- THIỀN SƯ NHẤT
HẠNH VÀ PHÁI ĐOÀN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ -LÀNG MAI
- TẠI CHÙA VĨNH
NGHIÊM – TP. HỒ CHÍ MINH
- Giác
Hạnh Phương
Ngày 23 -2-2007 (nhằm ngày mùng 7 tết
Đinh Hợi) tại chùa Vĩnh Nghiêm chỉ mới 17 giờ thôi mà sân chùa đã chật
kín người ngồi vào những hàng ghế xếp sẳn để chờ nghe pháp thoại của
Sư Ông. Nỗi niềm khát khao được nghe những lời từ ái hiền hoà của Sư
Ông cất lên thật là cảm động. Với số lượng khoảng 7.000 người, thế mà
mọi người ngồi im phăng phắt, trang nghiêm, không ồn ào, âm thanh mở
vừa đủ nghe, không lớn lắm, tạo sự tập trung cao độ để dòng pháp âm
thấm vào tâm hồn người nghe. Thế mà mọi người vẫn thực tập lắng nghe
âm thanh nho nhỏ như thế. Các chùa Việt Nam có thói quen mở âm thanh
thật to và cầm micro nói hơi “bị nhiều” trong các ngày lễ để lấn áp
tiếng ồn, nhưng nếu thực tập theo cách thức này làm cho con người dễ
chịu và xem đây là cơ hội thực tập chuyển hoá thói quen không cần
thiết ở những nơi công cộng.
Trước khi bài phá thoại diễn ra thì
Tăng Thân Làng Mai tụng bài kinh Bát Nhã bằng tiếng Anh, sau đó bằng
tiếng Phạn khoảng 15 phút, nhằm thanh tịnh hoá thân tâm trước khi nghe
pháp thoại. Đề tài “Tình thương” nghe có vẽ giản dị, nhưng không phải
là những lý thuyết suông, mà ở đây là sự thực tập Thiền. Tình thương
là sự có mặt, sự hiện diện bên nhau với người thân trong gia đình, sự
hiện diện người thân trong trái tim của mỗi người. Khi cảm nhận sự có
mặt bên nhau thì hạnh phúc có mặt ngay bây giờ. Sự thực tập quán niệm
hơi thở và kết hợp quán chiếu Sư Ông gọi là những câu “linh chú”: “thở
vào, thở ra ta biết rằng ta có mặt trong giờ phút hiện tại, thở vào,
thở ra em (anh) đang có mặt bên anh (em), cứ như vậy thay đổi
tượng thực tập đối với cha, mẹ và con cái. Phương pháp tháo gỡ nỗi khổ
niềm đau do người thân mang lại cũng bằng cách thức câu linh thứ tư “em
đang khổ đau đây, em đang cần anh giúp em với, chiều này em có làm gì
cho anh không vừa lòng thì anh giúp em với, hãy nói với em đi.v.v...
tất cả là những phương thuốc trị liệu bằng tâm lý có giá trị chuyển
hoá nỗi khổ niềm đau.
Theo tâm lý học không để nổi khổ niềm
đau chi phối khống chế, hay tồn tại lâu trong tâm hồn con người, bởi
vì tác hại của nó sẽ tạo thành những khối u nhọt trong tâm hồn, sẽ gây
nhiều chứng bệnh: bệnh ung thư bao tử, bệnh tim mạch, nên phóng thích
nó bằng tình thương….đó là những lợi ích trong bài pháp thoại của Sư
Ông ban tặng mọi người.
Ứng dụng thực tập 3 câu linh chú mà Sư
Ông vừa ban tặng ngay trong gia đình của mình lâu ngày sẽ trở thành
thói quen thì chúng ta mới có thể thương yêu được tất cả mọi người.
Bài pháp thoại vô cùng có giá trị nhằm
kết nối tình thương giữa ông bà cha mẹ con cái vợ chồng gắn bó với
nhau tạo thành sức mạnh đoàn kết trong gia đình và xã hội. Mà những
điều này trong xã hội hiện đại Phương Tây đang vấp phải và khủng hoảng
trong gia đình.
Trong cuộc đời đức Phật thuyết giảng
suốt 49 năm Ngài cũng đều mang thông điệp Từ Bi (Tình thương) gieo rắc
mọi nơi và mọi chốn bằng nhiều cách thức khác nhau. Tình thương vẫn là
đề tài muôn thuở cho các nhà truyền giáo, các nhà thơ, nhà văn …tiếp
tục khai thác có phương pháp và làm đề mục hấp dẫn cho tác phẩm của
mình.
Khi nghe Sư Ông nói kết thúc bài pháp
thoại, mọi người ai cũng buồn rười rượi vì ai cũng vẫn còn muốn nghe
nữa, có người bảo “bài pháp sao ngắn quá.” Sau đó Sư Ông cho mọi người
tham vấn thì cảm giác vui mừng tiếp tục xuất hiện, vì sẽ còn cơ hội
nghe Sư Ông chia sẽ. Có người hỏi về phương pháp thực tập, có người
không đặt câu hỏi mà là lời đề nghị: Sư Ông mỗi năm về Việt Nam một
lần, hoặc đề nghị Sư Ông chia sẻ phương pháp thực tập của Bụt cho giới
trí thức Giáo viên –Sinh viên - Học Sinh Việt Nam để họ hưởng được cảm
giác an lạc hạnh phúc sau mỗi ngày làm việc căng thẳng và mệt mõi….
Nhưng rồi theo qui luật giới hạn, bài
pháp vẫn phải khép lại, đã để lại trong tâm mọi người bao niềm hân
hoan hạnh phúc thoả mãn sự mong chờ của 7000 người tham dự. Sư Ông và
phái đoàn tiếp tục du hành đến vùng đất Bảo Lộc –Lâm Đồng vào sáng hôm
sau theo lịch trình, và sẽ trở lại TP.HCM ngày 14 -3 -2007. Hãy chờ
đợi và tham dự Đại Trai Đàn Chẩn Tế tại chùa Vĩnh Nghiêm diễn ra trong
3 ngày (16-3
à18-3)./.
http://www.buddhismtoday.com/viet/pgvn/tsNhatHanh_velan2_thamchuaVinhNghiem.htm