Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
SƯ TRƯỞNG NHƯ THANH: CUỘC ĐỜI và SỰ NGHIỆP
Chùa Huê Lâm

Đường hướng giáo dục Ni chúng
Tỳ-kheo Thích Chơn Thiện

(Trích đăng)

... Sư trưởng đối với Ni chúng như là một biểu mẫu giáo dục thể hiện đủ các yêu cầu cơ bản trong Phật sự đào tạo Ni tài cho sự nghiệp hoằng dương chánh pháp như:

1. Đã xuất gia vì mục tiêu giải thoát tự thân và tha nhân.

2. Thiết tha cầu học chánh pháp và thực hành chánh pháp giữa biển sống vô thường.

3. Thể hiện nghiêm túc nếp sống phạm hạnh Giới Định Tuệ, phát triển Văn huệ, Tư huệ và Tu huệ.

4. Tích cực tiếp dẫn hàng hậu học.

5. Mải thao thức vì sự nghiệp độ sanh, hưng khởi chánh pháp.

Sư đã bộc bạch các điểm ấy trong bài viết Trách Nhiệm Tỳ Kheo Ni Đối Với Tôn Chỉ Giáo Dục Ni Tài trình bày tại Phật học Ni viện Từ Nghiêm, Sài Gòn, ngày 04- 4- 1970 (PL.2513). Đây quả là các điểm cương yếu tốt đẹp cho một bản Đề cương giáo dục Ni tài cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời cận đại và đương đại, dù chưa thật phong phú đủ để mở ra một hướng giáo dục Ni chúng toàn diện đáp ứng được các yêu cầu mới của một xã hội đang phát triển rất nhanh về khoa học, kỹ nghệ, kinh tế, giáo dục v.v… và đang bộc hiện nhiều khủng hoảng về đạo đức, môi sinh và xã hội - các khủng hoảng có ảnh hưởng lớn đến một đời sống đạo.

Suốt 66 năm học đạo và hành đạo, Sư trưởng đã sống vì mục tiêu giải thoát cho mình và người. Đây đúng nghĩa là thực hiện mục tiêu giáo dục của Phật giáo. Suốt 66 năm ấy, Sư đã nghiêm trì Giới bổn, tận tình hướng dẫn hàng hậu lai tu học. Đây quả là sự thể hiện đầy đủ tư cách và trách nhiệm của một nhà giáo dục chư Ni, trung thành với tinh thần giáo dục thân giáo vahẩu giáo của Đức Thế Tôn. Sư trưởng quả là một gương sáng và là một niềm tin, khích lệ lớn cho những ai đang tiếp tục con đường đào tạo Ni tài vì sự nghiệp hoằng dương chánh pháp, vì lợi ích an lạc của số đông.

Gương sáng ấy đã thúc giục chúng tôi, một người đang phụ trách giáo dục, viết lên những dòng ngắn ngủi này về các đóng góp đầy ý nghĩa của Sư trưởng cho nền giáo dục Ni chúng ở Việt Nam.

PL. 2542, 30- 6- 1998.
Tỳ-kheo Thích Chơn Thiện
(Phó Trưởng Ban Giáo Dục Tăng Ni
Hội Đồng Trị Sự GHPGVN)

 


Cập nhật: 4-3-2001

Trở về mục "Phật giáo Việt Nam"

Đầu trang