- Minh Châu Hương Hải
- Lê Mạnh Thát
Lời giới thiệu
: Thiền sư Minh Châu Hương Hải là một tác gia văn học
và tư tưởng lớn không những của Phật giáo VN mà của cả dân tộc . Để
góp phần vào việc đánh giá về con người , tư tưởng và những đóng
góp của nhân vật này đối với Phật giáo VN nói riêng và nền văn học
dân tộc nói chung một cách chính xác hơn , NSGN trân trọng giới thiệu đến
bạn đọc nghiên cứu của học giả Lê Mạnh Thát , trích từ bản thảo
công trình" Minh Châu Hương Hải toàn tập ".
Minh Châu Hương Hải là một tác giả tương đối quen thuộc
với nhiều người VN . Sau khi Hương hải Thiền sư ngữ lục ra đời vào
giữa thế kỷ thứ XVIII, Lê Quý Đôn đã cho ghi chép lại trong Kiến văn
tiểu lục những nét chính của cuộc đời và thơ văn Minh Châu Hương Hải
. Qua thế kỷ XIX , các tác phẩm của Minh Châu Hương Hải được in lại ,
cụ thể Giải Di Đà kinh sớ sao và Giải Tâm kinh ngũ chỉ vào năm Minh Mạng
thứ XIV( 1834) , Giải Kim Cang kinh lý nghĩa in vào năm Tự Đức thứ X(1858)
. Đế đầu thế kỷ XX , Thiện Đình giới thiệu tiểu sử của Hương Hải
trong tạp chí Nam Phong 136 (1929) 31-37 , rồi sau đó nhiều tác giả đã bàn
đến và giới thiệu rộng rãi vị Thiền sư này với công chúng , như Mật
Thể trong Việt Nam Phật giáo sử lược , Nguyễn Lang trong trong Việt Nam Phật
giáo sử luận , U빠ban
Khoa học xã hội Việt Nam trong Lịch sử văn học Việt Nam tập 1 v.v…
Tuy nhiên vẫn chưa có một nỗ lực nào nghiên cứu nghiêm
túc về vị Thiền sư này , cũng như thu thập các tác phẩm hiện còn được
bảo lưu của ông , dẫn cuối cùng đến việc trích dẫn và bàn cãi những
bài thơ và đoạn văn tưởng như của ông nhưng thực sự không phải .
Tình trạng học thuật này cần phải chấm dứt . Chúng tôi đề nghị cho
nghiên cứu lại cuộc đời và sự nghiệp của Minh Châu Hương Hải dưới
đây nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu tìm hiểu đúng đắn về những đóng
góp to lớn mà Thiền sư Minh Châu Hương Hhải đã cống hiến cho dân tộc
ta và Phật giáo Việt Nam .
Về lai lịch , vì hai trang đầu của Hương Hải Thiền sư
ngữ lục đã bị mất trong bản in chúng tôi hiện có , nên nếu dựa vào
những ghi chép của Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục 9 , thì ta biết
Minh Châu Hương Hải thuộc vào một danh gia thế phiệt của miền Nam nước
ta vào thời ông . Tổ tiên 4 đời là Khởi nghĩa kiệt tiết công thần
Trung lộc hầu , người A鮧 Độ , Nghi Lộc , Nghệ An , theo phò Nguyễn Hoàng và đến sống tại
Quảng Nam . Hương hải đã sinh ra tại vùng đất này , tại làng Bình An Thượng
, phủ Thăng Hoa , tỉnh Quảng Nam hiện nay vào năm 1628 . Năm 18 tuổi , ông
thi đỗ Hương tiến và được bổ làm Tri phủ Triệu Phong . Năm Mậu Thìn
(1652), ông đến thụ giáo với thiền sư Lục Hồ Viên cảnh , được đặt
Pháp tự Minh Châu Hương Hải và pháp hiệu Huyền Cơ Thiện Giác , tiếp đến
lại tới học đạo với Thiền sư Viên Khoan Đại Thâm . Rồi 3 năm sau ,
ông từ quan và đi xuất gia lúc mới 30 tuổi . Một thời gian sau ông đóng
thuyền đến Cù Lao Chàm ở ngoài cửa biển Hội An , dựng ba gian am nhỏ
để ở và tu trì . Thời gian ở đảo này , Thiền sư đã gặp nhiều hiện
tượng lạ như rắn quấn lấy mình , ma quỷ hiện đến v.v… nên Thiền sư
đã trở về làng cũ ở xã Bình An Thượng phủ Thăng Hoa . Sau đó có người
mời , Thiền sư lại trở về Cù Lao Chàm ở hơn 8 năm . Trong thời gian này
, trấn thủ Quảng Nam là Thuần quận công có vợ ốm đã lâu , nhờ Thiền
sư đọc kinh thì bệnh khỏi và cả nhà đều quy y . Ngoài ra, có Hoa Lễ hầu
làm Tổng thái giám bị lao , cũng nhờ Thiền sư đọc kinh sám hối mà hết
bệnh . Hoa Lễ hầu tâu với Dũng quốc công nguyễn Phúc Tần (1649-1687),
và được quốc công mời về trụ trì viện Thiền Tịnh ở núi Quy Kinh. Mẹ
của Nguyễn Phúc Tần và 3 con là Phúc Mỹ , Hiệp Đức và Phúc Tộ đều
đến quy y cùng đông đảo quan lính .
