Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Bài Kệ Thị Tịch Của Thiền sư Vạn Hạnh
Thích Hạnh Chánh

 

I. Dẫn nhập:

1. Bối cảnh lịch sử xã hội khi Vạn Hạnh Thiền sư ra đời.

2. Tiểu sử Thiền sư Vạn Hạnh và những nhận định khái quát về ngài.

II. Thân bài:

1. Viết lại bài Kệ bằng chữ Hán.

2. Phê bình, nhận định những bài dịch trước của những dịch gi, sử gia.

3. Dịch lại bài Kệ.

4. Triển khai tư tưởng bài Kệ:

a>Câu 1: Nhân sinh quan - Mười hai nhân duyên - Ngũ uẩn.

b>Câu 2: Thế giới quan - Định lý duyên khởi.

c>Câu 3: Tu chứng quan - Tổng quát.

d>Câu 4: Xã hội quan - Nghiệp - Tứ đế.

5. Thiên nhiên nguồn cm hứng bất tận trong th Thiền. Đại diện Thiền Thi triều Lý.

III. Kết luận:

Qua bài Kệ chúng ta học được những gì cho cuộc sống hiện tại.

Cm tưởng khi thực hiện đề tài.

 


Khi được chọn viết đề tài về bài Kệ Thiền sư Vạn Hạnh, tôi lấy làm lo lắng. Vì ngài là một Thiền sư kì vĩ của Đạo Phật và Dân Tộc Việt Nam. Trong khi tư liệu và tri thức tôi về ngài lại qúa ít ỏi. Nhưng tôi vẫn lấy làm thích thú khi được viết về ngài. Vì từ lâu tôi đã ngưỡng mộ, sùng kính ngài và tôi cũng tin tưởng vào kiến thức mà tôi đã học được trong 4 năm nay.

Con xin chân thành tri ân sâu sắc, Hòa Thượng Thích Minh Châu, hiệu trưởng trường, đã tạo điều kiện dễ dàng cho con học tập trong 4 năm qua. Con cũng xin niệm ân Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, người đã chỉ dạy những thâm ý khi thực hiện đề tài này. Cũng xin được gửi lòng biết n đến Giáo sư Minh Chi người đã giúp nhiều tư liệu quý giá và khích lệ khi tôi thực hiện đề tài này. Xin được tri ân Sư Tôn Túc, các vị Giáo Sư đã truyền trao kiến thức cho con trong 4 năm qua. Xin được cảm ơn các Thầy Cô ở Thư Viện Vạn Hạnh, Vĩnh Nghiêm, Đại Học Tổng Hợp đã cho mượn những tài liệu tham kho. Cuối cùng, xin tri ân Thầy Phạm Phú Lợi, các Phật tử Mỹ Trang, Mỹ Anh và gia đình đã giúp đỡ trong giai đoạn cuối cùng hoàn thành Luận Văn Tốt Nghiệp này.

Cầu nguyện mọi sự an lành sẽ đến cùng Chư vị.

Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam.
20-11-1992

 

I-Dẫn Nhập

Việt Nam, xứ sở của sự giao thoa các trào lưu tư tưởng, nhưng vẫn khẳng định một nền văn minh mang tính đặc thù dân tộc. Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ đầu công nguyên trong sự chung hưởng hai suối nguồn Phật giáo lớn Ấn Độ và Trung Hoa. Phật giáo Việt Nam, qua nhiều biến thiên lịch sử, tồn tại trong một quốc gia chịu nhiều tang thưng chinh chiến vẫn có những nét đặc thù riêng lẻ từ kiến trúc, điêu khắc, hội họa, nghệ thuật, văn chưng cho đến những câu hò, điệu ru, tiếng hát. Những đặc thù này do đâu có được? Vì tinh hoa giáo lý Phật là vô ngã, bất định tính, không khư chấp hình thức, siêu việt ngữ ngôn lấy từ bi và trí tuệ làm chủ đạo cho mọi hành động. Những tính chất này hoàn toàn phù hợp và luôn thích nghi với một dân tộc chung đụng các nền văn hóa khác nhau và đặc biệt thích sống hòa bình, vị tha và hiếu sinh như dân tộc Việt Nam. Từ căn nguyên ấy, các dòng Thiền do các Thiền sư Việt Nam thừa kế hay thành lập phn nh những đường hướng tu riêng biệt và thái độ nhập thế tích cực phù hợp với tính chất và khí phách của người Việt Nam.

Sau 10 thế kỉ bị đô hộ bởi phong kiến phương Bắc, Vạn Hạnh Thiền sư xuất hiện. Ngài là một Thiền sư tiêu biểu về chứng ngộ cũng như những ứng xử nhập thế trong một quốc gia vừa độc lập một cách Việt Nam nhất. Hành trạng của ngài tượng trưng cho tinh thần vô ngã, vị tha, từ bi, trí tuệ Phật Giáo và ý thức trách nhiệm của một con dân Đại Việt. Ngài là tấm gưng lớn khẳng định đạo Phật không phi yếm thế, bi quan, trốn tránh cuộc đời mà luôn gắn bó mật thiết với cuộc đời. Viết về ngài qua bài Kệ Thị Tịch là một điều vô cùng thích thú và cũng lắm khó khăn. Thích thú vì những nét tiêu biểu, độc đáo qua hành trạng của ngài. Khó khăn vì những hoạt động của ngài được xem như là những hành động chính trị, hoặc những điều sấm vĩ được đánh giá như là huyền bí, linh thiêng. Xem thế, những hành trạng ấy được thế nhân coi như vừa thực tế vừa huyền hoặc, làm thế nào để phân biệt hai phạm trù xem như có vẻ riêng biệt này đan lẫn vào nhau trong một con người tiêu biểu, từ bi và trí tuệ như Thiền sư Vạn Hạnh?

Nhận định một vấn đề gì qua cái nhìn tách rời sẽ cho chúng ta một kết qu phiến diện và vô cùng khiếm khuyết. Theo quan điểm trùng trùng duyên khởi Phật Giáo, một biệt thể hàm chứa những tổng thể chi li thì tổng thể ấy cũng là một tổng thể của biệt thể chứ không là tổng thể của tổng thể. Ví dụ: một cánh phượng khoe sắc thắm vào mùa hè. Cây phượng là một biệt thể trong vườn cây nhiều loại. Nhưng những gì kết tinh nên biệt thể ấy như: hạt giống phượng, màu xanh của cây, màu hoa thắm, dòng nước trong xanh, mặt đất mềm mại vv tất c trong chúng đều mang những biệt thể và tổng thể chi li tạo nên một biệt thể cây phượng. Sự hiện hữu của một hạt cát trắng trên bãi biển cũng hàm chứa c sn hà, đại địa.

Thế nên, bàn luận về bài Kệ Thị Tịch của Thiền sư Vạn Hạnh cũng không thể nào vượt ra ngoài quy luật hổ tưng đó. Vì thế, sự đối chiếu, nhiều vấn đề tưng quan không thể có, nhưng cũng đừng qúa sa đà để vấn đề trở thành xa vời mông lung, không sâu sát. Tư tưởng chủ đề của bài Kệ Thị chứng là dạy bo tăng chúng. Nhưng chủ đề này bao hàm những chủ điểm: văn chưng triết học, xã hội, nhân sinh, vũ trụ vv Những chủ điểm này cũng thường gặp ở một số bài Kệ của các Thiền sư ngộ đạo. Lịch sử cho thấy: Vạn Hạnh không có những cây hèo của Hoàng Bá, những cú đấm trời giáng như Lâm Tế, những câu tr lời hóc búa của Tuệ Trưng thượng sĩ, Trúc Lâm sư Tổ vv Cuộc đời của ngài gin đn cũng như bài kệ Thị chứng luôn thanh thoát, gần gũi thế tục nhưng siêu phàm xuất thế. Bài Kệ bao hàm chân lý hiển hiện và phương pháp tích cực xây dựng đời. Nó thâm sâu, trầm lặng về mặt triết lý lại đầy màu sắc thiên nhiên tươi mát khiến nó như một bức tranh tuyệt tác của một họa sĩ thực chứng thiên tài. Người viết không hi vọng diễn t được tất c thâm ý của bài Kệ, chỉ mong đặt một bàn chân bé nhỏ vào vùng đất đầy dấu chân người đi qua.

