...... ... |
. |
. |
. |
. |
. |
- SƯ TRƯỞNG NHƯ THANH:
CUỘC ĐỜI và SỰ NGHIỆP
- Chùa Huê Lâm
- Một ngọn đèn
không bao giờ tắt
- Chánh Lý - Kiều Thế Đức
Tôi đang ngồi đọc sách thì
nhận được thư của một bạn thân là anh Thiện Chơn gởi từ Sài Gòn
sang. Sau khi đọc xong lá thư, tôi thẫn thờ mãi đến mươi phút mới trở
về trạng thái bình thường.
Trong thư, bạn tôi cho biết là sức
khỏe của Sư trưởng chùa Huê Lâm ngày một kém và Người có thể trở về
hầu Phật bất cứ lúc nào. Anh cũng có ý muốn tôi góp phần vào việc soạn
thảo tập sách viết về Sư trưởng. Điều này nếu anh Thiện Chơn không
gợi ý thì tôi cũng phải góp phần để tỏ lòng biết ơn của tôi đối
với Sư trưởng, người đã không phân Tăng-tục mà còn đối đãi với
nhóm cư sĩ chúng tôi một cách thật là trân trọng. Chỉ một điểm này
thôi cũng đủ chứng tỏ rằng Người hiểu rõ ý nghĩa còn ta-người
thì chưa vào cửa Phật.
Tôi còn nhớ, vào khoảng năm 1980,
nữ thi sĩ Hỷ Khương, nhân một lần ngâm bài thơ "Từ Phụ" trong
bài trường thi "Đời Đức Phật" của tôi, đã nói như sau: "Anh
đã có lần nào đến thăm chùa Huê Lâm chưa? Nếu anh đến đấy và được
hầu chuyện với Sư trưởng thì chắc là anh sẽ thích lắm. Vì anh sẽ gặp
được một vị Ni đạo cao, đức dày rất đáng cho anh em mình kính phục."
Thế rồi Hỷ Khương cho địa chỉ. Ít ngày sau, tôi tìm đến chùa Huê
Lâm, và sau khi hầu chuyện với Sư trưởng, tôi thấy Hỷ Khương đã nói
không sai. Kể từ đó, tôi trở thành một thành viên trong nhóm cư sĩ thường
phụ Sư trưởng soạn kinh. Càng gần Người, chúng tôi càng kính phục;
kính phục không những về sự thâm hiểu Phật pháp, về sự đối đãi
bình đẳng không phân ta-người, về tính điềm đạm đầy lòng từ
bi hỷ xả, mà còn kính phục ở chỗ Người xả thân để làm việc đạo.
Hồi ấy, tôi thường xuyên cùng một
số bạn đạo vào chùa Huê Lâm hầu Sư trưởng để phụ soạn kinh. Chúng
tôi đều cảm phục, đôi lúc có thể nói là rất xúc động khi thấy Sư
trưởng tuổi đã nhiều mà không chịu ngơi nghỉ. Mỗi ngày chủ nhật, Người
cùng chúng tôi soạn kinh từ tám giờ sáng đến mười một giờ trưa, rồi
từ một giờ trưa đến bốn, năm giờ chiều. Khi chúng tôi về rồi thì
Người lại tiếp tục dạy các chúng Phổ Hiền về Thiền, Bát-nhã hoặc
Duy thức cho đến sáu, bảy giờ mới ngưng; tối đến, lại thức tới tận
khuya; có khi dậy từ hai giờ sáng để luận Kinh. Người đã cao tuổi nên
hay đau răng. Đôi lúc, thấy mặt của Người sưng húp lên, chúng tôi mời
Người đi nghỉ để chúng tôi làm tiếp, khi nào có chỗ không hiểu thì
thỉnh ý sau, nhưng Người không chịu cứ mải ngồi lại làm việc.
Có một lần, lâu lắm rồi, tôi
ghé qua thăm lúc Người ở chùa Từ Nghiêm. Hôm ấy, Người nói một câu
làm tôi khi về nhà cứ suy nghĩ mãi và cũng chính câu nói ấy khiến tôi hăng
say hành Phật sự không dám biếng lười. Người nói: "Đạo hữu có
biết không, tôi có một nguyện lớn là định thực hiện một Tòng lâm vĩ
đại nhưng nay không còn đủ duyên nữa nên đành để đời sau thực hiện
tiếp." Nghe xong câu nói này, lòng tôi cứ nôn nao và cho đến tận
bây giờ mỗi khi nhớ lại câu nói ấy, tôi vẫn còn thấy xúc cảm làm
sao!
