Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
TIẾN TRIỂN CHÙA VIỆT NAM
Kiêm Đạt

Thời du nhập

Phong cách kiến trúc và điêu khắc chùa chiền Việt Nam đã theo mộttiến trình lâu dài hơn đình làng, đồng thời cũng đã biến đổi theoGiáo lý Phật Giáo và ảnh hưởng với  nền văn hoá bản địa.

 Căn cứ theolịch sử Phật  Giáo và đầu Công nguyên, trước  khi Phật Giáo TrungHoa du  nhập, thì ở đất  Giao Châu đã có  một số bộ kinh  và bảotháp. Phật Giáo vào Việt Nam theo nhiều đường: từ Ấn Độ vượt biểnsang; mặt khác  theo đường bộ qua Kampuchia, Cham - Pa tới; từ TâyTạng không  vào Trung Nguyên (Trung  Hoa), mà đã sang  thẳng miềnbắc Việt Nam; con đường sau mới  từ Trung Hoa sang.

Dòng Thiên TỳNi Đa Lưu Chi (Vicitaruci) ở thế kỷ thứ VI đã biến cụm đền Tứ Phápthờ các  vị thần tự  nhiên (mây, mưa,  sấm, chớp) thành  các chùaPháp Vân (chùa  Dâu), Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp  Điện. Vùng Dâu trởthành một trong  những trung tâm của chính quyền  đô hộ, nơi giaolưu Bắc - Nam từ Trung Hoa sang Ấn Độ.Phật Giáo  du nhập đất nước  ta vào đầu Công  nguyên. Trong thờinầy, Việt Nam còn gọi là đất  Giao Châu dưới sự thống trị của nhàHán. Những nhà sư Ấn Độ đến  tại vùng nầy theo các đoàn buôn bán,theo đường bộ lẫn đường thủy.

Trung  tâm Phật Giáo sớm nhất ở tạiđất Giao Châu là Luy Lâu, nay là Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc.Từ khoảng đầu Công nguyên cho đến khoảng thế kỷ thứ III, Phật Giáoở Việt Nam chịu ảnh hưởng Phật Giáo  Ấn Độ. Số danh tăng từ Ấn vàTrung Á sang Giao Châu ngày  càng nhiều thêm. Một trong những nhàsư nổi  tiếng là Khương Tăng  Hội, đưa thiền tông trước tiên vàonước ta. Vị sư nầy  đã phiên dịch nhiều kinh điển Phật Giáo.

Cũng trong thế kỷ thứ III, một nhà sư Nhục Chi là Chi Cương LươngTiếp (Kalasivi) cũng đã đến đất Giao Châu và đã dịch bộ kinh PhápHoa Tam Muội  (Saddharma Samadhi Sutra) tại đây.  Một nhà sư ViệtNam là Đạo Thành đã giúp đỡ  Chi Cương Lương Tiếp trong việc dịchkinh. Trong giai  đoạn nầy, đất Giao  Châu đã hình thành  một trung tâmdịch kinh. Với sự phát  triển như thế người ta cho  rằng số chùa chiền trongvùng nầy đã  gia tăng thêm. Chưa có  di tích, di chỉ nào  còn lưulại.

Vào đời Tùy (thế kỷ VI - VII, chùa Pháp Vân trở thành nơi tu trìvà được dùng làm đạo tràng thuyết pháp của các vị danh tăng nhưTỳ Ni Đa Lưu Chi, Pháp Hiền và Quang Duyên.Tỳ Ni Đa  Lưu Chi (Vinitaruci) là người Nam  Thiên Trúc, đến GiaoChâu, ở chùa Pháp Vân năm 580. Ở đây Ngài dịch bộ kinh "Tổng Trì"và giảng dạy Phật pháp. Theo Thiền  Uyển Tập Anh,  sau khi nhà  sư Tỳ Ni  Đa Lưu Chi viêntịch, nhà  sư Pháp Hiền đã  dựng chùa Chúng Thiện  trên núi ThiênPhúc, huyện Tiên Du.Chùa (đền) Pháp Vân  trong thời gian đầu như một  công đường, kiến trúcnguy nga bằng gỗ. Có nhiều cột  đỡ theo kiểu "con sơn trống đấu",mái ngói ống  trúc. Vách làm bằng gỗ hay  bằng gạch, đất nung màuđỏ có  chạm những hình  hoa văn kiểu  chân lồng (hình  thoi).

Năm1954, trong một  cuộc khai quật đã tìm thấy  được một số mảnh vụncủa chùa nầy. Đây là một trung tâm tín ngưỡng quan trọng, tổ chứccầu mưa hàng năm, lễ hội tưng bừng.Trong giai đoạn nầy, nhiều di tích Phật Giáo cũng được tập trung.Trong truyện  "Đàm Thiên Pháp Sư",  vua Tùy Văn Đế  tặng cho GiaoChâu 3 hòm Xá lợi Phật, sai  Thái thú Lưu Phương chọn linh địa đểbảo tàng Xá lợi. Những hòm Xá  lợi nầy đã được chia cho chùa PhápVân và những ngôi chùa nổi tiếng khác ở châu Phong (vùng Vĩnh Phúngày nay),  châu Trường (vùng  Ninh Bình ngày  nay), châu Ái  (vùngThanh Hoá  ngày nay) và  châu Hoan (vùng  Nghệ Tĩnh ngày  nay) đểnhững ngôi chùa nầy xây tháp chứa Xá lợi.

Tại đây, cũng đã  có hơn 20 bảo tháp và 150 ngôi chùa hay tịnh xá.Trong giai đoạn nầy, Phật Giáo  Việt Nam chịu ảnh hưởng của PhậtGiáo Ấn Độ, cho nên có nhiều  nhà nghiên cứu cho rằng: những ngôichùa tháp ở Giao  Châu thời đó là hình thức kết  hợp giữa tịnh xá(Vihara) và Phật  điện (Caitua), nghĩa là "có  các tăng phòng làmnơi ở  và tu đạo  của các nhà  sư, cũng là  nơi thờ Phật"  (HVT).Những ngôi  tháp (stupa) đầu  tiên tại Giao  Châu cũng xuất  hiệntrong lúc nầy. 

Vì  Phật  Giáo  du  nhập  vào  nước  ta  là  Phật  Giáo  Đại Thừa(Mahayana), có  thể trong điện thờ  có những pho tượng  hay tranhthờ chư Phật và Bồ Tát.Năm 820, một nhà  sư Trung Quốc là Vô Ngôn Thông,  học trò của vịtổ Thiền tông  Bách Trượng Hoài Hải (720 -  814) đã đến Việt Nam,trụ trì chùa Kiến Sơ (Gia Lâm, Hà Nội), lập  ra thiền pháp mới.Vào thế kỷ thứ X, nhà Đinh rồi  nhà Lê lên ngôi, vì mục đích quânsự nên đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình). Một toà thành lớn được xâydựng giữa các  núi đá vôi; trong phạm vi  nầy có chùa chiền.

TheoThiền Uyển Tập Anh, những ngôi chùa nổi tiếng tại đây là chùa ĐạiVân, chùa  Vạn Tuế. Chùa  Tháp là ngôi  chùa mà nay  tìm thấy dấutích ở  ven sông Hoàn  Long.Chùa Bà  Ngô ở Hoa  Lư cũng được xâydựng từ đời  Đinh. Bài văn trên tấm bia  đời Nguyễn có ghi: "ChùaBà Ngô trong ấp ta là một danh lam ở đô cũ nước Cồ Việt". Cồ Việttức là nước Việt Nam dưới đời Đinh.

 Cũng như Luy Lâu, đây cũng làmột trung tâm lớn của Phật Giáo.  Cũng như các chùa Tứ Pháp, chùanầy thờ một nữ thần, ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ. Ở Hoa Lư còn cóngôi chùa Nhất  Trụ (Một Cột). Chùa có tên Nhất  Trụ vì trước chùahiện có một cột  đá cao 3m, có 8 mặt, có  khắc bài thần chú trongkinh Lăng Nghiêm (Surangam Sutra).Năm 875,  Cao Biền được vua  Đường cử sang Giao  Châu làm Tiết ĐộSứ, sau khi  giẹp được giặc Nam Chiếu. Tương  truyền Cao Biền chonung 80,000 hòn gạch hình dung  những cây tháp nhỏ, dưới trôn mỗihòn đều có chừa  một lỗ sâu, rồi cất đại quân  cho mỗi sĩ tốt xócngọn giáo vào  mỗi hòn, vác đến núi Lẫm  Sơn (huyện Võ Giàng, BắcNinh ngày nay)  đồng thanh hô câu "Thông Vận  Hoàng Đế", rồi xếpchồng lên thành một ngọn tháp lớn.  Từ đó tháp nầy tên là Bát VạnSơn.

Vào tháng  ba năm 1950, đã tìm thấy  những cây tháp nung nầyđược xếp thành hàng  ở về phía đông chân núi nầy.  Có một số thápcòn có  ghi hàng chữ  "Tháp chủ khai  thiên Thông Vận  Hoàng Đế".Những tháp nầy đều được nung thành màu đỏ, hình dung một cây thápvuông nhỏ,  phía dưới mỗi cạnh  16cm, lên trên thu  nhỏ dần. Thápchia 5  tầng, có bệ  cao ở dưới,  chóp nhọn trên  cùng. Những mẫutháp nầy phản ánh nét kiến trúc giản dị theo phong cách kiến trúcđời Đường.

Nhiều nơi khác cũng tìm thấy loại tháp nầy như di tíchHang Đầu Gỗ tại vịnh Hạ Long và  Bãi Cháy ở Hòn Gai. Khi quân NamChiếu sang đánh chiếm lấy La Thành (Hà Nội) thì nhà Đường cho dờithủ phủ Giao Châu đến Hải Môn  (Quảng Yên, Hạ Long ngày nay). Nhưvậy, tục xây tháp nầy diễn ra nhiều nơi, phần nhiều là trị sở củaquan lại nhà Đường tại Giao Châu. Tháp mang tính chất phong thủy.

  Đời Lý 

 Trong thời gian đầu của nền tự chủ nước ta, tuy những triều đại Ngô,Đinh, Lê đã thắng được xâm lược qua nhiều chiến trận lẫy lừng, bảo vệđược nền độc lập, bắt đầu xây dựng nền mỹ thuật dân tộc. Tuy nhiên,thời gian lịch sử ngắn ngủi của những vương triều này khi quyền hànhchưa được tập trung, kinh tế chưa phát triển, không cho phép nhữngtriều vua nầy xây dựng được bao nhiêu. Đến đời Lý bộ máy trungương tập quyền đã tổ chức hoàn bị, mở mang bờ cõi, trong nước anbình, là giai đoạn thích hợp cho những chương trình kiến thiết. Chúngta cũng hiểu được Phật Giáo du nhập nước ta từ thời Bắc thuộc, đếnkhi nước nhà đã được quyền tự chủ, Phật Giáo đã có ảnh hưởng khá sâurộng, nhất là những tầng lớp trên.

 Trong thời  Lý, địa vị PhậtGiáo hết sức quan trọng. Lý Công Uẩn, người sáng lập ra nhà Lý, khi cònnhỏ sống trong nhà chùa; cho nên về sau, các vua đời Lý cùng hàng quýtộc, vì tín ngưỡng và vì chính trị, rất sùng mộ đạo Phật. Cứ xem bàibia chùa Linh Xứng lập ra từ thời nhà Lý, thì thấy rõ Phật Giáo có lợicho chính quyền như thế nào "... Ôi! sinh nuôi ta, không ai lớn hơnvua, cho nên phải tôn kính, dẫn dắt ta không gì cao hơn phúc huệ,cho nên ta phải tín sùng. Lấy cái phúc lành ấy, chúc cái vận lớn ấy,trông cho cơ đồ lâu dài, dòng vua hưng thịnh..."

Nói chung, đời Lý  xây dựng mấy nghìn ngôi chùa, tạc mấy vạn tượngPhật. Chỉ một bà Thái Hậu thời vua Càn Đức nhà Lý cũng đã đứng ra kiếnthiết gần 100 ngôi chùa. Phật Giáo phát triển, chùa chiền xây dựng nhiềuđương nhiên phải cần nhiều thợ. Mỗi chùa phải có đủ tượng, đủ chuông,phải được trang trí trang nghiêm, do đó sinh ra nhiều nhu cầu mới trongtừng lãnh vực.

Nghệ thuật Phật Giáo đời Lý nói chung, đều phục vụ cho tôn giáolà chính, nhưng  phong cách nghệ thuật của mỗi  triều đã có nhữngnét khác nhau. Dưới đời  Lý, mặc dù những nghệ nhân đã có những sáng tạo độcđáo, tuy nhiên trong một số tác phẩm trong thời nầy vẫn chưa thoát hẳnảnh hưởng ngoại lai. Sau những chiến thắng chống xâmlăng, tinh thần dân tộc càng lên cao, tính tự cường của dân tộc biểuhiện rõ rệt trong mọi mặt hoạt động của đời sống tinh thần và xã hội.

 Hơn thế nữa, qua mấy trăm năm từ khi nước nhà được tự chủ, những nghệnhân Việt Nam đã có một truyền thống dân tộc vững vàng, biết dung hoànhững nguồn ảnh hưởng từ bên ngoài, tạo thành một phong cách rất vữngchắc.  Vào đời Lý, Phật Giáo phát triển mạnh mẽ, bành trướng trên nhiều địahạt khác nhau, trong đó kiến trúc, nghệ thuật tạo hình, hội họa,điêu khắc chùa chiền, bửu tháp, điện đài cũng chịu ảnh hưởng theo.

Theo xu thế nầy,  vấn đề hoằng dương Phật Pháp trong đời Lý đượctriều đình ra sức nâng đỡ, coi trọng và được củng cố bằng những sắcchỉ quan trọng. Văn hóa Phật Giáo đi vào đại chúng bắt đầu triều đại nầy.Sự lớn mạnh của Phật Giáo đời Lý đã đem lại nhiều ưu thế về lịch sử bànhtrướng, hành đạo, truyền đạo, cả đến các lãnh vực thuộc văn hóa, nghệthuật mang tính chất bác học lẫn tính chất đại chúng. Năm 1031, nhà vuađã ban nhiều sắc chiếu cho chính quyền địa phương cũng như tín đồ xâydựng đến 950 chùa khắp nhiều địa phương trong một thời gian ngắn; nhiềucao tăng từ Trung Hoa cũng sang truyền bá Phật Giáo trong thời gian nầy.Giới quý tộc trong thời gian đó cũng đã tham gia những công trình xâydựng.  Những công trình  xây tháp và đúc chuông được tiến hành ở nhiều nơitrong nước. Từ kinh đô đến nông thôn, đâu đâu cũng dấy lên một phongtrào học đạo, hành đạo và truyền đạo sôi nổi.

Vua  Lý Thái Tổ thuở hàn  vi sống và tu hành ở trong chùa cho nên đã thêm nhiều giáo lý nhàPhật khá sâu sắc. Về sau lại được  nhà sư Vạn Hạnh  ra sức vận độngtriều thần cho ông chiếm lấy ngai vàng, cho nên sau  khi nắm quyềnđã ra công xây dựng Phật Giáo, tu bổ nhiều chùa chiền, đưa đạo Phậtlên vị thế cao nhất. Theo xu thế nầy,  vấn đề hoằng dương Phật Pháptrong đời nhà Lý được triều đình ra sức nâng đỡ, coi trọng và đượccủng cố bằng những sắc chỉ quan trọng.

Văn hóa Phật Giáo đi vào đạichúng bắt đầu triều đại nầy.  Nền tảng vững mạnh của Phật Giáo đời Lý đãđem lại nhiều ưu thế về lịch sử bành trướng, hành đạo, truyền đạo,cả đến các lãnh vực thuộc văn hóa, nghệ thuật mang tính chất bác họclẫn tính chất đại chúng.Năm 1010, sau khi dời đô về kinh thành Thăng Long đã cho xây dựngmôt loạt chùa chiền tại đây ở nội ngoại thành; những ngôi chùanổi tiếng như chùa Hưng Phúc ở trong thành, chùa Thắng Nghiêm ởngoại thành.

Năm sau (1011) lại dựng thêm chùa Vạn Tuế ở trongthành, còn ngoại thành thì dựng thêm các chùa Tứ Đại Thiên Vương,Cẩm Y, Long Hưng, Thánh Thọ. Năm 1012 sai dựng lên hai chùa Thiên Quang và Thiên Đức.Năm 1024, cho quân lính và thợ khéo tay xây thêm chùa Chân Giáongay trong kinh thành để nhà vua hoàng tộc và các quan đại thầnthường xuyên đến lễ bái và nghe kinh.

 Năm 1031, nhà vua đã ban nhiều sắc chiếu chochính quyền địa phương cũng như tín đồ xây dựng đến 150 chùa khắpnhiều địa phương trong một thời gian ngắn; nhiều cao tăng từ TrungHoa cũng sang truyền bá Phật Giáo trong thời gian nầy. Giới quý tộctrong thời gian đó cũng đã tham gia những công trình xây dựng.Năm 1041, cho xây viện Từ Thị Thiên Phúc ở tại vùng núi Tiên Du.Năm 1049, dựng chùa Diên Hựu (tức chùa Một Cột) ở kinh thànhThăng Long. Năm 1056 chùa Sùng Khánh Báo Thiên (tức chùa BáoThiên) được kiến tạo ở khu vực Nhà Thờ Lớn Hà Nội hiện nay.

Năm1057, dựng lên hai chùa Thiên Phúc và Thiên Thọ, đồng thời cũng xâytháp Đại Thắng Tư Thiên ở chùa Sùng Khánh Báo Thiên (tức tháp BáoThiên). Năm 1058 xây tháp Tường Long ở Đồ Sơn. Năm 1059 xây chùaSùng Nghiêm Báo Đức. Năm 1066, xây tháp ở núi Tiên Du. Năm 1070xây chùa Nhị Thiên Vương ở Thăng Long.Ngay sau khi vua Lý Nhân Tông lên ngôi, đã cho xây dựng thêmnhiều chùa tháp ở kinh thành cũng như các địa phương.

 Bà HoàngThái Hậu Linh Nhân đã góp công không nhỏ, trước sau cho xây dựnghơn 100 ngôi chùa, và trùng tu 38 ngôi chùa mới, dựng 19 tháp.Lại phát tiền cho dân nghèo trong nước và cho chuộc những ngườicon gái nhà nghèo đem bán làm nô tỳ hay đem gả cho những ngườiđàn ông ở goá. Năm 1086, ngôi chùa ở tại vùng núi Lãm Sơn bắt đầuđược xây dựng, mãi cho đến năm 1094 mới hoàn tất và khánh thànhvô cùng trọng thể, được gọi là chùa Cảnh Long Đồng Khánh. Ngôitháp nổi tiếng của ngôi chùa nầy cũng được xây năm 1088.

Năm1099, nhà vua và hoàng tộc đã xây chùa An Lão; năm 1100, xây chùaVĩnh Phúc trên núi Tiên Du. Năm 1105, đã mở mang thêm chùa DiênHựu, xây hai ngọn tháp ở khu vực chùa nầy. Cũng trong năm nầy,vào mùa thu, lại cho người xây dựng thêm ba ngọn tháp ở chùa LãmSơn (tức chùa Dạm, thuộc Hà Bắc). Năm 1108, tháp Vạn Phong ThànhThiện được tạo dựng trên núi Chương Sơn (nay là núi Ngô Xá, xãYên Lợi, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Hà) và mãi cho đến năm 1117 mớihoàn thành.

Năm 1114, xây chùa Thắng Nghiêm (hoàn tất vào năm 1118) và lầuThiên Phật, để đặt 1,000 pho tượng chư Phật lớn nhỏ. Năm 1115,chùa Sùng Phúc tại làng Siêu Loại (huyện Thuận Thành, Hà Bắc)được khánh thành trọng thể. Năm 1118, tháp Sùng Thiên Diên Linh ởĐội Sơn (tức núi Dọi, huyện Duy Tiên, tỉnh Nam Hà) khởi công xâydựng và hoàn tất vào năm 1121.

Năm 1119, xây dựng xong chùa TịnhLự. Năm 1121, khánh thành chùa Báo Thiên và bắt đầu xây chùaQuảng Giáo ỏ núi Tiên Du, mãi đến năm 1123 mới hoàn thành. Năm1123, khánh thành chùa Phụng Từ và năm 1127 khánh thành chùaTrùng Hưng Diên Thọ. Năm 1134, dưới thời vua Lý Thần Tông, haingôi chùa đồ sộ khác là Thiên Ninh và Thiên Thọ cũng được xâydựng. Dưới các triều vua Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, không thấy ghichép những ngôi chùa mới được tạo dựng. Chỉ cho việc trùng tuchùa Pháp Vân (tức chùa Dâu, Hà Bắc).

Năm 1127 cũng trùng tu chùqChân Giáo, để mở rộng thêm phần chánh điện và nhà Tổ. Đây là ngôichùa mà vị vua cuối cùng của nhà Lý là Lý Huệ Tông đã đến tu hànhtrong những năm sau cùng của triều đại nầy.Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, sử gia Lê Văn Hưu viết: "Vua Lý Thái Tổlên ngôi mới được hai năm, nhà tông miếu chưa dựng lên, xã tắcchưa lập, mà trước đã cho xây dựng lên 8 ngôi chùa ở phủ ThiênĐức; lại sửa chữa các chùa quán ở các lộ. Nhà vua cấp độ điệpcho hơn 1,000 người ở kinh sư làm tăng... Bậc vua chúa sángnghiệp cần kiệm còn lo con cháu sau nầy xa xỉ, mà vua Lý Thái Tổđể phép cho con như thế, cho nên, đời sau mới xây tường cao ngấttrời, tạc cột chùa bằng đá, làm chùa Phật lộng lẫy hơn cả cungđiện nhà vua".

Theo quan niệm của nhiều vua đời Lý thì chùa vẫn là "chỗ ởlâu dài" sau một thời gian làm vua tại triều. Thành thử, những ditích loại kiến trúc vào thời Lý ngày nay còn thấy được làkiến trúc tôn giáo và qua những cuộc chiến loại công trình nầykhông là mục tiêu phá hoại của giặc ngoại xâm hay phong kiếntrong nước.

 Đạo Phật dưới đời nhà Lý phát triển rất mạnh chiếmnhiều ưu thế.  Nhiều vị sư tham gia triều chính và được phong làm quốc sư. Nhà vuavà hoàng thân quốc thích cũng như các quan đại thần đều hâm mộ đạoPhật.

 Đời Trần

Kế thừa  vốn liếng to lớn  của nhà Lý trước  đây, chẳng những cáccông trình  kiến trúc đời Trần  đã có sẵn đà  phát triển để vươncao lên, lại còn tiếp thu được một nền kỹ thuật tinh xảo, một khotàng kinh nghiệm phong phú và truyền thống dân tộc vẽ vang. Trongbuổi đầu, kiến trúc đời Trần có  những đường nét gần gủi với kiếntrúc đời Lý. Nhưng về sau, do ba lần xâm lược phá hoại của NguyênMông, nhiều năm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, đồng thời cũng táchại lớn với nền kiến trúc nước ta trong giai đoạn đó.

Về tình hình Phật Giáo đời Trần,  nhất là trong giai đoạn đầu, cơbản vẫn phát triển mạnh như dưới đời Lý, mặc dù trong phương thứctrị nước, các vua Trần đã chịu  ảnh hưởng của đạo Nho. Thành thử,các nhà  sư đã lánh  dần cung đình  trở về với  chùa tháp, nhườngviệc cai quản chính quyền cho các nho sĩ.Trong tín ngưỡng quần chúng của  dân chúng đời Trần, đạo Phật vẫnchiếm địa vị khá quan trọng.

Hàng ngũ tăng ni vẫn đông đúc. Khôngnhững vương hầu, khanh tướng, mà nhiều nhà vua vẫn tình nguyệnquy  y. Triều  đình vẫn  cấp đất  ruộng cho  các chùa.  Kinh Phậttiếp tục  in với số lượng  càng ngày càng nhiều.  Người ta còn đisang Trung Quốc  (1295) để thỉnh kinh Đại Tạng  về in lại, truyềnbá trong Phật giáo đồ khắp nơi, Nhiều tác phẩm về Phật học có giátrị được ra đời như "Thiền Tông Chỉ Nam", "Khóa Hư Lục"...

Phật Giáo  thời nầy có  nhiều hệ phái,  nhưng  đáng chú ý  hơn cả là"Trúc Lâm Tam Tổ". Phái nầy do  vua Trần Nhân Tông mở đầu, và sauđó có 2 vị  tổ khác là thiền sư Pháp Loa  và thiền sư Huyền Quangkế tục. Địa bàn hoạt động của  phái nầy là vùng đông bắc rộng lớncủa Bắc Phần, từ Uông Bí, Đông Triều cho đến Thăng Long. Phái nầyđã đào tạo một số đông tăng ni  lên đến hàng vạn người. Họ còn tổchức nhiều  hội lớn có tiếng  như hội "Thiên Phật"  7 ngày, 7 đêmtại chùa Quỳnh Lâm...

Tuy về  sau có bị  các nhà nho  công kích bài  bác, Phật Giáo đờiTrần vẫn  lớn mạnh. Chùa tháp  vẫn là nơi thu  hút cuộc sống tinhthần của quảng đại quần chúng.Trên văn bia chùa Thiệu Phúc, một  danh nho  đời Trần là  Lê Quát dù đã nhiều  lần lên tiếng  bài xích đạoPhật, nhưng  sau cùng cũng đã  thừa nhận: "NhàPhật lấy  họa phúc đẻ cảm  động lòng người hay  sao mà được ngườiđời tin  theo sâu bền đến  như thế. Trên từ  vương công, dưới đếndân thường,  hễ bố thí  vào việc  nhà  Phật, dù đến  hết tiền thìkhông sẻn tiếc. Ví ngày nay gửi  gắm vào tháp chùa thì trong lòngvui sướng như nắm được khoán ước để được báo ứng về sau.

Cho nên,trong tự  kinh thành, ngoài đến  châu phủ, cho đến  thôn cùng ngõhẻm, không phải  ra lệnh mà tuân theo, không  phải bắt thề mà giữđứng, chỗ nào có người tất có  chùa Phật, bỏ đi rồi lại dựng lên,mất đi rồi  lại sửa lại, lâu đài chuông  trống chiếm đến nửa phầnso  với  dân  cư.  Đạo  Phật  thịnh  rất  dễ  mà được rất mực tônsùng...".Những tài liệu  cũ còn ghi lại nhiều cuộc  trùng tu, sửa chữa chùatháp được tiến  hành, như các chùa Một Cột  (1249), tháp Báo Thiên(1258), chùa Khai Nghiêm, Yên Phong  (Hà Bắc, 1333 - 1335)...

Đặcbiệt có những công trình như tháp  Linh Tế ở núi Dục Thúy (Hà NamNinh) phải xây lại hoàn toàn trên nền nhà cũ và công việc nầy kéodài trong 7 năm trời mới xong (1337 - 1342).Nhưng đáng chú  ý hơn vẫn là những công  trình mới xây dựng thêm.Căn cứ  theo những tài  liệu mà chúng  ta biết được  thì các chùatháp đời  Trần đã được  phân bố  rộng  rãi khắp mọi  miền của đấtnước, có phần rộng  lớn hơn cả đời Lý.

Có những  công trình ở tậncực Nam như chùa Hương Tích ở núi Hồng Lĩnh (Can Lộc, Nghệ Tĩnh),chùa Hoa Long và chùa Thông  (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa). Có những côngtrình ở tận cực Tây như chùa  Hang ở núi Úc (Hoàng Liên Sơn), thápBình Sơn (Lập Thạch, Vĩnh Phú). Và nhiều hơn cả vẫn là những côngtrình được dựng lên ven các triền sông của vùng đồng bằng trù phúmiền Bắc. Đó là chùa Bối Khê (Thanh Oai, Hà Sơn Bình) chùa Hào Xá(Thanh Hà, Hải Hưng), chùa Thái Lạc (Văn Lâm, Hải Hưng), chùa PhổMinh (ngoại thành Nam Định), chùa  Dương Liễu (Đan Phượng, Hà SơnBình), các chùa ở núi Yên Tử (Đông Hưng, Quảng Ninh)...Có  những khu  vực vào  đời Lý  vớn được  coi là  trung tâm  pháttriển Phật Giáo,  sang đời Trần vẫn được tiếp  tục duy trì và mởmang thêm như  khu chùa và tháp vùng núi  Phật Tích (Hà Bắc)...

Ởđây chẳng những  vẫn được chọn làm nơi thi  Tam giáo, đào tạo chưtăng, lại còn là nơi in kinh Phật. Hay như khu vực chùa Quỳnh Lâmở Đông Triều cũng đã được tu bổ và sửa sang thêm nhiều hơn trước.Ngôi chùa nầy đã được nhiều danh  tăng đến thăm viếng và trụ trì.Thiền sư Pháp Loa,  vị tổ thứ hai của "Trúc Lâm  Tam Tổ" đã cùngđệ tử  của mình bỏ nhiều  công sức trong việc  trùng tu lại nhiềuchùa chiền  khắp miền Bắc.  Họ cũng đã  cho đúc thêm  nhiều tượngđồng, chuông đồng, xây bảo tháp, tổ chức những đàn tràng. Nhà thơTrần Quang  Triều, cháu nội  Trần Hưng Đạo  đã cùng chị  ruột củamình là Thuận  Thánh Bảo Từ Hoàng thái hậu  trước sau đã cúng vàochùa ngót hai ngàn mẫu ruộng và gần 100,000 quan tiền để giúp vàoviệc tu tạo  chùa chiền. Hoa Lưu cư sĩ,  Nguyễn Trưởng... đã đónggóp cho  chùa nhiều đất ruộng,  nhiều tiền.

Vua Trần  Anh Tông cólúc cúng cho chùa hàng trăm lạng vàng để xây tháp Bảo Thắng và đúcnhiều tượng Phật.

 Đời Lê Sơ   

Đời  Lê, từ thế kỷ XV trở đi, trong khi Khổng Giáo được trọngvọng dùng làm hệ tư tưởng chính, thì ngược lại, Phật Giáo bị chínhquyền hạn chế sức phát triển. Những chùa chiền trên toàn quốc đãkhông có điều kiện để tạo lập thêm, ít nhất là trong giai đoạnđầu. Những hạn chế phát triển từ trong triều đình đưa ra cũng đã gây nhữngảnh hưởng không ít.Những công trình kiến trúc và điêu khắc Phật Giáo đã bị khựnglại, cho nên, mỹ thuật trong thời nầy chủ yếu biểu hiện ở cáclăng vua ở đất Lam Sơn (Tây Kinh ở Thanh Hoá) và vài tấm bia haybệ gỗ rải rác trên miền bắc Việt Nam.Trên bia Lê Thánh Tôn, những hình tượng lại càng thanh nhã hơn, nhỏhơn và cân đối hơn. Óc sáng tạo đã gây được nhiều hình thể, nội dungmới lạ hoàn toàn.

Tại điện Lam Kinh, thì cách trang trí hoa lá lạiđược lồng vào bằng những hình sóng nước, có khi là ngọn lửa, cókhi là đám mây. Những hình cong, tròn, bán nguyệt, đa dạng được sửdụng đến tối đa. Hoa sen vẫn dùng trong các chùa chiền trong khi hoacú và hướng dương lại dùng trong cung điện.

Nói tóm lại, trang trí đờiHậu Lê đã khai thác triệt để những kỹ thuật Lý, Trần, cộng thêm nhiềusáng tạo mới. Trang trí cũng đã được phổ cập trong trang hoàng nhà cửangười thường dân.  Nghệ thuật trang trí cũng như điêu khắc, kiến trúc đềumàu sắc giữa hai giai đoạn khác nhau: thời Lê sơ và thời Lê mạt.Trong những năm quân Minh sang xâm chiếm nướcta, những công trình văn hoá của cha ông chúng ta trong nhữngthời kỳ trước đều bị chúng  đốt phá, phần khác thì mang về Tàutrong mục đích đồng hoá người dân Việt.

 Những truyền thốngrực rỡ trong thời đại Lý, Trần đã không còn nữa. Cũng trong thờigian nầy đã không đủ thời gian để phát triển về lãnh vực trangtrí và đồ họa. Trong những công trình buổi đầu, như bia Vĩnh Lăngở Lam Sơn, những nghệ nhân trong thời Lê sơ chỉ có thể chép lạinhững hoa văn theo kiểu "lá đề có hình rồng" như thời nhà Lýtrước đó.