Bấy giờ , sau trận đánh cuối cùng năm 1672 , mà kết quả
là quân Trịnh đã thua và trong số tù binh quân Nguyễn bắt được có Gia
quận cộng đã đến theo học với Thiền sư . Có người dèm pha Gia quận
công muốn bàn tính chuyện vượt biển về Bắc với Thiền sư , Nguyễn Phúc
Tần cho điều tra không có kết quả , bèn đưa Thiền sư trở về Quảng
Nam . Từ đó , Thiền sư có ý vượt biển ra Bắc vì bị nghi ngờ . Đó
là vào tháng 3 năm Nhâm Tuất (1682) , lúc sư đã 55 tuổi . cần nói thêm
ở đây là Hương Hải Thiền sư ngữ lục ghi thời điểm ấy 53 tuổi .
Ghi thế rõ ràng là một nhầm lẫn , bởi vì cuối sách chép sư mất năm AᴠMùi
, lúc đã 88 tuổi . Chữ ngũ dễ khắc lộn thành chữ tam .
Sư bèn cùng hơn 50 đồ đệ đi thuyền đến Vinh , vào yết
kiến Yến quận công Trịnh Điềm ( 1629-1696), đang giữ chức trấn thủ vùng
đất này . Sau khi xem xét và điều tra được một tháng thì Trịnh Tạc
(1653-1682) đã cho Đường quận công đi đón Thiền sư về kinh đô tiếp tục
điều tra với những người như Lê Hy v.v…và đã xác định đúng Thiền
sư là người A鮧 Độ ,
Nghệ An . Bấy giờ , Trịnh Tạc mới mất . Trịnh Căn nối ngôi và ban cho
sư áo mão , lương thực và tiền bạc , rồi cho về trấn Sơn Nam,giao Tước
quận công Lê Đình Kiên (1623-1704) giúp đỡ và thành lập viện Thiền Tịnh
, sau đó là chùa Nguyệt Đường ở tại Phố Hiến . Chính trong thời gian
ở tại chùa Nguyệt Đường này , Thiền sư đã diễn dịch ra tiếng Việt
20 bộ kinh luận cùng sáng tác một số thơ văn khoảng 5 bài . Cuối cùng
Thiền sư đã mất vào ngày 12 tháng 5 năm AᴠMùi 1715 , sau khi đã phó chúc
lại bài kệ :
- Thời đương bát thập bát
- Hốt nhiên đăng tọa thoát
- Hữu lai diệc hữu khứ
- Vô tử diệc vô hoạt
- Pháp tính đẳng hư không
- Sắc thân như bào mạt
- Đông độ ly ta bà
- Tây phương liên ngạc pháp
- ( Tuổi đương tám mươi tám
- Tọa thoát tự nhiên bỗng
- Có đến cũng có đi
- Không chết cũng không sống
- Pháp tính giống hư không
- Sắc thân như bọt mọn
- Đông độ rời ta bà
- Tây phương đài sen đón )
Trong cuộc đời 88 năm của mình , Minh Châu Hương Hải đã
có những đóng góp cho dân cho nước qua việc mấy năm làm quan khi còn tuổi
thanh niên . Rồi đến lúc xuất gia , Minh Châu Hương Hải vẫn còn đóng
góp sức mình bằng những quan hệ chặt chẽ với những nhà lãnh đạo chính
trị , quân sự thời mình . Minh Châu Hương Hải đã có quan hệ chặt chẽ
với họ Nguyễn Đàng Trong , đặc biệt với Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần
, rồi sau đó với vua Lê Hy Tông (1676-1704)và Lê Dụ Tông (1705-1728) cùng
các chúa Trịnh Tạc ( 1653-1682) Trịnh Căn ( 1683-1709) và Trịnh Cương(1709-1729)
, với các quan lại cao cấp của triều đình nhu Ứng quận công Đặng Đình
Tướng ( 1659-1753) Tước quận công Lê Đình Kiên ( 1623-1704) v.v… và đã
có ảnh hưởng nhất định với những vị này
Chẳng hạn , vụ cấm đạo năm 1714 đã xảy ra với sự
tham dự ít nhiều của chính Thiền sư Hương hải , như Hương Hải Thiền
sư ngữ lục đã ghi :" Vào một ngày rảnh , Trưởng quan lại đến
Nguyệt Đường gọi ba thầy người đạo Hoa Lang cùng đến trong chùa Nguyệt
Đường đối đàm giảng đạo với Tổ sư để xem thắng bại thế nào .
