Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ
ĐẠI LÃO HOÀ THƯỢNG THÍCH THẬT TRÍ

(1919-2007)

I. THÂN THẾ:

Hoà thượng thế danh là Nguyễn công húy Thí, sinh nam Kỷ Mùi (1919) tại làng Phú Kinh, xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

Thân phụ là cụ đồ Nho Nguyễn Văn Cơ. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Dung. Hoà thượng có tất caû 4 người anh chị em; trong đó ba trai và một gái. Hoà thượng là người con trai thứ hai trong một gia đình trí thức Nho giáo thâm tín Phật.

Nam 1934, Hòa thượng vừa tròn 15 tuổi đã theo song thân và ba ngu?i con trong gia đình vào Huế lập nghiệp, trú tại thôn Nham Biều, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà. Thành phố Huế, chiếc nôi của Phật giáo miền Trung.

Được sự hướng dẫn của song thân, gia đình của Hoà thượng đều một lòng quy kinh Tam Bảo, thường qua lại, thăm viếng, thân cận các chốn Tổ như Linh Mụ Quốc Tự, Tổ đình Phước Duyên, Kim Sơn , … nhờ đó cả gia đình đều trở thành các Phật tử thuần thành, hết lòng kính tin Tam Bảo. Riêng Hoà thượng khi được nghe tán tụng tại các đàn tràng liền được khai tâm, ngầm ước vọng rằng trong tương lai mình sẽ chọn phương tiện này để  trở thành một bậc sứ giả Như Lai với tâm nguyện truyền thừa chánh pháp của đức Phật.

Năm 1950, Ngài quyết định rời Huế vào Đà Lạt, tìm tới vùng đất mới có nhiều hứa hẹn trở thành cái nôi Phật giáo cho vùng cao Tây nguyên – Lâm đồng trong tương lai.

 

Trời đất tinh khôi - đời đổi mới !

Núi sông hùng vĩ - cảnh khoe tươi .

Tình người hoan hỷ vui Xuân thắm,

Ðức Phật từ bi nở nụ cười.

Ðiềm ứng năm nay nhiều hứa hẹn,

Mây lành che rợp … khắp muôn nơi.

(HT. Đức Nhuận)

 

II. THỜI KỲ XUẤT GIA TU HỌC:

Nhờ căn lành xuất thế đã gieo trồng trong nhiều kiếp, lại có khuynh hướng ưa chuộng đời sống đạm bạc của nhà Thiền, tham cầu học đạo, Hoà thượng đã không chọn con đường bằng phẳng, an thân. Ngài đi theo dấu chân của các bậc du hóa độ sanh, ẩn hiện trong bùn nhơ cánh sen mầu nhiệm.

Cũng từ đây, Ngài theo các Ban Kinh Sư để tham gia vào Ban Nhạc Lễ hộ trì các đàn tràng được tổ chức thường niên cùng khắp các đạo tràng, nhờ đó được tham học được nhiều nơi.

Năm 1955, khi vừa tròn 36 tuổi, được sự cho phép của song thaân, Ngaøi đã được thế phát xuất gia với Hoà thượng Bích Nguyên, nguyên Trú trì chùa Tỉnh Hội Linh Sơn, Đà Lạt. Sư Tổ là Ngài Hải Đức. Hoà thượng đã được Bổn sư đặt pháp danh là Không Tâm, tự Thật Trí.

Từ thập niên 1950, chốn Tổ này cũng chính là Trường ñaøo taïo caùc lôùp Phật Học của Tỉnh nhà. Dưới sự hướng dẫn của thầy Bổn sư, Hoà thượng đã được thọ cụ túc giới vào năm 1958.

Căn lành tăng trưởng, giới hạnh tinh chuyên, Hoà thượng đã được Bổn sư huấn dụ, nâng đỡ, Ngài chuyên tâm lập hạnh tinh cần, chăm chỉ, ra sức vun trồng công đức, công phu, công quả, không nề hà công việc nặng nhọc, sớm khuya, mưa nắng, Ngài đã được Đại chúng tin cẩn, đề cử làm Tri Sự chùa Tỉnh hội Linh Sơn trong thời gian này.