Những tượng rồng đẹp ở Lam Kinh (Thanh Hoá) và đền KínhThiên (Hà Nội) được sáng tạo trong thời kỳ nầy là hình tròn, chứkhông phải là những hình hoa văn trang trí. Tuy nhiên, qua đếnthời Lê Trung hưng về sau, khi Phật Giáo trở lại thời thịnh hành,thì nhiều chùa đã được trùng tu hay xây dựng mới. Kiến trúcthường đòi hỏi nghệ thuật trang trí phải phát triển để có thểđóng góp vào trong việc trang hoàng những công trình kiến thiết.Hơn thế nữa, trong mấy trăm năm giữ vững nền độc lập quốc gia,thì những nghệ nhân Việt Nam đã có thì giờ sáng tạo để có thể đápứng vào những yêu cầu nầy.

Hoa văn đặc sắc nhất trong thời Lê mạtlà những "hoa văn hình ngọn lửa" thường được thực hiện trên nhữngcông trình chạm nổi hay bất cứ hình thức nào, trong giai đoạnnầy. đây là điểm chính yếu nổi bật của giai đoạn nầy.Những hình thức hoa văn trong thời kỳ Lê mạt khá phong phú, đadạng, tuy nhiên đã không độc đáo như trong giai đoạn nói trên.

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục có viết: "Năm 1734,Trịnh Giang đã cấm những thường dân trong nước không được trwngtrí hoa mỹ trong nhà cửa, đồ dùng; người thợ cũng không được đuanhau chế tạo "những đồ mới lạ" trong quần chúng".

Thành thử, ngoài những công trình xây dựng các cung điện của vuachúa, thì người thợ không có quyền sáng tạo thứ gì hết; họ khôngthể mạo hiểm để tìm kiếm những điều gì khác hơn; một số đã vì sựgò bó vô lý nầy cho nên đã giải nghệ để kiếm nghề khác sinh nhai.

Điều nầy thấy rõ nhất trong những bia tiến sĩ ở Văn Miếu Hà Nộiđược dựng lên trong thời kỳ nầy.  Nếu muốn hiểu được quá trình tiến triển của nghệ thuật trang tríViệt Nam trong các thời kỳ đó, tốt hơn hết là đem so sánh nhữngbi ký của từng triều đại.

  Đời Mạc

Nhà Mạc (1527 - 1667) tuy chỉ trị vì hơn 100 năm lại gặp nhiềucuộc chiến triền miên, tuy nhiên Phật Giáo cũng đã qua một ngã rẽmới. Trong chiến tranh, giềng mối của Nho Giáo, chỗ dựa của chokỹ cương xã hội phong kiến triều Hậu Lê đã trở nên suy thoái,lỏng lẻo dần, lay chuyển đến tận gốc rễ, cho nên dân chúng lầmthan đã tìm sự an ủi trong Phật Giáo.

 Thành thử Phật Giáo trngdân gian nhân cơ hội cũng đã phát triển thêm. Thậm chí, nhà cầmquyền tuy không nghĩ rằng có thể tìm được ở Phật Giáo phương sáchđiều khiển dân chúng, nhưng vẫn phải tìm một chỗ dựa tinh thầncần thiết; họ coi sự ủng hộ Phật Giáo, xây dựng chùa tháp trongbát cứ khuôn khổ nào đó là tạo ra công đức, để có thể củng cố thếlực cai trị của mình. Thành thử, trong xu thế nầy, Phật Giáo bắtđầu phát triển trở lại.

Trong hoàn cảnh nầy, dĩ nhiên không thểtrở lại thời vàng son Lý, Trần.Trong kiến trúc Mạc, đầu tiên phải nói đến kiến trúc đình làng, sauđó mới đến chùa chiền. những đình làng nổi tiếng kiến lập trongthời kỳ nầy thì phải nói đến đình làng Lỗ Hạnh, đình Tây Đằng,đình Sùng Phúc, đình Tức Mạc, đình Bối Khê. Mặt khác, những ngôi chùa được xây dựng haytrùng tu trong thời kỳ nầy đa số đều do sự đóng góp của thiện nam,tín nữ do những cao tăng đề xướng ra. Nhìn chung, những mô thứckiến trúc, điêu khắc, đồ họa, trang trí đời nhà Mạc mang phongcách Lý Trần, nhưng ý thức mỹ thuật dân gian thì dần dà chen lầnvào, tùy sự tiếp thu của từng địa phương khác nhau. Thành thử, nhữngkiểu chùa thường đa dạng.Những ngôi chùa được tu bổ lại hay làm mới trong thời kỳ nầy thìphải kể đến: chùa Cói, chùa Thượng Trưng, chùa Hạ (tỉnh VĩnhPhú), chùa Ninh Hiệp, chùa Đa Tốn (Hà Nội), chùa Mễ Sở (HảiPhòng), chùa Trà Phương (Hải Phòng), chùa Phổ Minh (tỉnh NamHà)... 

 Gần đây, nhiều cuộc khai quật di tích những ngôi chùa hay đềntháp đã mất dấu vết đã tìm thấy được những đường nét kỳ thú:chẳng hạn như khi khai quật di tích quanh chùa Lạng (tức chùaHương Lãng hay chùa Viên Giác ở huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng),những chuyên gia trong ngành khảo cổ nhận thấy: có một lớp kiếntrúc đời nhà Mạc nằm ngay trên các lớp kiến trúc đời Lý và đờiTrần.

Phân tách lớp kiến trúc nầy, có thấy được nhiều viên gạchxây có chạm khắc hình rồng, hình phượng, hình ngựa bay; một sốviên gạch khác thì khắc hình hoa lá, hình sóng nước... Theo nhữngnhà phân tách di vật cho biết: Khi thực hiện lớp kiến trúc Mạc đãxác nhận những điều ghi trong văn bia ở đây là chùa Lạng đã đượcxây dựng khoảng năm 1581 - 1582 trên địa điểm cũ của ngôi chùa cótừ đời nhà Lý.Hầu hết những kiến trúc chùa thời Mạc còn lại đều mang nhữngđường nét và phong cách, họa tiết gần gủi với đời Trần, thậm chícòn mang dáng dấp của đời Lý nữa.

Thượng điện của chùa Cói (tứcThần Tiên Tự, toạ lạc tại xã Hội Hợp, huyện Tam Dương, tỉnh VĩnhPhú) tuy là công trình kiến lập của thế kỷ thứ XVI, nhưng lại rấtgiống các thượng điện chùa chiền của đời nhà Trần; đặc biệt làcấu trúc hai vì kèo có trụ giá chiêng cùng với bốn cột cái. Bốnthanh xà lớn nối từ bốn cột các vươn ra các góc chéo liên kết 12cột con và 20 cột hiên.   Mặt khác, các ván nong ghép với cột con làm thành vách điện,Khoảng thềm dư phiá bên ngoài có những cột hiên, làm thành hànhlang chung quanh. Cốn ghép ô trống giữa các trụ giá chiêng và cácván ghép tuyến ngang đầu cột đều có những kiểu chạm khắc dày đặcnhững loại hình rồng, hình phượng và hình tiên nữ, chim thần.

Theo cách cấu trúc nầy thì bẩy đỡ kẻ góc, đầu dư cũng có nhữnghình chạm khắc rồng phượng. Vết tích nầy đến nay đã không còn bảolưu được nữa, trải qua bao nhiêu biến động trong vùng nầy (TheoHà Văn Tấn).Những nhà nghiên cứu mỹ thuật chỉ có thể tìm thấy được những vếttích được ghi chép trên những văn bia thời nhà Mạc, để có thểphác họa được phần nào kiến trúc của chùa.

Chẳng hạn, trong vănbia của chùa Phúc Lâm Hoằng Thệ (trong địa phận huyện Ba Vì, tỉnhHà Tây) được dựng lên vào năm Hưng Trị thứ hai (1589) có một đoạnghi lại:" Cũng may, gặp lúc Hoàng Triều chấn hưng đạo Phật, cóngười giữ chức sắc huyện Cẩm Giàng (...) trùng tu lại một phầnlầu của thượng điện của chùa (Phúc Lâm). Con trai của vị xãtrưởng xã Thanh Long được phân phối cho việc xây dựng lên thêm 4gian nhà thiêu hương ở chính giữa. Các sãi lão của các khu đãhưng công dựng lên một nửa nhà tiền đường; về sau thêm phần hànhlang phía đông nam. Khu vực Chung Chàng thì kiến tạo một nửa tiềnđường, liền với hành lang Tây bắc. Dân của xã Vĩnh Phệ thì đượcphân phối tạo lập nhà hậu đường". (Khảo cổ học- 1974)

Như thế, từ đời nhà Mạc đã thấy xuất hiện kiểu bố cục chùa chiềntheo mô hình "nội công, ngoại quốc". Những thành phần chính củachùa bao gồm: tiền đường, chánh điện, thiêu hương, hậu đường, nhàTổ. Hành lang thì chạy dọc theo hai bên chùa. Về sau, theo chiềuhướng đó, mô hình nầy đã được biến đổi thêm.

Ngoài ra, cũng trong  giai đoạn nầy, còn xây dựng thêm nhiều kiểu tháp khác. Tiêu biểucho kiểu tháp nầy là tháp mộ bà chúa Mạc, phía hậu viện của chùaPhổ Minh (Nam Hà). Thân tháp cao ngất, đế tháp rộng, mặt chínhtháp quay về hướng Nam. Tháp thường được xem như là ngôi mộ, mà trong đó việc thờ phụngthường chỉ hướng về một vị cao tăng, thiền sư đã viên tịch. Thápđồng thời cũng được xem là một điện thờ một vị Phật hay vị BồTát.

Những tháp được xây dựng lên qua những thời đại đã mangnhững dạng thức khác hẳn nhau.Dạng tháp thứ nhất thể loại tháp Long Đội trùng tu lại, có 13 tầng, là môt tháp thờ Phật;trong lòng tháp chính đặt tượng của ngài Như Lai Đa Bảo, mà trongnhững kinh điển liên hệ chép rằng: "Tên của vị nầy là hình ảnh củathiện nam, tín nữ đã khởi thiện niệm trong việc tu trì và ứng xử.Ngôi tháp nầy có nền hình vuông, trên cơ sở đó liên tưởng đếnnhững tháp ở Trung Hoa".

Dạng tháp thứ hai tiêu biểu là ngôi tháp "Đại Thắng Tư Thiên Bảo Tháp" tại chùa BáoThiên, Hà Nội. Tháp nầy gồm 12 tầng (kể từ khi mới xây cất).Tháp nầy xây trước tháp Long Đội khoảng 70 năm.  Với tên tháp, nội dung mang ý nghĩa "báo đáp ơn đức của Trời" chonên mang tính chất thần linh của Đạo Giáo hơn là Phật Giáo.Dạng tháp thứ ba tiêu biểu là tháp Chương Sơn, tháp Tường Long và tháp Phật Tích.

Những tháp nầy đến nay chỉ còn dấu vết là những nền móng, có cạnhhình vuông. Những tháp nầy xây lên để thờ phượng những vị khaisáng dòng Thiền hay khai sáng ngôi chùa.  Căn cứ theo những vết tích còn lại thì tháp Chương Sơn được xâytrên đỉnh cao của một quả đồi thoai thoải của huyện Ý Yên. Thápcao khoảng 100 mét, lại nằm trên ngọn đồi cao khoảng 75 mét sovới mặt ruộng trong vùng.  Đa số tháp có chiều cao lên không trung, gây nên một ấn tượng vềsự vươn toả, độc lập, "tránh khỏi tính chất áp chế" như nhiều nhànghiên cứu so sánh.

Về phương diện cấu trúc, những ngôi tháp đá to lớn, được dựng lêntrên những đỉnh núi bằng đất dễ lở sụt với thời gian và lủ lụt,cho nên phải được gia cố nền móng của tháp thật vững chắc, lantoả ra, mới tránh được sự suy thoái.  Tuy nhiên tháp Chương Sơn chỉ đứng vững 235 năm cho đến khi bịngoại xâm tàn phá. Tháp đã không còn lưu lại một dấu ấn sâu sắcdưới mất các thiền gia. Tháp nầy chỉ ở cách một trung tâm mỹthuật đời nhà Trần tức là Trung Tâm Thiên Trường, tỉnh Nam Định.

Kiến trúc các chi tiết chùa chiền cũng đa dạng. Nhiều kiểu bệ thờđược sáng tạo. Chẳng hạn bệ thờ chùa Hưng Khánh (Hải Phòng), bệthờ chùa Mễ Sở (Hải Hưng). Chùa Trà Phương (Côn Sơn) thì lại dùngbệ thờ bằng gỗ, nhưng chắc chắn, chạm khắc tỉ mỉ.

 PG Đàng Trong

Từ năm 1558, chúa Nguyễn Hoàng vào  cát cứ ở xứ Thuận Hoá - QuảngNam, chăm lo phát  triển kinh tế - xã hội, mở  rộng thêm đất đai,giúp cho vùng  nầy trở nên trù phú. Các  chúa Nguyẽn kế tiếp, vừatiếp nối công trình trên, đồng thời phải lo chống lại chúa trịnh.

Mgoài việc bảo vệ và mở mang vùng Đàng Trong, các chúa Nguyễn hầuhết là những  Phật tử mộ đạo, hộ  trì cho Phật Giáo phát  triển ởĐàng Trong: chăm lo xây dựng,  trùng tu chùa chiền, trọng đãi chưtăng, nhờ đó phái thiền Trúc Lâm  được phục hưng với các cao tăngViên Cảnh  - Lục Hồ,  Viên Khoan  -  Đại Thâm, Minh  Châu - HươngHải... 

Ngoài ra  vác chúa  Nguyễn còn  cho người  sang Trung Hoathỉnh các danh tăng, kinh điển, pháp tượng, pháp khí... Trong khiđó, vào  giữa thế kỷ  XVII, nhà Thanh  đánh bại nhà  Minh ở TrungQuốc, một  số quân dân  nhà Minh, trong  đó có cả  những tăng sĩ,không chịu thần phục nhà Thanh nên  đã bỏ xứ đến vùng Đàng Trong;các  danh tăng  của phái  thiền Lâm  Tế như:  Nguyên Thiều - SiêuBạch, Minh Hoằng - Tử Dung, Minh  Hải - Pháp Bảo... và phái thiềnTào  Động như  Hoà thượng  Thạch Liêm,  thiền sư  Hưng Liên - QuảHoằng... đã góp  phần phục hưng Phật Giáo ở  Đàng Trong, giúp choPhật Giáo phát triển mạnh và tồn tại cho đến ngày nay.

 Nhiều ngôichùa được kiến tạo tại vùng nầy  như chùa Thiêm Mụ, chùa Hà Tung,chùa Tam  Thai, chùa Vĩnh  Hoà, chùa Di  Đà (Hội An)  chùa TrườngThọ, chùa Thiền Lâm, chuà Quốc  Ân, chùa hàm Long (Bảo Quốc( chùaẤn Tông (Từ Đàm), chùa Thuyền Tôn, chùa Từ Hiếu... 

 Chi phái  thiền Chúc Thánh phát  triển trong vùan Nam  - Ngãi vớinhững ngôi chùa  Chúc Thánh ở núi Thiên Ấn  (Quảng Ngãi) chùa TamThai và  chùa Linh Ứng (trên núi  Non Nước  - Thủy  Sơn), chùa  Hội Khánh (Thủ DầuMột), chùa Phước Lâm (Hội An), các  thiền sư hoằng hoá ở phủ QuiNhơn đã  kiến lập chùa Thập  Tháp Di Đà (xã  Nhơn Thành, huyện AnNhơn, tỉnh Bình Định), thiền sư Minh  Giác - Kỳ Hương, đời 34 củathiền phái Trúc Lâm đã xây cất các ngôi chùa: Thiên Đức (xã PhướcHưng, Bình  Định) chùa Phổ  Quang (xã Phước  Thuận, Tuy  Phước),chùa Thắng Quang (xã Hoài Nhơn,  Bình Định), chùa Thanh Sơn (quậnHoàn Ân, Bình Định).

Hoà thượng Chơn  Luân - Phước Huệ đời thứ 40của phái thiền  Lâm Tế đã có công  xây cất hay trùng tu  các ngôichùa Tịnh Lâm (Phú Cát, Bình Định), chùa Từ Quang (Đá Trắng, SôngCầu), chùa  Long Khánh (Bình Định)  chùa Thập Tháp - Di  Đà (xã VạnXuân,  Bình Định),  chùa Phổ  Quang (Tuy  Phước, Bình Định), chùaPhước Long  (xã Bình Phú, Bình  Định). Hoà thượng cũng  thành lậpcác trường "Gia  Giáo" (trường Phật Học), để  kiến lập những ngôichùa Tiên Linh (Bến Tre) chùa Phi Lai (Châu Đốc) chùa Kim Huê (SaĐéc) chùa Long An (Cần Thơ),  chùa Giác Hoa (Bạc Liêu), chùa LongHòa (Bà Rịa). Thiền sư Tịnh Giác  - Thiện Trì xây chùa Linh Phong(thôn Phương Phi, Bình Định). Thiền sư Hải Khiển - Đức Sơn đời 36của phái thiền  Lâm tế xây chùa Long Khánh  (thôn Vĩnh Khánh, QuiNhơn).

Tại  vùng Khánh Hoà,  các thiền sư  theo lớp người  di dân(thế kỷ XVI) đã xây cất những ngôi chùa khắp nơi trong vùng: chùaMinh Thiện,  chùa vạn Thiên, chùa  núi Phụng Thủy (Hoà  Én), chùaBảo Phong,  chùa Bảo Long,  chùa Linh Sơn,  chùa Thiền Lộc,  chùaThiền Tôn, chùa Kim Sơn, chùa  Hội Phước. Những ngôi chùa nầy tuyquy mô không  lớn, nhưng đã nhiều lần trùng  tu, mở rộng thêm, đãtrở nên hoành tráng.

 Chúa Sải Nguyễn Phúc Nguyên đã nhiều lần đénviếng những cảnh chùa nầy, ban đất  công để cúng tế hàng năm. Hộichùa trong vùng khá độc đáo với lễ lượt, diễn xướng nổi tiếng. Trong lịch sử di dân về đất Nam Phần của những cộng đồng khácnhau, người Hoa cũng đã phát triển Phật Giáo khá mạnh.

Nguồn pháttriển nầy khỏi đầu từ Trung Quốc sang. Bên cạnh đó, ảnh hưởngKhổng Giáo và Lão Giáo cũng được củng cố, thậm chí có những phatrộn giữa những tư tưởng nầy trong dân gian.Tinh thần tam giáo đồng nguyên cũng là một trong những khả năngtinh thần để bảo vệ giá trị tinh thần và tín ngưỡng.

Với những pha trộn nầy, ngay tại chùa chiền người Hoa, việc thờphượng "Tiền Phật, hậu Thần" hay "Tiền Thần, hậu Phật" phản ảnhrất rõ nét. Trong chùa chiền, vẫn thờ Quan Công, Ngọc HoàngThượng đế, Nam Tào, Bắc Đẩu, bà Thiên Hậu... Thậm chí có tác giảgiải thích: Chính sự pha phách nầy đã giúp cho chùa chiền thườngđược khách thập phương vãn lai.

Trong quá trình hội nhập, người Hoa từ Trung Quốc đến định cưvùng đất miền Nam vào những thời điểm khác nhau, do những biến cốdồn dập xẩy ra cho họ. Cũng như những cuộc di dân khác, trong sốnhững hội nhập, bao giờ cũng có giới tăng lữ. Họ lãnh đạo tinhthần lớp di dân.

Ngay từ thế kỷ thứ XVIII, khi những đoàn người Hoa chuyên nghềbuôn bán, hay chống đối nhà Mãn Thanh, họ nhanh chóng tập trungtừng vùng. Những ngôi chùa người Hoa có các vị tổ gốc người MinhHương; một số chuyển dần sang cách thờ cúng và tu trì người Việt.Chẳng hạn như chùa Giác Lâm ở đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình(Sàigòn). Một số chùa người Hoa khác, do những bang Quảng Đông,Triều Châu, Phúc Kiến Hệ (Hạ Phương), Hải Nam thì vẫn giữ xu thếphát triển riêng biệt. Hiện tượng thờ Mẫu cũng thường thấy ở cácchùa, nhất là việc thờ bà Thiên Hậu.

Những nơi có đông đảo người Hoa tại miền Nam, như: Sàigòn (quận1, 5, 6, 11); tỉnh Tiền Giang, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Vĩnh Long,tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Minh Hải đều có chùa chiền. Có điểm tậptrung tu sĩ người Hoa đến tạm cư như trường hợp chùa Ông Bổn tạiSàigòn.Về phương diện tín ngưỡng, trước khi những chùa người Hoa chưa cóhệ thống tổ chức tu trì truyền thống, thì hình thức tổ chức vẫntheo tín ngưỡng dân gian.

Tại thành phố Sàigòn - Chợ Lớn, nhiều ngôi chùa người Hoa đượckiếp lập trong mấy thế kỷ nay như: Chùa Thiên Hậu (Quảng Đông)chùa Bà (Hải Nam), chùa Tịnh Phúc (Phúc Kiến), chùa Ông hay TamĐỉnh (Phúc Châu, Phúc Kiến), chùa Quang Vân ( Phúc Kiến Chợ Lớn), chùaThánh Mẫu Hộ Phòng (Quảng Đông Sàigòn), miếu Thiên Hậu Chợ Quán(Quảng Đông Sàigòn) chùa Bà Sàigòn (Quảng Đông Sàigòn), VũMiếu Thất Bang (tất cả người Hoa), chùa Bảo Sơn (Phúc Kiến SàiGòn, Chợ Lớn), chùa Nhập Chính (Phúc Kiến Sàigòn, Chợ Lớn), chùaHoà Chính (Triều Châu), chùa Đạt Thịnh (Phúc Kiến Sàigòn, ChợLớn), chùa Quan Âm Tống Tử (Phúc Kiến Chợ Lớn), đền Ngọc Hoàng ĐaKao (tất cả người Hoa), chùa Phượng Sơn (Hội thợ sắt), chùa TrúcLâm (Việt gốc Hoa), chùa Báo Ân (Lão giáo gốc Hoa)... chùa Nam PhổĐà (chùa Tổ).  (theo Tsai Maw Kuey- Les Chinois au Sud Viet Nam).

Căn cứ theo di chỉ chùa Hoa, những chùa miếu được xem là cổ xưanhất của người Hoa trong vùng Sàigòn - Chợ Lớn phải kể đến: chùaGiác Lâm (do Lý Thoại Long, người Minh Hương xây năm 1744 tại PhúThọ); chùa Gia Thạnh (do người Minh Hương xây năm 1789 tại ChợLớn), chùa Giác Viên (năm 1820), Quan Võ Miếu thờ Quan Công (dongười Minh Hương dựng năm 1820 tại Sàigòn), chùa bà Thiên Hậu(do người Phúc Kiến xây năm 1830 tại Chợ Lớn), Tam Hội Miếu thờbà Chúa Thai Sinh (lập năm 1839), Quỳnh Phủ Hội Quán (do ngườiHải Nam xây năm 1875 tại Chợ Lớn...  Ngoài ra, còn một sốchùa miếu khác kiến tạo nhưng lại mang tên Hội quán các bang hayhội đoàn như Nhị Phủ Hội Quán (1835), Bửu Sơn Hội Quán (1871),Nghĩa Nhuận Hội Quán (1872), chùa Giác Hải (1887) Phước An HộiQuán (1900), Ôn Lăng Hội Quán (1901).

Những ngôi chùa người Hoa kiến lập tại vùng Gia Định Sàigòn rấtnhiều và đa dạng. Theo tài liệu của J. Ch. Balencie (trongMonographie de la province de Gia Dinh- 1899) thì có đến 43 chùangười Hoa trong vùng nầy.Một trong những ngôi chùa danh tiếng của người Hoa tại Sàigòn làchùa Nam Phổ Đà, tọa lạc tại số 117 đường Hùng Vương, quận 6. Ngôi chùa nầy kiến lập năm 1945, do Hoà thượng Thống Lương và HoàThượng Thanh Thuyền đứng ra xây dựng. Đây là ngôi chùa Phật Giáocủa người Hoa được tổ chức quy củ nhất, đặt nền tảng cho tổ chứcPhật Giáo người Hoa ở thành phố. Giáo Hội Phật Giáo của người Hoađược Hoà thượng Siêu Trần và Hoà thượng Thanh Thuyền vận độngthành lập vào năm 1968, và chính thức ra đời vào ngày 20/5/1972.Giáo Hội nầy mang tên là "Phật Giáo Hoa Tông". Hoà Thượng SiêuTrần là vị hội chủ đầu tiên (1972).Việc du nhập Phật Giáo của người Hoa gắn liền với cộng đồng ngườiHoa đến định cư.

Với những đợt di dân lớn của Mạc Cửu (Hà Tiên),của Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch vào thế kỷ XVII ở nhữngtỉnh Mỹ Tho, Đồng Tháp, Cửu Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu... nhữngngưởi Hoa đến định cư tại những vùng đất nầy theo đường biển.Trong nhiều thế kỷ trước đây, cảng Đại Ngã (Sóc Trăng) đã là mộtcảng lớn, đón nhiều đợt người Hoa đến; vùng nầy cũng là nơi pháttriển Phật Giáo người Hoa rất mạnh.Từ khi người Hoa đến định cư, phát triển ở vùng đất Nam Phần chođến nay, về tín ngưỡng, những ngôi chùa thờ Phật thường bị đồnghoá với những miếu thờ thần linh từ nguồn tín ngưỡng dân gian.Thành thử nhiều chùa được gọi là miếu thờ bà Thiên Hậu, thờ ngàiQuan Thánh là chùa Ông, chùa Bà. Về việc kiến lâp chùa chiền, do nhu cầu của nền tín ngưỡng dângian, nên đa số chùa người Hoa thường được kiến tạo ở những vịtrí thích hợp của vùng đông dân cư.Kiến trúc, điêu khắc của chùa người Hoa có một số nét khác chùaViệt:- Màu sắc: chùa người Hoa thường dùng nhiều màu đỏ hay màu hồngtrong mọi thể hình trang trí; đây là màu của sức sống vươn lên,niềm tin, may mắn.- Cấu trúc: Bố cục quần thể chùa người Hoa thường theo dạng chữ"Tam" hay "Nội công, ngoại quốc". Dạng thức nầy thuận tiện choviệc bài trí nhiều bàn thờ, cúng vái, xin xăm, bói quẻ.- Mái, cổng: Mái và cổng tam quan của chùa người Hoa thường códạng cao vút lên, nét cong ở các đầu đao. Mái cổng dựng hai lớptrở lên, một dạng "trùng thiềm điệp ốc" để nới rộng diện tích.- Trang trí: Những mẫu hình trang trí chùa người Hoa khá phứctạp: Hình rồng, phượng, lưỡng long triều nguyệt, tứ linh, tứ vậtlà mô hình phổ biến nhất. Hai bên sân chùa đều có xây la thành, điểm thêm cặp lân, trong tưthế chầu chực.Tháp chùa người Hoa chia làm hai loại: Một loại để đựng dicốt của  các sư sãi viên  tịch, có nhiều công  đức trong xây dựngchùa; loại thứ 2: thờ Phật.  Thờ phượng:  Cách thiết trí thờ phượng trong một ngôi chùa người Hoa ở NamViệt Nam cũng có những điểm đặc biệt, khác với chùa người Việt.Chẳng hạn như cách thiết trí trong chùa Ngọc Hoàng (Phước Hải)tại phường Đa Kao (Sàigòn) như sau:Ngay khi vào chùa, sẽ thấy trước tiên hai bàn thờ "Môn Quan Thần"và "Thổ Địa Thần" là nơi thờ những vị thần trấn áp tà ma quấy pháchùa.  Sau đó là bàn thờ Phật, có bày những tượng Dược Sư LưuLy Quang Vương Phật, Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni, Đại ThếChí Bồ Tát và Quan Thế Âm Bồ Tát. Nhìn vào, khắp nơi khói hươnglên nghi ngút, nhìn bên phải, có tượng đồ sộ vị Thanh Long ĐạiTướng, bên trái có tượng đồ sộ Phục Hổ Đại Tướng.Sau bàn thờ Phật là chánh điện: cung giữa thờ Ngọc Hoàng; cungbên phải thờ Chuẩn Đề Quan Âm; cung bên trái thờ Bắc Đế, tứcHuyền Võ. Ở giữa gian thờ Ngọc Hoàng có sáu phi tượng chính: bênphải có ba vị, giữa là Quan Phu Tử, hai bên có Thiên Tướng vàThiên Thần; bên trái có ba vị: giữa là Văn Xương, hai bên cũng cóThiên Tướng và Thiên Thần. Trước bàn thờ Ngọc Hoàng có tấm đáquý, trên mặt có khắc bốn chữ Hán "Hoa Khai Phú Quý". Ở chínhgiữa trên bàn thờ có bức hoành phi ghi bốn chữ "Tiên Phật GiángLâm".  Gian thứ nhì có treo sáu bức chạm bằng gỗ, trình bày các cảnh:Hoạt Vô Thường, Đông Nhạc Viện, Quan Âm Đường, Địa Tạng Vương, TìMệnh Quân và Dẫn Hồn Tiên. Gian thứ ba là Thập Điện Diêm Vương; ởhai bên tường có treo hình chạm nổi những hình phạt ở âm ty đểtrừng giới những kẻ từng làm nhiều điều gian ác trên trần gian. Ởcuối gian phòng có ba khám thờ: khám ở giữa thờ Thành Hoàng Đế;khám bên phải thờ Thái Thế Thần và khám bên trái thờ Bảo ThọThần. Phía ngoài sân có bàn thờ của hai vị Thần Thanh Long và thần BạchHổ.Sau đây là mô hình chùa người Hoa tiêu biểu:Chùa Bà rất phổ biến khắp các vùng tụ cư người Hoa. Chùa Bà ở ChợLớn nằm trên đường Nguyễn Trãi, quận V. Chùa bà có tên là ThiênHậu Miếu hay là Phò Miếu. Chùa được kiến lập từ năm 1760, nhưngsau đó đã được trùng tu nhiều lần và nới rộng diện tích thêm.Chùa do Bang Quảng Đông điều hành.Theo người Hoa thì bà Thiên Hậu là một nữ thần, người Quảng Đônggọi là "A Phò" (Đức Bà). Theo tước phong của Trung Hoa thì gọi bàlà "Thiên Hậu Thánh Mẫu". Người Phúc Kiến và Hải Nam thì thườnggọi là "Đại Mẫu". Người Hoa thường xem bà Thiên Hậu là biểu tượngcủa lòng nhân ái, xả thân vì mọi người. Trên bước đường di dânlập nghiệp, nguy nan luôn luôn đe doạ bởi sóng gió, bão tố, họ sợhãi và luôn luôn cầu nguyện đến Bà Thiên Mẫu; bây giờ đến quêhương thứ hai, họ lập đền thờ để nhớ ơn.Chùa Bà giữ một vai quan trọng, không những đối với người QuảngĐông, mà ngay cả người Quảng Châu, Phúc Kiến, Hẹ... và cả ngườiViệt nữa. Thành thử việc cúng bái ngày đêm không ngớt của thậpphương ở Chùa Bà là đương nhiên.Chùa bà được xây theo kiểu "hình cái ấn" là kiểu kiến trúc đặctrưng của người Hoa. Đây là một tổ hợp gồm bốn căn nhà liên hếtvới nhau, tạo thành một mặt bằng trông giống hình chữ "Khẩu" haychữ "Quốc". Hai cơ sở phụ là trường học và hội quán. Phần dànhcho việc thờ phụng là rộng nhất, gồm có ba điện thờ: tiền điện,trung điện và chính điện.  Phần chính điện thờ tượng bà Thiên Hậu đặt ngay tại chính điện, với trang thờ và điệnthờ lớn. Bên trong trang thờ đặt ba pho tượng của Bà, theo thứ tựtừ lớn đến nhỏ và đặt từ sau ra trước thẳng hàng nhau. Trên trangthờ có bức trướng ghi hàng chữ "Thiên Hậu Thánh Mẫu". Phía trênđiện thờ lại có khắc hành chữ "Thiên Hậu Cung". Trước điện thờ cóđặt lư hương và ba dãy bàn thờ dùng làm nơi đặt lễ vật cúng bà.Gần đây, người Hoa chính quốc lại mang sang tặng thêm tượng đức  QuanThế Âm Bồ tát cũng được đặt tại bàn thờ nầy.  Bên phải chính điện là trang và điện thờ Bà Kim Huê (Mẹ Sinh, MẹĐậu), bên trái đặt tượng Long Mẫu Nương Nương. Bà Kim Huê là vịNữ Thần được phong vào thời Khương Tử Nha đời nhà Chu đã đánh vuaTrụ. Long Mẫu Nương Nương là vị Nữ Thần, con vua Thủy Tề. Treotruyền thuyết ghi chép lại thì nhân một hôm đi ngao du trên biển,có một ông lão đánh cá vô tình bắt được, thấy hình "con cá kỳlạ" nên không nỡ giết, mà mang về nuôi. Một buổi tối nọ, tình cờông lão thấy vị thần hiện ra nửa người, nửa cá. ông liền đem rathả xuống biển. Trước khi cá ra khơi, lão đánh cá nghe văng vẳngtiếng "cám ơn" và dặn: nếu khi ra biển đánh cá, gặp những cơnhoạn nạn, kêu cứu đến tên Long Mẫu Nương Nương, thì sẽ được cứuvớt. Từ đó những dân chài trên biển thường cầu khẩu và cúng tế,lập nhiều miếu thờ.Phần trung điện không đặt trang thờ, mà đặt "lư pháp lam"; đâylà đồ vật bằng sành, phía trên mặt có khắc những ô nhỏ, hình hoa,lá, chung quanh có viền bằng kim khí (vàng, bạc hay đồng). Lápháp lam nầy có ghi niên hiệu Quang Tự thứ 12, đặt trên bàn đácao. Dưới bộ lư, hai bên đặt chiếc kiệu lớn, sơn son, thếp vàng,dành để rước tượng bà trong những ngày đại lễ. tại trung điện cótreo tấm hoành phi, ghi lại năm trùng tu xưa nhất, với hàng chữ"Hàm Hoằng Quang Đại". Phần tiền điện có đặt hai trang thờ nhỏ hai bên cửa ra vào; bênphải thờ "Phúc Đức Chánh Thần"; bên trái thờ "Môn Quan Vương Tả".Phía sau cửa chính có hai tấm bia đá, ghi lại truyền thuyết về bàThiên Hậu. Trên cửa, gần nóc là bức tranh lớn về ảnh "Bà HiểnLinh Trên Biển Cả". 

