợp khoan dung của Ngài.Kết quả là đường lối tranh đấu bất bạo động đó đã thành công và Ấn Độ đã được tự do độc lâp như ngày nay.

Từ năm 1893 đến 1914 Gandhi đã tranh đấu cho nhân quyền tại Nam Phi.

Từ năm 1916 đến 1945 tranh đấu cho sự độc lập của Ấn Độ từ tay đế quốc Anh.

Gia đình Gandhi theo Ấn Độ Giáo, Gandhi vẫn giữ đạo của mình nhưng Ngài đã xác nhận mình cũng là người Phật Giáo, ảnh hưởng Phật Giáo rất sâu đậm trong tư tưởng và đường lối tranh đấu bất bạo động của Ngài.

Gandhi thường nhấn mạnh về chân lý như sau: “The truth is far more powerful than any weapon of mass destruction”.Những sự kiện đã và đang diễn ra trên thế giới và ngay chính những hoạt động của Ngài đã chứng minh điều Ngài nói là hoàn tòan đúng.Chân lý là sức mạnh vô biên không vũ khí nào có thể phá hủy được.

Ngài cũng thường nói: “An eye for an eye makes the whole world blind”.Nếu bạo động cứ lấy mắt đổi mắt, răng đổi răng thì ôi thôi cả thế giới nầy sẽ là địa ngục mù lòa.

Ngài cũng nói một câu đầy thánh thiện trong tinh thần bất bạo động như sau: “There are many causes that I am prepared to die for but no causes that I am prepared to kill for”.Rỏ ràng câu nói nầy là tinh thần Bồ Tát Đạo của Phật Giáo.Chúng ta có lý do để hy sinh cho tổ quốc hoặc cho một lý tưởng cao đẹp nhưng không có lý do gì để lấy mạng sống của đồng loại hoặc những loài khác.Đó là những nguyên tắc căn bản về tinh thần bất bạo động của Ngài.

Những kinh nghiệm trong lịch sử thế giới từ xưa đến nay những kẻ độc tài tàn bạo có binh hùng, tướng giỏi, phương tiện chiến tranh đầy đủ, vũ khí hiện đại khủng khiếp nhưng cuối cùng phải khuất phục, chịu thua trước sự tranh đấu dũng cảm, bất bạo động và đoàn kết của con người.

Gandhi đã thành công trong công việc vĩ đại là giải phóng Ấn Độ khỏi ách thống trị của đế quốc Anh, đưa nước Ấn đến độc lập, hòa bình, thịnh vượng.

Tinh thần bất bạo động của Phật Giáo đã thành công.

B - Bồ Tát Thích Quảng Đức (1897 – 1963)

-   Ngài vị pháp thiêu thân ngày 11-6-1963 tại ngã tư đường Phan Đình Phùng, Lê Văn Duyệt, Sài Gòn.Ngày hôm sau hầu hết các báo tại Hoa Kỳ, Âu Châu, và khắp nơi trên thế giới đều sửng sốt, tôn kính đưa tin về sự kiện vĩ đại đó.

-   Theo tài liệu nghiên cứu của Đại học Missouri State University tại Hoa Kỳ thì:

-   Báo chí trên thế giới tường thuật, họ thấy ngài tự bật diêm châm lửa và vẫn ngồi trong tư thế hoa sen (ngồi kiết già) cho đến khi ngọn lửa bùng lên và xác nhận ngài đã viên tịch vẫn trong tư thế ngồi ấy.Một hiện tượng mà từ xưa đến nay họ chưa từng thấy bao giờ.Một tấm lòng dũng cảm vô úy, chỉ có nơi Bồ Tát đắc đạo mới có thể ung dung bình tỉnh thánh thiện như vậy.

-   Sau đó nhà thơ Vũ Hoàng Chương đã viết trong bài Lửa Từ Bi như sau:

“ Lửa !”

“Lửa cháy ngất tòa sen

Tám, chín phương nhục thể , trần tâm hiện thành thơ, qùy cả xuống

Hai vầng sáng rưng rưng

Đông, Tây nhòa lệ ngọc

Chấp tay đón một mặt trời mới mọc

Ánh đạo vàng phơi phới đang bừng lên dâng lên

Ôi đích thực hôm nay trời có mặt

Giờ là giờ Hoàng Đạo nguy nga

Muôn vạn khối sân si đều mở mắt

Nhìn nhau tình huynh đệ bao la …”

Đúng như vậy, những thế lực vô minh, sân si đã được ánh sáng từ bi, trí tuệ của Ngài soi rọi.Vô minh, sân si đã tan biến chỉ nhường lại cho Tình Huynh Đệ bao la nở rộ dưới ánh hào quang của Phật Pháp.

Trong bài Kệ Thiêu Thân của Bồ Tát Quảng Đức có những câu:

Đệ tử hôm nay nguyện đốt mình

Làm đèn soi sáng nẽo vô minh…

Ngài đã nguyện hy sinh thân mạng để làm đèn soi sáng nẽo “vô minh” của con người.Vô Minh là cội nguồn sinh tử, là nguyên nhân sâu xa nhất của dục vọng, của chiến tranh, của hân thù khủng bố, của những ác chứng thời đại.

Nếu thắp sáng “vô minh”, thì “vô minh sẽ tan biến”, con người sẽ có hạnh phúc vĩnh cửu không còn khổ đau nữa.

Kể từ sau cuộc tự thiêu của Ngài, hàng triệu triệu người trên toàn thế giới đã hưởng ứng lời kêu gọi của Ngài, đã đứng lên tranh đấu bất bạo động đòi chấm đứt chiến tranh tại Việt Nam.

Kết quả là quân đội ngoại quốc đã rút khỏi Việt Nam, tiến đến Việt Nam đã có hòa bình thống nhất đất nước.Đồng thời nhiều nơi khác trên thế giới cũng đã tranh đấu theo phương thức bất bạo động trong tinh thần Quảng Đức và họ đã đạt được những thắng lợi sau cùng.

Như vậy tinh thần từ bi bất bạo động của Phật Giáo đã và đang là phương châm chủ đạo tích cực đưa đến hòa bình cho nhân loại.

II -   NHỮNG CƠ HỘI

A-    Đức DALAI LAMA, biểu tượng của lòng Từ bi và khoan dung trong tinh thần Phật giáo

Từ năm 1959 sau khi Đức Dalai Lama rời khỏi Tây Tạng đến Ấn Độ, sau đó ngài đi chu du khắp thế giới để thuyết giảng về giáo lý của Đức Phật.Từ đó tòan thể nhân loại trên thế giới chú tâm hơn, tìm về với Phật Giáo ngày càng tăng.Nhất là tại các nước phương tây.

Theo công trình nghiêng cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế giới trong thế kỷ 20, có Mahatma Ghandi (1869-1948) … và một vị còn sống đó là Đức Dalai Lama thứ 14 hiện tại.

Ủy ban hòa bình Na Uy trong quyết định trao giải Nobel Hòa Bình cho ngài có đoạn viết: “Ủy ban muốn nhấn mạnh rằng Đức Dalai Lama với sự đấu tranh cho tự do cho Tây Tạng vẫn kiên quyết không sử dụng bạo lực.Ngài đã ủng hộ giải pháp hòa bình dựa trên tinh thần khoan dung và tôn trọng lẫn nhau để bảo vệ lịch sử và tài sản văn hóa của con người”.

