Hội thảo liên hữu Phật giáo quốc tế tổ chức trong 3 ngày từ ngày 18 –
20 tháng 12 năm 2006, tại số 750 Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận, Tp. HCM tại
hội trường của Học Viện Phật Giáo Vạn Hạnh tại TP. HCM, với sự tham dự
hơn 200 chư tôn đức Tăng Ni, các nhà học giả và Phật tử từ Thái Lan
đến.
Đây là lần thứ 2, Học Viện PG tổ chức hội thảo với chủ đề “PHẬT
GIÁO NHẬP THẾ TRONG THẾ KỶ 21”
HT.Thích Đức Nghiệp phát biểu khai mạc hội thảo
“Chúng tôi có đôi điều đến quí vị lãnh đạo PG, quí vị khách quí, chư
Tăng Ni trong hội thảo hôm nay về vấn đề PG nhập thế trong trong thế
kỷ 21. Làm thế nào PG phát triển để có thể cống hiến cho sự an lạc của
XH, lợi ích cho XH và nhân sinh, Bây giờ chúng tôi trao đổi những quan
điểm không chỉ trong vương quốc Thái Lan và trong hội thảo PG Việt Nam
ở Thành Phố Hồ Chí Minh và trong trường Đại Học Vạn Hạnh này có trách
nhiệm tổ chức hội thảo ngày hôm nay. Chúng tôi có vài lời chào mừng
những vị lãnh đạo PG Vương quốc Thái Lan và các vị học giả, Chư Tăng
và chư ni với tình cảm thân hữu. Chúng tôi mong rằng hội thảo thành
công tốt đẹp và tất cả những vị PG có sức khoẻ và thực hiện đạo nghiệp”
Hội
thảo lần này mang tính lịch sử,
vì những vị tiến sĩ Triết học, Phật học, những vị học giả, của hai
trường Đại học lớn gặp gở trao đổi lẫn nhau trong việc hộ trì giáo
pháp ở Việt Nam và Thái Lan. Hội thảo đã thảo luận về các vấn đề đựơc
Tăng Ni và phật tử quan tâm như:
a) Tổng quan về Phật giáo nhập thế,
b) Phật giáo nhập thế từ phương diện Việt Nam,
c) Tăng già Thái Lan và phúc lợi xã hội.
d) Xã hội dân sự Phật giáo và sự hỗ trợ các bệnh nhân sống chung với
HIV ở Thái Lan,
e) Tăng đoàn Việt
Nam và phúc lợi xã hội,
f) Ứng dụng Phật giáo trong các hoạt động phúc lợi xã hội.
Các chủ đề trên được các đại biểu Phật giáo thảo luận trong nội dung
chủ đề chính của hội thảo. Tại hội thảo, Hội đồng Đại học Phật giáo đã
lắng nghe bài thuyết trình của TT. Dharmakosajarn, Hiệu trưởng trường
Đại học Mahachulalongkomrajavidyalaya về đề tài “Tổng quan về PG nhập
thế trong thế kỷ 21”
Phần I:
TỔNG QUAN PHẬT GIÁO NHẬP THẾ TRONG THẾ KỶ 21
Vấn đề 1: PHẬT GIÁO NHẬP THẾ
Hiểu Phật giáo theo truyền thống.
-
Chức năng cơ bản của Tăng sĩ có 2 nhiệm vụ: a) Học tập giáo pháp đức
Phật ngang qua Tam tạng kinh điển. Nếu vị nào hôgn có bộ nhớn tốt để
theo con đừơng học vấn thì vị đó nghiêng về nhiệm vụ thứ b) Thiền định.
Vị này chuyên tu thiền định mà hông học nhiều Tam tạng kinh điển gọi
là hành giả. Hai nhiệm vụ đầu tiên của Tăng sĩ không phải không phải
nhập thế.
Hiểu Phật giáo theo hiện đại
Tỳ Kheo không chỉ 2 nhiệm vụ như trên mà còn: 1)
thể hiện
Phật giáo,
tức là làm cho xã hội con người hiểu đựơc Phật giáo, một dạng Phật
giáo có mối liên hệ có trao đổi thông tin đối với xã hội. 2)Thiền
định,
quay lại nội tâm, 3)
Phật
giáo trong Đại học,
là dạng Phật giáo truyền trao kinh nghiệm,thể hiện tri thức. Đây mới
là dạng Phật giáo nhập thế và dạng Phật giáo thứ 3 này mới mang tư
tưởng của Bồ tát. Đó chính là diện mạo Phật giáo ngày nay trong thế kỷ
21.
Đó là lý do tại sao bàn thảo về vấn đề “Phật giáo nhập thế” trong hội
thảo hôm nay.