Cảnh quan & Kiến trúc chùa

  Cảnh quan chùaHầu hết các chùa tháp khắp các miền đất nước đều được phân bố rảirác khắp  các địa phương,  cho nên có  điều kiện cho  những ngườikiến tạo  tìm tòi, lựa chọn  địa hình thật vừa  ý. Thành thử, đếnngôi chùa  nào, tháp nào,  chúng ta dễ  thấy được tạo  dựng trongnhững khung cảnh thật nên thơ, đẹp đẽ, oai nghiêm.Một trong những đặc điểm dễ nhận  thấy là các kiến trúc Phật Giáođời Lý, Trần và về sau, hầu  hết đều được xây dựng trên các triềnnúi, lấy núi đồi làm điểm tựa. Chúng ta có thể kể hàng loạt kiểuchùa chiền  như thế: Chùa Phật  Tích trên núi Lạn  Kha, chùa Giạmtrên núi  Giạm, chùa Quỳnh  Lâm trên núi  Tiên Du, chùa  và thápSùng Thiện Diên Linh trên núi  Đọi (Nam Hà), tháp Chương Sơn trênnúi Ngô  Xá (Nam Hà),  chùa Báo Ân  trên núi An  Hoạch, chùa LinhXứng  trên núi  Ngưỡng Sơn,  chùa Hướng  Nghiêm trên  núi Càn  Di(Thanh Hoá)... Thậm chí có những ngôi chùa được xây dựng ngay giữa đồng bằng nhưchùa Hương Lãng (Hải Hưng), chùa  Bà Tấm (Gia Lâm), chùa Báo Thiên(Hà Nội)... thì  vẫn được chọn những địa thế  có phần cao hơn mặtđất chung quanh.Có nên dựa vào những huyền thoại về "Phật Tiên thường ở trên núi"hay không, nhưng  ý nghĩa thực tiễn trong việc  chọn thế đất, thếchùa trong địa bàn đồi núi, cao  nguyên có đủ điều kiện thích hợpcho việc  sùng bái, cầu khẩn ở những chùa tháp. Chung  quanh núi đồihun hút, những cây cổ thụ um  tùm bao quanh chùa gây nên cảnh tríoai linh, tịch mịch. Nằm trong vị  thế nầy, chùa tháp như lánh xađược cảnh  náo nhiệt, phàm tục,  gợi lên bầu không  khí tĩnh mặc,bình an cho tâm hồn.Trên một bình  diện khác, ngọn núi cao đã  làm cho kiến trúc chùatháp vốn đã cao  lớn, như được nhân lên mấy độ  cao, tác dụng lạigia tăng  gấp bội. Du khách  mỗi khi đứng dưới  cửa cổng của chùaPhật Tích hay  chùa Giạm mà nhìn lên, thì  tưởng như các tầng nềnlùi dần vào núi của chúng cứ nối nhau mà vươn lên cao mãi.Những núi có  chùa đời Lý thường mọc lên  giữa đồng bằng, cho nênquanh cảnh  nầy đã giúp  cho công trình  kiến trúc chùa  chiền đãchinh phục được  quần chúng sinh sống chung  quanh trong một vùngrộng lớn. Đây là một điểm sáng giá nhất để dựng chùa mà những nhàkiến trúc  ngày trước rất  quan tâm đến.  Sang đến đời  Trần, vẫntrong nhận thức nầy, chúng ta lại  gặp một số chùa chiền trên núinhư các chùa  Giải Oan, chùa Hoa Long ở  núi Yên Tử (Quảng Ninh),chùa Hương  Tích ở núi  Hồng Lĩnh (Hà  Tĩnh). Địa thế  những ngôichùa nầy  ở vào bên  trong sâu thẳm,  nhưng không vì  thế mà vắngkhách vãn cảnh chùa hay cúng bái.Những nhà kiến  trúc đời Lý đã chọn những  ngọn núi gần đồng bằngđể xây chùa, vừa đạt được vị trí oai nghiêm, lại vừa tiện lợi chokhách hành hương. Có những ngọn núi không cao, mặt lại bằng phẳngthì xây  chùa trên đỉnh núi.  Đó là trường hợp  chùa và tháp SùngThiện Diên  Linh trên núi Đọi,  chùa và tháp Chương  Sơn trên núiNgô Xá. Có những  nơi có núi cao hơn, đường đi  khó khăn hơn, thìlại dựng chùa ở lưng chừng sườn  núi.Nếu gặp những  núi đá chênh vênh, trắc trở, thì phải xây chùa  ởdưới chân núi, lưng chùa chỉ dựa vào núi mà thôi như chùa Tháp ởnúi Sài Sơn (Hà Tây).Ngoài yếu tố  "non cao", địa hình các loại  chùa tháp lại còn gắnbó với "nước biếc", ao hồ.  Nhiều chùa  tháp xây tại ven  sông: hoặc sông lớn  như sông Hồng,sông Đuống, sông  Hương, hoặc sông nhỏ như  sông Lạng (Hải Hưng),sông Châu (Nam Hà).  Cả những ngôi chùa có vị trí  ở xa sông, thìcũng được  đào kênh, dẫn  nước đến. Điều  nầy chẳng những  tươngquan đến thuật  phong thủy, còn tạo cảnh đẹp  cho chùa, đi lại dễdàng, tổ chức lễ  hội có ý nghĩa thêm. Sông có  giá trị thực tế ởchỗ ven bờ của nó là nơi dân chúng sinh sống đông đúc, chuyển vậndễ dàng, là trục nối các vùng.  Nếu điạ thế chùa vừa gần núi, vừagần sông là điều kiện thích hợp nhất.Các nhà  kiến trúc chùa  chiền trong thời  Lý Trần rất  có ý thứctrong việc chọn lựa địa thế  chùa chiền cho thích hợp. Chẳng hạnnhư việc  xây chùa Sùng Thiện  Diên Linh ở núi  Đọi, được Hình bộthượng thư Nguyễn  Công Bật mô tả: "Mặt chùa  trông ra sông Kinh,gió lặng,  mặt sóng như  lụa biếc dải  ra, lưng chùa  quay về núiĐiệp, mưa tan dáng núi như gấm  xanh thêm sáng. Bên hữu khống chếbình nguyên  trông tới lũy  xưa Càn Hưng.  Bên tả men  theo sông,quanh hán thủy để ra khơi".Thiền sư Pháp Bảo khi đề cập đến vị thế của ngôi chùa Sùng NghiêmDiên Thánh cũng  có viết: "Phong cảnh vẫn  nguyên, hai cửa khuyếtkhống chế phía  trước, ba dòng sông ủng hộ  phía sau. Thanh tĩnh,tĩnh mịch, thực là  nơi trụ trì của nhà Phật, nơi  gửi gắm tâm tưcủa Bồ tát".  Về vị  thế của chùa Thiên  Mụ (Huế), thiền sư  Thích Đại Sán nhấnmạnh: "Chùa xây  trên đồi Hà Khê, trước mặt  là dòng Hương Giang,đường huyện lộ quanh co phía trước,  lên xa hơn là Văn Thánh, quảlà nơi tu tịnh hiếm có. Khách thập phương đến vãn cảnh, cúng bái,lại vừa hoà  với thiên nhiên, cái ý vị  thoát tục, thanh tao hiếmcó..."Thiên nhiên, cảnh vật, cây cối, sơn  thủy hữu tình đã tôn giá trịchùa già lam lên cao một bậc. Cho đến những thế kỷ sau, khi trùngtu lại  chùa, vẫn thấy rõ  ý nghĩa nầy. Năm  1629, chùa Quỳnh Lâmđược trùng  tu, Nguyễn Thực Phác  nhận thấy: "Mặt trước  về phươngchu tước (nam)  là con đường cái xe ngựa  đi thông; mé ngoài phíahuyền vũ  (bắc) là bến  sông to, thuyền  bè tụ tập;  phía bạch hổ(tây) là  dòng sông Tô  lượn quanh; Phía  thanh long (đông)  chùaTiêu Sơn đối cảnh".Quần thể  chùa Yên Tử là  một công trình kiến  trúc hiếm có. Ngàynay trải qua nhiều thế kỷ, những công trình xưa ở đây bị hủy hoạigần hết. Tuy nhiên, nếu lần theo  những vết tích xưa còn lưu lại,chúng ta cũng đã nhận ra được phần nào sự khang trang, bề thế củacác công  trình xưa. Nhiều chùa  được dựng trên một  địa thế rộngrãi, đẹp đẽ như chùa Lân ở  phía chân núi. Chùa được dựa lưng vàonúi, cổng chùa hướng ra một dòng  suới lớn. Cả một vườn chùa rộngrãi với cả một con đường ghép, chạy dài từ cổng vào, hai bên dựngđầy những tháp lớn, nhỏ, cũng đã  nói lên được vẻ đẹp thiên nhiêncủa ngôi chùa xưa như thế nào!Hoặc như chùa Hoa Yên chẳng hạn. Chùa được dựng trên một sưòn núirộng, thoai thoải.  Các nhà kiến trúc xưa đã  dựa vào địa thế củanúi để bạt thành hai lớp nền  lớn, như đã từng thấy cách kiến tạomặt bằng  của chùa Giạm, nền  chùa Phật Tích, chùa  Bảo Quốc, chùaTây Thiên.Có những công  trình không lớn, nhưng được dựng  trên một địa thếrất đẹp như am  Vân Tiên. Am nằm trên một gò  núi cao, từ dưới đilên có cảm tưởng như nổi hẳn  ra giữa trời mây. Vua Trần Anh Tôngkhi đến đây, đã không ngớt khen ngợi: "Đình đình bảo các cao phanvân, Kim tiên cung khuyết vô  phàm trần..." (Một toà nhà sừng sữngnhư chiếc lọng cao chạm mây,  Cung điện thần tiên không chút trầntục...)

III-  Bố cục ngôi chùa tiêu biểuMuốn hiểu ảnh hưởng kiến trúc Phật Giáo Trung Hoa sang Việt Nam,có thể nhận định chùa Long Hương (Hà Bắc) làm điển hình:(a) Bước vào sơn môn đến sân hình chữ nhật, với lầu trống và gácchuông hai bên tả hữu.  (b) Kiến trúc thứ nhất: Điện Đại Giác Lục Sư. (c) Sân thứ hai:điện đông phối, điện tây phối. (d) Kiến trúc thứ 2: Ma Ni Điệnvới các tượng Phật. Kiến trúc hình  tứ giác có bốn cửa mở ra bốnhướng. (e) Sân thứ ba: hai hàng bia đông, tây.  (f) Kiến trúcthứ 3: Giữa có Bi Các, bên trái có Chuyển Luân Tạng  Điện; bênphải có Từ Thị Các. (g) Sân thứ 4: Tổ Sư Điện và Già Lam Điện.(h) Kiến trúc thứ 4: Phật Hương Các. (i) Sân thứ 5: Con đường đếnDi Đà Điện. (k) Di Đà Diện.Hầu hết những ngôi chùa Việt Nam còn được biết nhiều cho đến hômnay được kiến tạo hay được trùng tu vào thế kỷ XIX. Có một sốchùa được xem là chùa đời Lý hay đời Trần như chùa Thái Lạc, chùaPhổ Minh, tuy nhiên, nghiên cứu một số chi tiết của các ngôi chùanầy, không chắc đã giữ được bình đồ và trắc đồ của ngôi chùanguyên thủy. Có thể căn cứ vào một số chùa tiêu biểu để hiểuvề bình đồ, trắc  đồ, vì kèo (bộ khung chùa).   Về bình đồ: Nhìn chung, thông thường người ta chia các chùa thành ba loạibình đồ cơ bản: bình đồ chữ "Quốc", bình đồ chữ "Công", bình đồchữ "Tam". Đó là cách nhìn chung theo dạng tự Hán văn để miêu tảbình đồ.- Bình đồ chữ "Quốc": đây là bình đồ tứ giác, tức là có tường vây baokín như nét bên ngoài của chữ "Quốc". Thông thường được gọi là"Nội Công, Ngoại Quốc" (Bên trong hình chữ "Công" bên ngoài hìnhchữ "Quốc".- Bình đồ chữ "Công": là hai kiến trúc song song nối liền nhau ởgiữa. Thành thử không có bình đồ chữ "Công" độc lập. Thật ra hầuhết ngôi chùa nào cũng có tường vây quanh như kiểu chùa chữ "Quốc".- Bình đồ chữ "Tam":Những ngôi chùa theo bình đồ nầy tiêu biểu là chùa Tây Phương,chùa Thầy ở tỉnh Hà Tây. Kiểu ba kiến trúc song song với nhauphân cách bằng những mảng sân nhỏ, phân ra chùa thượng, chùatrung và chùa hạ; không giống như cấu trúc tiền đường, thiêuhương quen thuộc của những ngôi chùa theo hình chữ "Công". Dù bênngoài chùa Tây Phương có xây lên la thành bao bọc, nhưng ba phầncũng riêng rẽ với nhau. Cả ba kiến trúc đều thờ Phật, không cókhu vực giành để chư tăng thuyết pháp mà ta thường gặp ở tiềnđường của chữ Công.  Chùa có 3 dãy song song với nhau, như ba néttrong chữ "Tam". Thường gọi là chùa Thượng, chùa Trung, chùa Hạ.Như vậy, tựa hồ như không có tường vây quanh.- Bình đồ vì kèo: Ngoài hai loại kể trên, còn có bình đồ theo nền tảng của vì kèo(tức là bộ khung chùa). Có 2 loại vì kèo : vì kèo  suốt và vì kèochồng rường.  Trong hai loại nầy thì vì kèo suốt là phổ biến nhất trong cácngôi chùa Việt Nam. Vì kèo chồng rường vẫn còn ảnh hưởng ít nhiềucủa cấu trúc Trung Hoa.Chùa Bút Tháp là cấu trúc điển hình cho kiểu vì kèo  chồng rường.Tại chùa nầy, tất cả kiến trúc điều được chồng rường, các đòn tayđều được đặt trên các đầu rường, thay vì đặt trên cây kèo suốtnhư ở gác chuông.  Gác chuông chùa Bút Tháp cũng tương tự như gác chuông chùa Keo(Thái Bình) về kiến trúc lối chồng rường. Nhưng cách dùng vì kèochồng rường tại Việt Nam như ngôi chùa nầy thì đã được đơn giảnhoá kiểu chồng rường của Trung Quốc, hay ít ra, đã biến đổi đinhiều. Số rường ở chùa Bút Tháp cũng giảm thiểu đi nhiều. Ở chùaBút Tháp chỉ còn thấy 3 lớp chồng rường, trong khi đó chùa TrungQuốc có đến 8 lớp chồng rường. Bù lại, chùa Bút Tháp lại sử dụngnhững "câu đầu" và "trích" uốn lượn nhiều hơn là những kết cấu chồngchất lên nhau từng khung nhỏ để có thể phân tán trọng lượng nhưkiểu chùa Trung Hoa. Cách làm tản lực tại chùa Bút Tháp đặt trọngtâm vào "đấu củng" và vào "chồng rường".- Bình đồ  "Nội Công, Ngoại Quốc" (thế kỷ XVI về sau) thông thường là loại mô hình liênkết thành tường vây bên trong, có cụm kiến trúc như hình chữ"Công". Tiêu biểu cho loại bình đồ kiến trúc nầy là chùa Dâu tạiHà Bắc (Thuận Thành). Qua thời gian, ngôi chùa đã bị phá hủy đinhiều. Kiến trúc chùa nầy như sau: Trước là cửa tam quan, kiếntrúc trái phải là hành lang vốn mang tính chất tăng phòng, cónhững pho tượng Thập Bát La Hán. Kiến trúc sau là nhà Tổ, cũng tổchức như tăng phòng. Kiến trúc chính là ngôi tháp với một kiếntrúc bình đồ chữ "Công". Qua nhận định chung, ngôi chùa kết cấuchữ "Công" và thượng điện có bốn cửa mở ra theo bốn hướng đã chịukiểu thức Trung Hoa rất đậm nét. Kiến trúc chữ "Công" ở những  ngôi chùa là kiến trúc song song được nối liền ở giữa. Kiểu kiếntrúc nầy khác hẳn với chùa "chuôi vồ" (tức kiến trúc bình đồ chữ"đinh") thuần túy Việt Nam. Kiến trúc chuôi vồ chỉ gồm có một kiếntrúc nằm ngang và một kiến trúc chạy dọc, nhỏ hơn, gắn vào chínhgiữa kiến trúc thứ nhất, đúng như kiểu chuôi vồ. Qua so sánh chothấy, kiểu dáng nầy là hình ảnh gần gủi với kiến trúc Ấn Độ. Kiếntrúc kiểu "chuôi vồ" là sản phẩm Phật Giáo Việt Nam, khi đưa kiểu"chùa hang" Ấn Độ vào nước ta, thích hợp với cách kiến trúc vậtliệu nhẹ. Chuôi vồ là nơi đặt biểu tượng Phật, tức là phần thượngđiện. Những ngôi chùa bố cục theo kiểu "chuôi vồ" điển hình là:chùa Diên Hựu (Hà Nội) chùa Linh Quang (Bà Đá, Hà Nội) chùa LinhQuang (Hà Bắc).Còn loại chùa kiến trúc theo chữ "Công" như: chùa Trấn Quốc (HàNội) chùa Viên Minh (Hà Nội) chùa Vĩnh Nghiêm (Hà Bắc) chùa CảmỨng (Hà Bắc), chùa Cói (Vĩnh Phú) chùa Phổ Minh (Nam Hà) chùa TâyPhương (Hà Tây), chùa Thần Quang (Thái Bình)...Nhìn chung lại, các chùa quy mô lớn thường kiến trúc theo bình đồchữ "Công"; một số theo hình chữ "Quốc" như chùa Dâu. Thôngthường thì hai hành lang nối liền tiền đường, với ngôi nhà Tổphía sau lưng thượng điện, để có thể cấu tạo theo hình "Nội Công,Ngoại Quốc". Tiêu biểu rõ nét nhất kiểu dáng nầy là chùa TrấnQuốc (Hà Nội).Bình đồ chùa Keo (Thái Bình) có gác chuông, gợi lên hình ảnh kiếntrúc tự của Trung Quốc. Nhưng thông thường, gác chuông tự thườngđặt phía trước chùa trong kiểu dáng nầy. Nhưng ở chùa Keo, về lầnsửa sang lại sau nầy thì gác chuông lại ở phía sau chùa, điềuhiếm thấy hầu hết chùa chiền.Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: lối dựng gác chuông (trước hay sauchùa) chịu ảnh hưởng của Trung Quốc; một số thì cho rằng: đây lànét đặc trưng thuần túy Việt Nam.Nghiên cứu bình đồ chùa theo kiểu dáng nầy thường lấy chùa BútTháp (Hà Bắc) làm mô hình nghiên cứu. Trước hết, la thành (hànhlang) chung quanh chùa là hình ảnh khung hình chữ "Quốc". Nhữngvết tích còn lại cho thấy: khi mới dựng chùa nầy, thì hành langđược xây rộng thêm nhiều, vây quanh làm khung thành chạy dài từcửa tam quan cho đến tháp Chuyết Công và điện thờ. Nhưng hiệnnay thì hành lang thu hẹp; tam quan, một số tháp, điện thờ đã rangoài hệ thống hành lang.Thứ tự: Nếu tính từ tam quan vào bên trong, theo thứ tự như sau đây:(a) Tam quan. (b) Sân thứ nhất. (c) Gác chuông. (d) Kiến trúc hìnhchữ "Công": Phật điện  (e) Sân sau. Cầu đá nối liền Phật điện vớikiến trúc toà Cửu Phẩm. (f) Kiến trúc toà Cửu Phẩm Liên Hoa. (g)Sân trong. (h) Nhà trung: dùng làm nơi nhóm gọp thuyết pháp. (i) Sân.(k) Phủ thờ các Vương công. (l) Sân. (m) Hậu đường: phần sau của hệthống hành lang.Theo bố cục trên, mỗi quần thể kiến trúc theo các tầng lớp ngăncách nhau bởi những không gian trống tức là các sân chùa. Tuyrằng bố cục khác với các kiến trúc khác, nhưng đây là nét độc đáocủa kiến trúc "viện lạc" trong nghệ thuật kiến trúc Trung Hoa.Ảnh hưởng đó sang Việt Nam trong những ngôi chùa lớn. Khi chuyểnhoá kiểu kiến trúc nầy thì có một số giản lược, đồng thời nhữngkiến tố kiến trúc thuần túy Việt Nam cũng đan xen vào. Chẳng hạn:việc đưa vị trí gác chuông vào chính trục kiến trúc là điều khônghề thấy trong mô thức "bình đồ tự" Trung Hoa. Ngoài ra, tất cảnhững kiến trúc bên trong chùa Việt Nam đều dựa theo cách thờphượng chư Phật khác nhau. Ví dụ: kiến trúc chùa Bút Tháp thìkiểu kiến trúc theo bình đồ chữ "Công" dùng để thể hiện rõ chứcnăng nầy. Còn những phần kiến trúc khác thì dùng làm nơi tiếpkhách như phương trượng của tự hay làm nơi thờ Tổ.Trên đây là những nét căn bản của loại bình đồ "Ngoại Quốc, NộiCông" thường thấy tại Việt Nam. Trong bình đồ nầy, yếu tố tiếpcận kiến trúc Trung Hoa được thể hiện trong loại thượng điện bốncửa và tháp chuông mà thôi. Thành thử mô hình "lạc viện" đã đượcđơn giản hoá đi nhiều, đến nổi những ngôi chùa khác nhau đã khôngtrở thành một phong cách thuần nhất của chùa chiền Việt Nam. Chùachuôi vò vẫn là phong cách chủ thể của Việt Nam từ trước đến nay.

