-
CHUYẾN VỀ VIỆT NAM CỦA THIỀN SƯ NHẤT HẠNH LẦN 2
- Giác Hạnh Phương
-
-
Nhớ bản sương giăng,
nhớ đèo mây phủ
-
Nơi nào qua, lòng lại
chẳng yêu thương
-
Khi ta ở chỉ là nơi
đất ở,
-
Khi ta đi đất bổng
hoá tâm hồn.
-
(Chế Lan Viên)
Nhà thơ Chế Lan Viên đã nói lên tâm
trạng của những người xa quê hương với sự lập đi lập lại từ ‘Nhớ” chứa
đựng bao ý tình. Thường những gì mình có, mình gặp gỡ hàng ngày dễ trở
thành tầm thường với mình. Nhưng đối với Thiền sư Nhất Hạnh sau 41 năm
sống xa quê hương mong mõi được trở về cố hương là một niềm hạnh phúc
lớn và thành ngọc thành vàng.
Một khi tấm lòng đã thật sự hướng về
Phật giáo Việt Nam, gắn bó với đồng bào Phật tử thì mọi trở lực có thể
vượt qua. Tình nghĩa yêu thương, tình huynh đệ đùm bọc là sợi dây
thiêng liêng nối kết Thiền sư với mảnh đất Việt Nam. Tình yêu làm đất
lạ hoá quê hương, bởi thế trên tay Thiền sư và phái đoàn lúc nào cũng
là chiếc lá xinh xắn giản dị, với lòng tự hào rằng: Thiền sư và phái
đoàn là người Việt Nam (mặc dù trong phái đoàn có nhiều quốc
tịch khác nhau nhưng gia nhập Tăng Thân Làng Mai thì trở thành người
của PG VN). Chính vì thế mà Thiền sư đã được trở về quê hương
lần thứ 2, thì không khí đón chờ cũng không khác tinh thần chờ đón của
lần trở về thứ nhất, với khoảng 2000 Tăng Ni Phật tử khát ngưỡng,
hướng tâm mong chờ máy bay hạ cánh. Sự mong chờ ấy đã đến vào lúc 15
giờ trưa ngày 20 tháng 2 năm 2007 (nhằm ngày mùng 4 tết Đinh Hợi)
Thiền sư Nhất hạnh và phái đoàn Quốc Tế Tăng Thân Làng Mai đã đến sân
bay Tân Sơn Nhất- TP.HCM. Đón tiếp phái đoàn có chư tôn đức Tăng Ni
Văn Phòng II Trung Ương GHPG Việt Nam, Thành Hội PG TP.HCM. Ngoài ra
còn có sự hiện diện của Báo giới như: báo Tuổi Trẻ, Báo Thanh Niên,
Báo Giác Ngộ đến ghi hình và đưa tin hình ảnh đầu tiên.
Bắt đầu chuyến thăm lần thứ 2: từ ngày
20 tháng 2
à
9 tháng 5 năm 2007. Cùng đi với đoàn lần này có 109 Tăng, 220 Ni và
100 thiền sinh với hơn 20 quốc tịch sẽ lưu lại Việt Nam trong 3 tháng
kết thúc chuyến thăm Việt Nam (ngày 23 -3 âl). Sau đó Thiền sư rời
Việt Nam tiếp tục hành trình đến với đất nước Hồng Kông.
Đành rằng không mãi sống với quá khứ,
nhưng đừng bao giờ quên đi quá khứ. Quá khứ mà Thiền sư để lại cho
Tăng Ni Phật tử Việt Nam thật đậm đà tràn ngập tình người mà lại hơn
tình người đó là: lương tâm, trách nhiệm với Phật giáo VN, với những
gì Thiền sư đã sống, đã đi qua.
Xây dựng và phát triển Phật giáo Việt
Nam càng vững mạnh sánh cùng các nước trên thế giới đó là niềm hạnh
phúc lớn của mọi người. Vì thế trong chuyến thăm lần này đoàn sẽ tổ
chức nhiều khoá tu, các buổi pháp thoại, gặp gỡ và chia sẽ với Tăng -
Ni, Phật tử, trí thức, doanh nhân…tại các tỉnh, thành phố: TP.HCM, Lâm
Đồng, Vũng Tàu, Huế, Đà Nẳng, Nha Trang, Hà Nội, Ninh Bình, Vĩng Phú.
Đặc biêt để cầu siêu độ cho tất cả những đồng bào tử nạn trong chiến
tranh. Được sự cho phép của Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam,
Thiền sư Nhất Hạnh và phái đoàn Phật giáo quốc tế sẽ cùng kết hợp tổ
chức ba Đại Trai Đàn Chẩn Tế: tại chùa Vĩnh Nghiêm, TP.HCM (ngày 16
à
18 -3-2007); tại Quốc Tự Diệu Đế, TP Huế (ngày 2-4
à
4-4-2007); và Học Viện Phật Giáo VN tại Sóc Sơn, Hà Nội (ngày 20-4
à
22-4-2007).
Đã qua rồi những năm tháng chơi vơi
không nhìn thấy ánh mặt trời, đã qua rồi những chiếc lá úa vàng của
mùa thu, đã qua rồi giây phút chờ đợi Thiền sư. Hôm nay Thiền sư “Đã
về, Đã tới” là về với quê hương, đem đến hạnh phúc mà mọi người khao
khát chờ mong sự đổi mới và chuyển mình trong thế vận mới của PG Việt
Nam./.
http://www.buddhismtoday.com/viet/pgvn/tsNhatHanh_velan2.htm