Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
SƯ ÔNG NGÀY ĐÓ VỚI HÔM NAY

"Chỉ cần một hơi thở nhẹ

Là bao phép lạ diễn bày"

 Từ cung đình Tử Cấm Thành Huế bước chân của vị thiền sư chuyển hoá cả không gian và thời gian lắng xuống trở thành một nét cố đô nên thơ và cổ kính. Biết bao đoàn người đã tấp nập đỗ về Thành Huế cùng dạo bước rong chơi với một niềm tin ngày mai sẽ có an vui và thảnh thơi hơn.

Cảnh sắc Huế hôm nay đậm đà và bình an biết bao với sự im lặng sâu lắng, tâm tư con người thở nhẹ; như muốn nói với mọi người hãy thở đi anh, hãy cười đi chị, anh và tôi hãy cùng đi bên nhau theo một tăng thân sống lục hoà và giải thoát. Từ nẻo đường nhộn nhịp tấp nập người qua lại, phố xá đông vui bây giờ nó khác lạ, rồi "cái ta" lại nhường đường phía trước cho cả một đoàn hải âu tung cánh hoà bình tới mọi nhà tới từng ngõ đường.

Bấy lâu nay ai cũng ước ao chờ đợi được gặp hay chỉ một lần thấy vị Bụt tương lai của Sứ Việt, hay tận tường thấy bước chân của Ngài đi, thấy nụ cười hiền hoà và bao dung của Ngài "Thực tại vượt ra khỏi ý niệm về quá khứ, về hiện tại, và về tương lai. Tại vì quá khứ đã qua rồi, còn tương lai lại chưa đến và hiện tại thì mình đâu có nắm bắt được? Vừa thấy nó thì nó đã trở thành quá khứ rồi. Như vậy thì Bụt thọ ký cho Ngài để thành Bụt trong đời quá khứ đời hiện tại hay trong đời tương lai".

Trở lại với âm sắc Huế ngày hôm nay với ngày hôm qua nhìn lại sắc của Huế không thay đổi mà luôn luôn nguyên sơ mộc mạc. Chỉ có con người ấy bản chất ấy có thể đổi thay mỉm cười với con chim trên tổ, con kiến trong hang, ngọn lá trên cành. Thật sự bước chân tỉnh lặng, giọng nói âm trầm sâu lắng luôn gợi cho người Huế một nét của Huế độc đáo sâu kín. Người Huế luôn ngỡ ngàng trước sự đổi thay và cái nhìn khác hơn của một bậc tu hành: Người tu hành có thể dạo phố, người tu hành có thể rong chơi với sự đi đứng chánh niệm đã làm cho bao thân tâm con người luông nghĩ đến một niềm hạnh phúc thực sự.

Từ cái nhìn và cái thấy đó và cả cái chứng kiến ngẫu hứng đã quyến rũ mỗi người hãy tự tìm lại chính mình, tự đi tìm mà cái lâu nay bị đánh mất, sao lãng. Có thể Thiền sư Nhất Hạnh là một âm sắc Huế vang vọng từ xa, gợi lại gần, đánh dấu một bước ngoặc, rống một tiếng chuông nhà thờ, đánh một hồi chuông bát nhã chuyển hoá nội tâm của con người; một sự hoà giải với hận thù, khổ đau, con người với con người.

Đại diện âm sắc Huế Thiền sư Nhất Hạnh là sứ giả bồ câu trắng, mang một thông điệp thương yêu và tha thứ đến khắp nẻo đường, nhà nhà của tất cả tâm hồn mọi người.

 Tạp chí lắng nghe/ tháng Giêng

http://www.buddhismtoday.com/viet/pgvn/thiensuNhatHanhveVN_ngaydo&homnay.htm

 


Vào mạng: 11-03-2005

Trở về mục "Phật giáo Việt Nam"

Đầu trang