Ngày 10-12-1989 trong buổi lễ nhận giải thưởng tại Na Uy Ngài đã nói: “Giải thưởng đã tái xác nhận một lần nữa lòng quyết tâm của chúng tôi rằng chân lý, lòng dũng cảm và quyết tâm của chúng tôi như là những vũ khí, Tây Tạng sẽ được tự do.Cuộc đấu tranh của chúng tôi vẫn phải theo đuổi đường hướng bất bạo động và loại bỏ hận thù”.

Trên thế giới hiện nay mọi người đều cung kính Đức Dalai Lama như là vị lãnh đạo tinh thần tối cao của Phật Giáo.Ngài đã có công đầu trong việc tranh đấu cho hòa bình nhân loại.Ngài thường kêu gọi trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc là tất cả các nước hãy hủy bỏ tất cả vũ khí nguyên tử và những vũ khí sát thương hàng loạt khác.Thực hành hòa giải hòa hợp giữa các dân tộc và tôn giáo để đem lại hòa bình vĩnh cửu và hạnh phúc toàn vẹn cho nhân loại.

 Nhờ cơ hội Phật Giáo chúng ta có Đức Dalai Lama, được tòan thể nhân loại không phân biệt tín ngưỡng, chủng tộc, kính trọng Ngài như là vị Phật sống, nên những lời kêu gọi vận động của Ngài cho sự hòa giải hòa hợp chung sống hòa bình trên thế giới rất hữu hiệu.

B-    Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận ngày Phật Đản và đứng ra tổ chức Đại lễ Phật Đản hằng năm

Năm 1999, đại diện chính quyền Sri Lanka tại Liên Hiệp Quốc, được 20 nước ủng hộ, đã kêu gọi Liên Hiệp Quốc công nhận ngày Phật Đản.Sau đó chính cơ quan Quốc Tế nầy đã công nhận ngày Đức Phật xuất thế là một sự kiện trọng đại của thế giới và đã quyết định đứng ra tổ chức lễ Phật Đản hàng năm.

Từ năm 2004 đến nay chính phủ Thái Lan đã thỉnh cầu Liên Hiệp Quốc, hằng năm, tổ chức lễ Phật Đản tại Thái Lan.

Điều đó nói lên tầm quan trọng của Phật Giáo đối vớí nhân loại về những phương diện như lòng từ bi, khoan dung, tinh thần bất bạo động, sự chung sống hòa bình giữa các dân tộc không phân biệt chủng tộc, Tôn Giáo, màu da hay phái tính.

Tinh thần bất bạo động , từ bi, khoan dung trong Phật Giáo được đặc biệt coi trọng như những phương cách hửu hiệu diệt trừ những nguyên nhân sâu xa gây ra chiến tranh, khủng bố.

C- Những nhân vật và những Giáo Hội nỗi tiếng trên thế giới có công truyền bá Phật Pháp và duy trì hòa bình

-   Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Từ những sáng tác và công tích mà Thiền Sư đã vận động hòa bình cho Việt Nam, Mục Sư Martin Luther King, Jr., người tranh đấu cho nhân quyền nỗi tiếng thế giới tại Hoa Kỳ, đã đề cử Thiền Sư Nhất Hạnh ứng viên cho giải thưởng Nobel hòa bình năm 1967.Mục Sư đã nói “Tôi không biết được một ai xứng đáng hơn vị tăng sĩ lỗi lạc từ Việt Nam nầy” (I know of no one more worthy … than this gentle monk from Vietnam).

Những cuộc vận động hòa bình, thuyết giảng về Phật Pháp (thầy thường giảng về phương pháp thực hành Chánh Niệm và Quán Niệm Hơi Thở), viết và xuất bản nhiều sách rất nổi tiếng về Phật Giáo, cũng như tổ chức những thiền viện khắp mọi nơi trên thế giới, hướng dẫn nhiều người tu tập của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh (có trụ sở là Làng Mai tại miền nam nước Pháp) rất được thế giới Phương Tây hâm mộ, kính nể một vị tăng sĩ Việt Nam.tài ba đức độ.

Thiền Sư Nhất Hạnh là một trong những vị có công lớn trong việc truyền bá Phật Giáo Việt Nam vào các nước Tây Phương.

Từ những năm chiến tranh Việt Nam đang diễn ra khốc liệt, thầy đã viết những lời ca như: “kẻ thù ta đâu có phải là người, giết người đi rồi ta ở với ai”, “kẻ thù ta tên nó là hung ác, kẻ thù ta tên nó là bạo tàn” v.v…

Đó là những thông điệp, tư tưởng nhân bản, hòa bình đã ảnh hưởng sâu rộng trong mọi tầng ớp người Việt Nam và thế giới, nó cổ động tích cực cho sự chung sống thương yêu hòa hợp không phân biệt tôn giáo, màu da hay chủng tộc.

-   Hòa Thượng Tinh Vân (người Trung Quốc)

Những hoạt động truyền bá Giáo Lý Phật Giáo của Phật Quang Sơn do Hòa Thượng Tinh Vân sáng lập (năm 1967) và lãnh đạo tại Đài Loan đã có trên 120 chi nhánh khắp thế giới rất được tòan thế giới ngưỡng mộ, kính trọng và quan tâm.

Tổ đình Phật Quang Sơn tại Đài Loan có thể nói là một trong những quần thể tự viện Phật Giáo vĩ đại, tiên tiến, hiện đại nhất trên thế giới về mặt khoa học kỷ thuật hiện nay.Giáo Hội nầy đã thành lập nhiều cơ sở đồ sộ hiện đại khác trên khắp thế giới.

Tại Úc Đại Lợi, Giáo Hội đã thành lập chùa Nam Thiên trên một diện tích 26 hect-ta, một quần thể gồm nhiểu tòa lầu liên kết nhau có chánh điện và các tòa lầu đông tay nam bắc, có tháp 9 tầng, hồ sen , khách sạn, thư viện, nhiều giảng đường, viện bảo tàng, thiền đường, hội trường hội nghị quốc tế có đủ tiện nghi hiện đại tầm cở quốc tế v.v… Đây là một ngôi chùa vĩ đại nhất và hiện đại nhất về phương diện kiến trúc, áp dụng khoa học kỷ thuật tiên tiến nhất tại nam bán cầu hiện nay.

Hòa Thượng Tinh Vân thường nói: “Phật Giáo phải là hiện đại, tiến bộ và sinh động, nó không phải là một bức tranh u sầu, ảm đạm và buồn chán.Phật Giáo cần có giới trẻ và giới trẻ cũng cần có Phật Giáo”.

Ngài là một trong những vị có công đầu trong việc áp dụng những phương tiện khoa học kỷ thuật tiên tiến nhất hiện đại nhất vào những sinh hoạt Phật Giáo ngày nay.

-   Hòa Thượng Tuyên Hóa (người Trung Quốc) (1918-1995)

Vạn Phật Thánh Thành do Hòa Thượng Tuyên Hóa thành lập (1974) tại Hoa Kỳ và nhiều chi nhánh tại các nước khác là một trong những Giáo Hội rất nỗi tiếng tại các nước phương tây đã có công kiến tạo môi trường chung sống hòa hợp không phân biệt Tôn Giáo và chủng tộc.