TT. phân
tích PG Nhập thế là gì? Hay các dạng
thức PG nhập thế:
-
Nếu quí vị thuộc dạng nhập thế, thì sau khi thiền định xuất hiện lòng
từ bi đối với thế giới và tự hỏi tại sao mình không giúp những người
đang còn khổ đau, những đất nước đang chiến tranh …như vậy là nhập thế
xuất phát từ pháp môn thiền định về lòng từ ái. PG nhận thế cũng là
một bộ phận của việc nghiên cứu giáo pháp. Phát khởi suy nghĩ tại sao
không đi vào cuộc đời để giúp cuộc đời, vì lợi ích nhân sinh. Vì vậy
chúng ta có thể học hỏi nghiên cứu giáo pháp để đi giảng dạy. PG nhận
thế cũng là một bộ phận của chương trình Hoằng pháp, đem giáo pháp của
đức Phật đi vào cuộc đời. Phật giáo nhập thế cũng quan tâm chính trị.
đó là hình ảnh Thích Quảng Đức thấy bất công cuộc đời nên Ngài xả thân
giúp đời. Ngày nay đối xử bất công xảy ra khắp nơi, mặc dù có lớn nhỏ
khác nhau, nó như căn bệnh xã hội. Đề nghị các chính quyền, các tổ
chức giúp đở người dân thôn quê không có bình đẳng trong đời sống
chính trị.
Cầu nguyện: cũng là một hình thức nhập thế, Nam tông: Thiền định, tuy
thấy xuất thế nhưng mang tính nhập thế, vì không rời khỏi cuộc đời này.
Ví dụ: khi chiến tranh Việt Nam chúng tôi cũng cầu nguyện, Bắc tông
nguyện độ hết tất cả chúng sanh, chúng sanh trong thế giới này có bao
nhiêu thì nguyện độ hết cả.
- PG nhập thế còn quan tâm vấn đề giống tinh trùng và nạo phá thai,
trong vần đề này có liên quan vấn đề giết người ít đau đớn. Đó là
những vấn đề thời đại mà pG nhập thế phải hoàn tất.
Như vậy
Định nghĩa PG nhập thế.
PG nhập thế chính là Phật giáo Từ bi. Phật giáo đáp ứng, đối mặt với
khổ đau của người dân đó là dạng PG Bồ tát đạo, mang tâm hồn của vị Bồ
tát.
PG nhập thế ngoài nghĩa từ bi còn có nghĩa
Phật
giáo áp dụng,
tức là áp dụng những gì đã học đã thiền định, những trí tuệ của thiền
định áp dụng vào tình thế, điều kiện cụ thể của con người trong xã hội
mà chúng ta đang sống. Khi áp dụng như vậy, chúng ta cũng tự phát
triển tâm hạnh của mình.
PG nhập
thế quan tâm 4 phương diện
1)
Phương diện giáo dục
2)
Phương diện chính trị
3)
Phương diện xã hội
4)
Phương diện kinh tế.
Hình
ảnh đức Phật là một dạng PG nhập thế.
Khi đức Phật đạt chánh quả thì Ngài không quay lưng với nỗi khổ đau
của cuộc đời, mà ngài ở lại cuộc đời giúp đở những người có duyên diệt
trừ đau khổ đó.
Có 4 điểm mà đức Phật thực hiện:
-
Những công việc phục vụ an lạc cho thế giới
-
Những việc mang lại lợi lạc cho bà con thân quyến, dòng tộc của mình.
-
Những công việc phục vụ cho những người tu theo PG (Tỳ Kheo- Phật tử).
Đó là truyền thống từ ái của đức Phật gọi là PG nhập thế.
Đức Phật Thích Ca có 3 phẩm tính: Trí tuệ, thanh tịnh và lòng từ bi.
Phẩm chất nào gọi là cao nhất. Theo Nam tông: chú trọng Trí tuệ - Sự
thanh tịnh – Lòng từ bi. Quan điểm truyền thống Nam tông làm sao chúng
ta cứu rỗi thế giới nếu chúng ta không có trí tuệ và tâm thanh tịnh.
Nếu không có tâm thanh tịnh thì chúng ta làm vì mang danh. Cho nên trí
tuệ đi trước từ bi, vì vậy trí tuệ và thanh tịnh phải có mặt trong các
thành viên lý tưởng Tăng đoàn.
Theo Bắc tông: xem phẩm tính Từ bi là quan trọng. dạng đó gọi là PG Áp
dụng.
Chúng ta nhìn hình ảnh đức Phật ngồi thiền và hoa sen biểu trưng cho
sự thanh tịnh, giống như hoa Sen phát xuất từ bùn, biểu trưng hình ảnh
tu sĩ sống trong thế giới mà không chạy theo thế giới, giống như chúng
ta cấm rể trong cuộc đời để vượt qua cuộc đời đó là dạng PG nhập thế.
Sự thăng tiến tâm linh là hình ảnh hoa sen vượt khỏi bùn hướng tới ánh
sáng.