Ba thầy đạo Hoa Lang một tên là Tài Gia , hai tên là Tài Hữu và ba tên
là Tài Chi . Trưởng quan hỏi Đạo một câu , hỏi Thích một câu . Ba thầy
Đạo ba lần không nói được . Chỉ còn một Thích lời nói không dứt .
Trưởng quan bảo : Đạo không bằng Thích . Hoa Lang ngoa dối lời dụ dỗ
để xiêu lòng người , đó gọi là tà đạo , chẳng biết nghĩa lý . Trưởng
quan lại bảo , họ Thích thông lời chí lý , có sự có tích , báu pháp vô
biên . Từ đó ông biết Đạo là ngụy chẳng chân , liền trở về báo
lên cửu trùng . Đức Thánh thượng trải 8 tháng sai quan đuổi đám Hoa
Lang trở về nước nó , không được ở chỗ Hiến trấn nữa ".
Việc đối đàm với ba giáo sĩ Ki tô giáo này , kiểm tra lại
các tư liệu của toà thánh Kitô giáo La Mã , cho đến nay chưa thấy có dấu
hiệu ghi chép nào cả . Tuy nhiên đây là một thông tin đầu tiên về việc
quan hệ giữa Phật giáo và Ki tô giáo tại VN do phía Phật giáo truyền lại
. Điều này chứng tỏ Phật giáo không đứng ngoài cuộc đấu tranh tư tưởng
xảy ra trong các thế kỷ có cuộc giao lưu và quan hệ với phương Tây , như
có người đã lầm tưởng . Và Phật giáo giai đoạn này , chỉ qua quan hệ
một mình cá nhân Minh Châu Hương Hải , đã có những tác động to lớn đối
với chính sách của triều đình , điều này chứng tỏ đây là thời kỳ
Phật giáo phát triển rực rỡ , thể hiện đóng góp của mình trong quá
trình dựng nước và giữ nước như từng xảy ra trong quá khứ .
Hương Hải Thiền sư ngữ lục cũng ghi lại cuộc đàm đạo
của Hương Hải Thiền sư với vua Lê Dụ Tông vào năm 1714 và kết thúc bằng
bài thơ tiếng Việt do Trịnh Cương (1709-1729) tặng cho Thiền sư :
- Danh lam từng trải đã hay danh
- Trình độ này âu hợp chốn trình
- Pháp giới chăm chăm tuyên diệu pháp
- Kinh lâu rỡ rỡ diễn chân kinh
- Công nhiều nhờ có công vô lượng
- Thế thuận vầy nên thế hữu tình
- Ngăn tục mựa hề mùi tục lụy
- Lòng thiền tua kín chốn thiền khuynh
Và Ứng quận công tiến sĩ Đặng Đình Tướng cũng làm thơ
ca ngợi việc giảng kinh của Thiền sư như Trịng Cương đã làm :
- Xuân hoa nhân vọng mộc thiều dương
- Hà nhật giai nhân thưởng Nguyệt Đường
- Lão bá đình tiền trương thuý tán
- Nộn hà hạm ngoại tiến kỳ hương
- Băng tâm trì ấn tuyên kinh tẩu
- Thiết diện tuần tường vọng đạo lương
- Ký chủng hữu tình qui bút để
- Huyền huyền vị đắc nhất thiên trường
- ( Hoa xuân người ngắm tắm thiều dương
- Ngày rảng giai nhân viếng Nguyệt Đường
- Tùng cỗi trước sân trương lọng thuý
- Sen non ngoài cửa ngát mùi hương
- Lòng băng trì ấn truyền kinh lão
- Mặt sắt men tường ngắm giáo lương
- Bao thứ hữu tình tuôn đổ bút
- Thơ huyền thưởng thức một vài trương ).