Trong khuôn viên Vạn Phật Thánh Thành tại California rộng 488 mẫu đất có trên 70 tòa lầu cao lớn hiện đại, có đủ tiện nghi cho trên 20000 người cư trú tu học.Ngài đã áp dụng Lục Đại Tông Chỉ để làm phương châm điều hành trung tâm nầy như sau: không tranh, không tham, không tìm cầu, không ích kỷ, không mưu cầu tự lợi, và không nói dối.

 -  Pháp Sư Nikkyo Niwano (người Nhật Bản) (1906-1999)

Giáo Hội Phật Giáo Rissho Kosei-Kai do pháp sư Nikkyo Niwano sáng lập và lãnh đạo.Pháp sư Nikkyo Niwano là một nhà lãnh đạo Phật Giáo thế giới rất nỗi tiếng đã có công vận động hòa bình cho thế giới nhiều thập niên qua.

Tháng 4 năm 1972, Pháp Sư là người Nhật đầu tiên được bầu làm chủ tịch Hiệp Hội Tôn Giáo và Hòa Bình Thế Giới (WCRP).Với chức vụ nầy và nhiều chức vụ lãnh đạo Tôn Giáo thế giới và Nhật Bản Ngài đã tích cực vận động cho hòa bình thế giới trong đó Việt Nam.

 Hiện tại Phật Giáo đang phát triễn rất mạnh trên khắp thế giới.Số tín đồ qui y theo Phật Giáo có số phần trăm tăng trưởng lớn nhất so với sự tăng trưởng của các tôn giáo khác.

D-    Giáo Hội Tăng Già Phật Giáo Thế Giới

Trên thế giới hiện nay có Giáo Hội Tăng Già Phật Giáo Thế Giới (The World Buddhist Sangha Council – WBSC, Địa chỉ liên lạc của hội tại Taipei, Đài Loan), do chư Tăng lãnh Đạo.Giáo Hội nầy được thành lập vào tháng 5 năm 1966 tại Colombo, Tích Lan.

Trong những phương châm hoạt động có ghi : “Tán thành, ủng hộ mọi hoạt động về tự do và hòa bình cho thế giới qua đóng góp của Tăng Già”.Giáo hội có chừng 123 chi nhánh tại 39 quốc gia trên khắp các châu lục.

E-    Giáo Hội Liên Hửu Phật Giáo Thế Giới

Giáo Hội Liên Hửu Phật Giáo Thế Giới (The World Fellowship of Buddhists – WFB, địa chỉ liên lạc của Giáo Hội tại Bangkok, Thái Lan), do cư sĩ lãnh đạo.

Giáo Hội nầy được thành lập ngày 25-5-1950 tại Tich Lan.Mục tiêu hoạt động của Giáo Hội gồm 5 điểm.Trong đó điểm thứ hai có ghi: “Siết chặc tình hửu nghị, đoàn kết và thống nhất giữa các quốc gia Phật Giáo.” Điểm thứ tư: “Tổ chức và đưa các hoạt động Phật sự vào trong các lĩnh vực xã hội, giáo dục, văn hóa.” Điểm thứ năm: “Mang lại hòa bình, an lạc và hạnh phúc đến cho hành tinh nầy và sẵn sàng liên kết với những tổ chức khác có cùng đường hướng.” …

Giáo Hội đã thành lập được 135 chi nhánh tại 40 quốc gia trên khắp các châu lục.

Năm 1970 Giáo Hội nầy được UNESCO của Liên Hiệp Quốc thừa nhận là một tổ chức phi chính phủ, trở thành thành viên thường trực trong ban cố vấn của UNESCO trong vấn đề giáo dục, văn hóa, xã hội theo quan điểm của Phật Giáo.

Đó là hai Giáo Hội Phật Giáo Thế Giới có tầm cở lớn nhất và số thành viên đông nhất và có uy thế lớn nhất của Phật Giáo trên thế giới hiện nay.

Phật Giáo trên khắp thế giới đã áp dụng những kỷ thuật tin học hiện đại, truyền thông đại chúng tiên tiến, kỷ thuật in ấn, xuất bản tân tiến nhất vào việc truyền bá Phật Pháp rất hửu hiệu.

Phật Giáo đã được các tôn giáo lớn và toàn thể nhân loại trên toàn cầu xem như là một tôn giáo ôn hòa, không hề gây chiến tranh với các tôn giáo khác.

Tất cả đó là những CƠ HỘI rất tốt để Phật Giáo có thể đạt đến những THÁCH THỨC góp phần giải quyết những khủng hoảng, những nan đề nhất trên thế giới hiện nay.

III- NHỮNG THÁCH THỨC MÀ PHẬT GIÁO ĐÃ VÀ ĐANG TÍCH CỰC GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT

A -   Chiến tranh, khủng bố và hòa bình

-   Nói về chiến tranh thì từ xưa đến nay có những loại chiếntranh như:

-   Chiến tranh giữa các bộ tộc, chiếm đoạt lãnh thổ, thành lập quốc gia..

-   Chiến tranh giành thuộc địa.

-   Chiến tranh giành thi trường.

-   Chiến tranh giải phóng, giành độc lập.

-   Chiến tranh ý thức hệ, bành trướng chủ nghĩa.

-   Chiến tranh Tôn Giáo.

-   Chiến tranh lạnh.Chiến tranh nóng v.v...

Chiến tranh sẽ không còn nữa nếu ta thương yêu người khác, tôn trọng mạng sống người khác như tôn trọng mạng sống của chính bản thân mình.Nói rộng ra là các dân tộc khác không phân biệt màu da, chủng tộc, tôn giáo, thương yêu nhau, tôn trọng mạng sống của nhau như tôn trọng mạng sống của chính mình.Thương yêu mọi người như thương kính cha, mẹ ta, thương yêu mọi người như thương yêu anh em ruột cùng một nhà, như thương yêu vợ, chồng, con ta, tôn trọng tự do căn bản của mỗi người trong đó có sự tự do theo một tôn giáo nào hay tự do chuyễn đổi tín ngưỡng, tôn giáo mà họ đang theo…

Mọi người tôn trọng chính kiến của nhau.Chia đều những lợi lộc mà ta đang và sẽ được thừa hưởng.Cố gắng giải quyết những tranh chấp dù là tranh chấp về bất cứ vấn đề nào bằng đường lối thảo luận tìm phương cách giải quyết trong ôn hòa không dùng bạo lực.

Không một dân tộc hay một tôn giáo nào vì sự bành trướng ảnh hưởng, mở rộng đất đai, hay nhân danh bảo vệ hạnh phúc cho riêng dân tộc mình, tôn giáo mình mà áp bức những người khác phải tuân thủ những nguyên tắc do mình đưa ra.

Nếu tất cả chúng ta, những người đang sống chung trên hành tinh nầy mà tôn trọng những nguyên tắc như vừa nêu trên thì chúng ta vĩnh viễn sống trong hòa bình không còn chiến tranh hay bị khủng bố nữa.

Khi đã chắc chắn những nguyên nhân gây chiến tranh, khủng bố không còn nữa thì những vũ khí nguyên tử, vũ khí sát thương hàng loạt cần phải hoàn toàn hũy bỏ vì không còn cần thiết phải giử lại chi nữa.Chúng ta sẽ vĩnh viễn sống trong hòa bình.