Nếu chúng ta chỉ tu trong một tu viện thì nhà nứơc không ủng hộ chúng
ta, đó cũng một cách phát huy tinh thần bồ tát của giời tu sĩ.
HT. Thích Nhất Hạnh thiền định trong tu viện, Ngài cũng làm các công
việc khi nghĩ về nỗi khổ của người dân, ngài suy nghĩ phương hướng nào
giúp người dân sống chánh niệm cũng là dạng nhập thế. Theo HT. Nhất
Hạnh, làm việc tức là thực tập giáo pháp. Ở đây làm việc giúp đỡ xã
hội được khang lạc đó cũng là yếu tố PG nhập thế. Tất cả mọi công việc
thiền định, học kinh …đều có thể đưa tư tưởng nhập thế vào trong đó.
Hình ảnh đức Dalai Lama là mẫu mực về tinh thần nhập thế.
Nguồn
gốc lịch sử PG nhập thế thời đức Phật
Trong một câu kinh truyền thống “ Này các vị Tỳ kheo hãy đi vì hạnh
phúc an lạc số đông, vì lòng từ bi đối với cuộc đời”
Đức Phật dạy 60 đệ tử Alahán đầu tiên phải có nhiệm vụ đi vào cuộc đời
truyền bá giáo pháp cho cuộc đời và giúp đời. PG nhập thế có nguồn gốc
từ đó.
Có 2 dạng PG nhập thế: tiêu cực vá tích cực
Dạng tiêu cực: Các vị ngồi trong giảng đường trong tu viện chờ người
Phật tử đến để các vị làm lễ, thuyết pháp…
Dạng tích cực hơn, dùng những phương tiện truyền thông đại chúng (
truyền hình, Internet, ..) sử dụng những lợi thế, phát minh của khoa
học hiện đại để truyền bá PG. Pg nhập thế nên là dạng PG tích cực đó
mới là đặc tính của Phật giáo nhập thế.
Các dạng
PG nhập thế của các tôn giáo
Dạng1:
Nếu quí vị múôn dạy con sáo biết nói tiếng người. Trước tiên giết bớt
một con, khiến những con còn lại khiếp sợ mà phải học theo.
Dạng 2: Cho những phần thưởng cho những con vẹt học tiếng người. (đem
lại lợi lạc cho người).
Dạng 3: kêu gọi mọi người lập lại những đã nói “này hãy lập lại những
gì ta nói…”
Cách 1: là cách làm của Hồi giáo. Ngày xưa, Hồi giáo nếu những người
không theo thì họ giết để những người sợ mà theo.
Cách 2 là cách làm của Thiên Chúa giáo, Họ ây dựng trừơng học, bệnh
viện, những phúc lợi xã hội…) để kêu gọi người dân theo mình.
Vấn đề 2: ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO NHẬP THẾ Ở THÁI LAN
Khi có dạng PG nhập thế thì phải có dạng Đại học nhập thế, phải có
những tồ chức mang tính chất nhập thế.
Đại học MCU (Mahachulalongkornrajavidyalaya
University) là đại học chuẩn bị đối mặt với sự thay đổi tình thế thế
giới hiện nay, thích ứng với tình trạng đau khổ và có quyết tâm cải
thiện tình trạng khổ đau của thế giới.
Tất cả trẻ em Thái Lan có môn học PG từ lớp 1 và chúng tối thiết kế
Logo giáo dục PG cho học sinh Tiểu học và Trung học để xây dựng nền
tảng cho giáo dục Thái Lan. Tôi đang có trách nhiệm viết sách giáo
khoa PG cho từng cấp học (cấp I,II,III). Chúng tôi có mở những trường
dạy học cho Phật tử vào ngày chủ nhật, dạy những đứa bé mỗi chủ nhật.
Trường Đại học Hoàng gia của chúng tôi có 4 chức năng
-
Chức năng: giáo dục, truyền trao kiến thức.
-
Chức năng: Nghiên cứu tình trạng PG thế giới
-
Chức năng: Phục vụ xã hội
-
Chức năng: Bảo tồn nền văn hoá PG.
Những cơ
sở vật thể hiện tư tưởng PG nhập thế
Ở Thái Lan chúng tôi có 10 khu Đại học, 5 Học viện, 14 trung tâm giáo
dục và 3 viện tư liệu giúp cho việc nghiên cứu mang tính nhập thế.
- Có 3 chi nhánh trên thế giới: ở Đài Loan, Trung Quốc và phía Nam
Hàn Quốc.
Chúng tôi hy vọng trong tương lai Việt Nam sẽ có chi nhánh chuyên
ngành PG nhập thế.
Vấn đề 3: PHẬT GIÁO NHẬP THẾ Ở VIỆT
NAM
(GS.