 

1.Bối Cảnh Xã Hội Đại Cồ Việt Khi Vạn Hạnh Ra Đời

Sau 10 thế kỷ bị kìm hãm dưới sự cai trị hà khắc của tập đoàn phong kiến phương Bắc, Ngô Quyền, một dũng tướng đa mưu túc trí, lãnh đạo toàn dân đánh quân Nam Hán một trận tan tác trên Bạch Đằng Giang. Chiến thắng oanh liệt này đã đem lại độc lập, tự do cho xứ sở. Thế nhưng, 6 năm trị vì (938 - 944) Ngô Quyền chưa thực hiện gì mấy cho đất nước thời thái bình. Thừa c nước đục, Dương Tam Kha tiến quyền, nhưng Xưng Văn, Xưng Ngập đã đem binh đánh úp bắt được Bình Vưng Dương Tam Kha. Năm 954 Xưng Ngập chết, Xưng Văn trị vì đến 965 rồi cũng tử nạn trong một trận đánh. Nước Việt lại ri vào cuộc nội chiến với loạn 12 sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh, tùy tướng của Trần Minh Công với tài dụng binh như thần, chẳng bao lâu dẹp tan loạn mười hai sứ quân, thống nhất đất nước và xưng là Vạn Thắng Vưng. Năm 986, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Vua và lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng. Lúc bấy giờ, nhà Tống lên thay quân Nam Hán tại Trung Hoa. ý đồ bành trướng như nhà Đường được Tống Vưng quyết trí theo đuổi. Chính sách ngoại giao khôn khéo, tế nhị của triều Đinh đã làm cho giấc mộng bành trướng của Tống Vưng tạm thời lắng dịu. Thế nhưng năm 978, Đinh Tiên Hoàng mắc phi lỗi lầm lớn nhất của một minh quân là phế trưởng, lập thứ, phế Đinh Liễn, lập Hạng Lang, hoàng hậu có đến 5 ngôi. Việc này đã gây nên một hậu qủa nghiêm trọng là Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị Đỗ Thích giết hại. Đinh Toàn lúc ấy mới 6 tuổi, không đủ kh năng chấp chính Triều Vưng. Quân Tống chớp ngay c hội này, năm 980, sai tướng là Hầu Nhân Bo thống lĩnh đại quân xâm lược nước ta. Để bo tồn xã tắc Dương Thái Hậu trao long bào cho Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn. Đến đây, triều Đinh chấm dứt, triều tiền Lê tiếp nối. Lê Hoàn lập kế dụ thủy quânTống, do Lưu Trừng, Gi Thực cầm đầu vào Bạch Đằng Giang và đánh úp một trận khiến Tống quân không còn manh giáp. Hầu Nhân Bo dẫn quân bộ đến Chi Lăng bị phục binh đánh cho chạy dài, quân Tống đại bại. Với chiến thắng rực rỡ năm 981, Triều Lê đã làm tròn sứ mạng của mình. Vào triều đại này các Thiền sư như: Đỗ Thuận, Khuông Việt, Vạn Hạnh bắt đầu tham gia việc cứu dân, hưng thịnh nước nhà. Tinh thần vô ngã, không câu nệ hình thức, ngữ ngôn được ngài thể hiện rõ nét. Các ngài với tinh thần siêu phóng thực chứng không lệ thuộc vào tư tưởng hủ nho xem các vua như một người bất kh xâm phạm. Các ngài luôn phò trì những người đem lại thái bình thịnh trị cho nước nhà.

Xã hội cuối triều Lê: sau khi Lê Hoàn băng hà, (1006) con là Lê Long Đĩnh nối ngôi, sau 8 tháng xung đột với các Vưng khác. Lê Hoàn đã mắc phi lỗi lầm lớn lao nhất đời mình khi chia đất, phong vưng cho các con còn nhỏ, tài đức chưa là bao. Long Đĩnh là một hôn quân, gian dâm vô độ, đến nỗi không ngồi được, phi nằm khi thiết triều nên sử gọi là Lê Ngọa Triều. Ông cho thi hành nhiều chính sách tàn ác, những hình phạt bạo ngược, khiến tình hình xã hội khi ấy đã rối rắm lại còn phức tạp thêm. Dẫu thất bại thm hại ở lần xâm lược 981, nhà Tống vẫn chưa từ bỏ âm mưu thôn tính nước ta. Thêm nữa, con út Lê Đại Hành đi sứ sang Trung Quốc (1006) ở lại chưa về, được Vua Tống phong chức Kiểm Hiệu Thái úy, cũng âm mưu mượn quân Tống đưa về nước tranh ngôi cùng các anh.

Đoạn văn sau đây của cuốn: "Tục tự trị thông giám trường biên" của Lý Đào Tống cho thấy tình thế nước ta lúc ấy khó khăn chừng nào? "Vua Tống giao cho viên coi Qung Châu là Lăng Sách và viên quan phủ sứ dọc bể là Thiện Dục, xét việc Giao chỉ. Tháng 6 năm Bính Ngọ (1006) Lăng Sách tâu:"Các con Lê Hoàn tranh nhau ngôi, đều nhóm bè đng ở các trại, việc công bỏ bê, dân tình lo sợ. Bọn Hoàng Khánh Tập tình nguyện đi tiên phong, chắc thể nào cũng lấy được. Chúng tôi đã hội bàn, nếu triều đình nhận lời, xin chỉ đem đạo quân ở đạo chúng tôi và vài ba ngàn người ở Kinh Hồ (Hồ Nam) theo hai đường thủy bộ tiến ắt bình định được. Trước một tình thế như vậy, việc tham gia vận động chính trị, làm một cuộc đo chánh, trao quyền hành thống lĩnh đất nước lại cho một người tài đức như Lý Công Uẩn, là chính đáng. Và Vạn Hạnh Thiền sư đã chung lưng đấu cật cùng các quan tướng triều đình thiết lập triều Lý. Triều đại thịnh trị lâu dài nhất của thế kỷ 11. Vậy Vạn Hạnh Thiền sư là ai?

 

2.Tiểu sử Thiền sư Vạn Hạnh
Và những nhận định khái quát về ngài (? - 1018)

Vạn Hạnh là người họ Nguyễn, quê làng Cổ Pháp, từ thuở nhỏ đã thông minh siêu dị, học thông Nho, Lão, Phật và nghiên cứu hàng trăm bộ luận Phật Giáo, xem giàu sang xe ngựa không vào đâu. Năm 21 tuổi ông xuất gia, cùng tu học với bạn là Thiền sư Định Huệ dưới sự chỉ dẫn của Thiền sư Thiền Ông tại Chùa Lục Tổ, siêng năng đêm ngày. Sau khi Thiền Ông mất, ông bắt đầu chuyên thực tập về Tổng trì tam ma địa, và sau đó hễ nói lời gì đều được thiên hạ cho là phù sấm. Vua Lê Đại Hành rất sùng kính ông. Năm 980, Hầu Nhân Bo của nhà Tống mang quân sang đóng ở núi Cưng giáp Tây định xâm chiếm Việt Nam. Vua triệu Vạn Hạnh vào và hỏi nếu đánh thì thắng hay bại. Vạn Hạnh bo: Nội trong vòng từ 3 đến 7 ngày thì giặc rút lui. Lời nói này sau qu ứng nghiệm. Khi Vua Lê Đại Hành muốn can thiệp vào Chiêm Thành để cứu sứ gi Việt Nam bị Chiêm Thành bắt giữ, nhưng còn do dự thì Vạn Hạnh nói đây là c hội đừng để cho mất. Sau qu y lời, trận ấy quân Lê thành công.