B -   Bảo vệ môi trưòng sống của hành tinh

Tất cả nhân loại chúng ta đều ý thức rằng hành tinh của chúng ta đang sống đây chính là khu vườn, là nhà cửa, là hương, là hoa, là bóng mát, là không khí, là nước ngọt để ta uống hằng ngày thì không một ai quên trách nhiệm phải bảo vệ môi trường sống của chúng ta cả.

C -   Vấn đề toàn cầu hóa, giải quyết nạn nhân mãn

Toàn cầu hóa là chúng ta đang kiến tạo một đại gia đình trên hành tinh của chúng ta.

Khoa học kỷ thuật phát triễn cao độ cho chúng ta những phương tiện truyền thông rất hiện đại tiện lợi siêu cao tốc, giao thông tiện lợi nhanh chóng v.v…Những điều đó đưa con người trên hành tinh nầy đến gần nhau hơn, truyền đạt tin tức, ý tưởng nhanh chóng và chính xác hơn.Những vấn đề giao lưu được giải quyết nhanh chóng hơn.Thế nhưng tất cả những quyền tự do căn bản của con người phải được tuyệt đối tôn trọng.Kế đến là những món lợi về kinh tế phải được phân phối một cách đồng đều và hợp lý.

Nạn nhân mãn phải được tiêu trừ một cách có khoa học.Vì những nước nghèo, kém mở mang lại là những nơi có sinh suất cao.Những nơi đó chậm phát triễn, nhân lực còn là sức lao động chính để tạo ra của cải và no ấm cho gia đình họ.Do đó việc sinh nhiều con như là một phương cách giúp họ làm tăng sức lao động của họ.Bởi lẽ đó đã góp phần làm tăng nạn nhân mãn.Các nước giàu, tiên tiến cần phải ra sức giúp đở những nước nghèo kém mở mang mới mong giải quyết được vấn nạn nầy.

D -   Vai trò của các Tôn Giáo

Tôn Giáo nào cũng có mục tiêu là đem lại hạnh phúc cả phương diện vật chất và tinh thần cho con người.Giúp con người giải thoát khỏi những khổ đau ràng buộc họ.

Thế nhưng trong quá khứ và đang diễn tiến đến hiện tại, có những người khi hăng say đi giảng đạo khuyên mọi người thực hành giải thoát khỏi khổ đau để được hạnh phúc, họ lại rơi vào tình trạng là đi bành trướng Tôn Giáo của họ.Họ muốn Tôn Giáo mình phải có nhiều người theo, phải tranh dành đất sống riêng, thậm chí vỏ trang tranh đấu để lập ra quốc gia riêng cho Tôn Giáo mình.

Những người nào dám cải đạo để theo Tôn Giáo khác sẽ bị họ trù dập, xử cho những bản án nghiêm trọng, nặng nề nhất, hoặc có những hình phạt dã man v.v… Như thế là những người đó đã nhân danh bảo vệ và phát triển Tôn Giáo mình, tức là có đầu óc bè nhóm, mong cầu lợi lộc riêng cho Tôn Giáo mình mà cướp đoạt đi tự do của người khác, khiến những người bị hại đó đau khổ bởi sự ràng buộc, bức bách triền miên.Vì tình trạng như thế khiến cho thảm trạng thánh chiến, khủng bố, chiến tranh bùng nổ với những lý do là để bảo vệ Tôn Giáo mình chống lại kẻ thù.

Chiến tranh Tôn Giáo từ đó đã xảy ra triền miên khó chấm dứt.

Nhóm người nầy vì suy nghĩ nông cạn đã đánh mất mục tiêu cao thượng của Tôn Giáo là phải giúp con người mưu cầu hạnh phúc, thoát khỏi khổ đau.

Như trên đã dẫn chứng Phật Giáo là Tôn Giáo lấy Từ Bi, Trí Tuệ, bất bạo động làm phươnng châm hành đạo để đưa con người đến hạnh phúc, an vui.Do đó Phật Giáo luôn luôn tỉnh thức góp phần giải quyết những vấn nạn của thời đại một cách hửu hiệu.Người Phật Tử luôn luôn theo lời Phật dạy là thương yêu tất cả muôn loài.Tôn trọng mạng sống của tất cả chúng sinh.Luôn luôn hành Bồ Tát Đạo quên mình mà tìm mọi phương tiện để tạo hạnh phúc cho con người.Thương yêu đồng loại, đoàn kết, giúp mọi người giải thoát khỏi khổ đau để mưu cầu hạnh phúc.

Lịch sử đã chứng minh Phật Giáo đã và đang đóng góp đem lại hòa bình, hạnh phúc cho nhân loại.Phật Giáo tuyệt đối không gây ra chiến tranh Tôn Giáo.Không gây ra khủng bố.Không phá hoại môi trường hay giành đất sống riêng cho Tôn Giáo mình.Phật Giáo đi đến đâu là hòa mình với các Tôn Giáo khác một cách hài hòa và nhân ái.Phật Giáo đã chung sống hài hòa với các Tôn Giáo mới du nhập vào những nơi mà Phật Giáo đã có mặt lâu đời.

Bởi những lý do nêu trên Phật Giáo đã và đang tích cực góp phần giải quyết hửu hiệu những vấn nạn nan đề của thời đại mới hiện nay.

IV -  NHỮNG ĐỀ NGHỊ:

Từ những CƠ HỘI mà Phật Giáo đã và đang có, để thực hiện những THÁCH THỨC CỦA THỜI ĐẠI MỚI nầy, chúng tôi xin có những đề nghị như sau:

1/     NGÀY HỘI ĐA VĂN HÓA, CHUNG SỐNG HÀI HÒA

Phật Tử chúng ta hãy vận động tại mỗi quốc gia tổ chức NGÀY LỄ HỘI ĐA VĂN HÓA, CHUNG SỐNG HÀI HÒA.Mỗi cộng đồng sắc tộc tham gia vào các tiết mục văn nghệ, trình diễn những văn hóa đặc thù của mỗi sắc tộc mình.Tạo môi trường thuận lợi gần gủi các sắc tộc, các Tôn Giáo khác nhau để gây tình đòan kết, thông cảm, hòa giải những dị biệt để cùng chung sống hòa bình.

Tổ chức hội thảo, giao lưu văn hóa, tìm hiểu phong tục tập quán của các cộng đồng cùng chung sống trên một quốc gia.Tổ chức những tiết mục có nội dung cần thiếc cho sự chung sống hài hòa.

Tại Úc Đại Lợi họ đã chọn ngày 21-3 dương lịch hàng năm để tổ chức những lễ hội CHUNG SỐNG HÀI HÒA trên tòan quốc rất thành công.Do đó mà xã hội Úc tránh được những nạn kỳ thị chủng tộc và Tôn Giáo, đồng thời cũng tránh được những tác động xấu có thể gây ra tai họa khủng bố, chiến tranh.