Và sau khi được tặng thưởng những bài thơ của vua quan
như thế này , Minh Châu Hương Hải cũng không thiếu những bài thơ đáp lại
. Bài sau đây là một thí dụ và chắc chắn là bài thơ của chính Thiền
sư tặng cho Đặng Đình Tướng :
- Hướng minh quy mạng sự quân vương
- Yết kiến tôn công khánh thọ trường
- Tài dụng kinh luân kiêm đức hạnh
- Ân thi lễ nghĩa quý văn chương
- Ngoại trừ đạo tặc binh nhân ái
- Nội dưỡng trinh liêm sĩ tốt cường
- Quyền trấn nam giao danh tứ hải
- Khuông phò quốc chính lạc quần phương
- ( Vua sáng trở về giúp vận nên
- Tôn công thăm hỏi tuổi mừng thêm
- Kinh luân đức hạnh tài dùng đủ
- Lễ nghĩa văn chương ý đáp đền
- Ngoại trừ đạo tặc quân dân thích
- Trong dưỡng trinh liêm sĩ tốt bền
- Quyền trấn cõi Nam tên bốn bể
- Khuông phò đất nước sướng muôn bên).
Qua những quan hệ như thế này , ta thấy con người của
Hương Hải có nhiều tài nhiều vẻ . Ông đã sống trong thời kỳ đang đất
nước đang vươn mạnh về phía Nam , biên cương Tổ quốc ngày càng mở rộng
tưởng như không bao giờ chấm dứt , sức sống dân tộc trào dâng dào dạt
. Đây là thời kỳ của những thiên tài khoa học như ChânAn Tuệ Tĩnh ( ?-
1711) , thiên tài văn sử học như Chân Nguyên Tuệ Đăng ( 1647-1726)v.v… Họ
đã ra sức đóng góp cho dân tộc và thời đại mình , cố gắng xây dựng
đất nước thanh bình , giàu mạnh và văn minh . Cuộc đời và con người của
Minh châu Hương Hải đã xuất hiện trong một bối cảnh như thế .
Đó là đối với đời . Còn đối với đạo , Minh Châu Hương
Hải đã đào tạo ra một loạt những thế hệ người kế thừa sự ngiệp
truyền bá Phật giáo của mình mà tên tuổi còn được ghi lại trong
Hương Hải Thiền sư ngữ lục . Theo tài liệu này và căn cứ bài kệ truyền
pháp của Thiền phái Lâm Tế dòng Trí Bảng Đột Không :
- Trí tuệ thanh tịnh
- Đạo đức viên minh
- Chân như tính hải
- Tịch chiếu phổ thông
Thí những người đệ tử trực tiếp vào hàng chữ Chân của
bài kệ gồm có Chân Lý Hiển Mật , Chân Tạng Mật Hạnh, Chân Chiếu Hoa
Mỹ , Chân Tông Quảng Trí , Chân Quý Phổ Ứng , Chân Truyền Quang Tán ,
Chân Tịch Khổ Hạnh , Chân Thành Bồ Đề , Chân Thường , Chân Cảnh ,
Chân Thước , Chân Ý , Chân Thị , Chân Thuần , Chân Đẳng,Chân Bình, Chân
Pháp , Chân Quản , Chân Trí , Chân Bảo , Chân Thưởng,Chân Đông , Chân
Dung , Chân Quả , Chân Viên , Chân Kinh , Chân Tịnh , Chân Quang , ngoài ra cộng
thêm một số vị thành hơn 70 . Đến những người đệ tử hàng chữ . Như
của những vị có chữ Chân vừa kể , ta có Tăng Thống Như Nguyệt Hoa
Quang , Như Tông , Như Túc , Như Khoản , Như Nhật . Như Đài , Như Bảo ,
Như Sơn , Như Thừa , Như Cống , Như Thiên , Như Hiền , Như Nhẫn , Tăng Thống
Như Toàn , Như Biện , Như Đề , Như Viên , Như Kiên , Như Phái , Như Mật
, Như Cảnh , Như Hải , Như Khanh , Như Nghiệm . Rồi đến hàng đệ tử của
những vị vừa nêu có pháp danh bắt đầu với chữ Tính , ta có Tăng thống
Tính Thanh , Tính liễn , Tính Kế Đạm Hạnh , Tính Khả , Tính Lâm , Tính
Duệ , Tính Thước , Tính Tường , Tính Mẫn , Tính Nhu , Tính Định , Tính