III- Kiến trúc  Nước ta  là một nước vùng  nhiệt đới, diện tích  rừng chiếm phầnlớn. Những công trình kiến trúc  thời trước toàn bằng gỗ. Với khíhậu nhiều  mưa, lắm nắng, gió  bão thường xuyên, khí  hậu ẩm, chonên những công trình bằng gỗ chẳng  còn lưu lại là bao nhiêu. Nềnkiến trúc Phật  Giáo đời Lý đồ sộ  như thế, nhưng đến nay  thì bịhủy hoại gần  hết. Đó là chưa kể những  cuộc chiến tranh hủy hoạido phương Bắc  gây hấn thường xuyên. Thậm chí  những kiến trúc vềsau nầy, chẳng hạn thời Lê Mạc nhưng chẳng lưu lại là bao. Kiến trúc  Phật Giáo nguyên  thủy vốn là  một loại bảo  tháp, bêntrong thờ tượng  Phật. Cùng với sự phát triển  của Phật Giáo ViệtNam, kiến  trúc chùa ngoài chức  năng ban đầu là  khu tưởng niệm,khấn vái, rồi về sau trở thành nơi  tiến hành lễ hội, diễn xướng. Nếuở chùa chiền  ở Kampuchia, ở  Indonésia, chùa tháp  trở thành mộtquần thể đền  đài, cung điện, thì chùa Việt  Nam thường tách khỏimộ tháp trong việc thờ phụng. Với  kết cấu nầy, ngôi chùa chỉ cònlà nơi lễ  bái của Phật Giáo đồ,  nơi hành đạo và truyền  đạo củatăng chúng.  Chùa cũng là nơi  biểu hiện các phạm  trù Phật Giáo,bằng một hệ thống các pho tượng Phật với những quy phạm tương đốichặt chẽ. Những di tích kiến trúc còn sót  lại một vài phần thì phải kể đến: vìkèo chùa Thái Lạc (Lạc Hồng,  Văn Lâm, Hải Hưng), chùa Dâu (ThanhKhương, Thuận Thành, Hà Bắc), chùa  Bối Khê (Tam Hưng, Thanh Oai,Hà Sơn Bình).Ngoài ra còn  tìm thấy được một số lượng  điêu khắc hình gỗ tronghố chôn ở cánh đồng làng Bối  (Mỹ Thịnh, Mỹ Lộc, Hà Nam Ninh), bộcánh cửa  chùa Phổ Minh. Vì kèo: Những thành  phần kiến trúc Phật  Giáo còn lưu lại  chủ yếu là ởnhững bộ khung  giá chiêng tại chùa Thái Lạc  làm tiêu biểu. Niênđại được xác định là cuối thế kỷ XIV. Khác với những thời sau, bộ phận nầy có dáng thấp hơn. Ở giữa không đểrỗng mà được lắp ghép một mảng  gỗ có tạo hình quần lửa nhọn đầu.Ngoài ra, ở chùa Thái Lạc còn có một số mảng cốn và cột trốn đượclấp trên các  xà nách. Một số ván  nong to lớn có những  nét chạmkhắc đẹp được ghép  ở giữa các xà dọc thượng và  xà dọc hạ. Nhữngchi tiết nầy có  tác dụng che kín các lớp kiến  trúc và trang tríthêm phần thẩm mỹ. Phân tách cấu trúc vì kèo nầy  cho thấy: Bộ vì kèo giá chiêng củachùa  dựa trên  kết cấu  của 4  hàng chân  cột. Trên  đỉnh là mộtthượng lương (nóc).  Xà nầy tỳ lực trên một  đấu hình thuyền. Đấunầy tỳ vào một rường ngắn mập.  Hai đầu rường thì lại được tỳ lựclên cột trốn  qua hai đầu qua đấu vuông  thót đáy. Phần không giangiới hạn  giữa hai cột  trốn bao giờ  cũng được lồng  một tấm vánhình lá đề, có chạm khắc trang  trí tỉ mỉ. Phía ngoài cột trốn làhai phần hình tam giác dưới dạng văn bưng dày, để có thể chịu lựcđược để đỡ phần hoành mái.Toàn bộ hệ thống kể trên được  tỳ trên một câu đầu vững chắc. Câuđầu nầy  được bào xoi  vỏ măng ở  hai bên, phần  lưng và bụng thìbằng phẳng. Câu đầu thì được tỳ lực vào trên hai đầu cột cái, quahai đấu vương thót đáy lớn.Với những thành phần cấu trúc trên, chùa Thái Lạc thường được xemlà mẫu kiến trúc chùa điển hình thời Lý Trần. Tại chùa  Bối Khê, hiện nay  còn giữa lại được  nhiều đầu đao củatòa thượng  điện. Những chi tiết  kiến trúc nầy dùng  để chống đỡcác mái  chùa, cốt là giữ  cho toàn bộ khung  chùa được vững chắchơn. Ở chỗ các  đầu đao nầy cũng được các nghệ  nhân thời đó chạmkhắc công phu. Những nét chạm những đầu rồng to lớn đang há miệngngậm ngọc  và phía ngoài là  một hình chim, loại  Garuda của điêukhắc Chàm.  Đầu đao là  mảng điêu khắc  quan trọng nhất  của nghệthuật xây chùa.  Các  vì kèo gỗ  của chùa chiền  đời Trần cũngđược khắc chạm phong phú hơn hẳn các đời sau. Ở phần ván lưng, cóhình quần lửa nhọn đầu; cả hai  mặt thường được chạm đôi rồng uốnkhúc từ  trên xuống, uốn vào  giữa rồi ngẩng đầu  lên. Đề tài nầythông thường là mẫu kiến  trúc, điêu khắc rất  quen thuộc hầu hết  các chùa chiềnđời Lý Trần. Cũng trên mảng ván bưng nầy, người ta thay rồng bằnghai tiên  nữ "đầu người mình  chim" (chùa Thái Lạc)  hay bằng haihình chim phượng  chầu mặt nguyệt (chùa Bối  Khê). Ảnh hưởng Chàmkhá rõ nét.Còn ở các trụ chống, có lẽ  vì diện tích quá hẹp (rộng 30cm), chonên được chạm mỗi mặt một tiên  nữ đang uốn người, giơ tay đỡ lấybệ sen  phía trên; còn phía  dưới là hình sóng  nước nhấp nhô. Cónhiều chỗ vì chiều cao hẹp, cho  nên nghệ nhân đã chạm hình ngườithượng giới; chẳng hạn như hình  ông phỗng (chùa Thái Lạc) có nơichạm hình hoa  mẫu đơn (chùa Bối Khê), những  bệ tam cấp của chùaDiên Hựu...Ở các ván nong  chùa Thái Lạc, có chạm khắc  nhiều cảnh về đề tàicác tiên  nữ. Có nơi thì  hai tiên nữ đang  cưỡi lên chim phượng,một người thổi tiêu, người kia kéo  đàn nhị (chùa Dâu). Nơi khác thì có hìnhcác tiên nữ đang thổi sáo, đánh đàn, dáng điệu linh hoạt. Cũng cócảnh tiên nữ đầu người, mình chim, giơ hai tay lên dâng hoa. Sinhđộng hơn cả là hình chạm ba nhạc công đang sử dụng những nhạc khídân  tộc thuộc  bộ gõ  (trống) và  bộ giây  (đàn nhị).Những công trình trên đây  chẳng những là thể loại tác phẩm  nghệ thuật, mà lạicòn là vốn tài liệu quý, giúp chúng ta hiểu được nền ca nhạc nghệthuật Lý Trần. Đem so sánh,  các nét chạm trang trí  trên gỗ đời Trần tỏ  ra tinhxảo nhưng  không bay bướm như  đời Lý, trông thật  hơn và mạnh mẽhơn. Kiểu thức nầy đã tạo được  cảnh trí dung dị, gần gủi khi vàochùa. Tuy  những đề tài trình  bày có tính cách  quyền quý, chínhthống, nhưng vẫn tìm ra được tính chất nghệ thuật dân gian.Nhìn chung, những di tích kiến  trúc Phật Giáo đời Trần được phânbố rộng hơn đời  Lý, phát triển thêm ở vùng trung  du và vùng đồinúi, lên cả vùng biên giới sát Trung Hoa. Thời Lê Sơ,  những di tích Phật Giáo lưu  lại không còn lại là bao. Phầnbảo lưu lại được tìm thấy tập  trung tại kinh thành Thăng Long vàLam Sơn, quê hương  vua Lê. Vài vết tích khác là  những bi ký tạivùng  Hoà Bình,  vùng đồng  bằng Bắc  Phần, bắc  Trung Phần.  Tuynhiên, vẫn chưa được xác định  niên đại của những chứng tích nầy,so với triều đại trước đó.Nhưng qua đời Mạc  đã có dấu hiệu mới. Có tác  giả gọi đó là thời"bùng nổ"  của các di tích.  Những di tích Phật  Giáo đời Mạc tậptrung vùng  đồng bằng Bắc Phần,  nhất là vùng Kiến  An, Hải Hưng,vùng Thăng Long, vùng duyên hải Bắc Phần rồi chạy dài vào tận Thanh Nghệ. Mộttrong những  nét chính yếu của  mỹ thuật chùa chiền  ở giai đoạnnầy là thể loại "kiến trúc - mỹ thuật", mà trong đó, mọi chi tiếtkiến trúc,  điêu khắc đều  được thể hiện  các đường nét  mỹ thuậtcao. Đời Hậu Lê,  chiến tranh triền miên, kinh đô  đắm chìm trong tangtóc, tranh  chấp; tuy nhiên, tại  vùng nông thôn, nhờ  tránh đượcnhững áp  lực của chính quyền  thiên về Nho giáo,  nên chùa chiềnđược phát  triển mạnh. Chùa  dựng lên tuy  cơ cấu nhỏ,  nhưng lạiđược trang trải về bề rộng. Trong  khuôn khổ sinh hoạt nầy, đã cósự đan xen giữa thờ Phật và thờ Thần.Trong khi đó, Phật Giáo Đàng  Trong lại được phát triển dưới thờicác chúa Nguyễn  kéo dài qua triều vua Nguyễn  (1802 - 1945). Huếtrở thành kinh đô, cho nên chùa  chiền được xây dựng nhiều ở vùngđất Phú Xuân  trở vào đến vùng Đồng Nai,  theo dấu chân của nhữngđoàn người di cư. Sự phát triển  Phật Giáo miền Trung và miền Namvừa truyền  thừa những tông  phái từ trước,  mặt khác phải  thíchnghi với hoàn cảnh, tính bản địa,  hoà hợp tín ngưỡng dân gian đểphổ biến, trường tồn.  Tại miền Bắc Việt Nam, nhiều ngôi chùa cổ mang nhiều di tích lịchsử, bên cạnh đó là những mô thức kiến trúc, điêu khắc, trang trí,hội họa nổi tiếng. Được những nhà nghiên cứu đề cập đến nhiều là:Tại tỉnh Hà Bắc, phải nhắc đến Chùa Dâu (Pháp vân Tự) ở thôn Khương Tự,huyện Thuận thành, chùa Phật Tích ởnúi Lạn Kha, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, chùa Bút Tháp ở  làngÁi Lữ, xã Nhạn Tháp, huyện Siêu Loại. Tại Hà Nội và vùng Phụ cậncó chùa Một Cột (Diên Hựu) chùa Trấn Quốc, chùa Láng (ChiêuThiền) chùa Quán Sứ, chùa Kim Liên (Đại Bi Tự). Tại Hà tây phảikể đến chuà Thầy (Thiên Phúc Tự) ở làng Hoàng Xá, chùa Trăm Gian(Quảng Nghiêm Tự) ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Hoài Đức;chùa Mía (Sùng Nghiêm Tự) ở xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây; chùaHương ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức; chùa Tây Phương (Sùng PhúcTự) ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch thất...  Trong việc xây dựng chùa ngày trước và qua những lần tu bổ, chùađược nới rộng mặt bằng, xây thêm chi tiết, tạo đủ điều kiện chothập phương lễ lượt, chiêm bái.Chẳng hạn như chùa Yên Tử (Hoa Yên) là cả một hệ thống chùa chiềngồm có những chùa Cấm Thực, chùa Lân, chùa Giải Oan, chùa Hoayên, chùa Thiền Định, chùa Một Mái, chùa Bảo Đài, chùa Bảo Sái,chùa Văn Tiêu, chùa Đồng.Chùa Hương cũng là một mô thức tương tự gồm nhiều dạng kiến trúc:Bến Đục, Suối Yến Vĩ, núi Voi, núi Rồng, đền Trình, núi Oản, GàXôi, Bến Trò, chùa Thiên Trù, Nam Thiên Môn, Viên công Bảo tháp,Thiên thủy Tháp, chùa Tiên Sơn, chùa Giải Oan, giếng Long Tuyền,động Tuyết Kinh, am Phật Tích.  Một số chùa lại được bố trí theo thuật phong thủy khá chặt chẻ;chẳng hạn như chùa Thầy ở làng Hoàng Xá: chùa được xây trên thếđất hình con rồng; trước chùa có ngọn núi Long Đầu; sau lưng phíaphải có ngọn Sài Sơn, trước chùa có hồ Long Trì, giữa sân có hàmrồng, hai cầu gỗ như thế hai răng nanh rồng.Những vị khai sơn chùa thường cố tìm cho được những thế đất cóđầy đủ những yếu tố sơn triều, thủy tụ, tiền án, hậu chẩm, tả long, hữu hổ, huyền thủy, minh đườngđể dựng chùa, hầu mong đem lại những an lành cho dân chúng trongvùng.Nhìn đại cương, hệ thống kiến trúc thông thường bao gồm những phần cơ bản nhưsau: cổng chùa, bảo tháp, nội la thành, ngọai la thành, tiềnđường, tòa thiêu hương, thượng điện, nhà tổ, nhà trai, giảngđường, cửu phẩm liên hoa.Vào thế kỷ thứ X, nhà Đinh rồi nhà Lê đã đóng đô tại kinh thànhHoa Lư (Ninh Bình). Thành Hoa Lư được xây dựng trong một thunglũng của dãy núi đá vôi. Cùng với thành nầy, còn có nhiều ngôichùa. Theo Thiền Uyển Tập Anh có nhắc đến những ngôi chùa nổitiếng trong thời kỳ nầy như chùa Đại Vân, chùa Vạn Tuế. Chùa Tháplà ngôi chùa mà ngày nay chỉ còn thấy dấu vết nền chùa ở ven sôngHoàng Long. Trong một số đá tảng chân cột có viên hình vuông cócạnh dài đến 1,06m, chứng tỏ quy mô kiến trúc chùa rất lớn. ChùaBà Ngô ở Hoa Lư tương truyền cũng được xây dựng vào đời nhà Đinh.Tại kinh thành Hoa Lư có tìm thấy vết tích của chùa Nhất Trụ.Thành thử, ngôi chùa hiện tại không phải là kiểu kiến trúc cổ.Sở dĩ chùa có tên là Nhất Trụ vì trước chùa có một cột đá cao,khắc bài chú trong kinh Thủ Lăng Nghiêm và một số bài kệ khác.Những công trình khai quật trong khoảng thời gian từ năm 1963 đến1965 đã tìm thấy được ở Hoa Lư gần 20 cột đá khắc các minh văntương quan đến Phật Giáo, cách đền vua Đinh Tiên Hoàng chừng 2km.Đó là những cột đá có 8 mặt, dài khoảng từ 0,5m cho đến 0,7m.Trên cột đá tìm thấy năm 1963 cho dòng chữ ghi rõ: Nam Việt VươngĐinh Liễn (con trai của vua Đinh Tiên Hoàng) đã cho dựng trên 100cột kinh như thế vào năm Quý Dậu (973). Trên những cột đá nầy đềucó khắc bài thần chú "Phật Đỉnh Tôn Thắng Đà La Ni (Usnisavijaya- Dharani) bằng chữ Hán ghi âm tiếng Phạn.Dựa theo những điều ghi chép trên một số cột kinh được khai quậttrong khoảng thời gian 1987 - 1988, có đoạn nói: Nam Việt VươngĐinh Khuông Liễn đã cho xây dựng khoảng 100 bảo tràng(Ratnadhyvaja) để cầu nguyện cho linh hồn của người em là ĐinhNoa Tăng Noa bị ông giết được siêu thoát.-  Vào đời Lý, Phật Giáo phát triển mạnh mẽ, bành trướng trên nhiều địahạt khác nhau, trong đó kiến trúc, nghệ thuật tạo hình, hội họa,điêu khắc chùa chiền, bửu tháp, điện Phật cũng chịu ảnh hưởng theo. Theo xu thế nầy,  vấn đề hoằng dương Phật Pháp trong đời nhà Lý đượctriều đình ra sức nâng đỡ, coi trọng và được củng cố bằng những sắcchỉ quan trọng. Văn hóa Phật Giáo đi vào đại chúng bắt đầu triều đại nầy.Sự lớn mạnh của Phật Giáo đời Lý đã đem lại nhiều ưu thế về lịch sử bànhtrướng, hành đạo, truyền đạo, cả đến các lãnh vực thuộc văn hóa, nghệthuật mang tính chất bác học lẫn tính chất đại chúng. Năm 1031, nhà vuađã ban nhiều sắc chiếu cho chính quyền địa phương cũng như tín đồ xâydựng đến 950 chùa khắp nhiều địa phương trong một thời gian ngắn; nhiềucao tăng từ Trung Hoa cũng sang truyền bá Phật Giáo trong thời gian nầy.Giới quý tộc trong thời gian đó cũng đã tham gia những công trình xâydựng.  Những công trình  xây tháp và đúc chuông được tiến hành ở nhiều nơitrong nước. Từ kinh đô đến nông thôn, đâu đâu cũng dấy lên một phongtrào học đạo, hành đạo và truyền đạo sôi nổi.Lên ngôi mới được hai năm, tông miếu chưa dựng lên, xã tắcchưa lập, mà nhà vua cho xây dựng lên 8 ngôi chùa ở phủ ThiênĐức; lại sửa chữa các chùa quán ở các lộ. Nhà vua cấp độ điệpcho hơn 1,000 người ở kinh sư làm tăng... Bậc vua chúa sángnghiệp cần kiệm còn lo con cháu sau nầy xa xỉ, mà vua Lý Thái Tổđể phép cho con như thế, cho nên, đời sau mới xây tường cao ngấttrời, tạc cột chùa bằng đá, làm chùa Phật lộng lẫy hơn cả cungđiện nhà vua. Theo quan niệm của nhiều vua đời Lý thì chùa vẫn là "chỗ ởlâu dài" sau một thời gian làm vua tại triều. Thành thử, những ditích loại kiến trúc vào thời Lý ngày nay còn thấy được làkiến trúc tôn giáo và qua những cuộc chiến loại công trình nầykhông là mục tiêu phá hoại của giặc ngoại xâm hay phong kiếntrong nước. Đạo Phật dưới đời nhà Lý phát triển rất mạnh chiếmnhiều ưu thế.  Nhiều vị sư tham gia triều chính và được phong làm Quốc sư. Nhà vuavà hoàng thân quốc thích cũng như các quan đại thần đều hâm mộ đạoPhật. Những thế hệ sau lại thường trùng tu chùa chiền thường xuyên, đồng thờicũng được tín đồ bảo vệ. Những luật lệ trong thời nầy đã cấm người thường dân không được xây những ngôinhà lớn, khang trang hơn nhà quan hay trong cung đình. Thành thử,họ lại tập trung vào việc xây dựng đình chùa thêm đồ sộ, trang hoànglộng lẫy, tổ chức hội lễ lớn lao, nghiễm nhiên đã trở thành hìnhthức giáo dục thẩm mỹ trong dân gian.  Những nét điển hình trong việc xây cất chùa chiền dưới đời nhàLý là: (1)  Những ngôi chùa đời nhà Lý được xây dựng quy mô, vữngchắc. Việc xây bửu tháp, tượng Phật thường xuyên được tổ chức khắpnơi. Nhiều vị danh sư từ Trung Hoa được mời sang giảng kinh vàchứng minh giới đàn.  (2) Những ngôi chùa đời Lý thường chiếm những vị trí tốt đẹp. Chùađược xây trên những ngọn đồi, có sơn, có thủy. Chùa Phật Tích trênnúi Lạn Kha, chùa Giạm trên núi Giạm, chùa Quỳnh Lâm trên núi TiênDu, chùa Sùng Thiện Diên Linh trên núi Đọi, chùa Chính Sơn trên núiNgô Xá, chùa Báo Ân trên núi An Hoạch, chùa Linh Xứng trên núi LĩnhSơn...  (3) Kỹ thuật xây cất, điêu khắc, trang trítrong ngoài ngôi chùa có những đường nét chịu ảnh hưởng Chiêm Thành.Vua Lý Thái Tông và vua Lý Thánh Tôn khi đem quân sang đánh  ChiêmThành, đến tận kinh thành Đồ Bàn đã bắt được nhiều tù binh, trongđó chọn những tên thợ khéo sung vào những đội quân xây dựng. Ảnhhưởng  Chiêm Thành bắt đầu từ đó.Chùa Phật Tích xây trên núi Lạn Kha một điển hình về các thắng cảnh;thậm chí dân chúng còn tương truyền có thần tiên hiện lên trong vùng nầy.Tục truyền có 1 tiều phu tên Vương Chi đốn củi thấy tiên xuất hiện chỉdẫn những cho dân chúng nhiều phép lạ để chống lại thiên tai thủy họathường xẩy ra. Nơi gặp tiên chính là vùng xây chùa sau đó.Chùa Giạm được xây trên triền phía Tây Nam của vùng đồi núi Giạm,cũng là một thắng cảnh nổi tiếng khác về lãnh vực kiến trúc, điêu khắc.Chùa Quỳnh Lâm xây trên vùng đồi núi Tiên Du cũng là một kỳ công khácdo sự đóng góp lớn lao chung  của dân chúng, chính quyền địa phương vàchính quyền trung ương. Chùa Linh Xứng ở trên núi Ngưỡng Sơn nổi tiếng có nhiều bảo tháp caovà xây rất công phu. Nơi đây tập trung nhiều bộ kinh quý giá.Chùa nầy trở thành một quần thể kiến trúc khá hoà hợp và công phu.Chùa Hướng Nghiêm xây dựng trên núi Can Ni (xã Lâm Trang - ThanhHoá)  được nhiều vị cao tăng từ Trung Hoa sang tu hành và thuyết pháp,trong đó có những đại sư danh tiếng như: Huyền Nghiêm, Trí Tịnh, ĐạoTràng, Trí Quang...Ngay cả những chùa đồng bằng như các quần thể của những ngôi chùa trongvùng đất Hương Lãng ở Hải Hưng trong một phạm vi nhỏ có đến 12 ngôi chùado xã dân đóng góp. Nhiều Niệm Phật Đường cũng được thành lậpquanh vùng nầy. Chùa Bà Tấm ở huyện Gia Lâm  tương truyền là có đức Phật bà Quan ThếÂm hiện ra và cứu độ, phù trì cho nhiều người dân nghèo trong vùng nầy;chùa được dựng lên ngay sau đó và 12 ngọn tháp nhỏ tiêu biểu  việc thờphụng 12 đại đệ tử của đức Phật. Chùa Bảo Thiên ở Hà Nội là nơi vua vàtriều đình đến hành lễ trong những ngày chính lễ Phật Giáo. Nhiều bảotháp cũng được xây lên trên những ngọn đồi hùng vĩ.Hầu hết những ngôi chùa danh tiếng  trong nước đã chiếm vùng đấtcảnh trí  uy nghiêm, trang trọng.   Một số chùa khác thì lại đượcchính quyền trung ương cho xây cất lên trên những ngọn đồi cao rộng,tại những nơi danh lam thắng cảnh trong nước.Những nét  kiến trúc chùa chiền  đời  Lý đã thể hiện ở những néttiêu biểu như sau:  Trên nguyên tắc chính thì nghệ thuật nầy đã thể  hiệnđược nhiều đường nét cấu trúc cổ truyền  từ nền văn hoá Đông Sơn. Chẳnghạn như những mái cong vút, trên mái có nhiều mô hình điêu khắc khá tỉmỉ.  Những vật liệu xây cất cũng đã có tiến bộ; thường dùng gạch đá thayđất nung ở giai đoạn trước đó. Những đường nét kỹ thuật cũng khá hơn nhiều.Tuy nhiên, nhìn chung thì dáng kiến trúc  cổ điển vẫn chiếm đa số.Những di tích cho thấy: Tại ngoại ô Hà Nội, đã khai quật được nhiều đồ gốm, gạch ngói,mảnh sành đời Lý; kiểu trang hoàng tinh vi, kiểu thức độc đáo. Nhữngchuyên viên trường Viễn Đông Bác Cổ mệnh danh là nền nghệ thuật Đại La. Những phát hiện tháp Bình Sơn, tháp chùa Phật Tích, những tháp nung khác.Tháp thường là có 7 tầng hay nhiều hơn; hình thể đại cương thì phần dướito, lên trên nhỏ dần. Mỗi thân tháp phần dưới mỗi mặt có hình Phật.Thân tháp hai bên có trang trí hình hoa văn, hoa thị 4 cánh. Mỗitầng cách nhau bằng ba đợt gờ một vành mái âm dương. Đây là ditích còn lại trong số 84,000 cây tháp do vua Lý Thần Tông chokiến tạo năm 1129 (?). Có những mảnh tháp, mà thân tháp trang hoàng bằng những ô hộc nhỏở hai bên cửa tò vò chính giữa. Đây là kiểu tháp Thiên Phật. Cónhững mảnh tháp trang trí hình lá đề, gắn trên mỗi đầu ngóitròn, làm thành một hàng ngang dài ở diềm mái. Chóp tháp thườngkhắc hình búp hoa sen.Bia Sùng Thiên Diên Linh  đã ghi lại những nét tiêu biểu đó như sau đây: Những mái hiên uốn cong như trĩ xoè cánh. Bên ngoài mái lợp như vẫy rồng.Nhà sư Pháp Bảo mô tả: "Đường cong như cầu vồng. Ngói uyên ương như xập xoèđôi cánh. Nóc uốn cong kiểu chim trĩ. Đầu  chạm như phượng múa. Mái cong lấp lánhnhư mặt trời. Tường vách như ngăn bụi trần. Hành lang bao bọc chung quanh,Rõ ràng là bốn mùa hiên  cửa thanh hư..."Những lớp ngói đều lợp ngói âm dương (uyên ương) chiều hình cong,cứ hai ngữa  thì có một sấp, được sắp đặt chéo nhau. Ở đầu những viên ngói nầylại còn được trang trí bằng mẫu  sành sứ.  Ngoài ra, ảnh hưởng Phật Giáo phát triển mạnh trong sinh hoạt nghệ thuật nhân gian:Hình hoa sen được dùng làm thể tài phong phú nhất bất cứ một công trìnhkiến trúc hay điêu khắc nào. Chẳng hạn như tại chùa Một Cột thì  hoa senlà đề tài chính. Các chùa khác cũng lấy hình hoa sen làm biểu tượng.Mô thức kiến trúc  chùa chiền thời Lý thường chia làm ba loại:  Chùa nhỏ thường làm theo kiểu thức chữ "Đinh": hai dãy nhà ghéplại, một dãy ngang và một dãy dọc; dẫn ngay dùng làm thường điện,dẫy dọc là nhà tăng, nhà thờ tổ, nhà trai tăng.  Chùa vừa thường làn theo kiểu chữ "Công": hai dẫy nhà chạy songsong với nhau, một dẫy khác theo chiều dọc ở giữa nối liền vớihai dẫy trên. Chùa lớn thường làm theo kiểu "Nội công, Ngoại Quốc" (trong chữcông, ngoài chữ Quốc), gồm có: một khu nhà lớn ở chính giữa,chung quanh bốn phía cho những dẫy nhà bao vây. Tất cả trong mộtmô thức thống nhất.  Ngoài ra, phần cổng chùa thường làm theo kiểu tamquan (có ba cửa ra vào). Nhiều chùa còn xây nhà chuông trống, cũngthường xây ngay trên nóc tam quan. Như vậy, vào đời Lý Phật Giáo phát triển mạnh mẽ, bành trướng trên nhiềuđịa hạt khác nhau, trong đó kiến trúc, nghệ thuật tạo hình, hộihọa, điêu khắc chùa chiền, bửu tháp, điện Phật cũng chịu ảnh hưởngtheo.  Ảnh hưởng Phật Giáo phát triển mạnh trong sinh hoạt nghệ thuật nhângian: Hình hoa sen được dùng làm thể tài phong phú nhất bất cứ mộtcông trình kiến trúc hay điêu khắc nào. Chẳng hạn như tại chùa MộtCột thì  hoa sen là thể tài chính. Các chùa khác cũng lấy hình hoasen làm biểu tượng. Những ngôi chùa lớn dưới đời nhà Lý đều được xây bằng đá và gạchnung, tuy kỹ thuật không được như ngày nay nhưng cũng đủ kiên cố để chốnglại những cơn thiên tai, thủy họa. Từ kỹ thuật đến trang trí nội điện vàngoại vi tất  cả đều hài hoà, vững chắc.- Đời Trần  đã đưa Phật Giáo đến độ hưng thịnh cao nhất. Những ngôi danh tự quan trọng cũngđã quy tụ nhiều nhà sư nổi tiếng: Hai ngài Pháp Loa, Huyền Quang đãtừng đứng ra tổ chức những đoàn truyền giáo, tu bổ chùa chiền kể cảnhững ngôi chùa danh tiếng trong kinh đô và chung quanh kinh đô. Nhà Trần cũng xuống chiếu bắt quan lại địa phương phải trùng tu nhữngngôi chùa danh tiếng như: Diên Hựu, Bảo Thiên, Khai Nghiêm, Yên Phong,Thái Nghiêm, Thái Đạo... Mỗi xã thôn dù lớn dù nhỏ, tất cả đều có nhữngkế hoạch phát triển Phật Giáo về chùa chiền và về nhân sự. Thậm chítrong những tổ chức chỉnh đốn hàng tu sĩ cũng được triều đình đặt thànhnguyên tắc để thi hành.  Những chức quan lại  mang tên Pháp Bảo, PhápHoá, Pháp Truyền... trong triều đình đủ chứng tỏ những triều vua nhàTrần đã đặt việc chấn hưng nầy lên  hàng quốc sách. Những người racông đóng góp trong mọi cuộc kiến thiết chùa chiền nầy đều được nhàvua và các quan lại địa phương tưởng thưởng. Tinh thần Phật Giáo triềuđại nầy cũng đã ăn sâu vào những ngành văn chương, nghệ thuật, họcthuật, kiến trúc, điêu khắc, nhân văn... Ngoài những chương trìnhquảng bá Phật Giáo ra, chính quyền lại còn hoạch định và hoàn thànhviệc xây thêm những ngôi chùa danh tiếng. Tính ra, có đến 102 ngôichùa trong toàn quốc, lớn hay nhỏ đã được xây dựng trong vòng 5 năm,quả là một kỳ công hiếm có trong chương trình xây dựng nầy.Trong số những công cuộc trùng tu lớn lao trong giai đoạn  nầy, phảikể đến: chùa Hương Tích (Hồng Lĩnh, Nghệ Tĩnh) chùa Hoa Long, chùaThông (Thanh Hoá), chùa Hang ở núi Úc (Hoàng Liên Sơn), tháp Bình Sơn (Vĩnh Phú)tháp Bái Khê (Hà Đông), chùa Phổ Minh (ngoại thành Nam Định),chùa Dương Liễu (Hà Sơn Bình)...

 Những ngôi chùa  lớn  trên núi Yên Tử (nơi xuất phát của phái Trúc Lâm Yên Tử) được xem là quymô nhất và được trùng tu không ngừng.  Thượng tọa Thích Mật Thể,khi viết về giai đoạn phát triển  Phật Giáo lớn lao nầy cho biếtthêm:  Nhà vua cũng khuyến khích và giúp đỡ nhiều phái đoàn tăngsĩ lên đường sang Trung Hoa để cung thỉnh nhiều bộ kinh giá trịtrong chương trình thu thập kinh điển. Bên cạnh đó, nhiều trungtâm đào tạo tăng tài cũng được tổ chức khá sâu rộng. Một khí thếchấn chỉnh chưa từng có trong lịch sử truyền bá Phật Giáo từ thờidu nhập cho đến đời Trần.  Riêng núi Yên Tử trên ngót 30 km từ chânnúi lên có đến chính điện của chùa Trúc Lâm Yên Tử đã có đến 20 côngtrình nổi tiếng. Tuy Khổng Giáo vốn là cơ cấu chính của triều đình Lý,Trần, nhưng Phật Giáo trong giai đoạn nầy cũng đã truyền bá sâurộng trong dân gian.Ngoài ra còn có những chùa nổi tiếng: chùa Lân, chùa Giải Oan, chùaHoa Yên, chùa Bảo Sái, am Vân Tiên, Thạch thất Mị Ngư... Mỗi ngôichùa trên đã được kiến trúc theo mô thức riêng và mở rộng thêm nhiềugiá trị nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo Việt Nam trong giai đoạn nầy.Những ngôi chùa được bố cục theo 3 loại: kiểu chữ đinh, kiễu chữcông và kiểu "nội công ngoại quốc". Có chùa bố cục theo hình chữ Tam.Những  nét  kiến trúc chùa chiền vào đời nhà Lý đã thể hiện ở những nét tiêubiểu như sau: trên nguyên tắc chính thì nghệ thuật nầy đã thể  hiệnđược nhiều đường nét cấu trúc cổ truyền của nền văn minh Đông Sơn.Chẳng hạn như những mái cong vút, trên mái có nhiều mô hình điêu khắckhá tỉ mỉ. Những vật liệu xây cất cũng đã có tiến bộ: thường dùng gạchđá thay đất nung ở giai đoạn trước đó. Những đường nét kỹ thuật cũngkhá hơn nhiều. Tuy nhiên, nhìn chung thì dáng kiến trúc  cổ điển vẫnchiếm đa số.Trong "Truyền Kỳ Mạn Lục" của Nguyễn Dữ có viết về việc xây dựngchùa chiền vào đời nhà Trần có đoạn: "Các chùa như Hoàng Giang,Đồng Cổ, Yên Sinh, Yên Tử, Phổ Minh, Ngọc Thanh... được dựng lênnhan nhản khắp nơi. Những người cắt tóc làm tăng ni nhiều bằngnửa số dân thường. Nhất là ở huyện Đông Triều, sự sùng thượng lạicàng quá lắm: chùa chiền dựng lên, làng lớn có đến hơn mười chùa,làng nhỏ cũng có chừng năm sáu; ngoài bao bằng lũy, trong tô vàngson..."- Khi nhà Lê (1428 - 1788) bắt đầu xây dựng cơ nghiệp vào thế kỷthứ XI, Nho Giáo chiếm địa vị độc tôn, tất nhiên Phật Giáo suyyếu dầu. Những điều nầy không có nghĩa là Phật Giáo đã bị đẩy lùihoàn toàn. Trong tín ngưỡng dân gian kết hợp với tín ngưỡng PhậtGiáo đã có từ trước, đã tạo thành một sức mạnh tiềm tàng mà ngaycả những ông vua Lê theo Nho Giáo cũng khó vượt qua. Chẳng hạnnhư năm 1434, có hạn hán, vua Lê Thái Tông đã phải sai qua rướcPhật từ chùa Pháp Vân (chùa Dâu) về kinh thành Thăng Long để cầumưa, dựng đàn chẩn tế ở ngay điện Cần Chánh. Năm 1448, có hạnhán, vua Lê Nhân Tôn ra lệnh cho quan lại cao thấp trong triềuphải ăn chay và tới chùa Báo Ân ở cung Cảnh Linh để làm lễ đảovũ. Đích thân nhà vua lạy trước điện Phật. Lần nữa, tượng Phậtlại được rước về ở chùa Báo Thiên ở kinh đô và các sư tăng đượclệnh đến tụng kinh, cầu nguyện.Như vậy trong giai đọan nầy, các chùa vẫn được xây dựng. Vì lẽ đócho nên đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông đã ra lệnh :"Cấm xây cấtthêm các ngôi chùa mới".Tuy rằng trong thế kỷ XV, Phật Giáo mất vai trò chính trị và ýthức hệ của mình tại triều đình như thời Lý Trần, trong guồng máychính quyền, tuy nhiên vẫn được tiếp tục phát triển tại vùng thônquê trong quảng đại quần chúng. Tại những nơi nầy, Phật Giáođược truyền bá không theo hướng tìm đến các triết lý sâu xa, màtrong những tầng lớp quần chúng bình dân, đã dần dà hình thànhtruyền thống văn hoá Phật Giáo dân gian. Để tồn tại và pháttriển, Phật Giáo lại còn hỗn dung với những nguồn tư tưởng khác.Nhiều nơi thiết lập hệ thống thờ cúng "tiền Phật hậu Thần" hay"tiền Phật hậu Thánh" cũng không ngoài chiều hướng phát triểnnầy. Với những xu thế phát triển nầy, nhiều cách truyền bá kháđộc đáo. Chẳng hạn như lối "kể hạnh" được phát triển mạnh. Kểhạnh là cách kể lại đạo hạnh của những nhà tu hành hay hiềntriết. Kể hạnh dùng lời văn đơn giản, lại hoà theo điệu nhạc, nêndễ lôi cuốn.Nhưng từ thế kỷ thứ XVI trở đi, xã hội Việt Nam đã mất dần thế ổnđịnh; cuộc nội chiến liên tục hết Trịnh Mạc phân tranh đến TrịnhNguyễn phân tranh. Những giềng mối đạo Nho, vốn là chỗ tựa củachính quyền phong kiến thì nay đã lỏng lẻo, lay chuyển. Dân chúngđã tìm về với Phật Giáo. Ngay cả những vua qua hồi đó, tuy khôngnghĩ rằng có thể tìm phương sách cai trị trong tư tưởng PhậtGiáo, nhưng vẫn muốn làm chỗ dựa tinh thần. Họ coi việc ủng hộPhật Pháp, xây dựng chùa chiền là tạo ra công đức để củng có thếlực. Như vậy, Phật Giáo có cơ hội phát triển trở lại. Chùa chiềnlại được xây dựng nhiều nơi.- Đến đời nhà Mạc, những cấm đoán đối với Phật Giáo đã không cònnữa. Nhà mạc với nguồn gốc là dân chài, đã tỏ ra phóng túng trongsinh họat, coi trọng tinh thần tự do của làng xã bên cạnh đờisống làng xã được phát triển lên, nhiều quý tộc hay hoàng tộccũng quan tâm đến việc xây dựng chùa chiền. Chùa chiền đời Mạcnhờ đó được phục hưng. Một số kiến trúc chùa đương thời còn lưulại dấu tích. Những cuộc khai quật gần đây cho biết đã tìm thấyđược 2,000 tấm bia và quả chuông. Ngày nay, người ta đã tìm thấynhiều dấu vết kiến trúc và điêu khắc trang trí đời Mạc, đồng thờicũng tìm thấy không ít tượng Phật thời nhà Mạc trong các chùachiền. Theo một số tài liệu thư tịch, những ngôi chùa tiêu biểuđời nhà Mạc là một tổng thể kiến trúc, gồm cả thượng điện, nhàthiêu hương, tiền đường, hành lang, phối hợp tạo mặt bằng theokiểu "nội công ngoại quốc". Qua những công trình nghiên cứu chothấy thượng điện chùa Cói đời Mạc không khác mấy cả về hình khốivà cấu trúc so với các ngôi chùa đời Trần.Nhiều ngôi chùa như chùa Cói, chùa Thượng Trưng (Vĩnh Phú), chùaNinh Hiệp, chùa Đa Tốn (Hà Nội), chùa Mễ Sở, chùa Đông Ngọ, chùaCôn Sơn (Hải Hưng), chùa Bối Khê, chùa Hương Trai (Hà Tây), chùaTrà Phương (Hải Phòng), chùa Phổ Minh (Nam Hà)... cùng hàng trămngôi chùa khác đã được trùng tu với quy mô lớn hơn hay làm mớilại trong thế kỷ XVI, đời Mạc.Khi khai quật chùa Lạng (Hương Lăng, tỉnh Hải Hưng) những nhàkhảo cổ học cũng đã tìm thấy một lớp kiến trúc đời Mạc nằm ngaytrên các lớp kiến trúc Lý và Trần trước đó. Lớp kiến trúc nầychứa những viên gạch xây có hình rồng, hình ngựa bay, những viêngạch lát có hình rồng, hình hoa lá.Việc phát hiện lớp kiến trú đời Mạc cũng đã được xác nhận quanhững điều ghi trong văn bia tại chùa Lạng đã được xây dựng năm1581 trên địa điểm cũ của ngôi chùa đời Lý.Qua những khảo tả di tích nầy cho thấy những đường nét kiến trúcđời nhà Mạc còn lại gần gủi với phong cách chùa chiền đời Trần.Chẳng hạn: thượng điện của chùa Cói (Thần Tiên Tự, tỉnh Vĩnh Phú)một công trình của thế kỷ thứ XVI rất giống các thượng điện chùachiền đời Trần, với hai vì kèo có trụ giá chiêng cùng bốn cộtcái. Bốn thanh xà lớn nối từ cột cái vươn ra các góc chéo liênkết 12 cột con và 20 cột hiên. Các ván nong ghép với cột con làmthành vách điện. Khoảng thềm dư bên ngoài có những đầu cột đềuchạm khắc dày đặc các hình rồng và tiên nữ. Bẫy đỡ góc, đầu dưcũng đều chạm rồng.  (Chùa Việt Nam - HVT-).Từ thế kỷ XVI, đã sản xuất ra kiểu chùa "nội công, ngoại quốc"với các ngôi nhà có tên gọi như ngày nay: tiền đường, nhà thiêuhương, thượng điện, hậu đường với hành lang chạy dọc hai bên.Kiểu chùa nầy đã phát triển quy mô hơn vào thế kỷ XVII.Qua phân tách tổng thể cho thấy trong môt số ngôi chùa thời Mạccũng có những bệ thờ phảng phất bệ thờ đời Trần; chẳng hạn: bệ đáchùa Hưng Khánh (Hải Phòng), bệ đá chùa Mễ Sở (Hải Hưng). Bệ đáMễ Sở có ghi niên hiệu Diên Thành năm thứ nhất (1578). Một sốchùa khác như Trà Phương (Côn Sơn) có bệ bằng gỗ.Vào đầu thế kỷ thứ XVII, kiến trúc tôn giáo, cung đình cũng nhưdân gian đã trở thành những trung tâm nghệ thuật khá phong phú,đồng thời cũng đã trở thành những tụ điểm sinh hoạt xã hội, giáodục. Kiến trúc Phật Giáo VN trong thời nầy đã có những thành tựulớn, rộng khắp, dưới thời kỳ vua Lê, chuá Trịnh ở Đàng Ngoài,cũng như chúa Nguyễn ở Đàng Trong.- Vào thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, nền điêu khắc, trang trí, đồhoạ Phật Giáo cũng như những đền thờ khác đã có số lượng và chấtluợng phong phú đã chiếm đến một nửa tổng số những tác phẩm hiệncòn trong các di tích. Chính nhờ giai đoạn nầy, hệ thống biểutượng tôn giáo đã được hoàn thiện cho đến nay. Những chùa khắpnơi trong nước những loại tượng thờ rất phong phú: các tượng Hộpháp, Kim cương, Tứ trấn, Thập Bát La Hán, tượng Phật đủ các kíchcỡ, chất liệu.Những chùa miền Bắc lưu lại nhiều di tích đáng kể; chẳng hạn nhưtấm bia "Nhất trụ tự bi" dưng năm 1847 tại chùa Một Cột đã xácđịnh công trình tạo dựng và điêu khắc nổi tiếng.Tại miền Trung, nhất là tại kinh thành Huế, hệ thống chùa chiềncũng được tạo dựng cực kỳ phong phú. Cùng với điêu khắc cung đìnhvà dân gian, nghệ thuật tạo dáng các chùa chiền cũng đa dạng.Những ngôi chùa được nhắc nhở đến nhiều như: chùa Thiên Mụ (vàtháp Phước Duyên) chùa Từ Đàm, chùa Bảo Quốc, chùa Diệu Đế, chùaThuyền Tôn, chùa Từ Hiếu đều có những loại tượng hình đủ thểloại: Di Đà Tam Tôn, Tan Thế Phật, tượng Kim Cương, Hộ Pháp, Thậpbát La Hán. Nhiều chùa còn kết hợp lối thờ phụng "Tiền Phật HậuThánh". Điện Hòn Chén trên ngọn núi Ngọc Trản thờ Thánh Mẫu ThiênY A Na. Những chùa Bà (Thiên Hậu) chùa Ông, chùa Quan Công chẳngnhững vân tập người Hoa mà cả người Việt.