 2/    BAN ĐẠI DIỆN LIÊN TÔN GIÁO từng quốc gia và QUỐC TẾ

-   Phật Tử đứng ra vận động thành lập Ban Đại Diện Liên Tôn Giáo (từng quốc gia), tổ chức hội nghị liên tôn giáo (2 năm một lần) tại mỗi quốc gia để hội thảo, trao đổi ý kiến, tìm ra những điểm bất đồng quan điễm về nhiều mặt giữa các tôn giáo, các sắc tộc.Đúc kết những ý kiến và đề ra những phương án giải quyết những xung đột tôn giáo, sắc tộc (nếu có) hoặc những vấn đề của quốc gia có liên quan đến Tôn Giáo, gởi đến chính quyền trung ương và địa phương đề giải quyết.

-   Thành lập Ban Đại Diện Liên Tôn Giáo Thế Giới, tổ chức đại hội quốc tế (4 năm một lần) giữa các đại diện các Tôn Giáo, hội thảo những đề tài trọng điểm liên quan đến những vấn đề cấp bách của thế giới phải trực diện giải quyết.Tìm ra những quan điểm dị, đồng giữa các tôn giáo, các sắc tộc, đề ra phương hướng giải quyết chung.Đúc kết ý kiến và những phương án giải quyết vấn đề gởi đến các chính quyền quốc gia liên hệ, các cơ quan Liên Hiệp Quốc liên hệ.

-   Mục đích là thông tin, hòa giải và hòa hợp, tương kính lẫn nhau, hiểu biết nguyện vọng của nhau để cảm thông, đòan kết, giúp đở nhau duy trì hòa bình và thịnh vượng chung cho nhân loại.

-    Ban Đại Diện Liên Tôn Giáo Thế Giới nên cử phái đoàn đến những điểm nóng trên thế giới đang có tranh chấp để tìm phương cách hòa giải trong tinh thần hài hòa tương kính lẫn nhau.

3/     Đặc san LIÊN TÔN GIÁO tại mỗi quốc gia .

-   Xuất bản tờ Đặc San Liên Tôn Giáo tại mỗi quốc gia.Mỗi Tôn Giáo cử đại diện vào ban biên tập của tờ báo, phát hành định kỳ 3 tháng một lần.

-   Mỗi tôn giáo viết bài bất cứ thể loại nào về tôn giáo mình để đóng góp cho tờ báo, nói lên lập trường và đưa ra những phương án giải quyết tất cả những vấn đề có liên quan đến các Tôn Giáo, hướng đến sự hài hòa chung sống hòa bình.

4/     NGÀY KIẾN TẠO MÔI TRƯỜNG SỐNG

-   Chọn một ngày thích hợp trong năm, động viên mọi tầng lớp người tham gia làm sạch biển, sông, công viên, đường phố v.v… và trồng cây, hoa nơi thích hợp để làm tốt môi trường sống của chúng ta.

-   Trường hợp nầy đề nghị BAN ĐẠI DIỆN LIÊN TÔN GIÁO tại mỗi quốc gia vận động quần chúng tích cực tham gia ngày nầy.

5/     ĐẠI HỘI THANH THIẾU NIÊN PHẬT TỬ TẠI MỖI QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ

Tại mỗi quốc gia, Giáo Hội Phật Giáo nên tổ chức ngày đại hội thanh thiếu niên Phật Tử (2 NĂM MỘT LẦN).

Trên thế giới, kêu gọi các Giáo Hội Phật Giáo Thế Giới liên kết để tổ chức đại hội thanh thiếu niên Phật Tử định kỳ (4 NĂM MỘT LẦN) và luân phiên tại mỗi quốc gia.

 Vào ngày 13 tháng 4 năm 2006 tại Hàng Châu Trung Quốc đã tổ chức hội thảo quốc tế về đề tài: “Một thế giới hài hòa khởi sự từ nội tâm”, có trên một ngàn vị học giả gồm cả Tăng Ni, các giáo sư, tiến sĩ, chuyên viên từ trên 30 quốc gia về tham dự. Đại hội bế mạc tại Châu Sơn (gần Hàng Châu) ngày 16 tháng 4.

Đây là đại hội Tôn Giáo quốc tế lớn nhất kể từ khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc lên nắm chính quyền tại Trung Hoa.

6/     TỔNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Trên phương diện quốc tế đã có GIÁO HỘI TĂNG GIÀ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI do tăng sĩ lãnh đạo.

GIÁO HỘI LIÊN HỬU PHẬT GIÁO THẾ GIỚI do cư sĩ lãnh đạo.

Tại mỗi quốc gia nên theo đó mà tổ chức.Như vậy mới phát huy toàn năng lưc của Phật Tử trên mọi lãnh vực kể cả lãnh vực chính trị.Mục đích là đoàn ngủ hóa tầng lớp Phật Tử tại gia để hậu thuẩn cho tầng lớp Phật Tử có năng lực có chổ dựa để tham gia mọi lãnh vực của quốc gia kể cả thành lập đảng chính trị trên lập trường Phật Giáo.

Trường hợp Việt Nam nên chấp nhận thực trạng có nhiều Giáo Hội.Hiện tại có GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM, GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT.

Hàng Phật Tử Tại Gia nên đứng ra thành lập GIÁO HỘI PHẬT GIÁO LIÊN HỬU do Phật Tử tại gia đứng ra lãnh đạo, điều hành.Vì nếu Giáo Hội nào cũng do Tăng Ni lãnh Đạo thì hàng Phật Tử tại gia sinh ra ỷ lại vào Tăng Ni không thể phát huy toàn diện năng lực của họ.Thêm nữa là có những lãnh vực mà chỉ có Phật Tử tại gia mới có thể tham gia hoạt động một cách tích cực được.Chư Tăng Ni bị hạn chế bởi giới luật của hàng xuất gia thanh tịnh không thể tham gia vào tất cả những sinh hoạt thế tục.

Cả ba Giáo Hội nầy nên họp lại thành lập TỔNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM.Giáo hội nầy chỉ làm công việc cố vấn, và góp ý giải quyết những sự bất hòa trong 3 Giáo Hội trên.Những quyết định của Giáo Hội nầy chỉ có tính cách cố vấn, hòa giải, không có tính cách cưỏng chế bắt buộc các đương sự phải khuất phục tuân theo.Vì những tranh chấp có tính cách nghiêm trọng đã có luật pháp quốc gia giải quyết.

7/     CHÍNH ĐẢNG PHẬT TỬ TẠI CÁC QUỐC GIA CÓ ĐÔNG TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO

Tại các quốc gia có đông tín đồ Phật Giáo nên:

Vận động thành lập một chính đảng (khi có thể được) để quy tụ Phật Tử có năng lực tham gia vào lãnh vực chính trị quốc gia, phản ảnh trung thực nguyện vọng của đa số dân chúng , góp phần hửu hiệu trong việc kiến tạo môi trường sống, hòa giải hòa hợp giữa những nhóm sắc tộc, Tôn Giáo, những bất đồng chính kiến để tạo ra môi trường tốt cho việc chung sống hòa bình, diệt trừ những mầm móng chia rẽ, bất hòa, hiểu lầm có thể là những nguyên nhân gây ra nạn kỳ thị, khủng bố, chiến tranh.

Trường hợp Nhật Bản đã có chính đảng Phật Tử, tiếng Nhật gọi là Komeito (Đảng Công Minh), thành lập năm 1964.Hiện nay đảng nầy đứng hàng thứ ba sau đảng Tự Do Dân Chủ (đảng cầm quyền) và đảng Xã Hội.