Cũng tại nơi này, Hoà thượng đã lãnh hội được yếu chỉ của Phật pháp, phát tâm dũng mãnh tu hành, trở thành một trong những Tăng sĩ trụ cột của chùa, quy tụ ngày càng đông lớp cư sĩ tại gia để hộ trì, đỡ đần nhiều Phật sự cho Hòa thượng Bổn Sư. Thành tích này luôn được chúng Tăng và Phật tử nhắc nhở khi Ngài tạm rời Linh Sơn sang Tổ Đình Linh Quang để nhận lãnh trọng  trách Phật sự mới.

Hữu độ tức phi tịnh

Ngôn thuyên hà sơ vi?

Phật thuyết nguyên vô ngã

Thiền sư vấn thị thùy?

 

Có độ là không tịnh

Lời nói dùng làm gì?

Phật đã dạy vô ngã

Thiền sư là ai kia?

(Bảo Liên)

 

Cũng nhờ vậy, Ngài đã có thắng duyên hạnh ngộ với Sư ông Nhất Hạnh tại ngôi Tổ Đình Linh Quang này (Khu Phố 4, đường Hai bà trưng, Đà Lạt cũ) 

Sau đó, Ngài có được cơ duyên đến thăm viếng Phương Bối Am, nơi mà Sư Ông Nhất Hạnh lần đầu tiên thể nghiệm đường lối tu tập hiện đại của Thiền tập chánh niệm.

Hai  năm sau, 1965, Ngài chính thức được Thượng tọa Thanh Văn, đệ nhất Giám đốc Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội (do Sư Ông Nhất Hạnh sáng lập vào năm 1964 tại thôn Tân Phú, xã Phú Thọ Hòa, quận Tân Bình cũ, nay là khu vực chùa Pháp Vân và Trường Trung học Trần Phú) thỉnh về chung lo Phật sự tại chùa Pháp Vân.

IV. TRỤ NHƯ LAI XỨ, TRÌ NHƯ LAI SỰ:

Mùa Hạ năm 1967, Ngài chính thức làm Trú trì chùa Pháp Vân. Lễ Bổ nhiệm Trú trì được tổ chức trọng thể dưới sự chứng minh của chư Tôn Hòa thượng Viện Tăng Thống: HT. Thích Đôn Hậu, và Viện Hóa Đạo: HT. Thích Huyền Quang.

Từ đây cho đến 1975, giai đọan chiến tranh khốc liệt diễn ra trên toàn miền Nam, Ngài đã “kề vai sát cánh, chung lưng đấu cật” cùng với Thượng tọa Giám đốc Thích Thanh Văn, ra sức xây dựng nơi này làm chỗ lánh nạn bom đạn cho đồng  bào tản cư. Tết Mậu Thân – 1968, nơi này đã chứa trên 10.000 người lánh nạn.

Tôi sẽ đi một mình
Đầu tôi cúi xuống
Tình yêu thương
Bỗng trở nên bất diệt
Đường xa
Và gập ghềnh muôn dặm
Nhưng hai vầng nhật nguyệt
Sẽ vẫn còn
Để soi bước cho tôi

(Sư Ông Nhất Hạnh)

Ngài đã nghe theo “Lời Dặn Dò”ø của Sư Ông Nhất Hạnh, cùng với Tổ chức Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, Ngài đã tham gia tích cực các công tác từ thiện xã hội như: Giúp tái thiết các khu vực dân cư bị chiến tranh tàn phá, tham gia cứu tế xã hội, tải thương và cứu thương đồng bào đang bị lâm nạn, và các công tác khác nữa: giáo dục, y tế, hướng nghiệp cho các đồng bào nghèo tại các vùng sâu, vùng xa … không  bao giờ tỏ ra mệt mỏi và ngừng nghĩ trước những đau thương mất mác của người dân bị chiến tranh tàn phá, hủy hoại.

Từ đó cho đến năm 1987, do hoàn cảnh lịch sử thay đổi, Tăng chúng, tác viên của chùa Pháp Vân và Trường TNPSXH phải ly tán hầu hết. Ngài một mình đơn độc trụ lại, quyết tâm gìn giữ, duy trì: chùa Pháp Vân phải trở thành ngôi Tam bảo uy nghiêm cho thế hệ tiếp nối nương tựa.

