-
XÃ HỘI LÝ TƯỞNG CỦA ĐẠO PHẬT
Theo lời Phật dạy, một xã
hội lý tưởng không nhất thiết có nghĩa là mọi thành viên đều sống cùng
một phương tiện, nỗ lực cho cùng những mục đích và đối tượng, và đạt
đến cùng một mục tiêu.[1]
Trong đạo Phật, xã hội lý tưởng là một xã hội trong đó sự bình đẳng,
dân chủ và những quyền con người được tôn trọng, tiến bộ đạo đức và
tâm linh được khuyến khích và người dân quan tâm đến đời sống đạo đức.
Đó là một xã hội giúp đỡ cho người thiếu thốn, làm mạnh mẽ những kẻ
yếu đuối, đem hoà hợp lại cho những người không hoà hợp, mang hạnh
phúc và ánh sáng lại cho những kẻ đau khổ và tăm tối.
Những điều Đức Phật dạy là
nhắm vào sự lợi lạc thiết thực cho hết thảy mọi chúng sinh. Mối quan
tâm chính của Ngài là xoá bỏ bệnh tật vì đau khổ của con người, mang
lại từ bi cho mình và cho người.
[1]
Ngài dạy cho mọi người sự tịnh hoá tư tưởng lời nói và hành động của
họ, dạy họ cách diệt trừ đau khổ và buồn phiền, cách vượt qua sầu muộn,
cách đạt đến con đường đạo và chứng ngộ niết-bàn. Do vậy Ngài được mô
tả là một người xuất hiện trên thế gian vì phúc lợi, an lạc và hạnh
phúc cho nhiều người, vì lòng từ bi đối với thế gian, vì điều tốt đẹp
và lợi ích cho cả chư thiên và loài người.[1]
Sau đây là những đặc điểm
quan trọng của một xã hội lý tưởng đã được khắc hoạ trong những lời
Phật dạy.
Một Xã Hội Lý Tưởng.
Toàn bộ giáo lý Đức Phật có thể được tóm tắt hay nhất
trong ba điều đạo đức sau đây: “tránh làm điều ác, tu tập điều lành và
tịnh hoá tâm mình; đây là lời Phật dạy.”[1]
Ngài khuyến khích mọi thành viên trong xã hội tuân giữ năm điều đạo
đức (pa(ca-s(la) hay mười con đường thiện nghiệp (dasakusalakammapatha),
và sống một đời phù hợp với tám đạo thánh (ariya-a((ha(gika magga)
để xây dựng một xã hội có căn bản đạo đức. Mỗi công dân của xã hội
này được khuyên nên nghĩ và làm những điều gì tốt cho mình và cho
người, đưa đến phúc lợi, an lạc và hạnh phúc cho toàn xã hội và loài
người.[1]
Một Xã Hội Hợp Lý. Lời
dạy của đức Phật được xem là siêu việt thời gian
(ak(lika), kêu gọi con người đến để thấy và kiểm chứng (ehipassika
dhamma), đưa con người đi lên (niyy(ti), và được chính người trí chấp
nhận.[1]
Điều Đức Phật dạy cho đệ tử của Ngài ngày nay được biết đến trong tam
tạng kinh điển, là những điều hợp lý và gắn liền với thực tế. Nó mang
đến lợi lạc, tốt đẹp, nhân từ, lợi ích và có liên quan đến những vấn
đề của con người.[1]
Ngài khích lệ chúng ta tu tập ý chí tự do (cetan(), sống một đời hợp
lý, để nhìn mọi sự vật hiện tượng đúng như chúng là (yath(bhuta().[1]
Giá trị con người, ý chí, nỗ lực, tiềm năng, trách nhiệm và phẩm giá
con người nằm ngay trong chính họ.[1]
Ngài khuyên con người nên đến với giáo lý của Ngài chỉ sau khi đã xem
xét kỹ lưỡng tính chất và giá trị của nó, và thấy nó đem đến an lạc và
hạnh phúc.[1]
Một Xã Hội Có Văn Hoá.
Chắc chắn giáo lý Đức Phật nhằm mang lại sự phát
triển hay làm tăng tiến (bh(van() nhân cách con người. Đức Phật đưa ra
ssự giáo huấn về thân và tâm (bh(vitak(yo ca bh(vitacitto), làm lợi
lạc cho cá nhân con người cũng như cho toàn xã hội trong đó con người
sinh sống.[1]
Qua cách giáo huấn về thân (k(yabh(van(), tức chế phục các giác quan (indriyasa(vara),
trong khi giáo huấn về tâm (cittbh(van() tức là tu tập tâm (citta) và
những điều thuộc về tâm (cetasika, tâm sở), đạt tới trạng thái điềm
tĩnh (upekkh(),mà mọi cảm xúc quấy nhiễu, vui (sukh( vedan() hay buồn,
(dukkh(vedan() và những chấp thủ vào cảm xúc đều được hoàn toàn
loại bỏ.