Lê Mạnh Thát - Phó Hiệu trưởng thường trực Đại học PG Việt Nam)
Chúng ta biết rằng tại Việt Nam, khái niệm PG nhập thế xuất hiện 1963
– 1964, khi PG Việt Nam bị ký thị mà đĩnh cao là hình ảnh Bồ tát Thích
Quảng Đức tư thiêu. Nhưng chúng ta cũng nhận ra ngay khi PG đến Việt
Nam thì PG cũng mang tính tích cực, tính nhập thế rồi.
Cách đây hơn 2000 năm, đa số tin rằng kinh điển PG có nguồn gốc từ
Trung Quốc, nhưng có những bản kinh có nguồn gốc từ Ấn Độ như: Lục Độ
tập kinh nói về Bố thí, Trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định…
Việc bố thí là lý tửơng đầu tiên của vị Bồ tát. Rò ràng tính chất nhập
thế đã có ngay từ đầu, một trong những hình thức bố thí có bố thí sự
không sợ hãi.
Khi PG du nhập vào Việt Nam. Tác phẩm Lý Hoặc Luận, Trung quốc gọi là
Mâu tử (Mâu Bác). Khi có người hỏi tôn giáo của ông là gì, tu tập như
thế nào ?
Mâu tử trả lời: Nếu đi vào xã hội thì phục vụ Vua, dân.
Nếu ở nhà thì phục vụ
cha mẹ.
Nếu ngồi một mình thì
tự rèn luyện thân tâm.
Ngay thuở đầu tiên của VN đã có tư tưởng Bồ tát và cũng mang màu sắc
tư tưởng chính trị “phục vụ nhà Vua” đây là nền tảng để xây dựng PG
mang hình thái riêng của VN, chứ không chấp nhận du nhập PG Trung quốc.
Thuở đầu chúng ta đã có lý tửơng “phục vụ dân” rồi, cho nên chúng ta
cảm thấy không ngạc nhiên khi Bồ tát Quảng Đức tự thiêu. Sự kiện 1963,
PG chống chính quyền thì các giáo sư, học giả cảm thấy ngạc nhiên, họ
nghĩ PG phải nhẫn nhịn không nói về bạo lực, chính trị. Do đó khi PG
chống lại chính quyền kỳ thị tôn giáo thì người dân Hoa Kỳ và SuZuki
ngạc nhiên.
PG nhập thế ban đầu từ 2000 năm trứơc đây, và sau đó là những vị thiền
sư nổi tiếng xưa nay.
PG Việt
Nam và Hoạt động từ thiện xã hội:
HT.Tuệ Tĩnh là thiền sư đồng thời là tổ sư của ngành Y học cổ truyền
Việt Nam. Khi Việt Nam tiếp xúc với văn minh Trung quốc thì Việt Nam
cũng chấp nhận nền Y học cổ truyền của Trung Quốc, và của Ấn Độ. Vì
ngay cả PG Ấn Độ cũng có nhiều nhà sư lỗi lạc về Yhọc, Y dược. Vì vậy
những thầy thuốc Việt Nam cũng học được Y thuật cổ truyền của Ấn Độ và
Trung Hoa. Bác sĩ đầu tiên của Việt Nam (Tuệ Tĩnh) đã thu thập tinh
hoa truyền thống này. Ngoài Y học cổ truyền của Việt Nam còn có Y học
cổ truyền Trung Hoa và Ấn Độ.
Lý thuyết của ngài Tuệ Tĩnh “ nên khám phá nghiên cứu hệ thống thực
vật của Việt Nam để chữa trị cho người Việt Nam, chứ không dùng nhưng
phương thuốc các nước” Tuệ Tĩnh có những phương pháp nghiên cứu để sử
dụng thảo dược của Việt Nam chữa trị bệnh cho người Việt Nam.
Lương y bác sĩ sau này điều điều theo gương của ngài để xây dựng nền Y
học Việt Nam. Đó là sắc thái dạng PG nhập thế theo tinh thần vị Bồ tát.
VN hiện nay có ban TTXH đảm trách việc này, đặc biệt PGVN có tổ chức
hệ thống Tuệ Tĩnh đừơng đảm trách việc phân phát thuốc miễn phí, giúp
đở người nghèo, bị bệnh tật, bị hoả hoạn, thiên tai…
Hiện nay PG hệ phái Khất Sĩ có sư cô Thanh Liên hiện đang là giám đốc
bệnh viện ở tỉnh Bình Dương.
Đại học của chúng ta đã đệ trình chính phủ mở trừơng Y dược PG đào
tạo bác sĩ đó là hoạt động mang tính PG hiện nay. Nhiều vị giáo sư
trong ngành Y học sẽ hợp tác nghiên cứu tổ chức trường đào tạo bác sĩ
trong vài năm tới. Đây cũng là dự kiến của HT.Thích Minh Châu nhưng
thực hiện được, bây giờ chúng tôi có nhiệm vụ thúc đẩy nhiệm vụ này.