Vạn Hạnh và phương sách vận động chính trị bằng tuyên truyền: Sử sách còn ghi lại việc Thiền sư Vạn Hạnh trả lời Lê Hoàn về việc Tống tướng Hầu Nhân Bo xâm lược và cuộc bình Chiêm, nhưng Vạn Hạnh chỉ xuất hiện bấy nhiêu thôi. Phi chăng một người chuyên tu tâm định, tinh thông Tam giáo, nhận biết được vận mệnh triều vưng và cách tổ chức chính quyền của Lê Hoàn không được vững vàng cho lắm? Sau khi Lê Hoàn mất, Vạn Hạnh đã thấy rõ được âm mưu giành quyền thế, tất c huynh đệ tưng tàn sẽ xy ra, và tất nhiên nước nhà sẽ suy yếu. V lại, quân Tống thua một trận chưa đầy 10 năm lẽ nào chúng lại quên. Trước tình thế lưỡng đầu thọ địch như vậy, tận dụng hết kh năng và uy tín của mình đối với quân dân, Thiền sư Vạn Hạnh đã tiến hành kế hoạch tuyên truyền chính trị một cách chính xác và hữu hiệu. Vạn Hạnh đã vận dụng một phương cách hợp lý nhất vào bối cnh xã hội ấy: truyền khẩu. Điều này cho ta thấy, ngài là một bậc tài ba, nhìn rõ thời cuộc, là một nhà thiết kế hoàn chỉnh nhất. Sách Thiền Uyển tập anh nói những loại sấm truyền và tiên tri mà Vạn Hạnh sử dụng có rất nhiều thứ, không kể ra hết được. Sách này có kể ra một vài phương thức đã dùng: "Hồi Lê Ngọa Triều đang thi hành chính sách bạo ngược bị thiên hạ ghét bỏ, thì tại làng Cổ Pháp có một con chó trắng xuất hiện trên lưng có hai chữ: "Thiên Tử" lấm tấm bằng lông đen. Thiên hạ đồn rằng nó tượng trưng cho năm Tuất, và một bậc thiên tử sanh vào năm Tuất sẽ xuất hiện vào năm Tuất. Sự kiện này hoàn toàn phù hợp với năm sinh của Lý Công Uẩn. Đại Việt sử lược ghi lại sét đánh cây gạo Thiền sư La Qúy An trồng ngày xưa in thành chữ như sau: gốc cây thăm thẳm, vẻ lá xanh xanh, hòa đao mộc rụng, thập bát tử thành. Vạn Hạnh theo đó dùng phép chiết tự giải thích các chữ Hòa, Đao, Mộc ghép lại thành chữ Lê. Hòa Đao Mộc rụng tức là nhà Lê mất ngôi. Các chữ Thập, Bát, Tử ghép lại thành chữ Lý. Thập Bát Tử thành tức nhà Lý lên thay. Thêm chuyện ban đêm ở mộ Hiển Khánh đại vưng (tước hiệu của cha Lý Công Uẩn được Lý Thái Tổ sau khi lên ngôi truy phong) người ta nghe tiếng thần nhân ngâm kệ từ bốn phương báo hiệu việc Lý Công Uẩn lên ngôi Vua. Tất c đã được Vạn Hạnh bình giải hợp với lòng dân. Chúng ta hãy quên đi những lời mặc khi, tiên tri của các Thiền sư: Định Không, Thông Thiện, La Quý An; Chúng ta sẽ thấy ni Vạn Hạnh một con người tài trí cao siêu, có tầm nhìn bao quát rộng rãi về thế cuộc, có lòng yêu nước, thưng dân, trách nhiệm với dân tộc một cách nồng nàn. Ngài luôn luôn chủ động tình thế, vạch ra những phương thức hữu hiệu vừa bác học, vừa bình dân để đánh mạnh vào ý thức dân tộc quần chúng vốn dĩ bị che đậy một phần nào bởi tư tưởng hủ nho: trung quân, ái quốc một cách giáo điều cứng ngắt. Quan trọng hn sau khi tìm được người hiền đức, ngài hun đúc, tô bồi, theo dõi từng bước chân của vị minh đế sau này. Ngài nhận xét Lý Công Uẩn như sau: Đó là một người phi thường, lớn lên tất giúp đời yên dân, làm chủ thiên hạ. Đại Việt sử ký còn ghi: "Tới lúc lớn, khẳng khái có chí lớn, không màng của ci, ưa xem hết kinh sử." Một con người giàu nghị lực, xem thường danh lợi vật chất, ham học hỏi như Lý Công Uẩn thật là hiếm có. Chỉ cần truyền vào trong Uẩn một chất vì nước, thưng dân, vận dụng linh hoạt những gì tốt đẹp từ Nho giáo, không theo chủ nghĩa kinh viện thì Uẩn ắt là bậc minh đế. Vạn Hạnh đã làm được điều này. Ngài nhất quyết dùng hết công sức mình vào công cuộc xây dựng triều đại mới an bình, thịnh trị. ở ngài chúng ta nhận thấy một quốc sư mẫn tuệ, một nhà chiến lược tài ba, một nhà ngoại giao tuyệt vời, một con người giàu nghị lực không nn chí, theo đuổi việc gì cũng đến kỳ cùng. Khi Lý Công Uẩn đã lên ngôi vua, ngài còn ra yết thị trấn an muôn dân:

Tật Lê chìm biển Bắc, cây Lý che trời Nam. Bốn phương binh đao dứt, tám hướng thy bình an.

Vạn Hạnh là một Thiền sư có cuộc sống phạm hạnh, tinh tấn và nỗ lực thanh tịnh trong sự nghiệp tu hành, có lòng thưng dân, yêu nước nồng nàn, tài ba và đầy đủ trí tuệ để chọn người và phục quốc. Ngài đã góp công không nhỏ trong việc thiết Iập triều đại thịnh trị, mẫu mực về đạo đức tạo nền độc lập dài lâu cho nước nhà (triều Lý 200 năm). Dẫu sử sách không ghi lại sự tham dự của ngài về việc thiên đô từ Hoa Lư ra Đại La Thành, nhưng chúng ta có thể tin rằng ngài đã tác động một cách hữu hiệu với Lý Thái Tổ. Kẻ hậu học chúng ta không chỉ khâm phục về tài năng đức độ của ngài, mà còn học được một "chất Phật" ni ngài rất sâu sắc. Đó là sau khi triều Lý lập vưng ngài không màng đến một sự ban thưởng, hoặc chức tước nào c. Một sự thể hiện tinh thần vô ngã, vô trụ, vô chấp của bậc liễu đạo. Đây là một bài học gin đn nhưng vô cùng qúy giá cho những người học Phật muôn đời. Đó mới chính là thái độ nhập thế tích cực của người con Phật. Thiết nghĩ, bài Kệ tán thán tán ngài của Hoàng Đế Lý Nhân Tông sau này cũng nói lên được sự đóng góp của ngài trong công cuộc chấn hưng đất nước:

Vạn Hạnh dung ba cõi, thật hợp lời sấm xưa. Quê hưng tên Cổ Pháp, chống gậy trấn kinh đô.

Tóm lại, Vạn Hạnh đã nhập thế bằng những bước chân vô ngã, không hệ lụy khập khiễng bởi hữu ngã trói buộc, chúng ta sẽ học về ngài thật nhiều thật đầy đủ về nhân quan sinh, xã hội quan, tu chứng quan, thế giới quan qua bài kệ dặn dò đồ chúng của ngài.

 

II Thân bài:
1. Viết lại bài kệ bằng chữ Hán

Phiên âm:

Thân như điện nh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhâm vận thạnh suy vô bố úy
Thạnh suy như lộ tho đầu phô.

 

2. Phê bình, nhận định các bài dịch trước

Theo một số tài liệu mà chúng tôi có được thì bài Kệ Thị Chứng của Thiền sư Vạn Hạnh được dịch sang Việt ngữ như sau:

Ban tu thư Vạn Hạnh dịch:

Thân như bóng chớp có rồi không
Cây cỏ xuân tươi, thu héo hon
Tùy thuộc thạnh suy, không hãi sợ
Thạnh suy đầu cỏ có phi sưng.