[1]
Một Xã Hội Công Bằng. Sự
công bằng và phúc lợi xã hội là hai nét chính của
xã hội lý tưởng Phật giáo. Đó là một xã hội trong đó mọi hoạt động gồm
nông nghiệp (kasigorakkha) và công nghiệp (v(nijja) sẽ công bằng (dhammika)
nhờ vào những phương thức chính đáng (dhammena).[1]
Tất cả các nhóm người trong xã hội như là cha mẹ và con cái, vợ và
chồng, thầy và trò, chủ và tớ, bạn bè, đồng nghiệp, người cư sĩ và
người lãnh đạo tôn giáo, đều thực hiện tốt những bổn phận và trách
nhiệm của bản thân.[1]
Ngay cả vì vua hay nhà lãnh đạo đất nước cũng tự mình trau dồi trong
mười bổn phận của vua quan, (dasa r(jadhamma),[1]
để mang đến phúc lợi, hạnh phúc và hoà bình cho thần dân và vương
quốc của mình. Trong khuôn khổ một xã hội công bằng này, mọi người đều
có một cuộc sống chính đáng (samm(-(j(va) một cách chân thành, lương
thiện và tránh mọi phương tiện sinh sống bất chánh (micch(-(jiva).[1]
Mọi người kiếm sống hay làm giàu bằng năng lực, sự cố gắng và sức mạnh
của chính mình theo con đường hợp pháp và chân chánh. Đức Phật dạy
rằng: “ sự chân chánh là điều tốt nhất cho mọi người trong kiếp này và
kiếp sau.”[1]
Một Xã Hội Bình Đẳng.
Đức Phật chủ trương một xã hội bình đẳng, trong đó tất
cả mọi người đều bình đẳng về đạo đức, tâm linh và xã hội. Ngài dạy
giáo thuyết bình đẳng giữa người với người. Ngài thiết lập một cơ chế
dân chủ trong tăng đoàn. Ngài loại trừ sự phân chia giai cấp và đánh
giá con người không theo giai cấp họ sinh ra hay địa vị xã hội, dòng
giống, màu da hay giới tính, mà đánh giá con người theo cách cư xử đạo
đức của họ.[1]
Tăng đoàn của Ngài là tổ chức hoà hợp đầu tiên trong lịch sử loài
người, chấp nhận tất cả thành viên thuộc bốn giai cấp mà không có sự
kỳ thị nào.[1]
Một xã hội nhân bản.
Theo đạo Phật, con người là một phối hợp của các thành
phần tâm lý và vật lý (n(mar(pa) và không phải là một sản phẩm của cái
gọi là “người tạo ra vũ trụ.”[1]
Con người là tạo chủ duy nhất (nimmata) và tác giả (katt() của chính
đời mình và thế giới, chịu sự chi phối của luật nhân quả nghiêp báo (kamma).
Đức Phật thiết lập nên xã hội, ở đó sự đau khổ của con người được giảm
thiểu hay chấm dứt (anto dukkhassa).[1]
Lời dạy của Ngài liên quan đến lòng từ (mett(), bi (karu((), bố thí (d(na)
và công bằng (dhamma) giữa loài người.[1]
Một xã hội vị tha. Cấu
trúc lý tưởng của đạo Phật được đặt căn bản trên việc coi
trọng đạo đức, ở đó mọi tư tưởng động cơ và hành động ích kỷ vì mình
đều được xoá bỏ.[1]
Xã hội mà đức Phật muốn đưa ra là xã hội “vì sự lợi lạc cho nhiều
người và hạnh phúc cho nhiều người” (bahujanahit(yabahujanasukh(ya)
phù hợp với nguyên tắc chánh pháp (dhamma) của đạo Phật. Đạo Phật nhắm
vào việc xây dựng một xã hội không có quyền lợi riêng tư. Xã hội lý
tưởng của đạo Phật là một xã hội không có sự xung đột quyền lợi riêng
tư và quyền lợi cộng đồng. Ở đây quyền lợi cộng đồng nên được đặt
trước quyền lợi riêng tư cá nhân. Nên lưu ý sự hy sinh quyền lợi riêng
tư không giống với sự huỷ bỏ quyền tự trị của con người.
Xã Hội Hoà Hợp. Đối với
một xã hội hoà hợp và thịnh vượng, đức Phật đặt ra
bảy nền tảng (Vajj(-aparih(niyadhamma) cho cộng đồng cư sĩ,[1]
và bảy nền tảng cho tăng đoàn.[1]
Ngài dạy rằng, con người nên sống với đồng loại của mình trong cung
cách hoà hợp, bằng cách tránh sự dèm pha người khác khi đề cao mình.