Phần
II: THẢO LUẬN - CHẤT VẤN
Không khí hội trường trở nên sinh động hơn đó là phần thảo luận và
chất vấn liên quan những vấn đề như: Sự nhập thế của Thái Lan, làm thề
nào để những người nhiễm HIV hiểu đựơc giáo lý đức Phật giúp họ sống
quảng đời còn lại tốt đẹp, Hấp dẫn hơn nữa là những câu hỏi không
những liên quan vấn đề An sinh xã hội mà còn liên quan đến nữ giới xã
hội, chẳng hạn, ở các nứơc phương Tây, Châu Âu, chúng tôi thấy rằng
những hoạt động tổ chức Xh phục vụ cộng đồng là do những vị Tỳ Kheo Ni
thực hiện rất tốt. Như vậy hoạt động giáo dục không chỉ hướng về xã
hội mà còn hướng về nữ giới. Ngài nói “một trong những nguyên nhân
khiến PG Ấn Độ suy thoái là sự vắng mặt Tỳ Kheo Ni” đó là giả thiết
chúng tôi đưa ra khá thuyết phục.
Còn Đối với Phật tử mong muốn tổ chức những buổi Hội thảo nhiều hơn nữa
để Phật tử mở rộng tầm nhìn ra thế giới.
Hội thảo đã kết thúc trong tinh thần quyết tâm cùng chung lý tửơng
đưa PG vào cuộc sống. Bước vào thế kỷ 21, nếu chúng ta triển khai
những công việc đã trao đổi trong hội thảo thì nên xúc tiến và suy
ngẫm những công việc mà đức Phật đã làm, cũng là những việc trợ giúp
xã hội đem lại cho họ hạnh phúc, giúp họ vượt qua trở ngại trong cuộc
sống. Phần cuối cùng là lễ ký kết hợp tác học thuật giữa hai trường
Đại học Mahachulalongkomrajavidyalaya và Học viện Phật giáo Việt
Nam thành công tốt đẹp.
Ghi lại, ngày 20 tháng 12 năm 2006
VÀI NÉT
VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO MCU THÁI LAN
(Ghi
lại theo lời dịch của ĐĐ. Thích Nhật Từ)
Trong buổi nói chuyện Ni sinh tại Học viện Phật giáo Việt
Nam, HT. Hiệu trừơng Đại Học MCU Thái Lan trao đổi với lớp Ni chúng ta
do Thầy Thích Nhật Từ phiên dịch. Chúng tôi ghi lại nội dung buổi nói
chuyện với Ni như sau:
Sáng nay các cử toạ Việt Nam rất ngạc nhiên và thán phục trước sự
trình bày chuẩn xác về nguyên lý học thuyết “Phật giáo nhập thế”, đã
từ lâu quan niệm của Phật giáo Đại thừa và các học giả cho rằng những
người theo truyền thống Nam tông rất tiêu cực về phương diện độ sanh
nghĩa là rất ít lòng Từ bi từ nguyên lý của Phật giáo Đại thừa, Hôm
nay HT. Dharmakosajarn đã phân tích rất là căn bản những điểm tương
đồng giữa hai trường phái khác nhau đã giúp cho các cử toạ Việt Nam
chúng ta hiểu thêm về nguyên lý Phật giáo nhập thế từ kinh tạng Pali,
nhân cơ hội thuyết trình hôm nay thì HT. Dharmakosajarn trình bày với
tất cả quí Ni sinh một điểm căn bản liên hệ đến về GHPGVNTN cất tiếng
nói vận động hoà bình cho Việt Nam, kể từ khi khái niệm Phật giáo nhập
thế đựơc giới thiệu trong tác phẩm “Hoa Sen Trong Biển Lửa” mà trên
thế giới cho đến ngày nay có rất nhiều hội đoàn PG nhập thế trên giới.
Do đó hội thảo về chủ đề này rất vinh dự cho người Việt
Nam chúng ta.
Kính thưa toàn thể quí Ni sinh, thầy Thích Nhật Từ đã thỉnh mời tôi
làm việc Phật sự rất tích cực, tận dụng hết tất cả thời gian của tôi
trong suốt khoảng thời gian ngắn tại Tp, HCM, ngoài việc hội thảo còn
thuyết trình cho quí vị nghe nữa, và chúng tôi cũng sẽ làm một cách
tương tự khi thầy Nhật Từ và chư tôn đức khác đi qua Thái Lan tôi cũng
tận dụng lại. Sáng nay tôi là người thuyết trình chính cho chủ đề
“Phật giáo nhập thế”. Sau khi thuyết trình hơn một tiếng đồng hồ, tôi
tưởng tôi đựơc nghĩ ngơi nhưng ngờ đâu Thầy Nhật Từ mời tôi thuyết
tình tiếp cho chư Ni, vì những vị rất khao khát đã chờ đợi tôi, mà
theo chương trình tôi là người điều phối cho buổi chiều nay nhưng một
lần nữa Thầy Nhật Từ ép tôi thuyết trình cho quí vị, thời gian cho
phép tôi trao đổi với Ni sinh trong 30 phút sau đó tôi phải có mặt
theo chương trình điều phối hội thảo đang diễn ra.