Bản dịch Nguyễn Lang, Việt Nam Phật Giáo sử luận tập 2 trang 150.

Thân như sấm chớp có rồi không
Cây cối xuân tươi thu héo hon
Nhìn cuộc thịnh suy, đừng sợ hãi
Thịnh suy ngọn cỏ giọt sưng hồng.

Bản dịch Ngô Tất Tố, Thiền Uyển Tập Anh đăng lại:

Thân như bóng chớp có rồi không
Cây cối xuân tươi, thu não nùng
Mặc cuộc thạnh suy đừng sợ hãi
Kia kìa ngọn cỏ giọt sưng hồng.

Bản dịch của Thượng tọa Mật Thể, Việt Nam Phật Giáo sử lược.

Thân như sấm chớp chiều tà
Cỏ cây hoa lá thu qua rụng rời
Sá chi suy thạnh cuộc đời
Thạnh suy như hạt sưng ri đầu cành.

Bản dịch của Thượng tọa Thanh Từ, Thiền sư Việt Nam

Thân như bóng chớp có rồi không
Cỏ cây xuân tươi thu đượm hồng
Mặc cuộc thạnh suy, không sợ hãi
Thạnh suy như cỏ hạt sưng đông.

Bản dịch của cụ Nguyễn Đăng Thục, Thiền học Việt Nam. Lá Bối xuất Bản trang 221.

Thân người ta như sấm chớp có lại không

Ví như cây cỏ hiện hữu mùa xuân đua nở, mùa thu lại khô héo

Noi theo vật mệnh lên xuống tự nhiên không còn lo sợ.

Thơ văn là sự cảm nhận trực giác đồng cm. Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở vấn đề được đề cập đến. Thể hiện ngôn ngữ phi theo quy luật của nó. Vượt qua khuôn mẫu này chúng ta không thể đem lại một kết qủa gì mà ta muốn diễn t. Trên căn nguyên ấy, chúng ta thử bàn luận về các Bản dịch trên với ý niệm "ôn cố tri tân" xem sao? Điều khẳng định trước tiên là các bậc tiền bối này dịch rất chuẩn về luật th và nghĩa từ. Trong toàn phần bài Kệ câu 1,2,4 đều hợp lý. Riêng chỉ câu 3 là chưa vị nào lột hết được cái ý và tứ của câu này. Chúng ta chỉ nhận định và phê bình, cũng như dịch lại câu này thôi.

Bản dịch Ban Tu thư Vạn Hạnh dịch "Nhậm vận" là tùy cuộc thì không chuẩn lắm. Theo ngôn ngữ, khi lập luận chữ "Tùy" (vấn đề gì đó) tức là chúng ta không chủ động mà là bị động, dầu cho 2 từ "Tùy cuộc" được dùng như khởi điểm của cụm từ "Không sợ hãi". Tư tưởng chủ đề của bài Kệ này là vô thường từ hiện tượng mây trắng ngút ngàn cho đến Bản thể tịch nhiên. Vô thường ở đây không phi là cái để hiểu mà là cái để chứng thực. Thế thì, tùy theo lẽ vô thường, nên không sợ hãi vạn pháp khi thịnh, lúc suy đó chưa phi là mục đích hoặc thái độ của người con Phật. Chúng ta hiểu vô thường không phi để không sợ hãi hay hãi sợ, mà hiểu vô thường để chúng ta tích cực nỗ lực tu tiến tự thân và đi vào cuộc đời với ý niệm "vọng kỷ, vị tha". Chỉ khi nào xả trừ vị kỷ để những tư duy của mình không bị ức chế, hướng dẫn bởi tự ngã thì khi ấy mới không sợ hãi. Như vậy cụm từ "không sợ hãi" này là kết qủa thực chứng của tiến trình thực nghiệm tu chứng tâm linh khi thấu suốt và nắm vững quy luật vạn pháp là vô thường, thạnh suy, suy thạnh. Cho nên "không sợ hãi" là một chủ điểm riêng biệt so với chủ điểm "Nhậm vận thạnh suy". Đây là hai chủ điểm của một chủ đề của bài Kệ. Dĩ nhiên, nhận xét này được phn nh ở bình diện từng bước một trên tiến trình tu chứng, chớ không phi xét trên bình diện tổng thể tu chứng. Xét trên tổng thể, nó như bước thứ nhất và bước thứ hai của một đôi chân. Nếu tách rời bước thứ nhất ra khỏi bước thứ hai thì không thể được và ngược lại cũng thế. Chỉ khi nào "nhậm vận thạnh suy" thì mới "vô bố úy". Cho nên, dịch "Nhậm vận thạnh suy" là "Tùy cuộc thạnh suy" thì ép nghĩa quá.

Nguyễn Lang câu 3: Nhìn cuộc thạnh suy, đừng sợ hãi. Câu này không chuẩn xác c hai vế, ta nhận định từng vế một. Như lập luận trên, 2 câu đầu bài Kệ chỉ mô t về vô thường vạn hữu đó chỉ là ý niệm của ngôn ngữ hoặc ký ức chứ chưa phi là sự đạt tới bằng liễu tri qua tu chứng. Dẫu một bậc trí gi nào nhận thâm ý vô thường và có một bước nhy vọt của tâm linh trong một sát na thì biên cưng của sự lột xác này vẫn có. Một lằn chớp hiện hữu trong một thời gian ngắn nhất thì nó vẫn để lại ngang lưng trời một ánh sáng nhất định dầu là hữu hạn. Thế thì "nhìn cuộc thạnh suy" là một cái nhìn tụ thủ bàng quan về mặt tưng đối, và là một cái nhìn khép kín về mặt tuyệt đối. Đây là cái nhìn của Thanh văn mà các kinh điển Phật giáo phát triển thường đề cập. Nếu Nguyễn Lang ngụ ý "cái nhìn thạnh suy" này thuộc cấp độ như Bồ Tát Quan Thế Âm thì được, cái nhìn khi thấu suốt Ngũ uẩn là không thực có, do từ trí tuệ thâm sâu Bát nhã thấy được. Nhưng lập luận như thế thì ba chữ "đừng sợ hãi" trở thành mâu thuẫn vô cùng. Chữ "đừng" được dùng theo nghĩa can gián, ra lệnh. ở cấp độ nhìn cuộc thạnh suy một cách tự tại thì chữ "đừng" trở thành khôi hài. Còn nếu xét về phương diện phàm phu vừa hiểu lý vô thường do "nhậm vận thạnh suy" thì "đừng sợ hãi" cũng trở nên thừa thãi. Nhưng nếu câu này được hiểu theo nghĩa khuyến khích thì được. Ví dụ: Cậu bé i! Hãy can đm lên, đừng sợ hãi. Thế nhưng câu này không thể áp dụng vào đây được. Vì tiền đề là "Nhậm vận thạnh suy" là một thực chứng và "vô bố úy" là một sở hành lưu xuất từ tu chứng thấy rõ cuộc đời và chúng sanh. Câu 3 là chủ đề tổng quan của bài th. Nếu câu 1 và 2 thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan, câu 4 nêu lên xã hội quan, câu 3 là tu chứng quan. Đây là lãnh vực quan trọng nhất của người con Phật. Chúng ta sẽ bàn rõ vấn đề này ở phần triển khai tư tưởng bài Kệ.