Mặt khác, Ngài khuyên nên kính trọng, tôn vinh và hỗ trợ những người
sống phù hợp chánh pháp (dhamma).[1]
Ở đây trong bất kỳ đoàn thể nào mọi thành viên nên sống trong hoà hợp,
nhã nhặn, không tranh cải, giống như sữa hoà với nước, nhìn nhau với
cặp mắt thân ái.[1]
Một Xã Hội Quân Bình. Xã
hội được đức Phật đề cao là xã hội tránh được hai
lối sống cực đoan (ubho ante anupagamma).[1]
Một cực đoan là tự hành xác (attakilamath(nuyoga) thường được các
người tu ẩn dật thực hành, họ tin lầm rằng sự chịu đựng đau đớn căng
thẳng của thân thể sẽ dẫn đến giải thoát, trong khi cực đoan kia là sự
phóng dật quá độ trong dục lạc (k(ma-sukhallik(nuyoga) thường thấy
ở người phàm. Họ không nhìn thấy những hình thức hạnh phúc cao cả
hơn, như hạnh phúc của những cấp thiền định. Mọi thành viên trong xã
hội nên sống cuộc đời trung đạo (majjhim( pa(ipad(), gồm tám yếu tố[1]
để mang lại an lạc, hạnh phúc và sự giải thoát thực sự cho mình và cho
người khác. Trong một xã hội lý tưởng như thế, con người được khuyên
nên sống một đời có sức khoẻ tốt, có được một khả năng tiêu hoá tốt
những điều đã học và với một đường lối trung đạo thích hợp cho sự nỗ
lực,[1]
và tất cả những hình thái kiểm thúc thân tâm, đặc biệt trong việc ăn
uống , trong khi đó những hình thái thuộc chủ nghĩa cực đoan đều bị
bác bỏ.[1]
Đây là một xã
hội trong đó tất cả mọi công dân đều sống đời chân chánh và có trách
nhiệm cao, trong khi người lãnh đạo hay quản lý nên hỗ trợ một nền
kinh tế vững vàng, nền giáo dục đúng tiêu chuẩn, công bằng để cho
người dân tin cậy, tự tin, nỗ lực, siêng năng, lương thiện, đạo đức,
cao thượng và khoan dung. Còn về môi trường sống, người dân có được sự
kết giao tốt với các đoàn thể, có đời sống quân bình, giữ được quan hệ
tốt đẹp với người khác và đóng góp vào sự an lạc hạnh phúc của xã hội.
Những người lãnh đạo và quần chúng nên dùng những phương tiện tốt để
đạt hạnh phúc cho mình và cho người khác trong việc tạo ra một thế
giới không có tham, sân, si.
Với
tư cách là một nhà cải cách xã hội trong ý nghĩa đạo đức, đức Phật
loại bỏ hệ thống xã hội dựa trên giai cấp của bà-la-môn, một hình thái
xã hội bốc lột kinh tế đối với quần chúng của những nhà làm tôn giáo
và những nhóm chính trị. Tách rời địa vị xã hội của con người khỏi
nguồn gốc sanh ra, đức Phật kết hợp nó với nghiệp báo đạo đức có chủ
tâm của con người. Theo lý thuyết này, chính sự phát triển đạo đức và
tâm linh của con người làm cho họ trở nên đạo đức và xứng đáng; và
chính cái động cơ xấu xa và những việc làm ác độc của con người làm
cho họ trở thành một kẻ cùng đinh chứ không phải do nguồn gốc sanh ra,
bối cảnh gia đình hay địa vị xã hội.
Mô
hình xã hội lý tưởng của đạo Phật dựa trên sự bình đẳng, chân chánh và
đạo đức. Những khó khăn và những tội ác trong xã hội được coi như là
sinh ra từ sự tham ái (ta(h() và những điều kiện không tốt đẹp của
đời sống. Tội ác và hình phạt do đó được nhìn từ viễn ảnh cải cách để
đạt đến một giải pháp hữu hiệu, hoặc ít ra là kiểm soát được nó. Thêm
vào đó, những nguyên tắc hoà hợp và đoàn kết được giới thiệu bao quát
trong bài viết ngắn này nhằm để giúp xây dựng nên một xã hội của những
người có kỷ luật tự thân và tự tin vào chính mình. Họ là những con
người có trách nhiệm về sự an lạc, tiến bộ và hạnh phúc của chính mình
cũng như của người khác.
BẢNG VIẾT TẮT
A.
Aôguttara-Nikya,
I-V, ed. R. Morris, E. Hardy, C. A. F. Rhys Davids. (London: PTS,
1885-1900)
D.
Dghanikya,
I-III,
ed. T. W. Rhys David and J. E. Carpenter, (London: PTS, 1889-1910)
Dhp.
Dhammapada,
ed. K.
R. Norman and O. von Hinuber. (London: PTS, 1931)
J. Jtaka
with
Commentary, I-VI, ed. V. Fausb`ll,
(London: PTS, 1877-1896)
M. Majjhimanikya,
I-IV,
ed. V. Trenckner, R. Chalmers, Mrs. Rhys Davids. (London: PTS,
1888-1902)
(London:
PTS, 1922-38)
S. Sa(yuttanik(ya, I-V, ed. L. Féer and Mrs. Rhys Davids.
(London: PTS, 1884-1898)
Sn. Suttanipta,
ed. D. Andersen and H. Smith. (London: PTS, 1913)
Vin.
Vinayapiæaka,
I-V, ed.
H. Oldenberg. (London: PTS, 1879-83)
http://www.buddhismtoday.com/viet/pgvn/xahoi_daoPhat.htm