- THIỀN SƯ NHẤT HẠNH VÀ PHÁI
ĐOÀN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ - LÀNG MAI
- VIẾNG THĂM THÀNH HỘI PHẬT
GIÁO TP.HCM
- Giác Hạnh Phương
Trong niềm vui đón chào mùa xuân Di
Lặc (Đinh Hợi) an lạc chưa hết, thì niềm vui được tiếp đón Thiền sư
trở về Việt Nam lần 2 làm cho niềm vui của mùa xuân kéo dài thêm hơn
nữa. Hôm nay ngày 22 -2-2007 (nhằm ngày mùng 6 tết, Đinh Hợi), tại
chùa Ấn Quang (Q.10, TP.HCM) một lần nữa hân hoan tiếp đón phái đoàn
PG quốc tế Tăng Thân Làng Mai và Thiền sư Nhất Hạnh sau 41 năm xa quê
hương.
Trở về quê hương lần này rất có ý
nghĩa: nối kết tình thân, tình huynh đệ xoá đi những khoảng cách xa lạ
giữa các nhà tâm linh PG trong nước và ngoài nước như lời phát biểu
của Hoà thượng Trí Quảng: “Lần thứ I, cảm thấy vừa bở ngỡ, vừa thân
thương, nhưng sự trở về lần này cảm thấy như người một nhà, cởi mở
thật sự. Vì sự cở mở của Tăng Ni trong nứơc và ngoài nước góp phần cầu
nguyện cho ba trai đàn do Hoà thượng chủ trì sắp tới, trong tâm tư Hoà
thượng lúc nào cũng gần giũ và thân thương với Tăng –Ni và Phật tử
Việt Nam, lúc nào cũng mang lại hoà bình cho quê hương, tôi cảm nhận
điều đó, sự hiện diện của Hoà thượng hôm nay cho đến súôt hành trình ở
Việt Nam để lại chất keo gắn kết trong lòng người Việt, những người đã
khuất đó là dân tộc VN ”
Qua lời của Hoà thượng thì sự trở về
lần này đã mở ra phương trời hợp tác giữa PG VN và PG Quốc Tế Tăng
Thân Làng Mai với nhiều hứa hẹn tốt đẹp hơn.
Từ nhiều tháng qua khi nghe thông báo
sự trở về Việt Nam của Thiền sư, rất nhiều Tăng Ni Phật tử muốn nhìn
thấy tôn nhang của Người, mặc dù Tăng Ni và Phật tử đã được đọc qua
các trang sách, các bài viết của Người, thậm chí có người đã đựơc nhìn
thấy Người sau lần trở về thứ I, nhưng hình như cảm thấy vẫn chưa đủ.
Hôm nay, sự mong mõi chờ đợi ấy lại tiếp tục diễn ra sự chờ đợi mặc dù
trời nắng và nóng của buổi trưa. Nhìn từng đoàn xe đi qua mà sao không
thấy xe của Sư Ông đến, sao lâu quá thế. Điều gì đã tạo nên sự mong
chờ ấy của mọi người ?
Cuối cùng thì cũng được nhìn tôn nhang
của Người, nhưng sự mong chờ không dừng lại ở chổ chỉ ngắm nhìn Thiền
sư rồi ra về thì chưa đủ, cho nên hàng trăm, hàng ngàn trái tim lại
tiếp tục mong chờ để lắng nghe tâm tình của người đi xa sau khi được
về quê hương. Và lời tâm tình hiền hoà từ ái của Người được cất lên:
“Trở về quê hương tâm linh, cảm
thấy ấm áp như trong gia đình, hạnh phúc đó không diễn tả hết bằng lời.
Chúng tôi biết TP.HCM là hòn ngọc Biển Đông, nó không chỉ đẹp bằng
phong cảnh kiến trúc, con người mà nó còn đẹp bằng chất liệu tâm linh
đạo đức làm cho Thành phố này đẹp hơn lên, những bậc tôn túc có trách
nhiệm làm đẹp hơn lên. Trong hiện tại và tương lai nếu các nhà lãnh
đạo chính trị, văn hoá, kinh tế…mỗi tuần trở về ngôi chùa tu tập thì
cái đẹp ấy càng lớn mạnh và làm gương cho các nước, một cái đẹp của
Thành phố hào hùng.”
Tết đến xuân về là dịp sum họp gia
đình (Ngôi nhà Phật pháp) để tưởng nhớ đến công đức tổ tiên, là dịp
mọi ngừoi găp gỡ quan tâm chia sẽ…sự trở về của Thiền sư vào dịp Tết
có rất nhiều ý nghĩa, đặc biệt sự trở về lần 2 Thiền sư tổ chức Đại
Trai Đàn Chẩn Tế lại càng ý nghĩa hơn “nhớ về cội nguồn dân tộc,” phù
hợp với đạo lý của người Việt Nam, của tổ tiên để lại và nhắc nhở con
cháu “Uống nước nhớ nguồn,” và đó là tinh thần nhập thế trong Phật
giáo.
http://www.buddhismtoday.com/viet/pgvn/tsNhatHanh_thamTHPG_lan2.htm