Thích Thanh Từ, Ngô Tất Tố ở câu 3: Đều có hai quan điểm giống nhau hoặc trùng lập với ý niệm của Nguyễn Lang. ở đây chỉ phân tích vế đầu với cụm từ "mặc cuộc thạnh suy". Cụm từ này tạo cho ta một ý tưởng là tác gi không quan tâm gì đến cuộc đời, phó mặc cho nó theo lẽ thạnh suy. Đây là một cái nhìn tiêu cực, sau khi hiểu cuộc đời là vô thường nên sinh ra chán nn, yếm thế, bi quan. Đạo Phật thuyết minh lý vô thường không phi để chán nn, hoài nghi với cuộc đời và chính mình khi nhận thấy mình như là một vật đang bị chi phối bởi cn lốc xoáy; mà trình bày nó như một dụng ý tích cực. Quy luận vạn pháp là vô thường. Hiểu vô thường để tiến tu chuyển xấu thành tốt. Vì vô thường nên vạn pháp, vô ngã, duyên sinh và vì vô ngã duyên sinh nên chúng ta có thể đổi được. Một người bị dục tham chi phối làm cho khổ đau, nếu người ấy hiểu rằng: dục tham là vô thường, sau khi hiểu như thế với nỗ lực tinh tấn và đúng phương pháp vị ấy sẽ chuyển khổ đau thành hạnh phúc. Vạn Hạnh đã hiểu rõ điều này nên không có lối sống thờ , lãnh đạm với nhân sinh thời thế mà luôn tỏ ra chủ động. Điều này được minh chứng khi ngài quyết đoán về trường hợp phá Tống, Bình Chiêm giúp cho Vua Lê và triều đình thêm quyết tâm. Ngài cũng đã đóng vai trò hoàn toàn tích cực trong cuộc cách mạng vận động tuyên truyền, phế Lê lập Lý. Thế thì làm sao nhìn cuộc đời bằng cái nhìn "mặc nhiên" được. Những lời Kinh Phật thuyết dầu đn gin hay thâm sâu đều không dừng lại ni phạm trù triết lý ngữ ngôn. Sau khi thuyết minh khổ đau, nguyên nhân tạo khổ đau, Phật thuyết minh phương pháp thoát ly khổ đau và con đường đưa đến diệt tận khổ đau. Đó là tinh thần tích cực, viên dung nhất của Phật giáo. Kinh điển Nguyên Thủy có cụm từ "Phật Pháp thuyết tốt đẹp ở chặng giữa, chặng đầu và chặng cuối", là chỉ cho sự viên mãn của giáo lý Phật.

Các triết gia phương Tây thường hay bí lối sau khi thuyết minh được hiện tượng giới. Vì Bản thân họ sau khi trực nhận những khổ đau đang xy ra trước mắt hoặc thầm kín trong tâm hồn, họ liền tuyên thuyết lên một sự thật cuộc đời, thế thôi. Những triết gia này luôn tìm sâu trong lý luận, ngôn thuyết chứ không có một phương thức nào do dụng công lâu ngày để thấy được bộ mặt thật đằng sau hiện tượng giới. Héraclite - triết gia nổi tiếng Hy Lạp cũng chỉ dừng lại phạm trù triết lý khi tuyên bố cm nhận được vô thường: Bằng câu "A man can not step twice in the same river" không ai bước hai lần cùng một lúc trong một dòng sông.

Triết lý chỉ cởi bỏ ý niệm lầm lạc trong tư tưởng một cách nhất thời. Nếu dừng chân tại đây chúng ta sẽ trở thành yếm thế hoặc bất cần đời. Đạo Phật chủ trưng: Sau khi dùng ý niệm chân xác để chấn chỉnh những tư duy sai lạc ban đầu, hành gi phi đi vào thực tập Thiền Quán thật lâu để tạo nên một định tâm. Và từ định tâm ấy hành gi nhìn rõ vạn pháp và thoát khỏi ý niệm chân xác ấy, từ đó những chấp thủ sai lầm sẽ vỡ tung. Đến đây hành gi dấn thân vào cuộc đời đem lại hạnh phúc, an lạc cho nhiều người. Cho nên, trực nhận vô thường chúng ta sẽ tích cực hn, chứ không hề có tư tưởng "mặc kệ" Đạo Phật thường bị hiểu nhầm và chỉ trích vô thường là bi quan, yếm thế. Đây là loại "tư duy thiếu máu" không đủ lực để suy xét tận cùng. Để xóa tan những thành kiến này chúng ta thử bàn rộng phạm trù này qua các dòng tư tưởng tiêu biểu thời đại của triết thuyết Đông Tây xem sao?

Ấn Độ - xứ sở của thiên nhiên nghiệt ngã và nhiều triết thuyết nhất ở phương Đông, quan niệm con người sinh ra bởi Phạm thiên và sau khi chết trở về với Phạm thiên. Đó là lối thoát cuối cùng cho con người của nền triết học đa phức này. Con người chỉ định đoạt sau khi chết còn lúc sống chỉ cúi đầu tuân chịu và an phận theo số mệnh nhân qủa chính mình. Sự bế tắc của con người được dẫn vào lối huyền hoặc, linh thiêng và hoàn toàn xa lạ với nỗi thống khổ con người. Trung Hoa thì đưa ra ba quan niệm: an nhiên thủ phận, xa lánh cuộc sống trần thế khổ đau. Tìm sự bình an trong những cnh rừng núi quạnh hiu. Đem sự trốn chạy cuộc đời đối diện với cây cỏ, mây ngàn, xem sự im lặng đó là lối thoát cho chính mình.

Một triết thuyết khác thì lao vào cuộc đời bất ổn với chiêu bài Chính Danh nhằm đánh thức lưng tri con người mong tìm một sự ổn cố giữa dòng đời ly loạn. Nếu sanh bất phùng thời thì tự an ủi với những khúc nghê thường, ly tao và chén rượu tiêu sầu.

Hiện thực khổ đau vẫn tồn đọng, dầu cho Chính Danh được ca tụng và tư tưởng siêu nhiên được mến chuộng. Để rồi quan niệm thần linh xuất hiện xem như giải pháp cuối cùng cho số phận con người. Phấn đấu suốt đời với lưng thiện để trở thành Thiện thần, sống cuộc đời bất chánh để trở thành ác thần. Thần linh là cái mốc gỡ rối cho triết học Trung Hoa. Các dân tộc Âu Mỹ, Địa Trung Hi đặt cuộc đời mình vào ý niệm hồn thiêng bất tử, thiện hồn được về nước chúa, ác hồn bị đày ni địa ngục khổ i muôn đời.

Hàng bao thế kỉ qua, các triết gia, các tôn giáo luôn duy trì ý niệm Duy nhiên Nhất thể, Duy nhiên siêu thoát để làm mục tiêu trừu tượng cho mình. Đó là sự đánh lừa mê lầm, kinh khiếp. Lãnh vực siêu nhiên trừu tượng là chỗ ngôn từ, ý niệm, suy luận đặt chân đến. Cho nên nó tồn đọng song hành cùng những hình thái ấy. Rồi Duy Vật ra đời như hiện thân của cứu tinh tư tưởng thời đại. Nhưng những cm giác khổ đau, những cm thụ hoan lạc, những văn minh kỹ thuật không giải quyết được sự khổ đau luôn hiện tồn của nhân loại. Duy Vật trở thành ngõ cụt của trào lưu hiện hành. Không giải thoát được hiện tượng chán chường, tư tưởng hiện sinh, cóc cần, phó mặc quay lưng lại cuộc đời bắt đầu xuất hiện trong lớp thanh niên trẻ. Họ là những con người không bao giờ bằng lòng với cái cũ, nhất là những cái cũ mang tính che đậy lừa lọc, gi dối và trừu tượng. Họ luôn khao khát đi tìm cái mới, nhưng chân lý vẫn ngút ngàn xa xăm. Và càng đi tới thì hố thẳm cuộc đời đang hiện ra trước mắt họ, và sau lưng lại là những hoang tàn, sụp đổ của một thời đi qua. Họ cm thấy cô độc, vừa chán nn vừa sợ hãi trống rỗng hư vô. Và trước hư vô họ cm thấy thân phận mong manh qúa. Những tên tuổi lừng danh như: Hemmingway, Jacklondon, Marilyn Monroe đã trốn chạy cuộc đời với ý niệm tự vẫn để hòa nhập hư vô. Và vô thường được họ hiểu là một sự huyễn hoặc, để đồng hóa huyễn hoặc với o tưởng.