8/     THÀNH LẬP QUỶ TỪ THIỆN PHẬT GIÁO tại mỗi quốc gia và quốc tế

Mỗi Giáo Hội Phật Giáo tại mỗi quốc gia và quốc tế nên thành lập QUỶ TỪ THIỆN.

Qua QUỶ TỪ THIỆN nầy chư Tăng Ni và hàng cư sĩ Phật Tử có nhiều cơ hội để gần gũi tầng lớp người nghèo khổ ở khắp mọi nơi, từ thành thị đến thôn quê, từ người Kinh đến các bộ tộc ít người sống những nơi rừng núi xa nền văn minh của nhân loại.

Phật Tử đem tình thương và những nhu cầu thiết yếu để cứu giúp những người cần chúng ta giúp đở về phương diện vật lực và trí lực.Giúp họ mưu cầu hạnh phúc, thoát khỏi khổ đau.

9/ NHỮNG ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO và HỆ THỐNG TRUNG TIỂU HỌC BỒ ĐỀ

A-  Thành lập ủy ban vận động kiến tạo thêm 3 Đại Học Phật Giáo tại Việt Nam:

Đại Học Phật Giáo tại Cấn Thơ

Đại Học Phật Giáo tại Huế

Đại Hoc Phật Giáo tại Hà Nội

Tại Việt Nam trong tương lai tối thiểu phải thành lập thêm 3 đại học nói trên.Hiện nay Phật Giáo đang tái kiến tạo Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn.Nhưng theo nhu cầu giáo dục và truyền bá giáo lý Phật Đà cần được phổ cập đến mọi tầng lớp người Việt vì nó sẽ đem lại hạnh phúc và tiến bộ cho mọi người.

Trường hợp Nhật Bản hầu hết những đại học công lập như Đại học Tokyo, Đại học Kyoto v.v..đều có phân khoa Phật học.Ngoài ra mỗi Tông phái đều có đại học Phật Giáo riêng.Các nước tiên tiến khác cũng tổ chức giáo dục tương tợ như thế.

Đề nghị các tổ chức Phật Giáo Việt Nam và Phật Tử trên khắp thế giới hổ trợ cho những công trình xây dựng đại học nêu trên.

B-  Vận động phục hoạt hệ thống Trung, Tiểu Học Bồ Đề

-   Vấn đề giáo dục hay bấc cứ lãnh vực nào trong xã hội cũng phải có các thành phần đối lập mới phát triển tốt và tự kiểm soát lẫn nhau để tránh tình trạng độc quyền tiến đến những tệ nạn và thoái hóa.

     Trong lãnh vực giáo dục cũng phải có hệ thống trường tư song song với hệ thống trường công.Cả hai phải tự do cạnh tranh với nhau mới phát triển tốt, tiến bộ và bền vững.

-   Trong chương trình trung học của các lớp 10, 11, 12 nên dạy những môn tâm lý nam, nữ, chọn bạn đời, trong thời kỳ yêu đương trước khi lập gia đình, sinh hoạt và trách nhiệm của người vợ, người chồng, kinh nghiệm và phương pháp nuôi dạy con … Làm thế nào để kiến tạo một mái ấm gia đình hạnh phúc, thịnh vượng…

-   Bởi lẽ đó đề nghị Phật Tử tích cực vận động tái phục hoạt hệ thống Trung Tiểu Học Bồ Đề tại Việt Nam.

10/   THAM KHẢO VÀ THỰC HÀNH NHỮNG ƯỚC NGUYỆN CỦA PHẬT TỬ

Đặc cử những ủy viên chuyên môn để tìm hiểu và đúc kết những nhu cầu, sáng kiến và ý kiến xây dựng Phật Giáo Việt Nam (cả trong lẫn ngoài nước) trong thời đại hiện nay.Đúc kết những nhu cầu và sáng kiến thành những báo cáo và đề ra phương án thực hiện.

Kiểm điểm về oai nghi, phương cách hành đạo và cách xưng hô của chư Tăng Ni đối với Phật Tử tại gia và những người không phải Phật Tử để tránh tình trạng Phật Tử càng lúc càng xa rời các chùa và chư Tăng Ni.

Mở những lớp huấn luyện Trụ Trì, dạy môn Tâm Lý Học Thông Thường, tâm lý quần chúng, Tâm Bệnh Lý Học và môn cố vấn Sinh Hoạt Gia Đình, môn So Sánh các Tôn Giáo v.v…

Đề nghị Giáo Hội Phật Giáo tại mỗi quốc gia nên xem xét lại những pháp môn tu do các tăng sĩ sáng tạo ra, xem xét kỷ có hợp với lời Phật dạy không, có đem lại an lạc, giải thoát, giác ngộ cho người hành trì hay không.Vì có nhiều pháp môn tu quá chú trọng đến hình thức lập dị bên ngoài khiến mọi người nhìn vào thấy rất khó chịu…Chính những điều đó khiến cho những tôn giáo khác có cái nhìn không có thiện cảm đối với Phật Giáo.Cũng chính những điều kỳ quăc đó gây chướng ngại cho sự phát triễn của Phật Giáo.

Cố vấn về giáo dục con em trong gia đình theo tinh thần Phật Giáo.

Cố vấn về hạnh phúc lứa đôi, hòa giải những mối bất hòa trong gia đình Phật Tử góp phần tạo dựng hạnh phúc theo giáo lý Phật Giáo.

Giáo Hội nên mở ra những lớp dạy về tâm lý cho nam và nữ trước khi lập gia đình, sinh hoạt gia đình và nuôi dạy con v.v…

Ngày đại Lễ Phật Đản và ngày Lễ Vu Lan hằng năm nên tổ chức tại một địa điểm rộng lớn tại mỗi thành phố như sân vận động, công viên chẳng hạn, bao gồm có những triễn lãm thú vật, nông sản phẩm, hát xiệt, chiếu phim v.v...và những trò chơi hợp với mọi tầng lớp quần chúng, đó là dịp tốt để nhiều thành phần dân chúng có thể tham dự tham dự.Đây là nhân duyên tốt để những ai chưa hiểu Phật Giáo có dịp gần gủi với những sinh hoạt của Phật Tử chúng ta hơn.

V-    KẾT LUẬN

Để tóm kết lại những ý chính trong bài viết nầy, sau đây xin trích dẫn vài câu nói của Đức Phật để làm nỗi bậc giá trị của Phật Giáo trong thời đại mới ngày nay.

Có một hôm một vị đệ tử Phật hỏi : “Ngài có phải là Thượng Đế không?”.

Đức Phật trả lời “ Không” .Hỏi : “là bậc Thánh phải không?” .Trả lời: “ Không”.

Vậy Như Lai là người thế nào?” .Đức Phật đáp: “Ta là người đã giác ngộ”.

Trong những lời đối đáp đó ta hiểu được rằng: Ngài là ánh sáng vô biên và lòng từ vô hạn muốn dẫn đắt chúng sinh thoát khổ để được an vui hạnh phúc và giải thoát, giác ngộ.