Đây là lần đầu tiên tôi có mặt tại Việt Nam nhưng tôi rất cảm khích về
những gì diễn ra tại đất nứơc quí sư cô, tôi nhận thấy tấm lòng và tâm
hồn quí vị rất là năng động và trẻ trung có nhiều thế hệ Tăng Ni trẻ
rất đam mê nghiên cứu Phật học tại Học viện PG Việt Nam này, và thế hệ
Tăng Ni trẻ của quí vị có thể làm việc rất nhiều cho Phật giáo Việt
Nam, điều đó đã khuyến tấn tôi rất nhiều trong các Phật sự của tôi.
Lúc đầu tôi tưởng khi đến Việt Nam tôi cảm thấy rất cô đơn vì tôi là
người theo truyền thống Nam tông, nhưng khi có mặt tại đây tôi nhận ra
tất cả chư tôn đức Tăng Ni Việt Nam như là những người bạn thân thiết
của tôi, từ đó cảm giác nỗi cô đơn biến mất hết.
Tại Thái Lan trường Đại học MCU có đến 10.000 Tăng Ni sinh viên, tôi
hy vọng rằng quí sư cô có cơ hội đến học như các sinh viên của chúng
tôi trong các chương trình giao lưu và trao đổi mà buổi ký kết hợp tác
hôm nay sẽ diễn ra, tôi mong rằng trong tương lai sẽ gặp quí vị tại
Thái Lan. Để giúp cho quí vị có cái nhìn bao quát về hệ thống giáo
dục của Phật giáo tại Thái Lan nói chung và trừơng Đại học của tôi nói
riêng.
Lịch sử
thành lập trường
Trường Đại học MCU của chúng tôi thành lập năm 1887 do đức vua tên
MahaChulalongkornrajavidyalaya, lúc đầu nó chỉ là trừơng Cao Đẳng Phật
giáo thôi, và phong cách học giống như các phong cách Phật học viện
Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới, tức là một trừơng dành riêng cho
Tăng Ni. Vào năm 1896 từ trừơng Cao Đẳng đã đựơc đức vua
MahaChulalalongkorn chính thức biến nó trở thành trừơng Đại học và các
cách thức giảng dạy của nó giống như các trường đại học trên thế giới.
năm 1957 khoa đầu tiên là khoa Phật giáo đã đựơc hình thành như hệ
thống các trừơng Đại học trên thế giới và chương trình cử nhân đầu
tiên Phật học bắt dầu đựơc hình thành.
Cấp học
và phân khoa
Sau nhiều nổ lực thì trừơng Đại học MCU đã có các cấp học khác nhau từ
Cử nhân, Cao học và Tiến sĩ trong 4 khoa: Khoa Phật học, Khoa giáo dục,
Khoa nhân văn và Khoa khoa học xã hội, mỗi khoa có nhiều bộ môn khác
nhau. Phần lớn các bộ môn ở cấp Cử nhân thì học bằng tiếng Thái, riêng
chương trình Cao học và Tiến sĩ đựơc giới thiệu vào các môn học chính
như: Phật học, Triết học, Hoằng pháp học và môn Pali. Chương trình Cao
học của chúng tôi về Phật học và Triết học đựơc giảng dạy bằng tiếng
Anh, vì đây là chương trình đựơc gọi là chương trình quốc tế. Năm 2006
có 10 Tăng sinh Việt Nam theo học chương trình Cao học đựơc nhận học
bổng, và nhờ Thầy Nhật Từ cử các Tỳ Kheo Ni sang học trừơng của chúng
tôi nữa.
Trên toàn quốc gia của Thái Lan thì trừơng Đại học MCU có tất cả 10
phân hiệu chính, trong đó có 4 trừơng Cao Đẳng và hơn 13 trung tâm
giáo dục trực thuộc. Nhìn vào bản đồ của đất nứơc Thái Lan, quí vị sẽ
nhìn thấy vị trí địa dư các trung tâm trực thuộc và các phân hiệu của
MCU tại Thái Lan.
Có lẽ đây là một thông tin rất bổ ích và rất thích đối với quí vị rằng,
chúng tôi có một chi nhánh tại Cao Hùng của miền nam Đài Loan, tôi
biết quí vị tiếng Hán rất giỏi, nếu quí vị muốn theo tri73 thành sinh
viên học bằng chữ Hán thì đăng ký chúng tôi sẽ giúp quí vị tận tình. Ở
Nam Triều Tiên cũng có một phân hiệu giảng dạy bằng tiếng Triều Tiên.