Điêu khắc Phật Giáo(tiêu biểu)

 Điêu khắc chùa Dâu (Pháp Vân Tự)Chùa Dâu là một công trình kiến trúc Phật Giáo lâu đời nhất tạithành Luy Lâu, thuộc thôn Khượng Tự, xã Thanh Khương, huyện ThuậnThành tỉnh Hà Bắc. Chùa Dâu hay Pháp Vân tự đời Lý có tên là CổChâu, đời Trần có tên là Thiền Định, đời Lê có tên là Diên Ứng.Vào thế kỷ đầu Công nguyên, chùa Dâu đã chứng kiến sự phát triểncủa môt trung tâm giao dịch sầm uất nằm trên giao điểm những conđường lối thời xưa mà nay chỉ còn lại di tích đổ nát.Vào thế kỷ XVIII, đã trùng tu lại vàcó thêm nhiều tác phẩm điêu khắc nổi tiếng, gòp phần không nhỏtrong lịch sử mỹ thuật những tác phẩm bất hủ. Tượng Phật A Di Đà,dang đứng,  cao 1,05m, có bệ  0,25m, tay duỗi thẳng,  tay kia đặtvào lòng;các chi tiết đều được giản lược để toả ra những nét cực mạnh củanghệ thuật tả thực. Tượng Quan Thế Âm Bồ tát cao 0,90m, bệ 0,19mgỗ phủ sơn. Pho tượng được gọi là "Bà Trắng" dối diện với mộtbức tượng khác gọi là "Bà Đỏ".Viết về bức tượng nổi tiếng nhất về phương diện điêu khắc trongchùa Dâu, tác giả "Mỹ Thuật của người Việt" (1988) viết: Tượngnữ chúa chùa Dâu cao 1,98m, gỗ sơn thếp vàng hoàn toàn đẹp lộng lẫy, đặt cạnh gian thờ Pháp Vân. Haitay đẩy ra phía trước, trong thế ngồi trang nghiêm, mặt thảnnhiên. Có thể bà là Man Nương, người theo truyền thuyết bị nghioan là có tình ý với sư Khâu Đà La và sinh ra Pháp Vân - vị thầncủa ngôi chùa. (trang 219). Ở hai bên tượng bà Pháp Vân làtượng Kim Đồng và Ngọc Nữ cao 1,57m mang đăc trưng phong cáchnghệ thuật điêu khắc thế kỷ XVIII.

2-  Chùa Phổ Minh (1262) còn gọi là chùa Tháp, ở thôn Tức Mặc, xã Lộc Vương,ở cách thành phố Nam Định khoảng 4km về phía Bắc.  Theo những tài liệu văn hoá sử thì ngôi chùa nầy được xây dựngvào năm 1262, ở phía tây cung Trùng Quang của các đời vua nhàTrần.  Tuy nhiên, nếu xét theo các minh văn trên bia và trên chuông thìngôi chùa nầy đã có từ đời Lý; có thể là ngôi chùa đã đượctrùng tu với quy mô rộng hơn vào năm 1262 đời Trần.  Đỉnh Phổ Minh làmột trong "tứ đại khí" của nước ta vào đời Lý Trần (cùng với chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên và tượng Phật chùa QuỳnhLâm). Tấm bia dựng trong nhà bia bên phải sân chùa khắc vào ngày 11tháng 12 năm Cảnh Trị thứ VI (1668) có nói về quy mô của chùa saulần trùng tu đời Trần: "Nhớ xưa, đền đài cao ngất, trên có đỉnhvàng nghìn cân, quy mô huy hoàng, tạo thành ngôi chùa trămthước"...Trong Ức Trai Thi Tập, sau khi biên chép thi văn của Nguyễn Trãi,ở phần phụ, có chép bài "Phổ Minh Tự Đỉnh" viết: "Cái đỉnh nầyđúc dưới triều vua Nhân Tông đời Trần, để tại chùa Phổ Minh ởThiên Trường. Đỉnh nầy có chiều sâu 4 thước, rộng 5 thước, nặng10,000 cân. Thời Vĩnh Lạc, đỉnh được dời để ở trên bến Đông Tân.Đến năm Mùi (Tuyên Đức, Đinh Mùi, Lê Thái Tổ năm thứ 10) (1427),Phương Chính, Mã Kỳ mới đem phá ra đúc súng...".Quốc Sử Quán triều Nguyễn, trong khi soạn bộ Khâm Định Việt SửThông Giám Cương Mục cho biết: Vào năm Bính Tuất (1426) đỉnh PhổMinh bị tướng nhà Minh là Vương Thông sai phá hủy, cùng với chuôngQuy Điền, để lấy đồng đúc  vũ khí chống lại nghĩa quânLam Sơn".  Trong phần ghi chú có nói thêm rằng: "Năm Thiệu Long thứ 5 (1262) đờiTrần Thánh Tông, làm chùa Phổ Minh; có đúc cái vạc, khắc bài minhvào. Dân chúng địa phương còn truyền rằng: Có thể chạy đuổi nhautrên miệng vạc được (?)".Tam quan là phần đầu tiên, từ ngoài vào, cũng là bộ phận kiến trúc được nhiều nhà nghiên cứuđề cập đến, được xem là kiểu dáng tam quan đời nhà Lý ảnh hưởngđến. Sấu bò từ phía trên xuống dưới. Phía dưới của sấu là mốtbăng hoa dây, uốn lượn theo hình "sin", thường thấy trong kiểutrang trí đời Trần. Con sấu còn khá nguyên vẹn với những nét rõràng, cứng cát. Con vật khá sinh động: đầu ngẩng lên cao, bờm hấtngược, phủ kín gáy và tai. Đuôi duỗi dài, hơn uốn sóng, mình mậpmạp, chân rắn chắc, toàn thân như muốn chồm lên cao. Hình tượngcon sấu tại tam quan chùa Phổ Minh rất giống với những hình sấubằng đá ở lăng vua Trần Anh Tông ở xã An Sinh, huyện Đông Triều(Quảng Ninh) hay tại một số di tích khác vào đời Trần. Đây là dấu vết của loại tam quan sớm nhất cònlưu lại cho đến nay. Những nhà tu hành không thường nghĩ tam quanlà "cửa chùa" theo nghĩa thông thông thường. Tam quan có ba quan:không quan, giả quan và trung quan. Không quan là vạn vật giaikhông, một cách nhìn bản thể của vạn vật; cũng do duyên khácnhau, mà tạo ra muôn vật; duyên khác nhau, sự vật cũng khác nhau.Giả quan là lối nhìn vạn vật đều là vô thường, hiện hữu chỉ làgiả tạm; trung quan là cách nhìn thấu suốt tới chân lý, là Phậtpháp, là con đường chân chính, tiến đến giải thoát.Sau tam quan thì đến "nhất chính đạo", tượng trưng bằng con đườngduy nhất dẫn đến Phật đài. Con đường nầy thể hiện tính vô chấptrong lối nhìn vạn vật và kiến tính để soi sáng vạn vật. Conđường nầy dẫn đến ngôi tháp chính. Hai bên đường "nhất chính đạo"thì có hai ao nước hình tròn và hai nhà bia.Kiến trúc thời nầy được bảo tồn khá nguyên vẹn ở đây là tháp PhổMinh. Tháp nầy nằm trước nhà tiền đường, đối diện với bộ cánh cửa trênvà cao vượt lên. Tháp xây muộn hơn chùa, khi quy mô chùa được mởrộng. Giá trị nghệ thuật của tháp, theo nhiều nhà nghiên cứu đãdành cho tháp một vị trí xứng đáng trong toàn bộ lịch sử nghệthuật Việt Nam.  Nhiều viên gạch xây tháp ghi rõ niên hiệu "Hưng Long năm thứ 13"(tức năm 1305). Nhiều nhà nghiên cứu đã căn cứ vào đây để ghiniên hiệu kiến tạo tháp.Tháp được xây trên một sân nhỏ hình vuông, mỗi chiều khoảng 8, 7mét, ăn sâu xuống đất khoảng 0,5 mét.  Chung quanh sân tháp có tườnghoa bao bọc. Các góc sân có xây cây cột, mà đỉnh cột là hộp đèn lồng.Mỗi mặt tường đều có trổ một cửa ra vào chính giữa.  Phía ngoài cáccửa sân tháp có hai thành bậc, có chạm tượng rồng bằng đá; những tượngbị hư hỏng thì được đắp thêm bằng vôi vữa. Phía trong có bậc tam cấp,đi sâu xuống sân.  Riêng chỗ tam cấp của mặt cửa bên trong, có xây chắnlõm xuống, thành một kiểu "bệ thiêu hương" nhỏ, dùng để đốt vàng mả.Trong sân phía trước tháp có một chiếc chậu lớn đựng đầy cátdùng để đốt nhang. Tháp nầy có chiều cao 20,7 mét, gồm 14 tầng.Chân đế tháp hình vuông, cạnh dài khoảng 5,2 mét. Nền tháp và tầngthứ nhất thì được xây bằng đá; những tầng khác thì nguyên xưa làmbằng gạch mộc.  Tầng nào cũng trổ 4 cửa vòm cuốn, giữa các tầng là gờ mái.Tầng tháp thứ nhất đặt trên bệ đá, có hai lớp cánh sen, lớp dướithì chúc xuống; lớp trên ngửa lên, đỡ lấy đáy tháp hình vuông;mỗi cạnh rộng khoảng 5 mét. Bệ và tầng thứ nhất có những hìnhchạm nông trên mặt đá: hoa lá, sóng nước, mây cuốn; đây là nhữngnét đặc trưng về phong cách trang trí của đời Trần.  Mặt ngoài của những viên gạch của tầng trên của ngôi tháp đượctrang trí hình rồng. Nhưng vào khoảng đầu thế kỷ XX, khi tu bổ lạichùa, thì đã trát vữa kín hết mô hình trang trí.  Thành thử, nếu tìm hiểu vẻ đẹp cổ kính của tháp nầy, chỉ có thểtìm ở kiểu dáng và các hoa văn chạm trên phần đá của tháp. Tại cấp cuối của phần nền, trước khi vào tầng thứnhất, ở mặt ngoài có những nét rạch nong tạo thành một vành đaitrang trí, xen kẻ hoa lá chéo nhau, những hoa hình tròn, cánh hoangã vòng quanh. Ở giữa có cánh hoa cất lên và xoáy ốc.vành đai nầy là bức diềm những nét khắc hình hoa lá, cân đối, đềuđặn bao quanh. Bốn cửa tháp của tầng dưới, có gờ nhô ra; trên mặt gờnhẵn, có những đường khắc vạch những hình hoa lá được cách điệu.Hoa sáu cánh, có vòng tròn ở tâm, cánh hoa được toả ngược ra hainhánh, lượn thành đường xoắn ốc. Hai bên có những lá nhỏ, đan sátnhau.  Trong lòng của tầng tháp đá, từ dưới nền nhô lênkhối đá mặt hình vuông là bệ tượng. Sau nầy có khắc bàn cờ tướng.Trên vòm trần có khắc vòng tròn, có khắc chạm nổi lên hình haicon rồng. Chùa Phổ Minh là một tổng thể kiến trúc, gồm có: tiền đường, nhàthiêu hương và thượng điện.Bộ cánh cửa làm bằng gỗ lim ở gian giữa nhà tiền đường là di vậtcòn lại từ đời Trần; phần trên có chạm hình rồng; phần dưới chạmhình hoa, sóng nước và những hoa văn hình học.  Nhà bên phải cótấm bia được khắc vào năm 1916, trên đó nội dungnói về tháp Phổ Minh. Bên trái có tấm bia ghi niên hiệu năm 1668nói về ngôi chùa nầy. Bên trong chùa, ngoài các tượng Phật, còn có tượngcủa ba vị tổ của thiền phái Trúc Lâm đời nhà Trần: Trần NhânTông , thiền sư Pháp Loa và thiền sư Huyền Quang.

3- Chùa Bối Khê  (1305) ở xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Chùa có tên là Đại Bi Tự, tuy nhiên vì tọa lạc trong địa phận củalàng Bối Khê, nên dân chúng quen gọi tên là chùa Bối Khê.Theo những tư liệu còn lại thì ngôi chùa nầy được kiến lập vàonăm 1305 (có sách chép là 1558) đời nhà Trần. Về sau, qua nhiềulần hư hại, cho nên đã dần dà được trùng tu từng phần, đồng thờicũng đã xây dựng thêm những bộ phận khác vào những năm 1435,1573, 1628, 1694, 1701, 1766, 1783 và sau cùng là năm 1923.Khi vào chùa, qua khỏi cổng tam quan, sẽ phải qua một nhịp cầunhỏ, có con lạch nhỏ chảy ngang qua; đây chính là vết tích còn lại củacon sông Đỗ Động ngày trước. Khi qua khỏi cầu, thì đến toàchuông; đây là ngôi nhà chia làm ba gian, hai tầng, có tám máichồng khớp lẫn với nhau.Chùa được bài trí theo mô hình "tiền Phật, hậu Thần", mà vị Thầnđây là Trương Hán Siêu, người đã từng lập công lớn trong hai cuộckháng chiến chống quân Mông - Nguyên năm 1285 và năm 1288. Hai bênchánh điện có hai dãy hành lang dài, có thiết lập những pho tượngLa Hán, Tôn Giả, chạy bao quanh nhà thiêu hương và chánh điện.Toà Thượng điện nầy dựng trên một nền cao; đây là loại kiến trúcbằng gỗ duy nhất còn được bảo lưu từ đời nhà Trần. Những cộtchính đều lớn và thấp; còn bộ phận vì kèo thì có cốn, theo hình láđề. Đầu các bẩy chạm có hình rồng, theo kiểu thức đời nhà Trần. Ởmột số đầu đao, ngoài hình rồng ra, còn có cả những hình chimthần (Garuda) như tại tháp Chăm - Pa. Theo những di vật, di chỉ còn lại trong chuà Bối Khê là bệ đáhình chữ nhật; tầng trên có chạm hình đài sen. Thân bệ chạm nhữngloại hình rồng, thú và hoa lá; tại bốn góc cũng có hình chimthần Garuda. Những dòng chữ Hán được ghi trên bệ có ghi niên hiệuvào tháng chín năm 1382.  Trong chánh điện, có nhiều thể loại tượng thờ nhưng kiểu dángtrang trí, điêu khắc đẹp nhất là tượng đức Quan Thế Âm Bồ Tát quáhải. Tượng được chạm vào năm 1543 đời Hậu Lê.Phần nhà Tổ của ngôi chùa có thờ đức Thánh Bối (Nguyễn Bình An),mà sự tích được ghi chép tường tận trên bi ký của chùa, được soạnvào năm 1453, cho biết: Thánh Bối là người đời nhà Trần, đắc đạo,lại có phép thần thông. Vị thánh nầy cũng được thờ tại chùa TrămGian.  Ngoài ra, tại chùa  Bối Khê lại còn thờ 6 vị thần là: Thiên Thần,Thiên Mộc Thần, Địa Tràng, Trúc Sơn, Thiên Trăng, Ba Giang, tục truyền đã từng giúp Trưng Nữ Vương đánhthắng quân Tô Định. Lễ cúng tế chính thức vào ngày 12, 13 tháng Giêngâm lịch. Phần thượng điện của chùa là toà nhà một gian hai  chái. Nền củađiện nầy gần hình vuông. Bốn đầu dao ở bốn góc, uốn cong vút lên.Từ xa trông giống như hoa sen nở. Những phần kiến trúc của thượngđiện có dáng dấp mạnh khoẻ. Khác với những ngôi chùa gỗ xưa thườngdùng là gỗ lim, thì thượng điện Bối Khê lại làm bằng gỗ mít. Nhữngcột đều ngắn và to. Những kết cấu ăn chặt vào nhau, theo kiểu thứcdùng sức nặng tự thân tỳ lên. Những cột cái, cột quân có tiết diện hình tròn.Hai vì nóc của thượng điện chùa nầy đều theo mô thức của đời Lý: ngaytrên câu đầu, có một con giường, đoạn giữa nằm sâu xuống. Đuôiiường được chạm khắc hoa văn xoáy tròn, xen kẻ những đường soi.Phần trên hai đoạn của con giường, mỗi đoạn có trụ chống. Trêntrụ có chạm hình hoa sen nở, nhiều cánh; thân trụ thì chạm hìnhhoa cúc.Qua những nghiên cứu về di vật còn bảo lưu lại tại chùa Bối Khê(Thanh Oai) hiện nay đáng chú ý nhất là chiếc bệ đá. Đây là chiếcbệ đá hoa sen thờ Phật, nằm ở phía trong cùng của toà thượng điệnchùa nầy. Đây là loại bệ đá lớn, chiều dài 2,5 mét, chiều cao 1,04mét và chiều rộng 1,6 mét.Những dòng chữ khắc chìm ở bệ đá có giá trị tài liệu quý. Mẫu tựtuy nghệch ngoạc, nhưng nét tự nhiên. Nội dung cho thấy được: NămNhâm Tuất, niên hiệu Xương Phù thứ 6 (1382) một số tín hữu đãcúng chùa tiền và ruộng để kiến tạo. Trong số, vị đạo sĩ Quốc Oaicúng bàn đá thờ Phật. Như vậy, cách lập ruộng cúng chùa từ đã có từ đờiTrần.  Cùng với giá trị lịch sử, bệ đá nầy còn giá trị nghệ thuật. Bệchia nhiều tầng, mỗi tầng trang trí khác nhau: lớp trên cùng làđài sen, gồm hai lớp cánh ngửa và một lớp cánh úp. Lớp giữa làđường gờ chạm dây leo. Lớp dưới là thân bệ, có nhiều hình trangtrí. Đài sen với nhiều cánh ngửa. Bên trong có hai đường viền móccâu cuộn bao lấy hoa sen. Chính giữa hoa sen là vòng tròn đồngtâm. Bốn góc thân bệ có chạm chim thần (garuda) nửa người nửa thú.Đầu chim có những dải tóc xỏa ngược. Trán ngắn, mắt lồi to, lông mày lớn. Tai to kiểu tai người, có đeo vòngkhuyên tròn. Chim mình trần, ngực nở nang, bụng to tròn. Hai taycó nhiều ngấn gấp hình vuông, giơ lên ngang đầu đỡ lấy toà sen; haibàn tay nắm những viên ngọc tròn. Chim ngồi phệt xuống, mặc váykiểu lá sen ba xếp.  Mặt thân bệ trước trang trí ba ổ rồng xen kẽvới hai ô có hình  thú, trông như con nai ngậm cành hoa cúc. Những con rồng trong ô chữ nhật và đôi rồng trong ô vòng sángnhọn ở giữa. Một con có mào, có sừng, con kia thì có mũi sư tử. 4- Chùa Thái Lạc (Pháp Vân) là một trong những ngôi chùa cổ còn sótlại vào đời nhà Trần.  Ngôi chùa nầy nằm giữa vùng đồng bằng thuộc xã Lạc Hồng, huyện MỹVăn. Từ quốc lộ 5, rẽ vào chừng 1km, cách Hà Nội khoảng 25km.Chùa nầy có tên chữ là Pháp Vân Tự, nằm trong hệ thống Tứ Pháp(Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) mà cư dân cùng đồng bằngsông Hồng hết sức coi trọng.  Ngôi chùa nầy đã trải qua nhiều lần trùng tu vào thời Hậu Lê(1611 và 1620), thời Nguyễn (1834) và gần đây năm 1957.Một trong những điểm nổi bật nhất về kiến trúc của ngôi chùa cổnầy là những bức chạm.Cũng như chuà Dâu và chùa Bối Khê, những bức chạm của chùa TháiLạc được tập trung vào toà thượng điện. Ngay ở trước phần thượngđiện nầy chỉ gồm một gian hai chái, nền gần hình vuông. Kết cấukiến trúc một phần để chịu lực, phần khác tập trung vào trangtrí. Khác với hai ngôi chùa kia, tại đây đã thay thế rồng, phượngbằng hình chim. Ngoài ra, còn lại nhiều bức cốn, trên các xà náchchạm rồng, người chim; đặc biệt có hình là các nhạc công.Tất cả đều chạm hai mặt, có diện tích rộng (cốn nhỏ cao 50cm xrộng 30cm; cốn lớn cao 90cm x rộng 95cm).Khi đứng giữa chùa nhìn ra, hay từ xa nhìn lại đều có thể nhậnthấy được những nét tinh tế của những bức chạm nầy.  Đồ án trang trí của những bức cốn có vòng sáng nhọn đầu, có hìnhhai người chung một bình hoa; những bức cốn hai bên có chạm khắcnhững cặp người chim cùng dâng  một bình hoa, hình nhạc công haycặp rồng chầu.Có ba bức chạm về những nhạc công cưỡi chim; mỗi bức có haingười. Bức thứ nhất trình bày người đánh đàn tỳ bà và đánh đànnguyệt; bức thứ hai người đánh đàn thập lục và thổi sáo; bức thứ ba kéođàn nhị và gõ phách. Tất cả đều linh hoạt uyển chuyển, đa dạng.Lại có một bức thấp kéo dài theo chiều ngang, có chạm hình banhạc công ngồi xếp bằng, thành một hàng ngang; chung quanh cónhiều đám mây; họ đang đánh đàn tỳ bà, đàn thập lục và đànnguyệt. Ba bức cốn chạm nhạc công đang cưỡi phượng. Những bức nầy gầngiống nhau, đều nằm trên xà nách ngang của gian bên trái chùa,nằm trong khung hình chữ nhật, ở lớp dưới có sóng nước, trên làdải hoa mây móc cuộn; phần chính có hai con chim mỏ to quắp,giang rộng hai cánh, đang bước nối nhau; trên lưng mỗi con có mộtnhạc công đứng biểu diễn nhạc cụ. Những nhạc công có dáng như nửatrên của người chim, mặc xiêm áo, dây thắt tết múi trước bụng;chân đi giày, mặt nhìn thẳng. Những đám mây dùng làm nền họpthành từng cụm cuộn đầu lại; từ giữa bay ra một dải tua. Có 12 hình phỗng là sáu trụ đỡ thuộc hai vì kèo gian giữa.  Ngoài ra, còn có những dãy hoa dây, sóng nước chạm tại vì kèochạy dọc trên câu đầu.  Những bức chạm nầy đã phủ khắp những phần cầntrang trí.Những cặp tiên nữ ca múa, phần ngực trở lên có dáng người; phầnbụng trở xuống hình chim; những hình đứng đối nhau, đứng trênnhững hoa sen nở lớn. Phần thân người mình trần có trang trínhững vòng tay; nhiều tua đeo ở ngực và dải lụa vắt quanh bờ vai,tóc chải mượt và uốn cuộn to. Những chi tiết mắt, mũi, miệng đềuchạm khắc tinh vi, tạo khuôn mặt trầm tĩnh, phúc hậu. (theoBezacier).Ở một số hình trang trí tại chùa Thái Lạc cũng như vài nơi kháccòn lại, ta có sự liên tưởng đến những nhân vật trong thần thoạiẤn Độ như nhạc công thiên thần Gamtharva, chim thần Kinnara, vũnữ Apsara. Một số chi tiết khác về các vị thần Brahma, Vichnou,Civa...Tại chùa Thái Lạc những mảnh chạm khắc trên gỗ khá độc đáo. Nộidung những bức phù điêu nầy  diễn đạt những cảnh dânghoa và tấu nhạc. Những nhân vật trung tâm được thể hiện là nhữngvũ nữ, là nhạc công, là chim thần thoại Kinnari. Cảnh nào cũngđược thể hiện theo một lối bố cục và thủ pháp giống nhau.Trong tượng Kinnari dâng hoa, hình chính trong tư thế đầu hơinghiêng, hai tay kính cẩn dâng hoa, đôi cánh chim thần được dangrộng. Chung quanh đều là những hình xoắn ốc vẽ hình hoa và mây.Bức tượng không còn nguyên vẹn, mà theo những nhà nghiên cứu nghệthuật, toàn bộ là một mảng chạm khắc dài hơn nhiều; mội hìnhKinnari đều được lặp lại đều đặn bao trùm toàn bộ tác phẩm.Tượng Garuda có hình người mình chim, theo truyền thuyết Ấn Độ.Con vật thần thoại nầy thân cao, đôi cánh đang trong tư thế ưởnvai, nâng một vật quá đầu được chạm khắc ở tại những góc của bệtượng đá (như tại chùa Ngọc Thu - Hà Sơn Bình). Những loại hìnhnầy là kết quả giao lưu văn hoá Việt - Chàm. Theo đoán địnhchung, đây là kết quả của những cuộc tiếp xúc lớn trong lịch sửvới người Chàm trước đó và đương thời, là nguyên nhân của sự cómặt những con chim thần thoại nầy. 5- Chùa Thầy (Thiên Phúc) nay còn lưu lại nhiều tác phẩm điêu khắcgiá trị. Bộ điêu khắc "Di Đà Tam Tôn" (Di Đà, Đại Thế Chí, QuanÂm) có niên đại sớm nhất.- Tượng Phật A Di Đà cao 1,75m, kể cả toà sen và bệ tượng, tất cả2,6m. Thế ngồi kiết già, thiền định. Tóc xoắn ốc, nhọn dần lênđỉnh, khuôn mặt bầu bỉnh, phúc hậu; áo cà sa hở ngực, chảy sệ,được đỡ lên bởi bộ anh lạc chạm mỏng nhiều hoa và hạt ngọc trênngực. Áo nhiều nếp, chảy qua phía tay buông xuống, rồi chảy quahai bên đùi. Đài sen không tròn, có hình tam giác lượn góc, với 2lớp cánh, 1 úp, 1 ngửa.- Tượng Đại Thế Chí Bồ Tát: cao 1,51m, bệ tượng 0,52m, ngồi toạthiền, mặc áo cà sa hở ngực và áo trong, ngực đeo anh lạc, vớiba bông hoa kết bằng những hạt nổi tròn. Toàn thân chạy dọc 5đường tràng hạt qua hai vai từ hàng dọc bên trái qua lưng sangphải; 1 đường ngang chạy lên đùi. Đài sen rộng, với 3 lớpcánh úp và mở.- Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát: chiều cao 1,17m, bệ tượng 0,77m. Ngồithỏng chân trái, chân phải khoanh cao. Nhiều nét giống tượng đứcĐại Thế Chí Bồ Tát. Đầu đội mũ thiên quang, trang trí một lớptràng hạt nhỏ. Ngồi trên một bệ 4 cấp, chạm khắc các đường hoavăn, cây mệnh và lá đề.Những điêu khắc chân dung khác: chân dung bà Vũ Thị, công chúaMinh Châu, bà Diệu Tuệ. Đó là những người từng đóng góp tiềntrùng tu.6- Điêu khắc chùa Tây Phương:  Những công trình điêu khắc tại chùa Tây Phương khá hoàn chỉnh, đãđóng vai trò chính yếu về điêu khắc cuối thế kỷ XVIII, với sắcthái Tịnh Độ Tông. Những pho tượng tại chùa nầy không điêu khắccùng một lúc nhưng phần nhiều đều được hoàn tất vào năm 1794,trong lễ khánh thành chùa. Có pho tượng đức Quan Thế Âm Bồ Tát 12tay vào thế kỷ XVII là tượng cổ nhất của thế kỷ XVII còn lưu lại;muộn nhất trong nhóm tượng nầy là 2 tượng Kim Cương, được mang từnơi khác đến; tượng đức Quan Thế Âm 112 tay, vào thế kỷ XIX sauđó; còn hầu hết đều thuộc thế kỷ XVIII.Những nhóm tượng tại chùa Tây Phương còn lại thì phải kể đến:- 7 pho tượng Kim Cương.- Bộ tượng Di Đà Tam Tôn; tượng Thích Ca Tuyết Sơn, tượng ĐươngLai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, tượngĐại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát.- Bộ tượng Tam Thế.- 18 pho tượng các vị tổ Thiền tông.Sự sắp đặt các hệ thống nầy có tính loại hình cao, mang tinh thầnnhập thế của Phật Giáo.Bộ Di Đà Tam Tôn: gồm có tượng đức Phật A Di Đà; một bên là ĐạiThế Chí Bồ Tát (179cm, bệ cao 40cm), một bên là đức Quan Thế ÂmBồ Tát (chiều cao 185cm, bệ cao 37,5cm) được bày theo hàng ngangở hàng trên cùng của điện thờ trung tâm của tòa giữa. Đặc biệttrong hàng nầy là pho tượng Phật A Di Đà, chiều cao 184cm, có bềcao 90cm, đứng thẳng, một tay giương ra như chỉ đường, một taycầm viên ngọc; đây là loại tượng hiếm có của thế kỷ nầy. Theogiải thích thì: "Trong thời đại nhiều khủng hoảng xã hội, đứcPhật dù tĩnh lặng nhất ở cõi Niết Bàn cũng phải đứng dậy, cứunhân, độ thế". Ngoài ra cũng cần đề cập đến tượng đức Phật Tuyết Sơn. Thậtra, tại miền Bắc Việt Nam nhiều chùa chiền đắp tượng Tuyết Sơn,tức thời gian Thế Tôn tu khổ hạnh. Cũng như tượng La Hầu La đãdẫn, tượng nầy đã mất nét Ấn Độ, mà được Việt Nam hoá đi nhiều,từ khuôn mặt, đến y trang, phong thái.  Nhìn chung, tượng tạc hình dung của nhân vật đã trọng tuổi, gầygò, ngực trơ ra nhiều xương sườn. Tư thế ngồi theo kiểu "Thức Mạn Di",tức là một chân xếp bằng lại; một chân co lên; tay phải để trênđầu gối đang co; tay trái để trên đầu gối xếp bằng. Mắt sâu trủngxuống, nhưng toát ra vẻ cương nghị. Đôi tay dài là một trong biểu trưngtoàn bộ 32 tướng tốt.  Nhà nghệ sĩ khi tạc tượng đã tập trung vào hình tượng đức Thế Tôn đangnhập định. Mọi vật chung quanh dường như không còn thấy nữa, tất cả trong tưduy tham thiền. Nhìn chung, đây là công trình điêu khắc nổitiếng, hiếm có và mang nhiều sắc thái độc đáo.Tượng Quan Âm tại chùa Bút Tháp cao đến 3,7 mét, được xem làphoi tượng lớn nhất thờ nội điện trong hệ thống chùa chiền tạiViệt Nam.  Trong số những tượng nầy thì to lớn nhất là Bát Đại Kim Cương và tượng Vi Đà ThiệnTướng Quân. Chiều cao tượng vào khoảng ba mét, được sắp đặt chung quanhgóc chùa trong thế phù trì.Những nghệ nhân nổi tiếng tại huyện Ba Vì đã chăm lo điêu khắc;họ đã căn cứ vào đức tính và chức năng của mỗi vị Thần, để từ đó,bố cục, trang trí những đường nét sao cho hợp lý về cử chỉ cũngnhư trang phục cho từng vị một. Những tay thợ khéo cũng đã nghiên cứu từng binh khí, giáp trụ,từng chiêu thức tiến thoái, bàn tấn trong võ thuật, tạo những đường nét sinh động, tinh vi lạthường. Những nét chính của sự sáng tạo và nghiên cứu tâm lý nầymà những pho tượng Bát Đại Kim Cương nầy đã trở thành mẫu mực vềnghệ thuật diễn đạt dung mạo của chư Thánh. Hiện nay, tượng đượcghi chép thành tư liệu cho những khuôn rập khác tại Việt Namtrong lãnh vực nầy.Trên bệ cao của nếp thượng điện chùa Tây Phương có ba pho tượngTam Thế lớn, biểu trưng cho Quá khứ, Hiện tại và Vị lai của đức Phật.   Những nét chạm đều hoà đồng một khuôn mẫu, mỗi đường nét thậttinh xảo, mà nghệ nhân phải bỏ hết tâm huyết, tài ba mới thựchiện nổi. Phía dưới có tượng đức Thích Ca Đản Sinh (Cửu Long),cũng theo cách trang trí trên.La Hán:  Linh động nhất trong toàn thể những công trình nầy thì phải kểđến các pho tượng chư vị La Hán. Tượng lớn bằng người thật, cótượng đứng, có tượng ngồi, ở phía tường hậu của thượng điện. Tấtcả còn lại 14 pho tượng (trước kia là 18 pho); mỗi pho tượng đềubiểu hiện cử chỉ, phong thái riêng, trang phục riêng.Tượng của 18 vị tổ:- Tổ Ma Ha Ca Diếp: tượng đứng cao 188cm, bệ cao 40cm. Ông xuấtthân là thợ rèn, rất thông minh và khoẻ mạnh, có chí tu hành theoPhật đi giảng kinh. Pho tượng thể hiện một người lao động chửng chạc, trán hơi nhô,lưỡng quyền cao, má góp, lông mày rậm, râu tỉa gọn, tay phải đểngang ngực, tay trái thu vào nách; được bày thờ tại trung tâm,trên điện thờ Phật.- Tổ A nan Đà: tượng đứng, cao khoảng 175cm, bệ cao 42cm. Ông làem ruột của Phật, tiếp nối Ma Ha Ca Diếp, nổi tiếng thông minh vàtrí nhớ phi thường. Trong Phật kinh, A Nan có nghĩa là "hoan hỷ".Pho tượng của vị nầy thể hiện con người có niềm vui bên trong,tay ôm bó kinh, thể hiện sự trân trọng các trước tác uyên bác củađức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.- Tổ Gia Na Hoà Tu: tượng ngồi, cao 115cm. Là Thánh giáng trần,nằm trong bụng mẹ 8 năm trời. Thích tìm hiểu và so sánh các nềntriết học. Pho tượng trình bày trong tư thế ngồi bắt chéo, như sắp đứng lên.Vầng trán cao rộng, mắt nheo lại trong dáng điệu suy tư một điềugì. Cơ thể gầy gò.- Tổ Ưu ba Cầu Đa: Pho tượng ngồi, cao 99cm, bệ đá cao 42cm. Đắc đạonăm 20 tuổi, thường hay đi thuyết pháp khắp mọi nơi. Nổi tiếnghùng biện.  Pho tượng thể hiện một người ngồi trên gót chân, hai tay đặt trênđầu gối trái, mắt nhìn thẳng về phía trước dáng đăm chiêu.- Tổ Đề Ca Đa: Pho tượng đứng, chiều cao 168cm, bệ cao 42cm.Tương truyền khi sanh ra thì ánh sáng trong châu thân toả khắptrời đất.  Tượng thể hiện một  người đang đi, tay  mang nải, dángđiệu khoan thai, phóng đạt.- Tổ Di Trà Ca: Tượng ngồi, chiều cao khoảng 102cm, bệ cao 41cm.Ngồi theo thế bán già, một tay để trên đầu gối; tay kia cầm haiđoá hoa sen.- Tổ Ba Tu Mật: Tượng ngồi, chiều cao 112cm, bệ cao 42cm. Xuấtthân là người dòng quý phái, trải qua nhiều tôn giáo trước khitheo đạo Phật.  Tượng ngồi thoải mái. Một tay đặt trên đầu gối. Tay kia đang cầmchiếc quạt gải sau lưng. Pho tượng thể hiện tuyệt mỹ một ngườigầy còm, tu khổ hạnh.- Tổ Phật Đà Nan Đề: Tượng ngồi, chiều cao 122cm, bệ tượng 65cm.Thoạt tiên tu theo đường khoái cảm, sau tìm hiểu Phật pháp và đầuPhật. Trí tuệ uyên bác lạ thường. Hiểu biết nhiều ngành khoa họctự nhiên. Pho tượng thể hiện một người ngồi trầm tư, suy nghĩ, đôi lông màynhíu lại. Một tay cầm chiếc "ta đà la", tay kia cầm ngòi bút.- Tổ Phục Đa Mật Đa: Tượng ngồi, chiều cao 118cm, bệ tượng cao65cm. Tương truyền cho đến 50 tuổi vẫn chưa đi được, chưa biếtnói, chỉ nằm. Sau được tổ Phật Đà Nan Đề giáo hoá, lĩnh hộinhanh chóng và trở thành người hoạt bát. Tượng ngồi trong thếkiết già. Tay khoanh tròn, lần dưới các lớp áo choàng.- Tổ Hiếp Tôn Giả: Tượng đứng, chiều cao 156cm, bệ cao 34cm.Tương truyền nằm trong bụng mẹ suốt 60 năm trời. Khi ra đời thìkhông bao giờ ngủ. Tượng đứng thẳng, trong khi đang thuyết pháp.- Tổ Phương Nam Hoả Tu: Tượng đứng, chiều cao 161cm, bệ cao 34cmTrước khi theo giáo lý Phật đã từng là một thuyết khách tàiba. Pho tượng thể hiện vị tổ nầy đang lễ bái đức Bổn Sư Thích caMâu Ni, để tỏ lòng kính mộ Ngài.- Tổ Mã Minh: Tượng ngồi, chiều cao 112cm, có bệ 56cm. Vị tổ nầyhọc vấn uyên thâm từng tranh cãi với ma quỉ trong suốt ba nămtrời. Nét mặt tin tưởng, thường hiện ra trong những cuộc tranhluân.- Tổ Ca Tỳ Ma La: Tượng ngồi, chiều cao 89cm, bệ 46cm. Nguyêntrước mà một "ma vương" được tổ Mã Minh giáo hoá. Về sau, muốngiác ngộ quần sanh đã đưa 3,000 đệ tử của mình quyy Phật. Dáng thản nhiên, mắt nhìn thẳng như muốn giáo hoá kẻ ác.- Tổ Long Thọ Tôn Giả: tượng đứng, chiều cao 132cm, bệ 34cm.Tương truyền trước là một "con rắn" đã được tổ Ca Tỳ Ma Ha giáohoá và quy y Phật Pháp.- Tổ La Hầu La Đà: tượng ngồi, chiều cao 132cm, bệ tượng 34cm.Đáng nói nhất trong các công trình điêu khắc trên đây là tượngđức La Hầu La (Rahula) (tức con trai của Thái tử Tất Đạt Đa) và tượngPhật Tuyết Sơn (tức tượng đức Thích Ca trong thời kỳ tu khổhạnh). Tượng đức La Hầu La, vốn người Bắc Ấn, nhưng khi thể hiệnlại đã được Việt Nam hoá. Đây là khuôn mặt của một nhân vật trungniên, với nhiều tướng tốt như: mặt hơi bẹt, đôi mắt khép kín trầmngâm, môi mỏng, tai dài. Cũng như tượng Tuyết Sơn, tượng nầy gầygò, ốm yếu, với lớp áo rộng choàng chung quanh. Những nếp áo được chạmvới đường nét tinh vi, phất phơ trước gió. Đức La Hầu La trong tưthế chuẩn bị lên đường; một tay chống gậy hướng phía trước; taykia đặt trên đầu gối. Khuôn mặt trầm tư khổ hạnh, hình dáng khi trở vềgià. Bên cạnh ngài là một chú hươu sao, nằm quay đầu, mặt ngẩnglên trên; toàn cảnh trông thật sinh động. Toàn cảnh mô phỏng theomột bức tranh cổ cũng được treo trong chánh điện chùa Tây Phương.Bezacier viết:  Pho tượng của đức La Hầu La (Rahula), con của thái tử Tất Đạt Đa, tức đức Thích Ca Mâu Niđã theo cha tu hành và đắc đạo. Pho tượng nầy đã được chuyển hoátheo sắc thái Việt Nam với những đường nét thần tình, từ nét mặtđến nếp áo, y hệt như một cụ già Việt Nam đang ngồi trầm tư mặctưởng. Hai bàn tay gầy guộc, trông rõ từng đốt xương, một tay cầm gậy,còn tay kia để trên đầu gối, diễn đạt thế ngồi thật thoải mái củamột vị tu sĩ già nua.- Tổ Tăng Già Nan Đề: Tượng ngồi, chiều cao 79cm, bệ 35cm. Vốn làhoàng tử, gặp nhiều éo le trong hoàng tộc, xuất gia tìm được giảithoát. Mắt nhìn xuống giòng sông, dáng suy tư.- Tổ Già Gia Xá Đa: Tượng đứng, cao 134cm, bệ 39cm. Nổi tiếng làvân du để thuyết pháp không mệt mỏi "đi theo chiều gió".- Tổ Cưu Ma La Đa: Tượng ngồi trên toà sen, cao 99cm, bệ cao39cm. Trước là "người trời", do phạm lỗi, bị đày xuống trần giới,trước theo đạo Bà La Môn, sau theo Phật Pháp, nổi tiếng về nghịluân. Tượng thể hiện đôi mắt sáng quắc, biểu trưng trí thôngminh.- Tổ Chà Dạ La: Tượng đứng, cao 119cm, bệ tượng 37cm. Sinh tronggia đình nghèo nàn, sau cố gắng học hành, tu tĩnh và trở thànhmột đại đệ tử đức Phật nổi tiếng từ bi và uyên thâm. Tượng thể hiệnngười ốm yếu, trán rộng, mắt sáng.7- Điêu khắc chùa Mía (Sùng Nghiêm Tự - Sơn Tây): Những công trình điêu khắc tại chùa Mía  còn đượcbảo lưu cho đến nay rất lớn nhưng không thuần nhất. Phần lớn donhiều chùa chung quanh vùng, trong thời chiến tranh bị hư hỏng đãđược thỉnh về chùa nầy. Trong số đó, những pho tượng có phongcách điêu khắc thế kỷ XVIII chiến địa vị quan trọng vào bậc nhất.Theo thống kê gần đây thì chùa Mía có đến 287 pho tượng lớn nhỏ(nghiên cứu năm 1998), tuy nhiên nổi tiếng nhất trong những côngtrình nầy, được xem là tuyệt tác nhất đó là tượng đức Quan thế ÂmTống Tử.Hai pho tượng Hộ Pháp (Thiên và Ác) cao 3,45m, kể cả bệ (bệ cao40cm) và 8 pho tượng Kim Cương cao 2,2m là những nét đặc trưngcho loại tượng làm bằng đất sét, bên ngoài đắp phủ sơn. Theonhững nhà nghiên cứu thì tính chất tạo dáng ở đây có nhiều chitiết và màu sắc rất sinh động; nếu đem so với những tượng KimCương chùa Tây Phương làm bằng gỗ, thì tượng Kim Cương chùa Míanhờ đắp bằng đất, dễ đi vào chi tiết, cho nên những đường nétthay đổi mạnh mẽ hơn, cương hoạt hơn. Các màu vàng nâu, màu sonđỏ, màu xanh, màu hồng, màu tía được phủ rất hoà hợp, tự nhiên,không tương phản, cường điệu.Mười tám pho tượng La Hán, có chiều cao trung bình khoảng 1,35m,cũng làm bằng đất sét tô màu, cấu trúc giản dị. Nghệ nhân chútrọng đến sự dịch chuyển khác nhau của từng chi tiết, đồng thờinhìn chung, cũng nhất quán toàn bộ, tạo thành một bức tranh toàncảnh khá linh động.Trên thượng điện có các pho tượng Tứ Bồ Tát, có chiều cao trungbình 1,30m kể cả bệ tượng, cũng cùng một phong cách kiểu sức củanhững pho tượng La Hán kể trên. Những động tác khác nhau: chắptay trước ngực, giơ tay lên chỉ định, cầm lọ hoa, tư thế thiềnđịnh.Tượng Quan Thế Âm mô tả một phụ nữ thùy mị, vẻ mặt thoáng buồn,hiền hậu, tay ẳm một đứa bé (tống tử) kháu khỉnh. Những đường nétđiêu khắc mềm mại, tự nhiên về dáng điệu, sinh động về tinh thần.Pho tượng Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật ở đây rất đẹp, trangnhã, được đánh giá là loại tượng đẹp nhất trong điêu khắc cổ.Tượng đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni và hai Thị Giả đều làm bằng đấtphủ, phủ sơn. Ngoài ra còn có các tượng đồng thếp vàng cỡ nhỏ(khoảng 30cm) là tượng các quan hầu.Trên gác ở tam quan có treo một chuông đồng đúc năm Cảnh Hưngthứ 4 (1743) và một khánh đồng đúc năm Thiệu Trị thứ 6 (1846).