Đức Phật thường dạy rằng: “Giáo lý của Như Lai không gì khác ngoài lời dạy cuộc sống là khổ đau và phương pháp diệt trừ đau khổ” .Do đó những lời dạy của Đức Phật rất thực dụng và có tính cách khoa học, luôn luôn liên hệ đến sự sống và sự phát triễn về cả hai phương diện vật chất để thỏa mãn những nhu cầu của sự sống bình thường và tâm linh là yếu tố chủ đạo để hướng dẫn chúng ta luôn luôn hướng thượng để đạt đến chân lý giải thóat mọi ràng buộc khổ đau.

Khi đức Phật sắp nhập diệt Ngài đã dạy chúng ta qua lời nhắn nhủ A Nan như sau: “Này A Nan! Hãy tự thắp ngọn đuốc cho chính mình.Hãy quay về nương tựa nơi chính mình.Đừng tìm nơi nương tựa nào khác ở bên ngoài.Hãy nắm vững chân lý làm ngọn đèn soi sáng cho mình.Hãy nắm vững chân lý làm nơi nương tựa cho mình.Hãy tinh tấn để tự giải thoát”.

Nếu dẹp bỏ bản ngã “của Ta” hoặc “không phải của Ta” để tiến đến “NGUYÊN LÝ ĐỒNG NHẤT BẢN THỂ CỦA CUỘC SỐNG” theo tinh thần Vô Ngã, Bình Đẳng, Từ Bi, Trí Tuệ như lời Phật dạy thì chúng ta không còn lo có nạn chiến tranh, khủng bố, phá hoại môi sinh, vũ khí nguyên tử hay chiến tranh toàn diệt nữa.

Nếu được như thế, nhân loại chắc chắn, vĩnh viễn sống trong hòa hợp, hòa bình, an vui hạnh phúc.

*  Ghi chú: Đây là bài tham luận trong buổi hội thảo Quốc Tế “PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI : CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC” , do Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào hai ngày 15, 16 tháng 7 năm 2006.

Lâm Như Tạng.


 

LÂM NHƯ TẠNG

Năm 1943      Ông sinh ra tại Quảng Ngãi .

Năm 1967      tốt nghiệp Cao Ðẵng Phật Học tại Phật Học Viện Huệ Nghiêm, Saigon.

Năm 1968      đậu Tú Tài hai.Sinh viên Ðại Học Luật Khoa Saigon và Phật Khoa tại Ðại Học Vạn Hạnh.

Năm 1969 vào tháng 12 du học Tokyo, Nhật Bản.

Năm 1975 tốt nghiệp cử nhân Kinh Tế Chính Trị học tại Ðại Học Meiji , Tokyo, Nhật Bản .

Năm 1977 tốt nghiệp Phó Tiến Sĩ Chính Trị Học (Master’s Degree in Political Science) tại Ðại Học Meiji, Tokyo, Nhật Bản .

Năm 1983 tốt nghiệp Tiến Sĩ Chính Trị Học (Doctor of Philosophy in Political Science) tại đại học Meiji, Tokyo, Nhật Bản .Nghiên cứu về so sánh hiến pháp tại đại học Tokyo, Nhật Bản.

Năm 1986 định cư tại Sydney, Úc Ðại Lợi.Nghiên cứu về hiến pháp và chính trị Úc Ðại Lợi tại đại học Sydney.Tất cả những bằng cấp tại Việt Nam và tại Nhật Bản được chính phủ Úc Ðại Lợi công nhận tương đương với bằng cấp tại Úc.

Năm 1990 Ðậu hai bằng thông dịch: (Việt - Anh, Anh - Việt) và (Nhật - Anh, Anh - Nhật).

Năm 1987 đến hiện tại làm việc tại Bộ Tư Pháp của tiểu bang New South Wales, Úc Ðại Lợi.Giảng Sư thĩnh giảng tại Ðại Học New South Wales, Sydney, Úc Ðại Lợi.

Phó Tổng Vụ Trưỡng Tổng vụ Văn Hóa Giáo Dục thuộc Hội Ðồng Ðiều Hành GHPGVNTN Hải Ngoại tại Úc Ðại Lợi và Tân Tây Lan.

Những tác phẩm chính :

1.  So Sánh Hai Chế Ðộ Chính Trị của Anh và Hoa Kỳ - Tokyo 1977 (bằng tiếng Nhật).

2.  Tự Ðiển Vietnamese – Japanese – Ede (Lâm Như Tạng và T.Shintani etc.) – Tokyo 1981.

3- Nghiên Cứu về Ðiều Chín Hiến Pháp Nhật Bản - Tokyo 1983 (tiếng Nhật).

4- Những Ðặc Ðiểm Trong Phương Pháp Quản Lý Xí Nghiệp tại Nhật Bản - (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) - Sydney 1988 .v.v…

5- Thức Thứ Tám (xuất bản tại Đức Quốc 2005).

6- Đang viết về Sử Phật Giáo Nhật Bản và Tịnh Độ Pháp Môn Luận.

Về thơ :

1.  Gởi Về Quê Mẹ - Tokyo 1978.

2.  Hạnh Phúc Từ Ðây (Như Tạng và Ngọc Bích) – Tokyo 1982.

3.  Những Bước Thời Gian – Tokyo 1984.(CD do Hồng Vân ngâm thơ)

4.  Trọn Vẹn Một Tình Yêu – Sydney 1991.(CD do Hồ Điệp ngâm thơ )

5.  Con Ðường Cảm Thông (truyện thơ) .Sydney 1996.(2CD do Hồng Vân, Mai Hiên,

6.  Ngô Đình Long ngâm thơ)

7.  Trên Nữa Ðời Ði (xuất bản tại Ðức Quốc năm 2004).(2CD do Thúy Vinh, Hồng Vân, Đòan Yên Linh, Ngô Đình Long, Tô Kiều Ngân ngâm thơ).

8.  Đi Giữa Rừng Mơ (sẽ xuất bản).

Hiện đang cọng tác với các báo Viên Giác tại Ðức Quốc và Pháp Bảo tại Sydney; các trang mạng trên Intertnet như : www.quangduc.com, www.viengiac.net, www.

buddhismtoday.com , http://exryueurope.free.fr , v.v...


 

Summary of the Conference Paper :

CONCEPTS CONCERNING CHANCES AND CHALLENGES TO BUDDHISM IN THE NEW ERA .

By

Lâm Như Tạng Ph.D

From the perspective of a Vietnamese Buddhist who has lived for long periods of time in Japan and Australia, these are my opinions on the subject of “CHANCES and CHALLENGES to BUDDHÌSM in THE NEW ERA”

A no violence morale:

Just as saint Mahatma Gandhi once said “An eye for an eye makes the whole world blind” .

“There are many causes that I am prepared to die for but no causes that I am prepared to kill for” .

A saint, with this no violence morale, who had been successful in his struggle for the independence of India.

The self-immolation of the Bodhisattva Thich Quang Duc was, still is and will always be a radiant halo reaching, and shining light upon the darkest nature of human kind.

Chances:

As the Dalai Lama, a representative figure of compassion and tolerance within a Buddhists’ mentality, would often say: Friends, we should do our best to help others.If this is not within our capabilities then, at least, we must not harm or hurt others in any way.

An important event that has been officially recognised by The United Nations Organization “Vesak day is a great event of humanity”, and has been a yearly ceremony since 1999 .

The Most Venerable Thich Nhat Hanh has and is still continuing to advocate for peace in Viet Nam as well as world peace.He said : “Our enemies are not people, but if we kill them off who are we to live with?”