Ở tại Thái Lan ngoài 2 trừơng phái chính của người Thái Lan còn có một
trừơng phái của người Việt Nam được Hoàng gia Thái Lan thừa nhận như
là một chi phái lớn nhất tại Thái Lan vì trừơng phái này cũng có một
chi nhánh tại phân hệ miền nanm của chúng tôi đựơc đào tạo Cử nhân
Phật học bằng tiếng Anh và hiện nay có một số tăng ni Việt Nam học ở
đó.
Từ 1997 thông qua bộ luật về trừơng Đại học do Hoàng gia Thái Lan chấp
nhận thì trừơng Đại học MCU chính thức trở thành trường của quốc gia
Thái Lan, đây là một trong rất hiếm các trường Đại học đựơc nhận ở cấp
quốc gia.
Cở sở
vật chất trừơng Đại học
Hiện nay toàn Thái Lan với 13 chi nhánh khác nhau chúng tôi có hơn
10.000 tăng sinh rồi, sau khi chúng tôi hoàn tất việc xây dựng trừơng
Đại học mới thì số lượng có thể tăng thêm 20.000 người. Đây là tháp
chứa Tam tạng kinh điển, đây là văn phòng Hiệu trưởng, đây là thư viện
nhiều tầng, đây là hình cách đây khác lâu là công trình đang xây dựng
cho toà nhà hội thảo và giảng dạy có sức chứa trên 10.000 người tham
dự. đây là nhà khác của trường Đại học mới của chúng tôi. Đây là phòng
ăn sức chứa 10.000 người, ngoài ra còn có các nhà toà nhà khác lân cận,
sang năm 2007 chúng tôi sẽ hàon tất toà nhà hội thảo sức chứa trên
30.000 với các phương tiện hiện đại nhất. Cũng vào 2007 theo dự kiến
thì chánh điện sẽ hoàn tất với sức chứa trên 4.000 người, có thể các
Phật tử và chư Tăng cùng tụng niệm bái sám cùng một lúc. Vấn đề lớn
nhất của chúng tôi không phải thiếu người, chúng tôi có rất nhiều chư
Tăng tụng niệm bái sám nhưng tiếc rằng không có chư Ni, nếu quí vị có
mặt thì tốt lắm.
Phổ cật
Phật học các cấp học
Sáng nay tôi thuyết trình chủ đề chính “Phật giáo nhập thế trong thế
kỷ 21” bây giờ tôi xin chia sẽ vài hình ảnh để quí vị có cái nhìn bao
quát,
Vài năm trước tôi có cơ hội thảo luận với cựu thủ tướng Thái Lan, làm
thế nào để bảo hộ và phát triển Phật giáo một cách hiệu qủa trong thời
hiện đại, trong cuộc thảo luận đó và thủ tướng Thái Lan đồng ý chấp
nhận đưa chương trình Phật học vào các lớp học từ lớp một đến lớp 12,
tôi là người đựơc đề cử chính trong vấn đề tạo ra chương trình quan
trọng như vậy, Logo do chúng tôi sáng tác ra đựơc sử dụng trong các
học đừơng và hệ thống giáo dục trên toàn nứơc Thái Lan. Có trên 50.000
trừơng đưa chương trình Phật học vào dạy do chúng tôi đề nghị và đây
là hình các lớp học Phật pháp vào ngày chủ nhật cho trẻ em và các trẻ
em học rất hạnh phúc vì có thêm giáo pháp để bảo hộ cho họ.
Trong quá khứ Phật giáo đã từng là tôn giáo có số lượng tín đồ lớn
nhất thế giới, tôi tin rằng nếu các lãnh tụ trên các thế giới từ các
trừơng phái tông môn khác nhau cùng hợp tác với nhau thì chắc có lẽ
Phật giáo sẽ phát triển mạnh trogn tương lai, Phật giáo chúng ta bây
giờ đã bị suy thoái trong vòng 50 năm qua từ vị trí số 1 về số lượng
tín đồ , bây giờ đứng thứ 4. Đứng thứ nhất là Hồi giáo, thứ 2 là Thiên
Chúa giáo, thứ bà là Ấn Độ giáo, thứ tư là Phật giáo đây là sự kiện
Phật giáo rất đáng buồn. Một điều đáng buồn nữa là 50 năm trước thì
Phật giáo đứng thứ 2 trên thế giới , nhưng kể từ khi Trung Quốc đã trở
thành một đất nứơc Cộng Sản thì số lượng tín đồ gảim đi đáng kể, các
thống kê Xã hội học về dân số Phật tử ở nứơc này đã giảm rất nhiều, từ
1975 đến nay thì Việt Nam lâm vào tình cảnh tương tự vì đây là một
nứơc của cộng sản nên số lượng tín đồ giảm đi và không biết có còn
giảm nữa hay không.
Tất cả những gì mà chính phủ Trung Quốc và Phật giáo tại Trung Quốc đã
nổ lực phục hồi trong thời gian gần đây là một điều đáng khích lệ. Vào
tháng 4 năm 2006 tại Hàn Châu- Trung Hoa tổ chức Hội nghị Phật giáo
quốc tế diễn ra với số lượng các nứơc Phật giáo trên thế giới nhiều
nhất đến tham dự, tôi là một trong những số đó và tôi đã trình bày một
đề tài tôi cảm thấy tất cả những điều đó là những gì rất khuyến khích.