Đây là một hệ qủa của những ai dừng chân lại vô thường trên ý niệm. Và vì những ý muốn tồn tại do khát ái đem lại, một nghịch lý khác lại khởi lên: Dù biết huyễn hóa nhưng vẫn khao khát sống, dẫu biết rằng kiếp người phù sinh chìm nổi, nhưng sự đắp tô cuộc đời và tự ngã vẫn miệt mài. Đây là con đường cùng của tư duy theo chiều hướng: "Tư duy không được chẳng cần tư duy nữa. Hãy quên những gì trước mặt đi và đừng nhìn nó nữa." Thế là hiện hữu đánh lừa hiện hữu. Phi thừa nhận rằng những cuộc chiến tranh triền miên của hai thế kỷ 18 và 19 một phần nào giúp con người thoát khỏi vỏ bọc tư duy và đối diện lại cuộc đời. Một người nông dân đang đói khổ thì tư duy lúc ấy chỉ nằm trong bao tử mà thôi. Còn hạng người ham chuộng triết lý thì luôn hi vọng sẽ có một thánh nhân xuất hiện để cứu tinh nhân loại. Trong chừng mực nào đó, sự hi vọng sẽ cứu người ta thoát khỏi tuyệt vọng. Còn các nhà tôn giáo thì sao? Họ chấp giữ những tư tưởng siêu thoát đến nỗi suốt ngày họ chỉ sống với ý niệm trừu tượng cao xa. ở một thời điểm nào đó, tư duy như vậy cũng khiến người ta an tâm hn, dầu đó là sự an tâm trong lừa dối. Như một con ngựa đang trên một hành trình xa xôi, chỉ nhìn thấy bó cỏ xanh tươi treo trước mắt và hi vọng một lúc nào đó bó cỏ ấy sẽ thuộc về mình. Niềm hi vọng ấy thật sự cổ vũ, trợ lực để chú ngựa đến đích. Một số nhà hoạt động tôn giáo không có kh năng nhận thấy những sự lợi ích thiết thực của tôn giáo mình đang theo, mê lầm chỉ biết tôn thờ đến độ mù quáng để lý tưởng ấy trở lại khống chế lấy mình, phong tỏa cứng ngắc cuộc đời. Đó là những nhiêu khê của nền triết học và những tôn giáo chỉ biết phụng thờ tôn kính những gì giáo chủ mình dạy. ở đây, chỉ xin bàn một cách tổng quan về các dòng triết học có quan niệm giải thoát con người ra khỏi đau khổ, không dám khai triển thêm sợ e rằng nhiều người cho là viết phóng tay.

Trở lại Đạo Phật, con đường thánh đạo tám ngành được xem như một phương pháp hữu hiệu dứt trừ vọng tưởng mê lầm, thoát khỏi khổ đau. Phương pháp này được thuyết minh chân xác và đầy đủ. Nó không chỉ nói về những cách sống chân chánh thiết thực trong đời sống của người con Phật: Chánh ngữ, Chánh tư duy, Chánh nghiệp vv Mà còn thuyết minh những chi phần khác: Chánh niệm, Chánh định, Chánh kiến xem như quyết định giải thoát khổ đau. Như vậy, Đạo Phật không chỉ trang bị cho con người những phương pháp tránh né những khổ đau đang hiện hữu ngay trong cuộc sống chung đụng của chúng sanh, mà còn hướng dẫn một phương cách hữu hiệu giải thoát vĩnh viễn khổ đau ấy. Đạo Phật rõ ràng, thực tế và chính xác như vậy. Đó là thái độ của bậc tuệ giác không đưa ra những triết thuyết ỡm ờ, vòng vo, ru ngủ, lừa dối. Trên căn thuyết này, chúng ta thấy: từ mặc kệ, mặc cuộc thạnh suy thật qúa ép nghĩa.

Thượng tọa Mật Thể dịch câu 3: Sá chi suy thạnh cuộc đời. Ngoài những vướng mắc vào những sai lầm nêu trên, ngài còn đi qúa đà trong việc quên hẳn ý niệm quan trọng "vô bố uý" nữa. Dịch như vậy dễ gây ý niệm ngộ nhận Bản ý của tác gi. Vô thường là để tích cực, không hệ lụy những cnh sanh diệt, diệt sanh của thế gian. Chúng ta không màng đến sự suy thạnh của cuộc đời để rồi kết luận: Thạnh suy như hạt sưng ri đầu cành. Theo thiển ý, sau khi trình bày câu 3 như tu chứng quan của mình, nên bật lên ý nghĩa; giác ngộ của pháp là vô thường, duyên sanh, vô ngã các ngài đã không bị thạnh suy cuộc đời làm vướng bận. Chỉ khi nào ta liễu ngộ, vô ngã thì mới vô bố úy. Vì ngã không còn lấy gì để sợ hãi. "Mình vô ngã các pháp vô ngã. Mình sanh diệt, các pháp diệt sanh cùng chung đồng thể" thì sợ hãi cái gì. Hn nữa, nói sợ hãi thì phi đặt vấn đề: cái gì sợ và sợ cái gì? Ví dụ: tôi sợ chó điên vì tôi không phi là cùng chủng loại chó điên như nó. Nếu cùng là chó điên c thì có gì để sợ.

Vậy thì ta và pháp cùng chung một thể, vậy không bố úy là phi. Nhưng phi ở cấp độ Nhậm vận, tức là thắng tri như thật các pháp là vô ngã thì mới vô bố úy được. Câu 4 tiếp theo như thuyết minh: thái độ nhập thế tích cực của các bậc chứng đạo với ý niệm: vô trụ, vô chấp vv Vì thế câu 4 không hề thừa thãi khi hai câu đầu đã thuyết minh hình nh vô thường. Có thể ví vô thường trên là hình nh núi sông của người vừa tu đạo, và hình nh vô thường câu kết là núi sông của người hiểu đạo. Xem thế, từ sá chi được dùng ở câu 3 là lệch nghĩa. Dịch như vậy sẽ biến vô thường thành quan điểm bi quan, yếm thế.

Cụ Nguyễn Đăng Thục dịch câu 3: Noi theo vận mệnh lên xuống tự nhiên không còn lo sợ. Vậy là chữ Nhậm vận được dịch là noi theo vận mệnh. Chữ noi theo thì đã phê bình như chữ tùy theo, tùy cuộc ở những bài dịch trước rồi. Đây chỉ bàn đến chữ vận mệnh. Qủa thực từ này nh hưởng Nho giáo nhiều. Chúng ta có thể chấp nhận những nhà Nho mượn ngôn ngữ Nho gia giải thích Phật học nhưng ở phạm trù này, thì không đúng. Vì sao? Vì Bản chất vạn pháp là vô thường dù là hữu tình hay vô tình. Có nghĩa những nghiệp lực tạo thành thân hữu tình cũng vô thường, Bản thể vô tình lại cũng thế. Làm gì có vận mệnh ở đây mà phi noi theo. Vận mệnh tức là dùng chỉ cho một cái gì đã định tính. Mà vô thường Phật thuyết thì sanh diệt trong từng sát na. Hiểu tận cùng chữ sát na này cũng chỉ là một biểu tượng nhỏ nhất của một thời gian cho nên, ngay c sát na cũng không định tính được. Ví dụ: Thủy triều của dòng sông khi lên, lúc xuống. Nước dòng sông lúc đục, lúc trong. Đó là Bản chất của nó. Không lẽ nhìn dòng sông khi trong bo là vận mệnh dòng sông trong. Thật vô lý vậy! Đi đến tận cùng của thuyết minh vô thường, ngay c từ vô thường để chỉ vạn pháp cũng chỉ là gi mượn ngôn ngữ để thuyết minh đối trị căn bệnh chấp thường hoặc chấp đoạn của chúng sanh. Các pháp hiện hữu lừng lững ra đó. Có chi là thường, là vô thường. Trong một đoạn khác cụ giải thích thêm: ở đây cái tâm giác ngộ của Thiền sư đã mượn cái nguồn sống tuần hoàn điều lý bất tuyệt trường tồn của vũ trụ. Dịch để nối liền hai phương diện của sự sống: Sống đời và sống đạo, dụng với thể dung hòa là một thực tại toàn diện. Trong một vài đoạn trước cụ cho rằng: Vạn Hạnh thông Tam giáo cho nên đã nh hưởng ít nhiều tư tưởng Nho, Lão trong bài Kệ. Điều này thật đúng, nhưng chỉ đúng với những học gi hay thống kê đối chiếu, suy luận. Vạn Hạnh, người nhập thế tích cực, quyết đoán trong những tình huống cấp bách, gian trạch những vị minh quân, xem danh lợi như đôi hài rách, sống thanh thoát như vậy làm gì bị cưng tỏa bởi những ý thức hệ đã học. V lại, sách Phật cũng đã thuyết minh những phương thức xây dựng và ci tạo xã hội, đâu phi chỉ Khổng giáo mới có. Trường Bộ kinh 3 số 26, Kinh Chuyển Luân Thánh Vưng, Sư Tử Hống Phật dạy: Nghèo đói là nguyên nhân chính của trộm cắp, thù hằn hung bạo, bạo động và vô luân. Để ci thiện tình hình xã hội ấy cần phi ci thiện kinh tế bằng cách cung cấp hạt giống, phương tiện canh tác cho nông dân, cung cấp vốn đầu tư cho thưng gia, và tr lưng thích đáng cho công nhân. Bấy giờ, Thế Tôn dạy: Các tế lễ đàn cầu phi được thay thế bằng các cuộc đại chuẩn thí cho nhân dân.

