Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
 
KHAI MẠC ĐÀN TRÀNG CHẨN TẾ BÌNH ĐẲNG
TẠI CHÙA VĨNH NGHIÊM TP. HỒ CHÍ MINH

Đại trai đàn chẩn tế là nghi lễ truyền thống c ủa đạo Phật Việt Nam nói chung và người dân Việt Nam nói riêng. Từ ngàn xưa tổ tiên ta từ vua quan cho đến tận cùng dân thứ đã từng thiết lập những trai đàn cầu mưa thuận gió hoà, con thảo cháu hiền, mùa màng phát triển, đất nứơc an ban đã được Nguyễn Du đề cập trong Văn tế thập loại chúng sinh.

Hôm nay, trong không khí trang nghiêm thanh tịnh, không khí của mùa xuân ấm áp tình thương hân hoan chào đón sự trở về của Thiền sư. Vào lúc 10g 30, ngày 16 tháng 3 năm 2007, Thiền sư Thích Nhất Hạnh cùng với Tăng thân Làng Mai nhân chuyến trở về Việt Nam lần 2, đã phối hợp cùng với Giáo Hội PGVN tổ chức Đại Trai Đàn Chẩn Tế Bình Đẳng trên ba miền đất nước Nam, Trung, Bắc. Hôm nay, tại chùa Vĩnh Nghiêm, Tp. Hồ Chí Minh, mọi người đã náo nức tấp nập vân tập về đây tham dự Đại Trai Đàn rất có ý nghĩa này.

Trước khi khai mạc bắt đầu, Thiền sư chia sẽ pháp thoại “ Người Thân Tôi Chết Đi Tìm Ở Đâu ?” với ý nghĩa quán chiếu tìm về cội nguồn tổ tiên trong chính mình, ông bà tổ tiên rất gần với mình, người thân ở trong từng tế bào của mình, mình là sự tiếp nối của tô tiên ông bà cha mẹ …cho nên thể hiện tình thương ấy đối với người thân đã mất chính là thể hiện tình thương đối với chính mình bằng phương pháp thực tập chuyển hoá khổ đau về 3 nghiệp: thân, khẩu, ý …. trở thành 3 nghiệp hạnh phúc cũng bằng thân khầu ý. Thân phải làm phước thiện…khẩu nói lời tha thứ, nói lời tư ái, nói lời cảm thông xây dựng tình thương, tình đoàn kết… ý suy nghĩ chân chánh, suy nghĩ điều tích cực …đó là giúp nứơc giúp dân…

Kết thúc bài pháp thoại là lễ Khai mạc Trai Đàn.

Hội đồng chứng minh tại lễ khai mạc gồm có: Hoà thượng Thích Đức Nghiệp, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Hoà thượng Thích Trí Quảng, Hoà thượng Thích Giác Nhiên (Giáo chủ Tăng già Thế giới Khất Sĩ), Hoà thượng Thích Trí Tâm, Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Hoà thượng Thích Thiện Tánh. Hoà thượng Thích Thiện Tâm, Hoà thượng Thích Thiện Hạnh, Hoà thượng Thích Nhật Quang. Về phía  chính quyền có sự hiện diện ông Lê Hồng Phúc Phó ban Dân tộc – Tôn Giáo Tp. HCM …cùng với sự hiện Tăng- Ni, Phật tử bốn chúng cùng nhất tâm hộ niệm.

Mục đích thiết lập Đàn tràng chẩn tế, mang lại nhiều ý nghĩa trên ba phương diện:

  1. Ý nghĩa về tâm linh

Mối quan hệ giữa người sống và người đã khuất rất mật thiết. Đó là sự tiếp nối. Về mặt, vật lý và tâm linh không ai phủ nhận được. Đối với quốc gia sự liên hệ ấy chính là cộng nghiệp chung hay gọi chung là “hồn thiên sông nước” bảo vệ đất nứơc. Do đó chẩn tế Trai đàn bình đẳng là trách nhiệm chung của mọi người dân sống trong quốc gia ấy. Cho nên trai đàn chẩn tế không dành riêng cho tôn giáo thực hiện mà mọi người có thể thực hiện, mọi người có thể thể hiện tình thương của mình cho tất cả mọi người. Dù người sống hay người chết đều có nhu cầu về tình thương và hạnh phúc. Cho nên trong ba ngày này là cơ hội để thể hiện tình thương đối với mọi người và mọi loài.

  1. Ý nghĩa văn hoá

Văn hoá người Việt Nam thường nói “ Cây có cội, nứơc có nguồn”. Người không nhớ về cội nguồn dân tộc là người mất gốc. Người mất đi gốc rễ thì vô cùng khổ đau. Chính vì thế để duy trì giá trị an vui hạnh phúc khi nhớ về cội nguồn của mình. Chẩn tế là hình thức giúp cho các thế hệ sau phải nhớ về công ơn của ông bà, cha mẹ, tổ tiên, ngừơi thân, người anh em…đã có công để lại cho ta sự nghiệp như ngày hôm nay để cho chúng ta tiếp nối, nhớ ơn những anh hùng chiến sĩ, những người đã  hy sinh trong chiến tranh để mang lại sự bình an cho xã hội, cho đất nước. Chúng ta những còn sống và thành đạt phải sống có trách nhiệm bảo vệ những gì mà ông bà tổ tiên gây dựng nên. Đó là bảo vệ nét đẹp văn hoá tâm linh của dân tộc, trong đó lễ chẩn tế là một nét đẹp truyền thống của dân tộc.

  1. Ý nghĩa trị liệu.

Chính vì mối liên hệ về sự tiếp nối, vì thế mà thiết lễ trai đàn cho người mất cũng chính là phương pháp giúp cho người sống mở rộng tình thương đến muôn loài, mở rộng tấm lòng tha thứ, nói lời từ ái, ôm tất cả mọi người không phân biệt họ là ai vào trong trái tim thương yêu, khi thực tập như vậy trong ba ngày thì mọi khổ đau, hận thù trong ta dần dần hoá giải và người tiếp nhận năng lượng từ bi, năng lượng tình thương, năng lượng của sự hiểu và thương của người còn sống gởi đến người mất từ “tâm truyền tâm” như thế, khi họ sẽ nhận được thông điệp ấy sẽ giảm bớt nỗi khổ niềm đau, và siêu thoát nhẹ nhàng.

Với những giá trị mang lại lợi lạc cho cá nhân và cho cộng đồng xã hội như trên, chúng tôi thiết nghĩ mọi quốc gia trên thế giới nên tổ chức các Đại trai đàn chẩn tế bình đẳng trong đất nứơc vào hàng năm, thì tin rằng đất nước ấy sẽ thịnh vượng, sung túc, dân chúng thái bình, vì hợp với lòng dân và tình người./.

http://www.buddhismtoday.com/viet/pgvn/khaimat_dantrang_chuante.htm

 


Vào mạng: 16-3-2007

Trở về mục "Phật giáo Việt Nam"

Đầu trang