8- Điêu khắc chùa Tây AnTrong bài bia Vĩnh Tế Sơn được dựng lên vào tháng tư năm 1828 củaThoại Ngọc Hầu cũng đã tả lại khung cảnh tươi đẹp của ngôi chùa TâyAn như sau:  "Rành rành chân núi trắng phau. Trơ trọi ngọn tre xanhngắt. Cảnh núi trở nên tươi đẹp, sừng sửng vọt lên. Ngắm dòng nướcbiếc bên bờ cao, ruộng vườn bao quanh chận lấy núi. Hơi tan tuôn cuốnlẫn khói lam chiều. Chùa chiền trên chót, hương toả mây hồng. Thậtkhông kém gì phong cảnh trung châu vậy..."Về việc xây dựng chùa tháp miền Nam trong thời gian đó, những nhànghiên cứu kiến trúc Phật Giáo Việt Nam đã viết như sau: "Trongnam Bộ, vùng đấy nầy (Châu Đốc) nổi tiếng sùng tín đạo Phật, chùatháp mọc lên hàng loạt. Người các nơi đến để khai phá đất đai, họdựng lên chùa để cầu an, cầu phước, để gần nhau, giúp đỡ nhau,trong việc làm ăn sinh sống".Trong thời gian ban đầu, ngôi chùa chưa có một quy mô và diệnmạo kiến trúc như hiện nay, mà chỉ được xây dựng bằng tườnggạch, nền cuốn đá xanh, mái lợp ngói nhưng không lớn lắmTừ đó đến nay, qua bao nhiêu biến chuyển, chùa Tây An  đã bị hư hỏng nhiều nhưng cũng đãkiến thiết kịp thời và những lời truyền tụng như trên đến nay vẫncòn nhiều ý nghĩa.Chùa Tây An đã hai lần được trùng tu đại quy mô: lần  thứ nhấtvào năm 1861, do Hoà thượng Nhất Thừa chủ  trì trùng tu chánh điện vànhà Tổ rộng rãi thêm và có nhiều công trình điêu khắc trang nhã hơn;qua lần thứ nhì vào năm 1958, do công trình của thiền sư Bửu Thọ;những công trình chính trong giai đoạn sau gồm có: xây ba ngôi lầucổ, xây tiền đường của chùa, xây dựng và trang trí lại ngôi chánhđiện.  Qua những đường nét kiến trúc và điêu khắc, nền mỹ thuật nầychịu ảnh hưởng của Ấn Độ và Hồi Giáo kết hợp lại. Du khách đến vãncảnh hay lễ bái chùa phải lên 32 bậc thềm, vào cổng chùa, qua Đôngmôn hay Tây môn, trước  khi đến tiền sảnh rộng thênh thang của ngôichùa. Ngôi chùa được bố cục theo hình chữ Tam, chính giữa là chánhđiện; bên phải là khu mộ tháp; bên phải là nhà Tây lang. Ngay ở cửa tam quan, đã trông thấy được tượng Phật Bà Quan Âm Thị Kính tay bếThị Mầu. Đây là pho tượng Quan Âm Tống Tử mà người bình dân thường quengọi là Quan Âm Thị Kính. Pho tượng diễn tả tư thế của một phụ nữđang bồng con, nét mặt của pho tượng cho thấy đây là một phụ nữhiền thục, đượm vẻ buồn bả, ẵm đứa bé kháu khỉnh. Đường nét chạmkhắc của pho tượng mềm mại, sinh động.Pho tượng nầy được trình bày theo sự tích Quan Âm Thị Kính đượctruyền bá sâu rộng trong dân gian. Theo những nhà nghiên cứu lịchsử nghệ thuật thì loại tượng nầy xuất hiện ở Việt Nam tương đốimuộn, niên đại vào thế kỷ XVIII hay XIX về sau.Hình thức pho tượng nầy có thể xem là việc đổi mới của tượng QuanThế Âm Tọa Sơn,tuy nhiên khi thờ phụng thì hai tượng được thiếttrí đăng đối nhau. Tại chùa Mía (Hà Tây) pho tượng Quan Thế ÂmTống Tử được xem là đẹp nhất về đồ hoạ, màu sắc và thể dáng trongtất cả những pho tượng cùng chung thể tài nầy. Tượng to vừa phảibằng con người thực, dáng dấp của một thôn nữ hiền thục, phúc hậu,ngồi trên một mỏm núi, chân trái hơi co, còn chân kia duỗi thẳng,rất tự nhiên, hai tay đỡ một đứa bé (con của Thị Mầu). Bên cạnhcó một con vẹt đậu, mà theo một số truyền thuyết (Quan Thế ÂmTruyền Kỳ - 1943) thì con vẹt biểu trưng cho Thiện Sỹ.Những chi tiết chạm khắc trên đã theo như tích truyện, mà trongđó đứa bé thì được hình dung hoá là "chúng sanh trong bể trầmluân". Nhìn chung lại, những hình tượng đức Quan Thế Âm rất gần gủi vớingười bình dân Việt Nam, thường biểu hiện cho sự "cứu khổ, cứunạn", "viễn ly khổ ách". Những ngôi chùa thuộc Phật Giáo Đại Thừathường thiết lập tượng nầy trong nhiều kiểu dáng, có khi có đủ 5kiểu nêu trên.Ngoài những loại tượng Quan Thế Âm kể trên, nhiều chùa còn có bộtranh Thập Điện Diêm Vương đang xét xử những người từng gây nhiềutội ác trên dương thế; trong đó có cả cảnh đức Quan Thế Âm vàotận ngục thăm hỏi và cứu độ chúng sanh. Trước thềm của chùa có hai tượng voi: một con voi trắng cósáu ngà, một con voi đen có hai ngà. Chùa lợp mái chồng diêm hai cấp,lớp ngói kiểu đại ống; thỉnh thoảng có điểm xuyết hình tứ linh.Mái tam quan, cửa đông và cửa tây mang kiến trúc thuần túy dân dãViệt Nam, Mái lợp ngói âm dương có hai lớp như nhiều kiến trúachùa chiền ở miền Bắc, nhằm thể hiện một quan niệm vũ trụ củaDịch học: "âm dương phải giao hoà trong ứng xử".Trên mái che có trang trí hình sư tử, con vật thuờng được xưngtán là hiện thân cho sức mạnh siêu linh; hai con rồng tranh châumang vẻ đẹp tượng trưng cho sự giao hòa của vũ trụ. Bên cạnh đólà những hoa văn thường gặp ở các ngôi chùa cổ như hoa cúc, hoasen thường gặp ở các ngôi cổ tự miền Trung hay miền Bắc. Qua khỏimái của tam quan, Đông môn và Tây môn vút lên cao, trông tựa "nhưvạch một tia chớp vào cõi thiên nhiên". Qua những đường nét nầycho thấy, ngay từ cửa tam quan, Đông môn và Tây môn, chùa Tây Anđã không mang vẻ dị biệt gì so với các ngôi chùa khác trong toànvùng. Tất cả những linh vật trang trí và chạm khắc, những nét hoavăn bao quanh... đều là sự phản ánh tâm hồn thuần túy dân tộc.Về điện thờ, chùa Tây An có những nét chung của đa số chùa chiềnNam Phần. Từ ngoài cửa đi vào, trước mặt của phần chánh điện làcác pho tượng được bài trí theo lớp lang. Chùa thờ đức Phật A DiĐà cho nên lớp trong cùng cao nhất là tượng đức A Di Đà; sau đólần lượt là các tượng Phật khác.Ngay nơi cửa ra vào, bên trái có bàn thờ cô Hai Hiên mà người dântrong vùng thường gọi là "Phật Cô Hai"; bên trái là ban thờ CửuThiên Huyền Nữ; ở chính giữa thờ Thất Thánh có Chúa Tiên mặc áoxanh, chúa Ngọc mặc áo nâu đứng hầu.Như thế, về phương diện tín ngưỡng, chùa Tây An là sự hỗn dungphối tự với nhiều tượng thờ của các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau.Có thể thấy ngay sự hiện diện của một tín ngưỡng trong dân gian:đó là tín ngưỡng thờ Mẫu. Việc thờ Mẫu gắn liền với thờ Phật làtrường hợp bình thường trong nhiều chùa chiền, đáp ứng với nhucầu tín ngưỡng bình dân. Tuy nhiên ở chùa Tây An, tất cả tượngliên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu, như bà Chúa Tiên, bà Chúa Ngọc,được thờ trong cùng một gian với các tượng Phật. Với kiểu dángbài trí nầy, cho thấy rõ mô thức "tiền Mẫu, hậu Phật" (bên ngoài thìthờ Mẫu, bên trong thì thờ Phật). Điều nầy cho thấy trọng tâm thờphụng của chùa, mà các vị trụ trì đã chủ trương từ đầu, khác vớinhiều ngôi chùa miền Bắc (tiền Phật, hậu Mẫu).Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Sự bài trí tượng thờ trong điệnthần của chùa Tây An đã chứng tỏ sự hội nhập giữa tín ngưỡng thờMẫu đan xen giữa Đạo Giáo và Phật Giáo. Tất cả đều bài trí trongcùng một gian chính điện. Với tín ngưỡng thờ Mẫu ở đây, điều đángnói nhất là những pho tượng thờ Mẫu xuất hiện ngay một nơi mà tụcthờ Mẫu đã lựa chọn bà Chúa Xứ để phụng thờ trong một quy mô lớnlao. Hơn thế nữa, trong các ban thờ Mẫu tại chùa Tây An, cómột nhân vật được phụng thờ khác lạ; đó là nhân vật Cô Hai Hiên.Căn cú theo truyện tích thì: đây là người con gái nhà Mân, làmnghề bán bánh lột, bị chết chìm xuống sông, nên đã được lập thờcùng với các bà Chúa Tiên, Chúa Ngọc, Cửu Thiên Huyền Nữ. Sựphụng thờ nầy càng làm nổi rõ tín ngưỡng thờ Mẫu đối với ngườidân vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn không hề đứt đoạn, cũng nhưsự tồn tại với người nông dân Việt Nam. Sức mạnh tín ngưỡng thờMẫu đã phát triển mạnh mẽ trong việc thờ cúng tại chùa Tây An, đãkhiến cho việc bài trí trong chánh điện có vẻ rối rắm. Tuy nhiên,với ý niệm thờ cúng thì trong tư duy tín ngưỡng bình dân lại rấtlớp lang hợp lý.Mặt khác, điện thờ chùa nầy còn có khá nhiều các loại tượng. Cóthể gặp ở đây từ các tượng Thập Bát La Hán cho đến các loại tượngTiên, tượng Thánh của Đạo Giáo với đủ các chất lịêu, kích cỡ khácnhau: lớn có, nhỏ có, bằng gỗ có, bằng đá có, bằng xi măng có, cónhững pho tượng bằng đồng mới kiến tạo trong thời gian gần lạiđây nữa. Tính chung toàn bộ điện thờ có trên 200 pho tượng. Nhữngnhà nghiên cứu nghệ thuật thường ca ngợi nghệ thuật tạo hình củanhững pho tượng gỗ của thế kỷ thứ XIX, mà không một ngôi chùanào tại An Giang có đầy đủ những thể loại đa dạng và sinh độngđến như vậy cả.Trong những công trình đồ tượng, điêu khắc, hoạ hình nầy, khôngthể không đề cập đến những ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer chiphối. Ở phía những khung cửa, những đường viền chung quanh cổlâu, những chim Garuda nối tiếp nhau do sự tiếp thu văn hoá Khmercủa nền văn hoá Óc Eo trước đây. Tất cả những hiện vật thờ cúngnầy tuy đa dạng, nhưng nhìn chung vẫn thấy được sự hài hoà, đanxen vào nhau rất cân đối.Ngoài những điện thờ, bên ngoài chúng ta còn thấy được nhiều mộtháp nằm phía bên phải của chuà. Năm ngôi tháp cổ, từ ngôi thápcủa Hoà thượng Hải Tịnh cho đến tháp của thầy Nguyễn Thế Mật nóilên lòng sùng kính của những bậc tu hành có công xây dựng, hoằngpháp tại đây.