Tăng Chi IV, chưng 7 và 10 pháp ngài dạy Vua Chúa, cấp lãnh đạo về biện pháp ci thiện kinh tế, xã hội, 7 điều kiện cho xã hội cường thịnh và 10 pháp trở thành nhà lãnh đạo tốt. Và bàng bạc trong nhiều kinh điển khác: Kinh Sigalà, Trường Bộ số 31. Ngài dạy mối tưng giao xã hội Tăng Chi 4B trang 220, Tưng Ưng I trang 1. Trung Bộ III, kinh Nhất Dạ Hiền ngài dạy 6 pháp cho mỗi cá nhân muốn tạo hạnh phúc gia đình.

Như vậy, rõ ràng sự tham cứu của các tư tưởng khác là việc luôn có trong các nhà nghiên cứu học thuật, nhưng nghiên cứu để bị nh hưởng nhất là bị nh hưởng trong bài Kệ Thị Chúng thì đó là một kết luận võ đoán.

Những nhận định trên đây của kẻ hậu học không ngụ ý kích bác chê bai nào c, mà là sự hiện thân của một dòng tư tưởng luôn tuôn chy. Tư duy cũng như ngôn ngữ luôn đặt mình vào sự tưng đối. Cho nên, đây là phê bình những ngôn từ của những tác gi trên, chớ không phi phê bình tác gi.

 

3. Dịch lại bài kệ sang Việt ngữ

Như chúng tôi đã nêu trên. Các câu 1,2,4 trong bài Kệ đều dịch thoát từ và đủ ý. Duy chỉ câu 3 chúng tôi đề nghị giữ nguyên 2 chữ Nhậm vận và chú thích thêm cho rõ nghĩa.

Thân như sấm chớp có rồi không
Cây cỏ xuân tươi, thu héo hon
Nhậm vận thạnh suy không sợ hãi
Thạnh suy như cỏ đọng sưng hồng.

 

4. Triển khai tư tưởng bài kệ.

Xét về mặt ngữ ngôn, bài Kệ này thuần túy dùng từ ngữ t sự vật. Các từ biểu tượng như: thân, điện nh, Vạn lộc, xuân, thu vv đều là những từ diễn t thế giới vật lý. Vậy đây có phi bài Kệ t sự không? Chúng ta nên hiểu các Thiền sư khi vấn đáp cùng đệ tử hoặc Thiền khách thường nói về Sự hn là Lý. Các ngài ít bàn về Lý tánh. Như cây tùng của Triệu Châu, cuộc đối thoại giữa Vô Ngôn Thông và Thiền khách, hoặc với Huệ Tịch, hay Thiền Lão Thiền sư với Lý Thái Tông. Vua hỏi: Hàng ngày Hòa Thượng làm gì? Đáp: Thủy trúc hoàng hoa phi ngoại cnh. Bạch vân minh nguyệt hiện toàn chân. (Trúc biếc hoa vàng đâu cnh khác. Trăng trong mây hạc hiện toàn chân.) Hay như Viên Chiếu Thiền sư tr lời vị Tăng hỏi: Phật với Thánh nghĩa là gì? Sư đáp: Ly hạ trùng dương cúc. Chi dầu thục khí oanh. (Trùng dương cúc nở dưới rào. Trên cành chim hót thanh tao nhẹ nhàng) Vị Tăng vẫn chưa hiểu, Sư tiếp: Trú tắc kim ô chiếu. Dạ lai ngọc thế minh. (Ngày thì vầng nhật chiếu. Đêm đến ánh trăng soi.) Có Tăng hỏi: Tất c chúng sanh từ đâu đến, sau khi chết đi về đâu? Sư đáp: Manh qui xuyên thạch bích. B miết thưởng cao sn. (Rùa mù dùi vách đá. Trạch què trèo non cao.) ... các hình nh về Sự luôn thấy bàng bạc trong văn học Thiền Việt Nam. Đó là chỗ dụng tâm độc đáo của Thiền, một tông phái muốn chúng ta trực nhận thực tánh vạn pháp, chứ không được cm quan suy luận hay tư duy trừu tượng. Vì thực tánh của Pháp vốn là vô ngã. Còn tư duy về thực tánh là hữu ngã. Mọi tư duy của con cá về mặt đất thì sẽ hình dung mặt đất hoàn toàn được cấu tạo bằng chất lỏng như nước. Xa hn một bước, dầu tư duy và ngôn thuyết đúng như thực tánh thì đó cũng chỉ là ý niệm thực tánh chứ không phi là đích thực thực tánh. Các Thiền sư dùng Sự để lôi kéo hành gi đang trực vấn trở về thực tế mà nhìn vào thực tại. Hn nữa, hữu tình và vô tình cùng chung một pháp tánh. Thấy được Bản chất của vô tình, cũng thấy được Bản chất của hữu tình. Trên căn nguyên ấy, các Thiền sư thường dùng sự vật hiện tiền trước mặt. Bài Kệ này cũng không ngoài quy luật trên. Chúng ta thử phân chia bài Kệ theo 4 hướng: Câu 2 Thế giới quan; Câu 1 Nhân sinh quan; Câu 3 Tu chứng quan và câu 4 là Xã hội quan. Sự phân chia này chỉ cốt phn ánh lên sự đa dạng, phong phú nhiều mặt của bài Kệ. Thực ra một câu cũng đã đầy đủ 4 phạm trù này rồi. Trên sự chia sẻ cm thông ấy, chúng ta đi vào phân tích bài Kệ.

 

Câu 2: Thế giới quan

Khác với các thuyết minh của các tôn giáo khác chấp nhận thế giới này do một Thượng đế quyền năng tạo (C Đốc giáo, Tin Lành giáo) hay do một đại ngã (Bhàhman) cấu thành (Bà La Môn giáo) hoặc do sự tuần hoàn thuần túy sự vật tạo nên (Duy Vật). Phật giáo tuyên bố: Thế giới này hình thành là do duyên sanh, theo công thức: Do cái này có mặt, cái kia có mặt. Do cái này không có mặt cái kia không có mặt. Do cái này sinh, cái kia sinh. Do cái này diệt cái kia diệt.