Rất nhiều lần có việc vào Chợ
Lớn, tôi tạt qua chùa Huê Lâm để thăm sức khỏe của Người. Mỗi lần
tôi đến, Người đều chu đáo, vui vẻ ra tiếp chuyện ngay, dầu đang bận
tiếp chuyện một vài vị Ni, chứ không bao giờ bảo thị giả ra cho tôi về
vì đang bận tiếp khách. Cách cư xử này, cho thấy rõ là Người không bao
giờ kiêu mạn và coi thường sự viếng thăm của một cư sĩ. Nhờ vào tấm
gương sáng chói ấy, tôi thấy quý Ni ở chùa Huê Lâm cũng không mắc lỗi
lầm là có óc đối đãi ta người, tự tôn tự đại.
Ngày hôm nay, ngồi ghi lại những cảm
xúc của mình, tôi thấy rằng có ghi đến bao nhiêu trang giấy cũng không
đủ để nói lên hạnh đức cao cả của Người.
- Tôi suy nghĩ về Thầy,
- Nhiều tuổi vẫn hăng say,
- Mải lo làm Phật sự,
- Thật hiếm có đời nay.
Con xin cầu chúc Sư trưởng thân
tâm thường an lạc, không đau yếu cho tới ngày trở về hầu Phật. Trong
đạo Phật, sống chết là việc thường, duyên còn thì ở, duyên hết thì
đi. Tuy nhiên, có một điều là khi còn sống, người Phật tử phải sống
sao cho ích người lợi vật, đem ánh sáng Phật-đà ra soi rọi, giúp đỡ
những vị còn mê đắm, tối tăm. Con thấy rằng Sư trưởng đã thực hiện
những sự việc đó một cách rất tích cực trong đời. Ngoài những sự
việc cao cả của Người mà con đã nói ở các phần trên, Người còn xây
trường học, mở phòng trị bệnh, phát thuốc miễn phí để giúp đỡ những
người nghèo khó, bệnh tật và những trẻ em không có đủ điều kiện đến
trường. Gương sáng ấy, không những soi rọi vào chính bản thân con và
các đệ tử của Người, mà còn là tấm gương sáng cho những ai đang đi
trên con đường giải thoát vậy.
- Sư là người hiếm có,
- Trưởng dưỡng muôn hạnh lành,
- Thượng cầu Phật huệ,
- Hạ hóa chúng sanh,
- Như lời Phật dạy,
- Tinh tấn tu hành.
- Haình, không mạn, tiến nhanh,
- Thanh tâm, quyết chí viên thành quả tu.
- Một lòng Thiền- Tịnh,
- Trừ tưởng mê ngu.
- Ngọn dù cao tột(1),
- Nuôi dưỡng tâm từ.
- Tham, sân, si, mạn đó ư?
- Quyết trừ cho hết, tâm tư nhẹ nhàng.
- Đèn trí tuệ phóng quang tỏa rộng,
- Không ta người, trọn sống vì bi,
- Bao dong luôn nhớ, nên chi,
- Giờ giờ an tịnh, khó chi buộc ràng.
- Tắt, nhưng còn, chứng rằng chưa tắt,
- Suốt cuộc đời, Sư trưởng thật khiêm cung,
- Thế nên gương sáng chiếu cùng,
- Trong hàng đệ tử, nỗi mừng lớn sao!
- Về đời Người, ai nào không rõ,
- Diệu Đức xong, chứng tỏ lòng kiên,
- Người ra Bắc, học tiếp liền,
- Rồi về ứng dụng, thiện hiền lắm thay!
- Khiến Ni bộ do Người lãnh đạo,
- Trở dần thành tột hảo nào sai,
- Tạo nên bao vị Ni tài,
- Hiểu sâu Phật pháp, miệt mài xiển dương.
- Ngoài ra về Giới hương, phải nói,
- Thật đáng khen, liệu chối được nao?
- Chư Ni hạnh đức đã cao,
- Xả đi đối đãi, dạt dào quyết tâm.
- Theo Sư trưởng, cầu tầm giải thoát,
- Sống vị tha, bát ngát tình thương,
- Chúng sanh là Ngã nên Thường,
- Mãi trau xả hạnh, trên đường tiến tu.
- Song Thành, ngày 18 tháng 10 năm 1997.
- Chánh Lý - Kiều Thế Đức
|
|