The Most Venerable Tinh Van (a Chinese monk) has contributed to the modernisation and application of advancing science and technology to daily activities and functioning of Buddhism around the world.

The Most Venerable Tuyen Hoa (a Chinese monk), has brought about the peaceful, harmonious, and non negative discriminate ways of life.

Mr Nikkyo Niwano (of Japanese origin) is a well respected leader of religions and a well known advocate of world peace.

The World Buddhist Sangha Council, The World Fellowship of Buddhists along with many other organisations across the world are working together to create opportunity, to participate and actively solve and appease the complex conflicts that still plague our world today.

Challenges:

The Buddhist society have and are actively continuing to contribute to the efforts to resolve such challenges as war, terrorism, as well as the creation and promotion of peace, protecting environment rights, resolving globalisation problems, to resolve calamities brought upon humanity …etc

In consistent with being one of the largest and most influential religions in the world, Buddhism has demonstrated involvement in many of the areas above, so as to resolve, and or alleviate any sufferance associated with the catastrophe or calamities that have been bestowed upon mankind.

Taking advantage of the opportunities, that the Buddhist society have been given to address the challenges within this modern society, we present to you the following suggestions:

1.  Organise a day for Multicultural Celebration of Peaceful and Harmonious living.

2.  Establish a United Religion Representative Committee, composed of representatives from all religions.And to have a committee set up in each country as well as an internationally combined one.

3.  Establish a United Religion Representative Committee quarterly magazine, within each country.

4.  Organise a day for the creation of positive ways of life and for the surrounding environment.

5.  Organise a festival for young Buddhists within each country and internationally.

6.  Establish a congregation of United Buddhism in Viet Nam.

7.  Establish a Buddhist political party in countries that have large populations of residing Buddhists.

8.  Establish an official Buddhist charity organisation in every country as well as an international combined organisation.

9.  Establish more Buddhist universities as well as Buddhist high school and primary school in Viet Nam.

10.  Consult and carry out the needs and wishes of Buddhists.

If we can be put aside selfishness and greed, and be able to move towards a way of life with unity, equity and equality, following the mentality of humility, compassion, tolerance, wisdom, and non-atman (non-self) like the Buddha’s teachings, then we will no longer have to fear the calamities of war, terrorism, or atomic weapons and humanity will always live in harmony and peace.


 

Nhu-Tang Lam, Ph.D
Justice of The Peace

1943 Born at Quang Ngai, Viet Nam

1968 High school graduate certificate

1968 HSC of Advance Buddhism Studies

1968 to 1969 Van Hanh Buddhism University, Saigon, Vietnam

1968 to 1969 Saigon Law University, Saigon, Viet Nam

1958 to 1978 The Buddhist monk ( Bhikshu, Buddhist name is Thich Nhu Tang)

1975 Bachelor of Political Science, Meiji University, Tokyo, Japan

1977 Master’s Degree in Political Science, Meiji University, Tokyo, Japan

1983 Doctor of Philosophy in Political Science, Meiji University, Tokyo, Japan

1983 to 1985 Comparative Constitutional Law, Tokyo University, Tokyo, Japan

1986 to 1987 Australian Constitution and Politic, Sydney University, Sydney, Australia.

1987 to present, the permanent officer of Attorney General’s Department of NSW government, Sydney, Australia.

1988 Australian Government recognized all Academic Degrees BA, MA, and Ph.D.from Japan as the same level of Australian Academic Degrees.

1990 Two interpreting certificates in Vietnamese and Japanese to English.

1990 The Justice of The Peace.

1994 to 1999 The Dharma Teacher of Buddhism Philosophy, at Phuoc Hue Buddhism studies Institute, Sydney.The writer of four monthly Buddhism magazine Phuoc Hue, Sydney, Australia.

From 1998 onwards, The Dharma Teacher of Buddhism Philosophy, at Phap Bao Pagoda.The writer of four monthly Buddhism magazine Phap Bao, Sydney, Australia.

1995 to present, the writer of two monthly Buddhism magazine Vien Giac in Germany.

From 2001, contributed to the Buddhist website www.quangduc.com , Melbourne.

From 2002, contributed to the Buddhist website

www.buddhismtoday.com , Viet Nam.

From 1999 onwards, hold the position of The Deputy Commissioner for culture and education of The Unified Vietnamese Buddhist Congregation in Australia and New Zealand.

Published Books

1.  “The political system and the electoral procedures of the United Kingdom and the United States of America” in Japanese, 1977, Tokyo.

2.  “Vietnamese – Japanese – Ede Dictionary” (by Nhu-Tang Lam, T.Shintani etc…) 1981, Tokyo.

3.  “Article 9 of the Japanese Constitution” in Japanese, 1983, Tokyo.

4.  “Distinguishing features of the management system of the Japanese Corporation” in Vietnamese and English, 1988, Sydney.

5.  “The eighth Consciousness”, in Vietnamese, Vien Giac Pagoda, Germany, 2005.

Poetry books Published in Vietnamese

6.  “Toward Motherland”, Tokyo, 1978

7.  “Happiness from now”, Vietnam, 1982

8.  “The Steps of Time”, Tokyo, 1984

9.  “Poems of Complete Love”, Sydney, 1991

10   “The Empathy Line”, Sydney, 1996

11   “Over halfway of human life has gone”, Vien Giac Pagoda, Germany, 2004

12   “NIL” will be published in the near future.

Buddhism Articles Published in Vietnamese

1.  “Vidyamatra siddhi castra Karika of Vasubandhu”, 1993

2.  “Cause and Effect Principle in Buddhism”, 1994

3.  “The Buddha Gaya, the Buddha enlightened place in North India”, 1994

4.  “The karma in Buddhism Philosophy”, 1995

5.  “The beginning of Japanese Buddhist history”, 1995.

6.  “The Karma in Madhyamaka – Sastra of Nagarjuna”, 1996

7.  “The Karma in Abhidharma kosa Sastra of Vasubandhu”, 1997

8.  “The Karma in the Sutras of the Buddha” 1998

9.  “Classification of the Karmas”, 1998

10.“The conditions of eighth consciousness in Mahayana Buddhism”, 1999.

11.“The beginning of Vietnamese Buddhist history”, 2000

12.“Classification of the Dharmas in Buddhism philosophy” 2001

13.“The eighth Consciousness in ‘Vidyamatra siddhi castra Karika’ of Dharmapala”, 2002

14.“The attributes of the eight consciousness”, 2003

15.“Three characters of the eighth consciousness”, 2004

16.“Three characters of the eighth consciousness in the Lankavatara sutra and the Sandhi-nirmocara sutra”, 2005, etc…

Other current research articles:

17.Australian Births, Deaths and Marriages and relating laws

18.Vietnamese Constitutions and Australian Constitution

19.Vietnamese Buddhist History and Australian Buddhist History

20.Pure Land and Meditation, theories and practices

21.The Bhikshu Precepts and the Bhikshuni Precepts

22.Japanese Buddhist History.

Notes


[i]    Giáo sư Tiến sĩ Chính trị học.

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/pgvn/hoithao_5mo_uoc10dieucapthiet.htm

 


Vào mạng: 14-7-2006

Trở về mục "Phật giáo Việt Nam"

Đầu trang