Mỹ thuật Phật Giáo Việt Nam

A- Kiến trúc chùaĐời Đinh, Lê:  Theo Thiền Uyển Tập Anh có nhắc đến những ngôi chùa nổitiếng trong thời kỳ nầy như chùa Đại Vân, chùa Vạn Tuế. Chùa Tháplà ngôi chùa mà ngày nay chỉ còn thấy dấu vết nền cùa ở ven sôngHoàng Long. Trong một số đá tảng chân cột có viên hình vuông cócạnh dài đến 1,06m, chứng tỏ quy mô kiến trúc chùa rất lớn. ChùaBà Ngô ở Hoa Lư tương truyền cũng được xây dựng vào đời nhà Đinh.Tại kinh thành Hoa Lư có tìm thấy vết tích của chùa Nhất Trụ.Thành thử  ngôi chùa hiện tại không phải là kiểu kiến trúc cổ.Sở dĩ chùa có tên là Nhất Trụ vì trước chùa có một cột đá cao,khắc bài chú trong kinh Thủ Lăng Nghiêm và một số bài kệ khác.   Đời Lý:  Vào đời Lý, Phật Giáo phát triển mạnh mẽ, bành trướng trên nhiều địahạt khác nhau, trong đó kiến trúc, nghệ thuật tạo hình, hội họa,điêu khắc chùa chiền, bửu tháp, điện Phật cũng chịu ảnh hưởng theo. Theo xu thế nầy,  vấn đề hoằng dương Phật Pháp trong đời nhà Lý đượctriều đình ra sức nâng đỡ, coi trọng và được củng cố bằng những sắcchỉ quan trọng. Văn hóa Phật Giáo đi vào đại chúng bắt đầu triều đại nầy.Sự lớn mạnh của Phật Giáo đời Lý đã đem lại nhiều ưu thế về lịch sử bànhtrướng, hành đạo, truyền đạo, cả đến các lãnh vực thuộc văn hóa, nghệthuật mang tính chất bác học lẫn tính chất đại chúng. Năm 1031, nhà vuađã ban nhiều sắc chiếu cho chính quyền địa phương cũng như tín đồ xâydựng đến 950 chùa khắp nhiều địa phương trong một thời gian ngắn; nhiềucao tăng từ Trung Hoa cũng sang truyền bá Phật Giáo trong thời gian nầy.Giới quý tộc trong thời gian đó cũng đã tham gia những công trình xâydựng.  Những công trình  xây tháp và đúc chuông được tiến hành ở nhiều nơitrong nước. Từ kinh đô đến nông thôn, đâu đâu cũng dấy lên một phongtrào học đạo, hành đạo và truyền đạo sôi nổi.Những thế hệ sau lại thường trùng tu chùa chiền thường xuyên, đồng thờicũng được tín đồ bảo vệ. Những luật lệ trong thời nầy đã cấm người thường dân không được xây những ngôinhà lớn, khang trang hơn nhà quan hay trong cung đình.     Những nét điển hình trong việc xây cất chùa chiền dưới đời nhàLý là:  (1)  Những ngôi chùa đời nhà Lý được xây dựng quy mô, vữngchắc. Việc xây bửu tháp, tượng Phật thường xuyên được tổ chức khắpnơi. Nhiều vị danh sư từ Trung Hoa được mời sang giảng kinh vàchứng minh giới đàn.   (2) Những ngôi chùa đời Lý thường chiếm những vị trí tốt đẹp. Chùađược xây trên những ngọn đồi, có long, có thủy. Chùa Phật Tích trênnúi Lạn Kha, chùa Giạm trên núi Giạm, chùa Quỳnh Lâm trên núi TiênDu, chùa Sùng Thiện Diên Linh trên núi Đọi, chùa Chính Sơn trên núiNgô Xá, chùa Báo Ân trên núi An Hoạch, chùa Linh Xứng trên núi LĩnhSơn...   (3) Ảnh hưởng Chiêm Thành: Kỹ thuật xây cất, điêu khắc, trang trítrong ngoài ngôi chùa có những đường nét chịu ảnh hưởng Chiêm Thành.Chùa Phật Tích xây trên núi Lạn Kha một điển hình về các thắng cảnh;thậm chí dân chúng còn tương truyền có thần tiên hiện lên trong vùng nầy.Chùa Giạm được xây trên triền phía Tây Nam của vùng đồi núi Giạm,cũng là một thắng cảnh nổi tiếng khác về lãnh vực kiến trúc, điêu khắc.Chùa Quỳnh Lâm xây trên vùng đồi núi Tiên Du cũng là một kỳ công khácdo sự đóng góp lớn lao chung  của dân chúng, chính quyền địa phương vàchính quyền trung ương.Chùa Linh Xứng ở trên núi Ngưỡng Sơn nổi tiếng có nhiều bảo tháp caovà xây rất công phu. Nơi đây tập trung nhiều bộ kinh quý giá.Chùa nầy trở thành một quần thể kiến trúc khá hoà hợp và công phu.Chùa Hướng Nghiêm xây dựng trên núi Can Ni (xã Lâm Trang - ThanhHoá)  được nhiều vị cao tăng từ Trung Hoa sang tu hành và thuyết pháp,trong đó có những đại sư danh tiếng như: Huyền Nghiêm, Trí Tịnh, ĐạoTràng, Trí Quang...Chùa Bà Tấm ở huyện Gia Lâm  tương truyền là có đức Phật bà Quan ThếÂm hiện ra và cứu độ, phù trì cho nhiều người dân nghèo trong vùng nầy;chùa được dựng lên ngay sau đó và 12 ngọn tháp nhỏ tiêu biểu  việc thờphụng 12 đại đệ tử của đức Phật. Chùa Báo Thiên ở Hà Nội là nơi vua vàtriều đình đến hành lễ trong những ngày chính lễ Phật Giáo. Nhiều bảotháp cũng được xây lên trên những ngọn đồi hùng vĩ, cao hơn chung quanh.    Đời Trần: Xã hội Việt Nam đời  nhà Trần trong tình hình nầy đã đưa PhậtGiáo đến độ hưng thịnh cao nhất. Những ngôi danh tự quan trọng cũngđã quy tụ nhiều nhà sư nổi tiếng: Hai ngài Pháp Loa, Huyền Quang đãtừng đứng ra tổ chức những đoàn truyền đạo, tu bổ chùa chiền kể cảnhững ngôi chùa danh tiếng trong kinh đô và chung quanh kinh đô. Nhà Trần cũng xuống chiếu bắt quan lại địa phương phải trùng tu nhữngngôi chùa danh tiếng như: Diên Hựu, Bảo Thiên, Khai Nghiêm, Yên Phong,Thái Nghiêm, Thái Đạo... Mỗi xã thôn dù lớn dù nhỏ, tất cả đều có nhữngkế hoạch phát triển Phật Giáo về chùa chiền và về nhân sự. Thậm chítrong những tổ chức chỉnh đốn hàng tu sĩ cũng được triều đình đặt thànhnguyên tắc để thi hành.  Những chức quan lại  mang tên Pháp Bảo, PhápHoá, Pháp Truyền... trong triều đình đủ chứng tỏ những triều vua nhàTrần đã đặt việc chấn hưng nầy lên  hàng quốc sách. Những người racông đóng góp trong mọi cuộc kiến thiết chùa chiền nầy đều được nhàvua và các quan lại địa phương tưởng thưởng. Tinh thần Phật Giáo triềuđại nầy cũng đã ăn sâu vào những ngành văn chương, nghệ thuật, họcthuật, kiến trúc, điêu khắc, nhân văn... Ngoài những chương trìnhquảng bá Phật Giáo ra, chính quyền lại còn hoạch định và hoàn thànhviệc xây thêm những ngôi chùa danh tiếng. Tính ra, có đến 102 ngôichùa trong toàn quốc, lớn hay nhỏ đã được xây dựng trong vòng 5 năm,quả là một kỳ công hiếm có trong chương trình xây dựng nầy.Trong số những công cuộc trùng tu lớn lao trong giai đoạn  nầy, phảikể đến: chùa Hương Tích (Hồng Lĩnh, Nghệ Tĩnh), chùa Hoa Long, chùaThông (Thanh Hoá), chùa Hang ở núi Úc (Hoàng Liên Sơn), tháp Bình Sơn (Vĩnh Phú)tháp Bái Khê (Hà Đông), chùa Phổ Minh (ngoại thành Nam Định),chùa Dương Liễu (Hà Sơn Bình)... Những ngôi chùa  lớn  trên núi Yên Tử  được xem là quymô nhất và được trùng tu không ngừng.  Thượng tọa Thích Mật Thể,khi viết về giai đoạn phát triển  Phật Giáo lớn lao nầy cho biếtthêm:  Nhà vua cũng khuyến khích và giúp đỡ nhiều phái đoàn tăngsĩ lên đường sang Trung Hoa để cung thỉnh nhiều bộ kinh giá trịtrong chương trình thu thập kinh điển. Bên cạnh đó, nhiều trungtâm đào tạo tăng tài cũng được tổ chức khá sâu rộng. Một khí thếchấn chỉnh chưa từng có trong lịch sử truyền bá Phật giáo từ thờidu nhập cho đến đời Trần. Riêng núi Yên Tử trên ngót 30 km từ chânnúi lên có đến chính điện của chùa Trúc Lâm Yên Tử đã có đến 20 côngtrình nổi tiếng. Tuy Khổng Giáo vốn là cơ cấu chính của triều đình Lý,Trần, nhưng Phật Giáo trong giai đoạn nầy cũng đã truyền bá sâurộng trong dân gian.Ngoài ra còn có những chùa nổi tiếng: chùa Lân, chùa Giải Oan, chùaHoa Yên, chùa Bảo Sái, am Vân Tiên, Thạch Thất Mị Ngư... Mỗi ngôichùa trên đã được kiến trúc theo mô thức riêng và mở rộng thêm nhiềugiá trị nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo Việt Nam trong giai đoạn nầy.Những ngôi chùa được bố cục theo 3 loại: kiểu chữ Đinh, kiễu chữCông và kiểu Nội Công Ngoại Quốc. Có chùa bố cục theo hình chữ Tam.Những  nét  kiến trúc chùa chiền vào đời nhà Lý đã thể hiện ở những nét tiêubiểu như sau: trên nguyên tắc chính thì nghệ thuật nầy đã thể  hiệnđược nhiều đường nét cấu trúc cổ truyền của nền văn minh Đông Sơn.Chẳng hạn như những mái cong vút, trên mái có nhiều mô hình điêu khắckhá tỉ mỉ. Những vật liệu xây cất cũng đã có tiến bộ; thường dùng gạchđá thay đất nung ở giai đoạn trước đó. Những đường nét kỹ thuật cũngkhá hơn nhiều.  Trong "Truyền Kỳ Mạn Lục" của Nguyễn Dữ viết về việc xây dựngchùa chiền vào đời nhà Trần có đoạn: "Các chùa như Hoàng Giang,Đồng Cổ, Yên Sinh, Yên Tử, Phổ Minh, Ngọc Thanh... được dựng lênnhan nhản khắp nơi. Những người cắt tóc làm tăng ni nhiều bằngnửa số dân thường. Nhất là ở huyện Đông Triều, sự sùng thượng lạicàng quá lắm: chùa chiền dựng lên, làng lớn có đến hơn mười chùa,làng nhỏ cũng có chừng năm sáu; ngoài bao bằng lũy, trong tô vàng son..."     Đời Lê: Khi nhà Lê (1428 - 1788) bắt đầu xây dựng cơ nghiệp vào thế kỷthứ XI, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn, tất nhiên Phật giáo suyyếu dầu. Những điều nầy không có nghĩa là Phật giáo đã bị đẩy lùihoàn toàn. Trong tín ngưỡng dân gian kết hợp với tín ngưỡng Phậtgiáo đã có từ trước, đã tạo thành một sức mạnh tiềm tàng mà ngaycả những ông vua Lê theo Nho giáo cũng khó vượt qua. Chẳng hạnnhư năm 1434, có hạn hán, vua Lê Thái Tông đã phải sai qua rướcPhật từ chùa Pháp Vân (chùa Dâu) về kinh thành Thăng Long để cầumưa, dựng đàn chẩn tế ở ngay điện Cần Chánh. Năm 1448, có hạnhán, vua Lê Nhân Tôn ra lệnh cho quan lại cao thấp trong triềuphải ăn chay và tới chùa Báo Ân ở cung Cảnh Linh để làm lễ đảovũ. Đích thân nhà vua lạy trước điện Phật. Lần nữa, tượng Phậtlại được rước về ở chùa Báo Thiên ở kinh đô và các sư tăng đượclệnh đến tụng kinh, cầu nguyện. Như vậy trong giai đọan nầy, các chùa vẫn được xây dựng. Vì lẽ đócho nên đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông đã ra lệnh :"Cấm xây cấtthêm các ngôi chùa mới". Tuy rằng trong thế kỷ XV, Phật Giáo mất vai trò chính trị và ýthức hệ của mình tại triều đình như thời Lý Trần, trong guồng máychính quyền, tuy nhiên vẫn được tiếp tục phát triển tại vùng thônquê trong quảng đại quần chúng. Tại những nơi nầy, Phật Giáođược truyền bá không theo hướng tìm đến các triết lý sâu xa, màtrong những tầng lớp quần chúng bình dân, đã dần dà hình thànhtruyền thống văn hoá Phật Giáo dân gian. Để tồn tại và pháttriển, Phật giáo lại còn hỗn dung với những nguồn tư tưởng khác.Nhiều nơi thiết lập hệ thống thờ cúng "tiền Phật hậu Thần" hay"tiền Phật hậu Thánh" cũng không ngoài chiều hướng phát triểnnầy.Đời Mạc: Đến đời nhà Mạc, những cấm đoán đối với Phật Giáo đã không cònnữa. Nhà Mạc với nguồn gốc là dân chài, đã tỏ ra phóng túng trongsinh hoạt, coi trọng tinh thần tư do của làng xã bên cạnh đờisống làng xã được phát triển lên, nhiều quý tộc hay hoàng tộccũng quan tâm đến việc xây dựng chùa chiền. Chùa chiền đời Mạcnhờ đó được phục hưng. Môt số kiến trúc chùa đương thời còn lưulại dấu tích. Những cuộc khai quật gần đây cho biết đã tìm thấyđược 2,000 tấm bia và quả chuông.Nhiều ngôi chùa như chùa Cói, chùa Thượng Trưng (Vĩnh Phú), chùaNinh Hiệp, chùa Đa Tốn (Hà Nội), chùa Mễ Sở, chùa Đông Ngọ, chùaCôn Sơn (Hải Hưng), chùa Bối Khê, chùa Hương Trai (Hà Tây), chùaTrà Phương (Hải Phòng), chùa Phổ Minh (Nam Hà)... cùng hàng trămngôi chùa khác đã được trùng tu với quy mô lớn hơn hay làm mớilại trong thế kỷ XVI đời Mạc.

B-  Điêu khắc Phật GiáoĐời Lý: Trong giai  đoạn nầy, chùa  tháp được xây  dựng rấtnhiều, khắp đất nước  "chỗ nào có người ở tất có  chùa Phật" và ""hễ chỗ nào núi cao, cảnh đẹp, đều mở mang để lập chùa" (ĐVSKTT).Đại Việt Sử  Ký Toàn Thư chép:  "Vua sai thợ tạc  hơn nghìn pho tượngPhật,  vẽ hơn  nghìn bức  tượng Phật,  làm bảo  phướn hơn một vạnchiếc, đến đây  công trình đã xong làm lễ  khánh thành. Trong mộtbia văn  tìm thấy được  tại chùa Quỳnh  Lâm (Quảng Ninh)  có đoạnviết về  pho tượng đời  Lý "Vị  sư  Không Lộ Thượng  đúc dựng photượng Di Lặc cao 6 trượng". Pho tượng đức Phật A Di Đà hiện còn lưu lại ở chùa Phật Tích(Hà Bắc) là  pho tượng Phật duy nhất  vào đời Lý còn sót  lại chođến ngày nay. Ngoài những  tượng Phật mà  chúng ta chỉ  biết được qua  những sửsách cũ và sự gắn bó giữa  các tượng với kiến trúc của chùa chiềnthời đại  nầy. Hầu hết  đã đổ nát,  vết tích còn  bảo lưu do côngtrình khai  quật sau nầy. Ngoài  các tượng trên, còn  thấy một sốtượng thú vật bên ngoài các ngôi  chùa nầy. Phần lớn là những convật có  thực, rất quen thuộc  và tìm thấy ngay  tại bản địa, như:voi, ngựa, trâu (ở chùa Phật Tích), khỉ (ở tháp Chương Sơn)...Để cấu tác  những loại tượng hình nầy, các  nghệ nhân thời đó hẳnphải sử  dụng nhiều loại  chất liệu. Đá  được dùng nhiều  nhất vìthích hợp với tính  chất bền vững với thời gian và  quy mô to lớncủa những chùa  tháp thời Lý. Hầu hết những  pho tượng lớn đời Lýcòn giữ  lại đến nay  đều tạc bằng  đá. Ngoài ra,  trong nhiều ditích chùa  chiền thời nầy còn  tìm thấy được những  pho tượng làmbằng đất  nung. Rất nhiều  trong số những  tượng đất nung  nầy lànhững bộ  phận trang trí nhỏ,  những bức phù điêu.  Một loại chấtliệu khác  khá phổ biến là  đồng.Trong những thể tài điêu khắc thì tượng Phật Thích Ca vẫn là quan trọng nhất. Nhữngtượng nầy thường thể  hiện năm giai đoạn trong đời ngài. Tượng Phật Thích Ca ở ngôi chùa lịch sử nầy ngồi trên toà sen mườitám cánh. Tượng cao 1,87 mét tính chung cả bệ  tượng là 2,77 mét.Đức Bổn Sư ngồi kiểu kiết già hai bàn chân để ngửa. Bên ngoài mặcáo pháp 3 lớp. Trên tượng thể hiện đủ 32 tướng tốt: u trên đầu, tóc cuốnkhu ốc, trái tai dài, cổ cao 3 ngấn.  Những  tượng Kim Cương ở đây biểu hiện cho những Thần  tướng nhà trời đượcgiáng xuống trần trong nhiệm vụ bảo vệ đức Phật.  Phần nhiều tại nhữngchùa Việt Nam, Kim Cương  thường có tám vị  gọi là Bát   Đại  Kim Cương.

 Đời Trần: Những ngôi  chùa nổi tiếng trong  đời Trần phải kể  đến: chùa PhổMinh (Nam  Hà), chùa Bối Khê  (Hà Tây), chùa Ngọc  Khám (Hà Bắc),chùa Thái Lạc (Hải Hưng), chùa Non Nước (Ninh Bình), chùa Dâu (HàBắc), chùa Thị Đức (Hải Hưng), chùa Hướng Trai (Hà Tây), chùa QuếDương (Hà  Tây), chùa Xuân Lũng  (Vĩnh Phú), chùa Ngọc  Đình (HàTây), chùa  Nhạn Tháp (Hải Hưng),  chùa Thầy (Hà Tây),  chùa ThanhSam (Hà Tây), chùa Vạn Đồn (Nam Hà).- Chùa Phổ Minh (1262) đến nay còn lưu  lại bộ cánh cửa gian giữa nhà tiềnđường, là  vết tích nguyên  thủy của nó.  Những cánh cửa  nầy làmbằng gỗ lim, to,  dày, chắc nịch. Như vậy đã trên  700 năm mà vẫncòn nguyên vẹn. Bố cục của hình trang trí cân xứng, hài hòa, phầntrên chạm rồng,  phần dưới chạm sóng nước, hoa  văn hình học. Sóngnước gồm  những khung tròn nối  nhau gãy khúc, to  bè, có vẻ bìnhlặng.- Chùa Thị Đức (Hải Hưng) kiến tạo vào năm  1331, nhưng nay chỉ còn lưu lại ítdấu tích, đặc biệt là bia của chùa. Kích thước vừa phải, chiều caochừng 1,5m; bia  dựng trên lưng một hình rùa,  với biểu tượng sâusắc. Khối bia bẹt, có trán cong; đây là kiểu bia truyền thống củathế kỷ trước. Một số họa tiết  trên trán bia còn giữ đủ nét. Diềmbia có  nhiều hình rồng rắn  uốn khúc, cổ chúc  xuống, nhưng đầu ngẩng lên.- Chùa Thông (Thanh Hoá) xây dựng vào  năm 1270; đến nay  chùa bị phá hủyhoàn toàn  chỉ còn lại  một số di  vật nằm rải  rác trên một  mặtbằng. Trong số nầy  đáng chú ý nhất là pho tượng  con sư tử. Kíchthước hình nầy dài 1,25m. Hình nầy diễn tả con sử tử trong tư thếnằm xoải dài, chân thu về phía  trước, đầu ngẩng cao lên. Hình sưtử thiên  về trang trí hơn  là tả thực. Trong  điêu khắc và trangtrí, sư tử  thường biểu trương cho tính tự  nhiên, bình thản, kínđáo, khác với hình con hổ. Với phong cách tạo hình quen thuộc củacon vật nầy thế kỷ trước, toàn thân có những hình khối căng tròn,mập mạp,  nghệ nhân bỏ nhiều  công sức trau chuốt,  tạo những nétmềm mại.- Chùa Bối Khê  xây   năm 1338, nhưng bị hủy  hoại gần hết. Phần cònlưu lại đến nay là một số đầu bẩy, mà sau nầy được dùng lại trongngôi thượng điện  của chùa được trùng tu lại.  Số lớn các đầu bẩyđều chạm hình đầu rồng ngửa lên, há miệng ngoạm lấy cái đấu đỡ xànhà. Đầu  rồng nầy còn giữ lại được nguyên vẹn  đầu rồng truyềnthống, kể từ đời  Lý. Mào rồng có hình ngọn lửa  bốc lên cao, mũirồng to  như phập phồng. Trên  đầu bẩy đều có  những hoa văn dạngxoắn ốc từng  đôi ngược chiều, hình chữ "S".Đời Lê: Chùa Bút Tháp là một quần thể kiến trúc còn giữ lại nhiều di tíchcủa phong cách thế kỷ XVII. Điều đáng nói nhất tại đây là tháp của chùavà pho tượng Quan Thế Âm nghìn tay, nghìn mắt. Theo những tàilệu còn giữ thì tượng nầy được tạc nên vào năm Bính Thân (1656), của nhữngtay thợ lành nghề nhất của làng Phương Xá.Đời Nguyễn: Hầu  hết điêu  khắc, trang  trí trong  các chùa  tháp thường dùngnhiều hình loài vật: long, lân, qui, phụng, dơi, hổ.Rồng đứng đầu  trong bộ Tứ linh, phổ biến  trong những công trìnhđiêu khắc như nóc mái, đầu hồi,  cột kèo, bệ thang cấp, bệ thờ...Rồng trong điêu khắc Phật Giáo Huế đời  Nguyễn khác hẳn với rồng của cáctriều đại trước,  kể từ loại rồng Lý. Hình  rồng như con rắn thần,uốn hình kiểu  "Oméga". Đầu có mào bốc lên,  trông như lưỡi giáo,mang nở  phình, có ý  nghĩa tâm linh.  Rồng đời nầy  do ảnh hưởngrồng Trung Quốc, có tính biểu tượng uy nghi. Hình tượng rồng đạithể như đầu bò, râu người, mõm như mõm lửa, tai voi, vẫy cá, thânrắn, chân vượn. Bên cạnh long là lân. Theo truyền thuyết lân là một linh thú. Conđực gọi là Kỳ,  con cái gọi là Lân. Lân biểu  tượng cho nhân đức,hiều hậu. "Chân không đạp loài vật, miệng không ngậm cỏ non". Nhưvậy, lân  được dùng nhiều trong  nghệ thuật điêu khắc  Phật Giáo.Hình  tượng con  lân trong  dân gian  như một  biểu tượng cho đứchạnh, tu  hành, may mắn,  phúc đức. Rùa (quy) thường đứng chung trong tứ linh. Rùa cũng thường để độibia (bi văn). Rùa là động vật  "sống đến ngàn năm" cho nên thườngtượng trưng cho  trường thọ, cũng như chịu  đựng, nhẫn nhục, kiêntrì. Hình tượng  con rùa dưới dạng  mang theo cổ đồ,  cuốn thư đội bátquái. Trong  điệu thức  điêu khắc   chùa chiền,  hình tượng  rùa thườngngoảnh đầu phóng khoáng, kiêu hãnh,  kết hợp với các hoa lá. Kiểuthức "rùa với bát quái" có  tính triết học phương Đông, quan niệmvũ trụ bao la. Phụng là  loài chim tiêu biểu  cho sự trang nhã,  quý phái. Hìnhchim phụng  rất đẹp với đầu  gà, mỏ diều, mồng  mào diều, mắt nhưgiọt nước,  tóc chim trĩ, chân  hạc, đôi cánh vươn  dài rộng, cónhiều tia,  đặc biệt là  đuôi rất dài,  uốn khúc uyển  chuyển mềmmại giống lông công  có nhiều răng cưa, cổ rắn, sau  đầu và cổ cólông đuôi  nheo.

 Phác thảo ngôi chùa Việt Nam

Dẫn nhậpNgười Việt tiếp xúc với đạo Phật rất sớm, so với nhiều nước trongvùng Đông  Nam Á, vào khoảng  đầu Công nguyên. Từ  đó đến nay quanhiều triều đại,  kinh qua thăng trầm, nhiều dấu  ấn của đạo Phậtđã lưu lại trong nền văn hóa Việt Nam, trong một chừng mực nào đó,đã tác  động đến cả phong  tục tập quán, tình  cảm và tư tưởngcủa mọi tầng lớp xã hội.Vị trí của nước Việt nằm giữa  đường giao thông của hai nước lớn,có nền  văn minh cổ là  Ấn Độ và Trung  Hoa. Điều kiện địa  lý vàcảnh quan  nầy, tất nhiên Việt  Nam không thể phát  triển văn hoámột cách hoàn  toàn độc lập. Những ảnh hưởng  của hai nền văn hoánói trên trực tiếp hay gián tiếp, hữu cơ hay vô cơ, trong sự giaolưu là điều tất yếu.Trong giai  đoạn đầu tiên, khó  có thể xác định  được cụ thể tôngphái Phật Giáo nào đã chi phối  tới Phật Giáo Việt Nam; tuy nhiênđiều khẳng định rõ là Phật Giáo Đại  Thừa đã theo các vị sư Ấn Độtheo đường biển  đưa vào đất Giao Châu. Đường  bộ cũng là ngõ vàothứ hai.Sách "Ngô Chí" có đoạn chép: "Sĩ Nhiếp qua làm Thái thú quận GiaoChỉ, sau lên  làm Thứ sử Giao Châu; trước  sau khoảng ngót 40 năm(187 -  222). Khi ra đường,  người ta thường nghe  có những tiếngmõ, kiểng, chiêng,  trống và thấy bọn Rợ Hồ  cầm hương đi hai bênxe từng toán hàng chục người..."Căn cứ vào tài liệu nầy,  danh xưng "Rợ Hồ" ám chỉ là  các Tăng sĩ ngườiThiên Trúc  (Ấn Độ), người Nguyệt  Thị (Tây Bắc Ấn  Độ) hay ngườiKhang Cư (xứ Boukhara, Tân Cương thuộc Nga).Điều nầy  chứng tỏ những  nhà sư  Ấn  Độ đã sang  truyền giáo, tổchức lễ hội và được dân chúng tin theo.Vối đường biển, đạo Phật và Bà La  Môn Giáo từ đất Ấn đã lan trànhầu hết các nước vùng Đông Nam Á, và trong những phương thức hànhđạo và truyền đạo đã không tránh khỏi với văn hoá bản địa để đượctrường tồn.Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: đạo Phật đến đất Giao Châu còn sớmhơn các trung tâm Phật Giáo Bành  Thành và Lạc Dương. Có thể thấyđược  tư liệu  trong Thủy  Kinh Chú  ghi chép:  "Sau một thời vớinhững chiến tích  oanh liệt, vua A Dục (Asoka)  hối hận trước cáccuộc chinh chiến  đẫm máu, nên đã hồi hướng  Phật Đạo. Nhà vua đãtrở lại  chuyên tâm làm  điều thiện, hoằng  dương Phật Pháp.  Mộttrong những ngôi tháp đã được nhà vua cho dựng là ở trên đất Việt(thế kỷ thứ III trước Công nguyên).Vào thời Sĩ Nhiếp (cuối thế kỷ thứ II, đầu thế kỷ III), có lẽ đạoPhật đã phát  triển vững vàng tại Luy Lâu,  nơi mà nhiều cao tăngngười Ấn và người Trung Hoa đến thành nầy để thuyết pháp.Cũng thời nầy, nhiều danh tăng nước  ngoài đã đến tu ở những ngôichùa Việt vùng Luy Lâu; trong số  có nhà sư Khâu Đà La (Ksuka) vàMa Ha  Kỳ Vực (Jivaka).  Câu chuyện về  nàng Man Nương  trong mốiquan hệ với sư  Khâu Đà La, nếu được coi là  một cứ tích lịch sử,thì ngay từ buổi đầu, Phật Giáo đã sớm kết hợp với tín ngưỡng bảnđịa; việc thờ  cúng một số vị thần về  nông nghiệp hoá thân thànhPhật như ở chùa  Bà Dâu (Pháp Vân), chùa Bà Đậu  (Pháp Vũ), chùa BàGiàn (Pháp Lôi), chùa Bà Tướng (Pháp  Điện). Cả 4 vị hợp thành hệthống Tứ  Pháp. Ngoài ra  sự tích gắn  liền với nhiều  phép lạ cótính chất phù chú (Tantrism), có  thể được bổ sung trong thời đạisau, tuy nhiên, ít nhiều vẫn nói lên thế giới siêu nhiên là thíchvào sự linh dị.Đây có lẽ là  một hình thức Mật Giáo hay đã  nhiễm Bà La Môn Giáovì Khâu  Đà La là  người xướng xuất,  nguyên thuộc dòng  nầy. Nhưthế, nền tín ngưỡng thời nầy chưa hẳn là Phật Giáo thuần túy.Cũng có thể  tìm hiểu thêm trong sách Mâu  Tử (tức Mâu Bác): "Saukhi vua  Hán Linh Đế (168  - 189) mất, trong  nước (Trung Hoa) cóloạn, chỉ  có đất Giao  Châu tạm yên,  cho nên những  sĩ phu sanglánh nạn. Nhiều đạo sĩ đem  truyền các "ngoại đạo" như: Thần đạo,Tiên đạo, Trường sanh đạo...". Giữa  cảnh tượng nhộn nhịp của thủ phủGiao Châu  bấy giờ với  những gia đình  từ phương Bắc  di cư tới,những khách buôn, những đạo sĩ từ  Tây Trúc, từ các xứ phương Namđến giao thương, lưu trú, đem theo những nếp sống, những niềm tintưởng phức  tạp, khác biệt nhau.  Chùa Pháp Vân vẫn  là trung tâmtín ngưỡng quan trọng hơn cả.Cũng nổi  tiếng trong giai đoạn  đầu của thiên niên  kỷ thứ nhất,trên đất Giao Châu còn có nhiều  nhà lý luận Phật Học như Mâu Bácvới Lý hoặc  luận", Khương Tăng Hội, Chi Cương  Lương Tiếp, Ma HaKỳ Vực...  Nhìn chung, bóng dáng  của Thiền Tông, nhất  là yếu tốMật Tông  đã được các đại  sư phát chiếu trên  đất Việt. Kháp nơiđược dân chúng sùng bái.Trong Thiền  Uyển Tập Anh -  Truyện Thông Biện, nhà  sư Đàm Thiênnói với  Tùy Văn Đế như  sau: "Xứ Giao Châu  có đường thông sangThiên Trúc (Ấn  Độ), khi Phật Giáo chưa phổ  cập ở Giang Đông, mànơi ấy đã xây ở thành Luy Lâu hơn 20 ngôi bảo sát (nơi thờ Phật),độ được hơn 500 nhà sư, dịch được 15 bộ kinh rồi..."Trên đây là  hình ảnh Phật Giáo vào Giao  Châu buổi đầu. Việt Namqua  thời kỳ  ban đầu  thành lập,  trải qua  nhiều biến động liêntiếp; kể từ đời nhà Đinh (968) nhiều vị thiền sư đã thực thụ thamgia  triều chánh,  đưa ra  nhiều dự  án cải  cách, về quốc phòng,ngoại giao, luật pháp, hành chánh, xã hội, văn hoá.Sang đời Lý, nước Đại Việt bước  vào thời cực thịnh. Các tôn giáođược phát triển mạnh. Khổng giáo  cũng được nâng đỡ để tiến phát.Nhiều khoa thi Tam giáo tổ chức để chọn nhân tài ở các tôn giáolớn. Những công trình văn hóa cung  đình cũng như văn hóa dân gian đều nởrộ. Ca nhạc, kiến trúc, nhất là  kiến trúc đô thị, chùa tháp, đìnhmiếu, điện đài đã phát triển mạnh.  Nhà Lý đã triệt để áp dụng lýthuyết đạo Phật vào mọi lĩnh vực...Dưới  đời nhà  Lý chùa  chiền, bảo  tháp được  kiến tạo  nhiều hơntrước. Tuy  nhiên các chùa tháp  được xây dựng trong  thời kỳ nầykhông đồ  sộ, tốn kém  lấm những các  chùa tháp của  Chiêm Thành,Kampuchia, Trung Hoa... đã gây hao  hụt tài nguyên quốc gia, nhânlực của toàn dân. vào đời Lý,  các vị thiền sư cũng như vua quan,dân chúng không kỳ thị tôn giáo,  chủng tộc, quý tiện, đều đối xửrộng rãi, bình đẳng với mọi  người trong mọi trường hợp. Tam giáo(Nho, Thích, Lão) đượ nâng đỡ  ngang nhau. Năm 1069, vua Lý ThánhTông đích thân sang đánh Chiêm Thành, bắt được vua nước đó là ChếCủ vùng nhiều tù binh, trong số có nhà Hòa thượng Thảo Đường. Saungày được suy tôn làm vị Tổ  của một Thiền phái tại nước ta, pháiThảo Đường. Các vua, quan, quần chúng tới xin làm đệ tử rất đông.Các ngôi chùa trong giai đoạn nầy  không chỉ dành để thờ Phật, màcòn sử dụng như là một trung  tâm sinh hoạt văn hóa, xã hội, giáodục, đồng thời cũng là nơi để vua quan đến thăm viếng, nghỉ ngơi,luận bàn  giáo lý và  các vấn đề  trọng đại khác.  Đạo Phật khôngngăn bước phát triển cho quốc gia, dân tộc.