Liễu tức nghiệp chướng bản lai không

Vị liễu ưng tu hoàn túc trái

 

Tỏ rồi nghiệp chướng hóa thành không

Chưa tỏ nợ xưa đành  trả mãi

(Chứng Đạo Ca – Thiền sư Vĩnh Gia)

Giai đọan này, mặc dù Ngài đả hết sức gia trì tâm lực để giữ gìn, duy trì ngôi Tam bảo Pháp Vân, Ngài vẫn chưa mãn nguyện, vì phần đất thuộc Trường TNPSXH vẫn chưa thuộc sở hữu Tam bảo (nay là Trường Phổ thông Trung học Trần Phú).

Đến đây, Ngài biết mình tuổi già, thân bệnh, nhiều lần Ngài đã đích thân cung thỉnh chư Thượng tọa, chư Ni sư … về chùa Pháp Vân chung lo Phật sự nhưng vẫn chưa hội đủ duyên lành.

Cuối cùng, Ngài quyết định cùng với đại diện Ban Hộ Tự đến đảnh lễ cung thỉnh Hòa thượng Viện chủ chùa Vạn Phước, quận 11. Hòa thượng Viện chủ chùa Vạn Phước sau khi cân nhắc, xem xét kỷ lưỡng lời cầu thỉnh, Hòa thượng đã hoan hỷ nhận lời và công cử Thượng tọa Thích Phước Trí, Trưởng Pháp tử của Hòa Thượng chính thức về đảm đương Phật sự tại chùa Pháp Vân từ năm 1987.

Đây là thắng duyên, cuộc hạnh ngộ tâm đắc, ngọn đèn chánh pháp được trao vào tay Thượng tọa Thích Phước Trí. Kể từ đó, chùa pháp Vân trở thành ngôi Tam bảo trang nghiêm, uy nghi, thật sự làm trú xứ cho chư Tăng an cư tu tập, thật sự là ngôi phạm vũ huy hoàng cho thập phương thiện nam, tín nữ quy ngưỡng, nương tựa.

Thập phương đồng tụ hội

Cá cá học vô vi

Thử thị tuyển Phật trường

Tâm không cập đệ quy

 

Mười phương đồng tụ hội

Mỗi mỗi học vô vi

Đây là trường thi Phật

Tâm không thi đậu về

(Cư sĩ Bàng Long Uẩn)

VI. THUẬN THẾ VÔ THƯỜNG:

Ngọn đèn khi đã được trao truyền hợp lẽ, đúng truyền nhân, Ngài an tâm lui về dưỡng bệnh, cắt đứt hoàn toàn với các duyên ràng buộc vọng ngọai, tịch tĩnh trong cõi tuyệt mù vô tướng, vô tác, vô nguyện. Từ đó, Ngài rời bỏ cõi phiền trược, nhiêu khê của danh và sắc như quăng bỏ đôi dép cũ, mặc dù hình sắc, thân bệnh còn đó, nhiều năm trôi qua, Ngài an trú trong tịch tĩnh của riêng Ngài, cõi vô dư thâm huyền mà ít ai tỏ tường được.

 

Trúc ảnh tảo giai trần bất động

Nguyệt luân xuyên hải thủy vô ngân

Hay là:

Di Đà đích thực Pháp thân ta

Nam, Bắc, Đông, Tây khắp chói lòa

(Tuệ Trung Thượng Sĩ)

Ngài đã thu thần thị tịch vào lúc 13 giờ 30’, ngày 13 tháng Giêng năm Đinh Hợi (01.03.2007), tại chùa Pháp Vân, quận Tân Phú, trụ thế 89 tuổi, hạ lạp 50 năm.

Duyên hoá độ caàu chi laâu mau nữa,

Ngài giờ đây đã cỡi hạc quy Tây.

Trong vô thường, vẫn điềm nhiên tự tại,

Sống chết dường gió thoảng, mây bay.

Nguyện Giác linh sớm hồi nhập Ta-bà

Cùng pháp lữ xiễn dương chánh pháp.

 

NAM MÔ TỰ LÂM TẾ PHÁP PHÁI TỨ THẬP TỨ THẾ PHÁP VÂN  TỰ VIỆN CHỦ Húy thượng KHÔNG hạ TÂM Hiệu THẬT TRÍ TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG GIÁC LINH

TÁC ĐẠI CHỨNG MINH

http://www.buddhismtoday.com/viet/pgvn/tieusu_ht_ThatTri.htm

 


Vào mạng: 5-3-2007

Trở về mục "Phật giáo Việt Nam"

Đầu trang