Hôm nay, mồng 7 tháng 3 năm 2005, dưới
mái chùa Tổ đình Từ Hiếu được long trọng cử hành khoá tu Tăng ni với
sự tham dự hàng ngàn học Tăng và học Ni cùng quý sư trưởng và niên trưởng
đến từ các Tu viện, từ rất sớm để ghi danh và làm thủ tục cho khoá
tu.
Từ cách đây hơn 10 năm, tỉnh Thừa
Thiên Huế đã xảy ra biến cố nội tại và ngoại tại cho nên cách sinh
hoạt của Chư tăng phải chia làm 2 (Tăng đoàn Thừa Thiên Huế - Ban Trị sự
tỉnh Thừa Thiên Huế). Từ đó bị tách rời riêng lẻ, không liền một
khối thống nhất như xưa. Kể từ khi có Thiền sư Thích Nhất Hạnh và
phái đoàn tăng thân Làng Mai có mặt, đặt chân xuống mảnh đất Thừa
Thiên thì hồn Thiên sông núi bây giờ mới bắt đầu có sinh khí, sức sống
trở lại như được hàn gắn vết thương lòng mà bấy lâu nay bị chia
cách.
Vì sao gọi là vậy, vì có lẽ là
thời cuộc và phương tiện tồn sinh của Đạo pháp để dễ dàng hoạt động
theo những biến động và trở ngại. Hôm nay nhìn lại càng tăng thêm tình
huynh, nghĩa đệ. Bây giờ ở nơi chốn này, chúng ta cùng chuyền tay nhau bắt
thành nhịp cầu hiểu và cầu thương.
Khoá tu bắt đầu khai khoá lúc 15
giờ 30 phút, trước sự trang nghiêm, thanh tịnh trợ lực trợ duyên của
hàng giáo phẩm tôn quý đã đóng góp vào phần xây dựng tăng thân. Hàng học
giả đang ngồi ở đây theo dõi hơi thở, quán chiếu lại những ngày
tháng bị lạc mất nhau những phút giây hiện hữu đó là phút giây tôn
kính nhất - Đầu cành dương liễu, danh hiệu Đức Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ
là bước đi tỉnh thức khai mở Bồ Đề Tâm của hành giả, giúp cho mọi
người rủ bỏ phiền muộn, lo âu, quên đi những việc sẽ làm và đã
làm của ngày mai.
Không có ai ngờ, đó là sự hiện
diện từ cả hai phía, đây là một cơ hội ngồi lại bên nhau cùng chia sẻ,
trao đổi những mâu thuẩn, thành kiến, vấn đề đó đã đã tạo ra
duyên lành đầy đủ, làm cho thế hệ tăng ni trẻ hôm nay nhận thức rằng:
"Chỉ sống với nhau bằng hết thảy tấm lòng và nghĩa tình huynh đệ
đồng học, đồng tu là cao quý nhất". Trở về bên nhau đó là nguyện
vọng thiết tha, tâm tư ước vọng, tấm lòng thổn thức đã từ lâu; lẽ
dĩ nhiên nhịp đập của trái tim thương yêu vẫn còn có hiệu quả, vì
nó đem lại năng lượng quý báu vào sự nghiệp xây dựng tăng thân rạng
rỡ và tốt đẹp hơn.
Khoá tu sẽ còn diễn ra nhiều
ngày, từ hôm nay 7/3 đến hết ngày 11/3/2005. Tình xưa nghĩa cũ đã nói
lên được điều đó. Mặc cho sóng gió hay phong ba bão tố bị làm rạn nứt
nghĩa tình nhưng chẳng phá vỡ mối tương tức và lối sống đạo tình
trong ngôi nhà giải thoát. Một sự nghiệp độ sinh lớn lao nối lại mạng
mạch cội nguồn tâm linh và làm mới do Thiền sư Nhất Hạnh chủ xướng.
Tại xứ Thừa Thiên được coi là cái nôi của Phật giáo Việt Nam cũng
được xem như là nòng cốt, cốt lõi dễ dàng nối lại một điệp khúc
và xoá tan bao oán hờn, suy nghĩ, đập tan bao tư tưởng không tốt, dẹp hết
những nghi kỵ tàn dư và những nhân tố bạo động để gây chia rẽ tình
huynh đệ, tình huyết thống như cách đây hơn 10 năm về trước.
Bây giờ chỉ còn lại đám mây
xanh trong, ngọn gió vi vu và giọng nói êm dịu của những bậc vĩ nhân lục
hoà tuyệt đối. Đây thực sự là một cảnh sum vầy, đoàn tụ có năng lực,
có sức truyền cảm thâm tâm. Thật hạnh phúc vui sướng vì đã thoa diệu
cơn nhức mõi lâu ngày, vì hạnh phúc khi có dịp ngồi bên nhau.
Con đường tương lai và con đường
trước mắt sẽ dẫn dắt tất cả chúng ta bước những bước chân vững
chãi, thở ra những hương hoa tươi mát, cười những nụ cười xinh tươi,
ngồi như một dãy núi an nhiên tự tại, nằm như một dòng sông Ni Liên -
Anôma, theo tinh than đại hùng, đại lực, đại trí, đại từ bi mà mỗi
chúng ta cần xây đắp và duy trì nếp sống chơn tình như ngàn năm về
trước. Có một ai đó cảm nghĩ:
"Thiền sư năm ấy vừa trở
lại
Từ Hiếu Tổ đình dấu chân soi
Nhất Hạnh viên dung vầng trăng sáng
Mở hội ba thừa khách tái lai."
Bản tin / Tạp chí lắng nghe.
(Bài viết có phỏng theo lời Pháp
thoại của Thiền sư Nhất Hạnh tại khoá tu)
http://www.buddhismtoday.com/viet/pgvn/thiensuNhatHanhveVN_tinhhuynhde.htm