Tông pháiTrong quá  trình phát triển Phật  Giáo trên đất nước  ta, đã hìnhthành nhiều tông phái.a) Tông phái  Tỳ Ni Đa Lưu Chi:  vào thế kỷ thứ V  và thứ VI, đạoPhật ở đất  Việt trên đà phát triển khá  mạnh. Một người con Phậtđã từng làm vua  nước vạn Xuân là Lý Phật Tử  (Hậu Lý Nam Đế). Vàcuối thế kỷ  thứ VI, với sự xuất  hiện của ngài Tỳ Ni  Đa Lưu Chi(Vinitarusi) với  những đệ tử truyền  thừa như là một  khẳng địnhnước đi của  Phật Giáo Việt Nam. Tông phái  nầy lan toả rộng khắpmọi vùng đất nước, truyền thừa qua nhiều thế hệ. Vì đã ăn sâu bámrễ trong quảng đại quần chúng, cho  nên tông phái nầy đã có nhiềuđóng  góp trong  công cuộc  xây dựng  đất nước  trên nhiều ngành,nhiều lãnh vực.Một số nhà sư  của tông phái Tỳ Ni đã là  những nhà trí thức lớn,có vai trò góp phần quyết định trong cuộc kiến tạo xã hội. Có thểthấy rõ  với vai trò  của thiền sư  Vạn Hạnh (thế  hệ thứ 12)  vàngười em ông là Lý Khánh Văn  trong việc đưa Lý Công Uẩn lên ngôivua, lập  ra triều Lý.  Vạn Hạnh thiền  sư và nhiều  vị danh tăngkhác đời  Lý đã đi  vào huyền  thoại  dân gian một  cách sâu đậm.  Chẳng hạn như công năng, truyền đạo của nhà sư Từ Đạo Hạnh đã gợiý cho nhiều nhà nghiên cứu Phật  Giáo trong thời gian gần lại đâysuy nghĩ  đến về một  dòng Phật Giáo  du nhập vào  đất Việt, theođường sông Hồng, từ phía tây bắc của đờng bằng Bắc Phần Việt Nam.Qua những giải lý, tông phái Tỳ Ni không hoàn toàn đặt trọng tâmvào ý nghĩa cứu cánh của Phật pháp, mà tìm đường giải thoát, liễungộ Niết bàn bằng cả những phương thức khá xa với giáo lý gốc nhàPhật, gần gủi với Mật Tông. Mặt nào đó lại chịu ảnh hưởng của LạtMa Giáo  và Phù Chú  Giáo, đồng thời  hoà nhập với  tinh thần tínngưỡng bản địa.Tông phái  nầy khuyên hành  trì nhiều về  thiền tọa và  những mậtngữ, để thúc đẩy sự tinh tiến trên đường tu hành. Phái nầy đã làmcơ sở  cho việc thờ cúng  các chùa làng trong  giai đoạn đó.Nhữngngôi chùa cổ thời nầy không thể tránh khỏi sự hội nhập vào tín lýnhững vị thần linh địa phương.b) Tông phái Vô Ngôn Thông: Vào thế kỷ thứ IX, một tông phái khácđã phát  triển mạnh trên đất  Việt có tên là  Vô Ngôn Thông. Tôngphái  nầy đi  sâu vào  nghĩa cứu  cánh của  Phật pháp,  nhưng chủtrương đốn  ngộ, cho rằng: Con  người có thể đạt  đến sự giác ngộtrong khoảng  thời gian ngắn bằng  cách tu trì đặc  biệt. Như têngọi, Vô Ngôn Thông là thông hiểu  và tu trì theo lối "nói các lờikhông nói". Phái  nầy chịu  ảnh hưởng  của Tịnh  Độ Tông,  đã để  lại cho đờinhiều suy  nghĩ về lẽ  huyền vi của  đạo. Do đó  ít được phổ  cậptrong dân  chúng, vì lề lối  tu trì thiên về  tâm tưởng, xuất thếgian. Lối tu phổ cập nhất của  tông phái nầy là "quán bích" (quaymặt vào  tường, nhìn vào một  điểm tập trung tư  tưởng) của Bồ ĐềĐạt Ma.  Tập trung tư tưởng  để tìm tới "Diệu  Tâm Chân Như", tùytheo trình độ  giác ngộ của từng người, đó  là điểm then chốt củatông phái nầy.Hiện nay, vết tích của Vô Ngôn Thông chỉ còn lưu lại cho chúng tadấu ấn tại chùa Kiến Sơ (Gia  Lâm, Hà Nội), vài đoạn trên sách sửvà niềm hoài  niệm bàng bạc trong số những  nhà tu hành uyên bác.Có  thể nhận  định rằng:  vào giai  đoạn đó,  đã có  một hệ thốngtruyền thừa  Vô Ngôn Thông,  nhưng ảnh hưởng  trong dân gian  vẫnchưa sâu đậm mấy.c) Thiền phái Thảo ĐườngNăm 1069, vua Lý Thánh Tông  sang đánh Chiêm Thành thắng lợi, bắtđược nhiều  tù binh; trong số  có nhà sư Thảo  Đường từ Trung Hoasang truyền  giáo. Khâm phục về  tinh thông uyên bác  và đạo hạnhcủa ngài, vua Lý phong làm quốc sư, trụ trì chùa Khai Quốc. Thiềnhọc của Thảo Đường chứa sắc thái  mới, nên đã trở thành một thiềnphái mang tên ngài. Một trong  những đặc điểm của thiền phái ThảoĐường là  dung hợp Phật Giáo  và Nho Giáo; chính  điều nầy đã ảnhhưởng nhiều  đến Phật Giáo đời  Trần về sau nầy.  Theo Thiền UyểnTập Anh thì phần lớn những môn  đồ của phái Thảo Đường thuộc hàngngũ trí  thức, quan lại, vua  chúa. Vì chủ trương  thiên trọng vềtrí thức và văn học, cho nên  phái nầy không lan rộng trong quảngđại quần chúng, cũng không tạo nên một truyền thống sinh hoạt tăngviện. Thế hệ thứ  hai của thiền phái nầy là thiền  sư Bát Nhã. Vịsư nầy chú  trọng đến tà thuật,  thần bí, không sống  trong hệ thốngtăng viện. Do đó không ảnh hưởng lâu dài sau nầy.d) Trúc Lâm Tam TổNăm 1299, vua Trần Nhân Tông xuất gia tại chùa Hoa Yên núi Yên Tử, đượcnhận là truyền thừa thứ sáu của  phái Yên Tử, sau đó trở thành đệnhất tổ của phái Trúc Lâm. Một vị vua từng đánhbại quân Nguyên, đem thái bình  thịnh trị cho đất nước, trở thànhnhà tu hành, cho nên được mọi người trọng vọng. Tông phái nầy nhờđó phát triển rất mạnh. Năm 1306,  đệ tử chân truyền của Trúc Lâmlà thiền sư Pháp Loa (1284 - 1330) trở thành Trúc Lâm đệ nhị tổ; năm 1309,thiền sư Huyền  Quang (1254 - 1334) trở thành  đệ tử của Pháp Loavà là Trúc Lâm đệ tam tổ.Chủ trương của thiền phái Trúc  Lâm là: phát triển Phật Giáo tronglòng thế  tục "hòa ánh sáng  Phật Pháp vào cuộc  đời vốn đã nhuốmbụi bặm".Khác với  thiền phái Thảo Đường,  Trúc Lâm Tam Tổ  sinh hoạt theoquy chế thiền  viện, tăng sinh theo giáo chế,  tham dự những buổi"đại tham" để tham vấn kiến thức về thiền.Thiền phái Trúc Lâm có ảnh  hưởng đến triều chánh, đồng thời cũngđược sự  hỗ trợ của triều  đình để xây chùa,  dựng tháp. Nhưng vềsau, Nho Giáo phát triển làm nền tảng chính trị, khiến vị thế cáctăng sĩ trong triều không còn là  mấy. Do đó, thiền phái Trúc Lâmcũng suy thoái dần.Trên đây là  những nét chính về những tông  phái Phật Giáo từ đờiLý Nam Đế về sau. Sự lớn mạnh  của đạo Phật đưa đến sự phát triểnchùa chiền.  Theo thời gian,  sắc thái chùa  tháp cũng biến  đổi.Từ kiến  trúc, đến điêu khắc,  bài trí đồ tượng,  hướng xây, cảnhquan nội thất... đều được chỉnh đốn dần.  Kiến trúc chùa  Nước ta  là một nước vùng  nhiệt đới, diện tích  rừng chiếm phầnlớn. Những công trình kiến trúc  thời trước toàn bằng gỗ. Với khíhậu nhiều  mưa, lắm nắng, gió  bão thường xuyên, khí  hậu ẩm, chonên những công trình bằng gỗ chẳng  còn lưu lại là bao nhiêu. Nềnkiến trúc Phật  Giáo đời Lý đồ sộ  như thế, nhưng đến nay  thì bịhủy hoại gần  hết. Đó là chưa kể những  cuộc chiến tranh hủy hoạido phương Bắc  gây hấn thường xuyên. Thậm chí  những kiến trúc vềsau nầy, chẳng hạn thời Lê Mạc nhưng chẳng lưu lại là bao.Kiến trúc  Phật Giáo nguyên  thủy vốn là  một loại bảo  tháp, bêntrong thờ tượng  Phật. Cùng với sự phát triển  của Phật Giáo ViệtNam, kiến  trúc chùa ngoài chức  năng ban đầu là  khu tưởng niệm,khấn vái, rồi về sau trở thành nơi  tiến hành lễ hội, diễn xướng. Nếuở chùa chiền  ở Kampuchia, ở  Indonésia, chùa tháp  trở thành mộtquần thể đền  đài, cung điện, thì chùa Việt  Nam thường tách khỏimộ tháp trong việc thờ phụng. Với  kết cấu nầy, ngôi chùa chỉ cònlà nơi lễ  bái của Phật Giáo đồ,  nơi hành đạo và truyền  đạo củatăng chúng.  Chùa cũng là nơi  biểu hiện các phạm  trù Phật Giáo,bằng một hệ thống các pho tượng Phật với những quy phạm tương đốichặt chẽ.Những di tích kiến trúc còn sót  lại một vài phần thì phải kể đến: vìkèo chùa Thái Lạc (Lạc Hồng,  Văn Lâm, Hải Hưng), chùa Dâu (ThanhKhương, Thuận Thành, Hà Bắc), chùa  Bối Khê (Tam Hưng, Thanh Oai,Hà Sơn Bình).Ngoài ra còn  tìm thấy được một số lượng  điêu khắc hình gỗ tronghố chôn ở cánh đồng làng Bối  (Mỹ Thịnh, Mỹ Lộc, Hà Nam Ninh), bộcánh cửa  chùa Phổ Minh.Vì kèo: Những thành  phần kiến trúc Phật  Giáo còn lưu lại  chủ yếu là ởnhững bộ khung  giá chiêng tại chùa Thái Lạc  làm tiêu biểu. Niênđại được xác định là cuối thế kỷ XIV. Khác với những thời sau, bộ phận nầy có dáng thấp hơn. Ở giữa không đểrỗng mà được lắp ghép một mảng  gỗ có tạo hình quần lửa nhọn đầu.Ngoài ra, ở chùa Thái Lạc còn có một số mảng cốn và cột trốn đượclấp trên các  xà nách. Một số ván  nong to lớn có những  nét chạmkhắc đẹp được ghép  ở giữa các xà dọc thượng và  xà dọc hạ. Nhữngchi tiết nầy có  tác dụng che kín các lớp kiến  trúc và trang tríthêm phần thẩm mỹ. Phân tách cấu trúc vì kèo nầy  cho thấy: Bộ vì kèo giá chiêng củachùa  dựa trên  kết cấu  của 4  hàng chân  cột. Trên  đỉnh là mộtthượng lương (nóc).  Xà nầy tỳ lực trên một  đấu hình thuyền. Đấunầy tỳ vào một rường ngắn mập.  Hai đầu rường thì lại được tỳ lựclên cột trốn  qua hai đầu qua đấu vuông  thót đáy. Phần không giangiới hạn  giữa hai cột  trốn bao giờ  cũng được lồng  một tấm vánhình lá đề, có chạm khắc trang  trí tỉ mỉ. Phía ngoài cột trốn làhai phần hình tam giác dưới dạng văn bưng dày, để có thể chịu lựcđược để đỡ phần hoành mái.Toàn bộ hệ thống kể trên được  tỳ trên một câu đầu vững chắc. Câuđầu nầy  được bào xoi  vỏ măng ở  hai bên, phần  lưng và bụng thìbằng phẳng. Câu đầu thì được tỳ lực vào trên hai đầu cột cái, quahai đấu vương thót đáy lớn.Với những thành phần cấu trúc trên, chùa Thái Lạc thường được xemlà mẫu kiến trúc chùa điển hình thời Lý Trần.Tại chùa  Bối Khê, hiện nay  còn giữa lại được  nhiều đầu đao củatòa thượng  điện. Những chi tiết  kiến trúc nầy dùng  để chống đỡcác mái  chùa, cốt là giữ  cho toàn bộ khung  chùa được vững chắchơn. Ở chỗ các  đầu đao nầy cũng được các nghệ  nhân thời đó chạmkhắc công phu. Những nét chạm những đầu rồng to lớn đang há miệngngậm ngọc  và phía ngoài là  một hình chim, loại  Garuda của điêukhắc Chàm.  Đầu đao là  mảng điêu khắc  quan trọng nhất  của nghệthuật xây chùa. Các  vì kèo gỗ  của chùa chiền  đời Trần cũngđược khắc chạm phong phú hơn hẳn các đời sau. Ở phần ván lưng, cóhình quần lửa nhọn đầu; cả hai  mặt thường được chạm đôi rồng uốnkhúc từ  trên xuống, uốn vào  giữa rồi ngẩng đầu  lên. Đề tài nầythông thường là mẫu kiến  trúc, điêu khắc rất  quen thuộc hầu hết  các chùa chiềnđời Lý Trần. Cũng trên mảng ván bưng nầy, người ta thay rồng bằnghai tiên  nữ "đầu người mình  chim" (chùa Thái Lạc)  hay bằng haihình chim phượng  chầu mặt nguyệt (chùa Bối  Khê). Ảnh hưởng Chàmkhá rõ nét.Còn ở các trụ chống, có lẽ  vì diện tích quá hẹp (rộng 30cm), chonên được chạm mỗi mặt một tiên  nữ đang uốn người, giơ tay đỡ lấybệ sen  phía trên; còn phía  dưới là hình sóng  nước nhấp nhô. Cónhiều chỗ vì chiều cao hẹp, cho  nên nghệ nhân đã chạm hình ngườithượng giới; chẳng hạn như hình  ông phỗng (chùa Thái Lạc) có nơichạm hình hoa  mẫu đơn (chùa Bối Khê), những  bệ tam cấp của chùaDiên Hựu...Ở các ván nong  chùa Thái Lạc, có chạm khắc  nhiều cảnh về đề tàicác tiên  nữ. Có nơi thì  hai tiên nữ đang  cưỡi lên chim phượng,một người thổi tiêu, người kia kéo  đàn nhị (chùa Dâu). Nơi khác thì có hìnhcác tiên nữ đang thổi sáo, đánh đàn, dáng điệu linh hoạt. Cũng cócảnh tiên nữ đầu người, mình chim, giơ hai tay lên dâng hoa. Sinhđộng hơn cả là hình chạm ba nhạc công đang sử dụng những nhạc khídân  tộc thuộc  bộ gõ  (trống) và  bộ giây  (đàn nhị).Những công trình trên đây  chẳng những là thể loại tác phẩm  nghệ thuật, mà lạicòn là vốn tài liệu quý, giúp chúng ta hiểu được nền ca nhạc nghệthuật Lý Trần.Đem so sánh,  các nét chạm trang trí  trên gỗ đời Trần tỏ  ra tinhxảo nhưng  không bay bướm như  đời Lý, trông thật  hơn và mạnh mẽhơn. Kiểu thức nầy đã tạo được  cảnh trí dung dị, gần gủi khi vàochùa. Tuy  những đề tài trình  bày có tính cách  quyền quý, chínhthống, nhưng vẫn tìm ra được tính chất nghệ thuật dân gian.Nhìn chung, những di tích kiến  trúc Phật Giáo đời Trần được phânbố rộng hơn đời  Lý, phát triển thêm ở vùng trung  du và vùng đồinúi, lên cả vùng biên giới sát Trung Hoa.Thời Lê Sơ,  những di tích Phật Giáo lưu  lại không còn lại là bao. Phầnbảo lưu lại được tìm thấy tập  trung tại kinh thành Thăng Long vàLam Sơn, quê hương  vua Lê. Vài vết tích khác là  những bi ký tạivùng  Hoà Bình,  vùng đồng  bằng Bắc  Phần, bắc  Trung Phần.  Tuynhiên, vẫn chưa được xác định  niên đại của những chứng tích nầy,so với triều đại trước đó.Nhưng qua đời Mạc  đã có dấu hiệu mới. Có tác  giả gọi đó là thời"bùng nổ"  của các di tích.  Những di tích Phật  Giáo đời Mạc tậptrung vùng  đồng bằng Bắc Phần,  nhất là vùng Kiến  An, Hải Hưng,vùng Thăng Long, vùng duyên hải Bắc Phần rồi chạy dài vào tận Thanh Nghệ. Mộttrong những  nét chính yếu của  mỹ thuật chùa chiền  ở giai đoạnnầy là thể loại "kiến trúc - mỹ thuật", mà trong đó, mọi chi tiếtkiến trúc,  điêu khắc đều  được thể hiện  các đường nét  mỹ thuậtcao.Đời Hậu Lê,  chiến tranh triền miên, kinh đô  đắm chìm trong tangtóc, tranh  chấp; tuy nhiên, tại  vùng nông thôn, nhờ  tránh đượcnhững áp  lực của chính quyền  thiên về Nho giáo,  nên chùa chiềnđược phát  triển mạnh. Chùa  dựng lên tuy  cơ cấu nhỏ,  nhưng lạiđược trang trải về bề rộng. Trong  khuôn khổ sinh hoạt nầy, đã cósự đan xen giữa thờ Phật và thờ Thần.Trong khi đó, Phật Giáo Đàng  Trong lại được phát triển dưới thờicác chúa Nguyễn  kéo dài qua triều vua Nguyễn  (1802 - 1945). Huếtrở thành kinh đô, cho nên chùa  chiền được xây dựng nhiều ở vùngđất Phú Xuân  trở vào đến vùng Đồng Nai,  theo dấu chân của nhữngđoàn người di cư. Sự phát triển  Phật Giáo miền Trung và miền Namvừa truyền  thừa những tông  phái từ trước,  mặt khác phải  thíchnghi với hoàn cảnh, tính bản địa,  hoà hợp tín ngưỡng dân gian đểphổ biến, trường tồn.

  Thế đất, hướng chùaNếu ngôi đình thường được kiến tạo ở địa điểm trung ương của làngđể tiện việc lễ bái, hội họp,  thì ngôi chùa lại thường được dựnglên trong cảnh  thâm u, tĩnh mịch. Ở triền  núi, trong hang động,trong rừng  sâu, ẩn khuất sâu trong những lùm cây um tùm... đều là cảnh  trí của chùa thường  thấy nhất. ChùaHương ở huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, chùa Yên Tử ở Quảng Ninh, chùaTam Thanh  ở Lạng Sơn,  chùa Tam Thai,  Linh Ứng ở  Ngũ Hành Sơn,những ngôi chùa  phía bắc kinh thành Huế... đều  ở những vùng núicao, rừng  thẳm, hang sâu.  Càng khó khăn  trong việc hành  hươngchùa  chiền chừng  nào, tín  hữu thập  phương càng  cảm thấy lòngthành tâm của mình càng được linh ứng hơn.Đa số  chùa chiền thường  mở về  hướng  Nam, từ Đông  Nam đến TâyNam... Giải thích điều nầy, nhiều nhà nghiên cứu thường dựa  vào câu "Thánh nhân Nam diện nhithính thiên hạ".  Nhưng điều nầy chỉ thích hợp  với cung điện nhàvua thời trước. Có người giải  thích: Hướng Nam là phương của BátNhã, là Trí Huệ, tức là cứu cánh của Phật Đạo.Tuy nhiên, nhiều  ngôi chùa lại được xây về  hướng Tây tức là TâyPhương, hướng  của sự "ổn  định", hợp với  sự vận hành  của lý âmdương.  Linh  địa là  một trong  những điều  chính yếu  để dựng chùa, xâytháp.Trong khi  chọn hướng, yếu tố  "nước" (dòng nước, hướng  nước, mạchnước) cũng rất quan trọng. Trung Hoa nêu lên 5 yếu tố để xây chùagọi là "Ngũ bất khả" (5 điều  không thể làm), trong việc chọn đấtxây chùa. Phong thủy trở thành điều kiện không thể thiếu khi chọnhướng, lập nền, chọn cảnh.Truyền thuyết có nói đến chuyện  Cao Biền khi sang nước ta thườngchọn những đại địa, quý huyệt để  trừ yễm. Cao Biền đem những câytháp nung đến Bát Vạn Sơn để  dựng thành cây tháp lớn, với dụng ýđó. Ngoài  ra Cao Biền lại  còn lập chùa Linh  Diên bên thành ĐạiLa, chùa Kim Ngưu tại Tiên Du,  để lại nghi chủng (ngôi mộ giả) ởĐông Côi  (Thuận Thành), dựng tháp  trên núi Đông Cứu  là nơi caoBiền đóng quân. Để làm gì? Sách  "Nam Giải Lý" cho biết: "Cao Biềndùng các phương thức nầy để trấn  giữ địa huyệt, ghi dấu tích củamình cho được trường tồn".Âm phần, dương cơ, cả 2 mặt đều phải được chọn hướng theo thuật phong thủy.sách "An  Tượng" của chùa  Thiền Pháp, thôn  An Trạch (Hà Nội) có  nêu lênviệc chọn địa điểm xây chùa như sau:"Lập chùa ở xứ nào thì nên  chọn đất lành, ngày lành, giờ lành.Đất lành là bên trái nên để  trống rỗng, hoặc có sông ngòi, ao hồôm bọc; bên phải,  tay hổ (hổ sơn) nên cao dày,  lớp lớp quay đầulại; hay có hoa sen, tràng phan,  bảo cái (gò đất); hoặc có rồng,phượng, rùa  rắn chầu bái. Ấy  là đất dương cơ,  tay hổ vậy. Cũnglại nên cưỡi đảo  lại, như người cưỡi ngựa đi thì  đầu phải đi vềphía trước, giòng nước chảy đảo sang bên trái. Trước mặt, hoặc cóminh đường, hay không minh đường, đều được cả. Đằng sau không nêncó núi, vì  áp bức. Đó là đất  lành. Muốn coi ngày tốt,  giờ tốt,thì nên dùng các sách "Ngọc Hạp", "Tu Cát"...Một trong  những yếu tố tạo  nên khung cảnh trang  nghiêm của mộtngôi chùa  là quang cảnh  bên trong. Không  gian của chùa  vốn dĩthường đóng kín, ánh sáng chiếu vào rất hạn chế. Khi ánh sáng toảvào chùa theo  con đường khúc xạ và phản  quang, cho nên cường độcũng rất yếu, khác hẳn không gian nội thất của đình làng. Đã thế,việc trang trí điện thờ ở chùa  lại khá phức tạp, nhiều tầng lớp,đủ thể loại, đã gia tăng thêm  cảnh u tịch, huyền bí, oai nghiêm.Bên trong,  với không gian  chùa như thế,  những khối tròn,  nhẳnbóng thường đọng ánh sáng và nổi lên  rất rõ nét. Do đó, khi tạo hình,những pho  tượng thường có bề  mặt rất nhẵn, những  khối rất căngtròn. Những dãy tượng trong chùa  thường xếp thành hàng như Di ĐàTam Tôn,  Quần tượng Tam Thế,  những tượng Quan Thế  Âm Chuẩn đề,Tống  tử, Niệm  hương, Tượng  Ngọc Hoàng,  Đế Thích,  Thập Bát LaHán... cân xứng, đăng đối. Tất cả những tượng nầy thường bằng gỗ,sơn son thếp  vàng lộng lẫy. Cho nên khi  ánh sáng dọi vào, nhữngkhối vàng sơn đặt cạnh bên nhau nổi lên rất rõ nét. Cả không gianchung quanh tràn ngập toàn màu  vàng. Chỗ sáng, chỗ tối, chỗ đậm,chỗ nhạt, hư hư, thực thực, mờ mờ ảo ảo, biểu hiện nét sắc sắc,không không của  đạo Phật. Màu vàng theo quan  niệm triết lý ĐôngPhương là  Hành Thổ, là trung  tâm điểm, là màu  sắc của những gìquý giá,  sang trọng, oai nghiêm.  Tất cả cảnh vật,  màu sắc, ánhsáng đã tạo nên không khí linh thiêng của cảnh chùa.  Đã thế, trong những buổi lễ bái,  đèn nến, khói hương là ánh sángnhân  tạo được  đặt xen  kẽ các  bức tượng,  khiến cho không giantrong chùa bừng lên thứ ánh sáng màu vàng của lễ nghi.Phân tách kiến trúc và điêu  khắc trong chùa, thường nói đến tínhhướng nội và  tính hướng ngoại. Một bên là  kiến trúc, một bên làđiêu khắc.  Hai mặt đối lập  nhau. Nếu không gian  bên trong kiếntrúc nội thất  của chùa có tính hướng nội,  do cách bài trí tượngthờ, thì  điêu khắc lại  có tính hướng  ngoại, do khả  năng chiếmkhông gian ba chiều trên bề mặt của mọi vật bài biện. Mối quan hệgiữa kiến trúc và điêu khắc được  giao hoà giữa tính hướng nội vàhướng ngoại đó.  Nói tóm lại, trong chùa Việt Nam, điêu khắc trong chùa tương xứngvới kiến trúc,  do ảnh hưởng của không gian,  ánh sáng, trang tríđồ tượng.  Tất cả ảnh  hưởng đến tâm  lý cảm thụ  tầm mắt của conngười.Trang trí: Trong những biến chuyển của nền mỹ thuật Việt Nam, năng khiếu vềtrang trí trong nhiều thể loại khác nhau đã có những biến chuyểnlớn lao.  Những tiếp thu mới cũng như khả năng trau dồicủa nghệ nhân, mỗi đồ vật thường dùng trong nhà cũng đều được giacông thêm về mặt mỹ thuật. Trong những chùa tháp, miếu đình, phần cột, kéo, xànhà, xuyên, trến, hổ phù, phù điêu, cột chống... cho đến nhữngbậc thăng cấp, nóc nhà, gạch ngói đều có thêm những nét chạm trỗ,trang trí cả. Vật dụng lớn nhỏ trong nhà như bàn ghế, tủ,những vật tế nhuyễn như khay, hộp, lọ, bình... không vật nào làngười Việt không gia công trong việc trang trí tỉ mỉ, để gửi gấmmột chút tâm hồn nghệ thuật của mình vào trong đó, được xem nhưmột phần đời sống của mình vậy.Ảnh hưởng: Khi ảnh hưởng của tôn giáo vào nước ta thì những hình thức trangtrí cũng được áp dụng, chọn lọc khá tinh tế. Chẳng hạn như ảnhhưởng của Ấn Độ, Trung Hoa, Chiêm Thành. Nghệ thuật Ấn Độ khôngchỉ là đồ án dùng hình dáng những loài cầm thú, mà thể loại đượcbao trùm nhiều hình ảnh khác. Vì quan niệm vạn vật nhất thể, màtrong nghệ thuật Ấn Độ đã đưa vào những hình vật như voi, ngựa,rồng, hươu, khỉ, rắn... mà người phương Tây ít khi nghĩ đến. Khinhững ảnh hưởng sang nước ta thì những thể loại cách điệu như thếvẫn còn nguyên. Trung Hoa cũng vậy. Khi nền văn minh Phật Giáo truyền sang Trungquốc, thì những nghệ sĩ của nước nầy bổ sung vào kho tàng văn hoáẤn Độ cả một thế giới thần thoại khác. Họ dùng những vật có thựcnhưng đã được thi vị hoá lên, để phù hợp với ý nghĩa của tôn giáovà triết lý. Từ những con vật thần thoại, mà những nghệ sĩ TrungHoa thời cổ cũng đã cụ thể hóa một cách chi tiết đến những thảomộc bốn mùa, mang tính triết lý.Khi tiếp thu những nguồn ảnh hưởng như đã nói, thì những nghệ sĩViệt Nam thời trước cũng đã biết cách kết hợp đặc biệt với đồ ándân tộc và cơ sở cho nền nghệ thuật trang trí Việt Nam.Trong nghệ thuật trang trí cũng như nghệ thuật nói chung, nghệ sĩViệt Nam trước đây đã chịu ảnh hưởng của Phật Giáo và triết lýcủa Khổng, Lão. Những vật có thật hay trong tưởng tượng trongnhững đồ án trang trí hay trong đề tài của những tác phẩm mỹthuật nói chung thường mang ý nghĩa về tôn giáo hay về triết lý,tư tưởng.Nghệ thuật tạo hình: Trong thời đại Lý, Trần, Phật Giáo rất thịnh hành tại nước ta, những thể loại tạo hình có liênquan đến Phật Giáo như lá bồ đề, hoa sen, vũ nữ uốn mình theođiệu "Tribanga" của Ấn trở nên rất phổ biến trong nghệ thuật trangtrí của những chùa chiền, đền tháp; tuy nhiên những nghệ nhânthời Lý, Trần đã biết cách Việt Nam hoá một số, để trở thànhnhững hình ảnh độc đáo không tìm thấy ở những nơi khác.Chẩng hạn như hình lá bồ đề, thì thường có con rồng bé nhỏ nằm gọn trongchiếc lá, một thứ hoa văn "gần giống như chữ ký" đời Lý, hoasen được thể hiện trong nhiều hình thái và thường cũng có hìnhcủa những con rồng nhỏ trong những cánh hoa nầy.  Những loại đề tài thông thường là thú vật và con người; thú vật nổitiếng là rồng, phượng, kỳ lân, hổ, báo, chim, cá; hình người nhất làtượng Phật, Thánh, Tiên, Quan Âm, Kim Cương được dùng trang trí đềnđài, chùa chiền.  Những tranh họa nhiều trường pháikhác nhau ở Trung Hoa cũng bắt đầu du nhập sang Việt Nam qua nhiều ngõkhác nhau và hiển nhiên đã trở thành tư liệu giúp ý cho ngành hội hoạ;tuy vậy, bản sắc Việt Nam vẫn được những nghệ nhân bảo tồn vững chắc.Những đồ án thông thường nhất là Tứ Linh, Long hàm thọ, Lưỡnglong tranh châu, Lưỡng long triều nguyệt, Ngư long hí thủy, Sư tửhí cầu... Đồ án phổ biến nhất trong nghệ thuật trang trí Việt Nam thờitrước là Tứ Linh, tức là long, lân, quy phụng. (Lân thường đượcthay cho ly, tức là long mã). Trong tứ linh thì có đến quy là con vậtcó thật, còn ba con kia đều do trí tưởng tượng của người xưa tạonên, phần nào đã dựa vào một số hình ảnh của những con vật cóthật rồi châm chước, điểm xuyết thêm lên. Được nói nhiều nhất là rồng. Những nghệ sĩ Việt Nam trong nhữngtriều đại trước kia đã thể hiện hình con rồng như một con rắn to,có bốn chân bé nhỏ, đầu như đầu của con tắc kè, có sừng và córâu. Hình rồng thường rất phổ biến trong mọi hình thái nghệthuật, nhưng lại hàm ý thiêng liêng, quý trọng. trong mọi ngànhnghệ thuật, các nghệ nhân đã ghi lại một ấn tượng sâu sắc trong tâmtrí mọi người từ đời nầy sang đời kia.  Rồng là chủ đề quan trọng trong những thể loại kiến trúc. Đó cũng là nétđặc trưng trong những công trình kiến trúc, hội họa và điêu khắc, trangtrí chùa chiền, đình làng hay lăng mộ, cung điện.Tuy nhiên, hình thức tạo dáng rồng mỗi triều mỗi khác. Khởi đầu từ trongtư duy thần thoại Việt Nam cũng như Trung Hoa, con rồng luôn luôn là biểutượng tốt đẹp của sự cao cả, oai nghi. Do ảnh hưởng của triết lý âm dương,cho nên ở những mái đình chùa, lăng miếu có đắp hình tượng những dạng thứcước lệ về lưỡng long tranh châu và cũng thường trình bày trong tư thế đangcố vươn lên cao. Hình chim phượng hoàng cũng thường thấy ở những đền đài, cungđiện thời đại Lý, Trần. Điểm khác là chim phượng hoàng ở đây có đuôidài hơn và những chùm lông ở vòng quanh cổ cũng dài hơn. Màu sắc lôngchim thường kết hợp lại với nhau rất hài hoà, uyển chuyển. Chim phượngcũng thường trang trí trong những khuôn hình vuông, hình chữ nhật, hìnhtròn, lá bồ đề hay trong hình giọt lệ.  Hoa văn đặc sắc nhất trong thời Lý, Trần, Lêlà những "hoa văn hình ngọn lửa" thường được thực hiện trên nhữngcông trình chạm nổi hay bất cứ hình thức nào, trong giai đoạnnầy. đây là điểm chính yếu nổi bật của giai đoạn nầy.Những hình thức hoa văn trong đời Hậu Lê  khá phong phú, đadạng, tuy  nhiên đã không độc  đáo như trong giai  đoạn nói trên.  Ngoài ra, có những ràng buộc, cấm kỵ.Như trong Khâm định Việt Sử Thông Giám Cương Mục có viết: "Năm 1734,Trịnh Giang đã cấm những thường dân trong nước không được trangtrí hoa mỹ trong nhà cửa, đồ dùng; người thợ cũng không được đuanhau chế tạo "những đồ mới lạ"  trong quần chúng". Hạn chế nầy đãlàm tê liệt nghệ thuật trang trí cung điện, chùa tháp một thời. Hình những vũ nữ múa những khúc thường lại biến thành những vũ nữdâng hoa, chẳng hạn như hình ở những bậc đá của tháp đời nhà Lý ởChương Sơn (Hà Nam) hay những thiếu nữ sùng bái Phật như hìnhkhắc ở những chân cột của chùa Phật Tích còn thấy như ngày nay.Cũng về phương diện nầy, chúng ta thấy được những hoa văn hìnhnhững đám mây đang xoắn chung quanh những nhân vật thần thoại,chẳng hạn như những bức chạm nổi tại chùa Thái Lạc (Hải Dương)hay những cánh cửa của chùa Phổ Minh (Hà Nam), những hoa văn hìnhsóng nước như ở nền tháp Phổ Minh, hoa văn hình hoa cúc theo từngdây dài, như mặt đá chạm nổi tìm thấy ở tháp Chương Sơn. Đây lànhững ví dụ điển hình của những công trình sáng tạo nổi bật trongnền mỹ thuật trang trí thời đại Lý Trần. Bệ tượng chùa Phật Tích là điển hình chonghệ thuật thời nầy. Bệ tượng đắp theo  hình bát giác. Phần dưới trangtrí hình sóng nước với 6 đợt sóng đều đặn được sắp chồng lại với nhau.Phần trên có 3 tầng, trang trí rất tỉ mỉ. Trong mỗi tầng đều có hìnhhoa sen 32 cánh mở rộng ra và sắp đều. Mặt thẳng của tượng có những môhình nhạc công, vũ công đang múa hát, đánh đàn, thổi kèn... Hình mây vớinhững đường gợn sóng song song với nhau. Đa số là hình sóng nước và hìnhnhững đám mây đang bay. Những vòng tròn hay hình đa giác cũng được điểmxuyết đều đặn hay tạo thành những khung bao quanh bình đồ chính.Sau cùng là tranh vẽ, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc trang hoàng các chùachiền, lăng miếu hay trong những phẩm vật thờ cúng, nhà cửa hay tại nhữngđiện đài. Qua những thời đại, nghệ thuật hội hoạ sau nầy đã pháttriển khá mạnh hơn những triều đại trước.Tuy nhiên, cho đến nay thì vấn đề bảo quản   những công trình hội họađã không dễ dàng như điêu khắc, kiến trúc khác. Phần thì khí hậu ẩm thấp,phần thì chiến tranh liên miên. Tuy nhiên hội họa cũng được ghi lên nhữnghình điêu khắc, mô hình kiến trúc, nghệ thuật đồ gốm. Những hình hoa sen,múa hát, sóng nước, hình kỷ hà đều rất thông dụng trong những kiểu trìnhbày nầy. Đó là vết tích còn lại.

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/pgvn/tientrien_chuavietnam.htm

 


Vào mạng: 1-5-2007

Trở về mục "Phật giáo Việt Nam"

Đầu trang