Mỗi lần tôi có mặt tại Trung Quốc tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì đó là
cơ hội cho những người dân Trung Quốc ở thế hệ trứơc nhìn thấy và nhớ
lại những gì mà Phật giáo huy hoàng trong quá khứ và hy vọng nó sẽ
được tiếp tục trở thành huy hoàng trong hiện tại và tương lai.
Tôi biết đến Phật giáo Việt Nam qua những lần hợp tác với vị các Tăng
tại đất nứơc này đặc biệt là thầy Nhật Từ và gần đây là với Giáo sư Lê
Mạnh Thát, nhờ đó mà tôi đã đựơc thỉnh mời đến đây để tham dự Hội thảo
rất có ý nghĩa này, những gì mà tôi thấy trong sáng hôm nay sự có mặt
của các chư Tăng và chư Ni thuộc thế hệ trẻ rất là hồ hởi, phấn khởi
trứơc nền tảng Phật học mà quí vị đã có, đã làm cho tôi cảm thấy hạnh
phúc nhiều hơn nữa, hy vọng trong tương lai Phật giáo Việt Nam sẽ ngày
càng huy hoàng.
Những gì mà tôi có mặt trong ngày hôm qua và hôm nay tạo ra ấn tựơng
nó gợi cho tôi một ý nghĩa, chúng ta hãy cùng nhau hợp tác để cho Phật
giáo hai nứơc và trường Phật học của hai quốc gia ngày càng phát triển,
chính vì thế mà tôi có sáng kiến đề nghị thoả hiệp giữa hai trừơng Đại
học giao lưu về giảng viên, giao lưu về sinh viên, giao lưu về các
chương trình hội thảo để cho cả hai cùng lợi lạc và cùng mang lại ánh
sáng Phật pháp cho mọi người.
Sự có mặt của chư Ni và chư Tăng Việt Nam trong cuộc hội thảo sáng nay
làm chúng tôi nhớ cuộc hội thảo quốc tế chúng tôi tổ chức vào năm
2000 tại Băng-cốc đó là cuộc Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới,
chúng tôi đã mời các lãnh tụ Phật giáo trên khắp thế giới thuộc các
tông môn khác nhau vì mục đích phát triển Phật giáo. Cũng cùng năm đó
hội nghị các lãnh tụ tôn giáo trên khắp thế giới tổ chức tại văn phòng
của Liên Hiệp Quốc tại Băng-cốc, trừơng của chúng tôi là cơ quan tổ
chức chính mời các lãnh tụ các tôn giáo cùng vì mục đích chung làm thế
nào để phát triển Phật giáo và phát triển tôn giáo trên đất nứơc của
họ.
Vào năm 2003 tổ chức Hội nghị thượng đỉnh hoà bình cho giới trẻ trên
khắp thế giới tổ chức thu hút 800 cử toạ viên từ 39 quốc gia khác nhau
đó là dấu hiệu rất đáng mừng. Cũng là một điều nữa rất nêu ra là vào
2004 Hội thảo Phật giáo quốc tế đã hội tụ rất nhiều lãnh đạo của các
giáo phái trên thế giới đặt biệt là Thượng toạ bộ và Đại chúng bộ.
Kể từ 2005 -2007 trừơng Đại học của chúng tôi được sự tin tưởng của
Hoàng gia Thái Lan của chúng tôi và Hội đồng tối cao tăng già của Thái
là đơn vị tổ chức chính đại lễ Phật đản LHQ tại Băng -cốc thu hút trên
1500 các cử toạ viên từ nhiều trừơng phái khác nhau đến, riêng đặt
biệt Việt Nam có trên 150 vị do Thầy Nhật Từ và Thầy Lê Mạnh Thát đã
dẫn đoàn đi.
Vào khoảng cuối tháng 5 năm 2007 lần thứ 3, đại lễ Phật Đản sẽ được tổ
chức tại Băng -cốc do trừơng chúng tôi đảm trách, số lượng chúng tôi
hứa cho Việt Nam thông qua Thầy Nhật Từ và Thầy Lê Mạnh Thát hơn 100
vị.
Thời gian nói chuyện của chúng tôi đã hết mặc dù chúng tôi vẫn muốn
chia sẽ với quí vị, nhưng vì tôi phải tôn trọng chương trình đặt ra,
do đó trong tương lai tôi hy vọng gặp qúi Tỳ Kheo Ni tại Bangkok cho
các hạot động Phật giáo quốc tế tham dự đại lễ Phật Đản LHQ.
Cám ơn tất cả quí vị.
http://www.buddhismtoday.com/viet/pgvn/phatgiao_nhapthe.htm