mỗ , Tính A鮨 , Tính Trác
, Tính Đức , Tính Trí, Tính Lãng , Tính Năng , Tính Tiếp , Tính Phụng ,
Tính Xán , Tính Tuyên , Tính Hằng . đến hàng đệ tử của những vị vừa
kể bắt đầu pháp danh với chữ Hải , ta có Tăng phó Hải Bồi , Tăng phó
Hải Triều , Hải Đường , Hải Nhã , Hải Đồng , Hải Diên , hải Lịch
, Hải Khoát , Hải Liên , Hải Trung v.v…
Qua bản danh sách này , 30 năm sau khi Minh Châu Hương Hải mất
, dòng thiền của ông đã phát triển rực rỡ, trong số ấy có những người
là những đại biểu long tượng cho Phật giáo như Như Nguyệt Hoa Quang mà
tiểu sử phần nào đã được Lê Quý Đôn ghi lại trong Kiến văn tiểu lục
9 tờ 33b3-34a4. Cũng có những người đã kế nghiệp thầy mình trong địa
hạt sáng tác như Tăng chính Như Sơn , tác giả bộ Ngự chế thiền điển
thống yếu kế đăng lục . Và có những người đã đóng góp vào việc in
lại những sử sách xưa như Tính Lãng , người bạn thiền của Thiền sư
Tính Quang Điều Điều , đã đứng ra in lại danh tác Thánh đăng ngữ lục
và yêu cầu Tính Quảng viết tựa ; và đến thế kỷ thứ XIX , dòng thiền
của Minh Châu Hương Hải còn được biết qua những người như Tịch Truyền
, Tịch Yên và đệ tử của những vị này như Chiếu Khoa , Chiếu Tân v.v…
Chiếu Tân là người đã đứng ra in bộ Pháp Hoa quốc ngữ kinh của Pháp
Liên vào năm 1856 . Chiếu Kiên góp vào việc in lại Giải tâm kinh ngũ chỉ
vào năm Minh Mạng thứ XIV(1834) . Như vậy trong hai thế kỷ XVIII và XIX ,
dòng thiền của Minh Châu Hương Hải đã phát triển rầm rộ .
Dể gầy dựng nên một dòng thiền phát triển rầm rộ như
thế , Minh Châu Hương Hải đã biến viện Thiền Tịnh đơn sơ ban đầu vào
những năm 1683 , 1685 thành một ngôi tổ đình làm trung tâm văn hoá giáo dục
, liên tục đào tạo ra những thế hệ Thiền sư có danh tiếng vừa kể .
Ngôi tổ đình này được ghi lại khá kỹ quá trình xây dựng và kết cấu
cơ sở vật chất tương đối đầy đủ trong Hương Hải thiền sư ngữ lục
, đóng góp vào việc tìm hiểu cách kiến trúc và lối thờ tự của dân tộc
ta vào thời ấy . Điều đáng tiếc là tổ đình này chỉ mới hơn 200 năm
qua , bây giờ không còn một dấu vết gì nữa ngoài hai tháp mộ là nơi yên
nghỉ cuối cùng của Minh Châu Hương Hải và người cao đệ Viên Thông phương
trượng hoà thượng Chân Lý Hiển Mật . Chúng tôi nhờ sự giúp đỡ nhiệt
tình của ban Đại Diện Giáo Hội tỉnh Hưng Yên , đã có dịp vào thăm tận
nơi hai ngôi tháp mộ này , bây giờ đang nằm trong khuôn viên của nhà dân
. Chúng tôi có đề nghị với chư vị lãnh đạo Tỉnh hội Hưng Yên xin
khôi phục tổ đình Nguyệt Đường . Nếu chưa được thì tối thiểu xin
khôi phục lại khuôn viên hai tháp mộ của Thiền sư Minh Châu Hương Hải
và Thiền sư Chân Lý Hiển Mật thành những di tích lịch sử –văn hoá ,
làm nơi thăm viếng và giáo dục truyền thống yêu nước cho con cháu về
sau.
Tuy nhiên , đóng góp to lớn nhất cho đạo của Minh Châu Hương
Hải vẫn chủ yếu nằm trong sự nghiệp trước tác , thể hiện những suy
nghĩ của bản thân và âu lo trước tiền đồ của Phật giáo cũng như dân
tộc
http://www.buddhismtoday.com/viet/pgvn/nguoi/001-minhchau.htm