Công Thức này không nên hiểu như một định đề của lý luận, mà đây là một chân lý biểu hiện được trực nhận và tuyên thuyết của bậc Đại Tuệ. Thuyết minh công thức này, đạo Phật đã tr lại cho thực tại thế giới trở về uyên nguyên của nó. Thực tế và thực tại thế giới là một. Một số người tìm hiểu đạo Phật qua ngôn thuyết thường tỷ giáo và phân chia hai phạm trù này ra làm hai. Xem thực tế là hiện tượng giới, thế giới và thực tại là Bản thể thế giới. Quan điểm này hoàn toàn là sai lầm. Vì sao? Chỉ bằng phân tích chúng ta cũng có thể hiểu được vấn đề này. Ví dụ: thực tế một cái cây đang xanh tươi và có những lá khô héo, vàng úa cùng hiện ra trên thân cây ấy trong một thời điểm. Thực tế đó luôn chuyển dịch theo quy luật: Thành, trụ, hoại, không một cách tưng tục. Sự hiện khởi hay hoại diệt của các pháp tùy theo chủng loại và những điều kiện tưng quan quanh nó. Vạn pháp trở thành vô thường ngay tại thực tế. Và chính thực tại cũng vô thường ngay trong Bản chất, nên mới có thể hiện khởi một thực tế vô thường. Trong Twelve principles of Buddhism có viết: The first fact of existence is the law of change or impermanence . All that exists, from mole to a mountain, from a thought to an empire, passes thought the same cycle of existence - l.e., birth, growth, decay and dead. Life alone is continous, ever seeking self expression in new forms "Life in a bridge, therefore build no house on it" Life's a prosess of flow, and he who clings to any form, however splendid will suffer by resisting the law. Điều kiện nhận thức trước tiên trong cuộc sinh tồn là luật biến dịch hay vô thường. Vạn vật hiện hữu trên thế gian, từ một mô đất cho đến một qủa núi, từ một ý niệm nhỏ nhặt cho đến một đế quốc vĩ đại, đều phi tri qua 4 giai đoạn của chu kì sinh tồn: sinh ra, trưởng thành, già cỗi và chết mất. Chỉ có sự sống là nối tiếp luôn luôn biểu hiện trong những hình thức mới. "Kiếp sống ví như một chiếc cầu, thế cho nên đừng xây cất nhà cửa ở trên đó" Kiếp sống trôi đi như dòng nước và ai bám vúi vào hình tướng dù là huy hoàng cho mấy đi nữa, người ấy sẽ đau khổ vì không chống lại sức nước cuốn trôi.

Nhân đây, chúng ta xác lập với nhau về hai danh từ: vô thường và vô ngã. Theo phân tích sự thể thì vô thường là đứng về mặt thời gian để nói, vô ngã được xét về mặt không gian. Còn đứng về mặt duyên sanh thì mọi vật chuyển biến từng sát na nên vô thường, vì chuyển biến ấy nên mọi sự vật không có thực thể nên gọi là vô ngã. Vậy thì, thực tế và thực tại các pháp chung một Bản thể là vô thường và vô ngã. Vì thế, nói về Sự các pháp tức là nói về Lý các pháp, Sự không tách rời Lý mà có và Lý không tách rời sự mà hiện hữu. Cho nên, thế giới quan Phật giáo không phi do những vật thể cứng ngắt thuần túy vật lý tạo thành như Duy vật hoặc mông lung, huyền hoặc như Duy thần, hay siêu linh mặc phi như Duy linh, Duy nhiên. Mọi sự thật trước mắt ta đều mang dáng dấp của thực tại. Nói cách khác thực tại đang hiển hiện trước mắt ta bằng một thực tế sống động. Nàgàjuna (Long Thọ) đã xác nhận lập luận này qua câu: Dĩ hữu không nghĩa cố, nhất thiết pháp đắc thành. Nhược vô không nghĩa gi. Nhất thiết pháp bất thành. ở bộ Trung Quán Luận, nàgàjuna đưa ra thuyết Bát Bất để phủ nhận mọi chấp trước về thực tế và thực tại do kiến chấp mê lầm của chúng sanh.

Không diệt cũng không sanh. Không đoạn cũng không thường, không nhất cũng không dị, không đến cũng không đi. Khéo nói nhân duyên ấy, khéo diệt những lý luận. Con cúi đầu lễ Phật, bậc thuyết giáo đệ nhất.

Như vậy, sự phủ nhận toàn triệt của Phật giáo không nhằm phá hoại cuộc sống, biến nó thành trống rỗng, hư vô mà chỉ để đánh đổ những tư duy sai lệnh về cuộc đời và tr nó lại bộ mặt thật chính nó từ cội nguồn. Đạo Phật không giải phóng con người ra khỏi cái vỏ bọc vật chất đang hiện hữu, chỉ muốn giải phóng chúng sanh ra khỏi các tư duy hữu ngã đang trói buộc lấy chúng sanh mà thôi. Thế giới hữu tình cũng như vô tình là sự chuyển dịch theo quy luật nhất định. Tư duy hữu ngã phát nguồn từ vô minh, tham ái choàng phủ lên sự vật ngây th và kéo nó về làm ngã, ngã sở chính mình, khi ấy con người tưởng rằng mình là chủ nhân thế giới nhưng thực ra đã là nô lệ trong giây phút ban s của tư duy hữu ngã rồi. Đau khổ, bi kịch cuộc đời phát sanh từ đây. Cái gì phát sanh từ hữu ngã cái ấy luôn có giới hạn. Còn vô ngã là một sự thông suốt chuyển dịch nhiều đời nên không có giới hạn. Thế nên lấy cái giới hạn để cưng tỏa cái vô giới hạn là điều không thể được, không sớm thì chày vòng cưng tỏa ấy sẽ rụng vỡ và khổ đau sẽ hiển hiện. Thế giới này chuyển dịch, sống động nên từ thực tế cho đến thực tại các pháp phi vô thường vô ngã. Nếu thuyết minh vạn vật hữu ngã thì các pháp đã khô chết từ lâu rồi. Các pháp tưng quan, phn duyên nhau mà hiện khởi nên phi vô ngã.

Ví dụ: Cây Phượng đang khoe sắc thắm trước mặt ta là hiện thân của thực tế vô thường và thực tại vô ngã. Nó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các vật thể vô thường vô ngã khác đang hiện hữu tưởng chừng như đối lập nhau: đất, nước, gió và khí nóng. Vạn hữu vũ trụ đang có mặt trong cây Phượng một cách triết học. Nếu một trong những vật thể ấy có định tính hay tồn tại khô cứng theo hữu ngã thì nó sẽ không thể nào hiện hữu hòa điệu trong thân cây Phượng được. Đến thời gian nào đó cây Phượng sẽ vắng mặt và các thành tố tạo nên cây Phượng cũng không còn. Theo quy luật: Cái này có mặt cái kia có mặt; cái này không có mặt cái kia cũng không có mặt.

Thế giới quan thuyết minh trên lý duyên sanh là một thuyết minh trí tuệ. Nó soi sáng cho chúng ta thấy tận chân tướng các pháp. Nó giúp chúng ta điều khiển nhận thức sai lầm và các pháp như What the Buddha tought viết: An Arahant, though he acts, does not accumulate katma, because he is free from the false idea of self, free from the thirst for containnity and becoming, free from all other defilements and inpurities. For him there is no rebirth.

Một vị Alahart mặc dầu có hành động vẫn không dồn chứa nghiệp. Bởi vì vị ấy đã thoát ly những tư tưởng sai lầm về ngã, thoát khỏi lòng "tham" muốn tiếp tục sinh thành, thoát khỏi sự xấu xa bất tịnh khác. Đối với vị ấy không còn luân hồi.

Như vậy ở vào cấp độ Alahart các ngài đã thoát khỏi mọi hệ lụy về ngã do tham ái đem đến. Các ngài đã như thật tri kiến các pháp không có ngã và sở ngã. Như kinh Samyatta Nikaya (Tạp A Hàm) viết:" Thưa Thế Tôn, thế giới này tại sao là không? Bởi vì tự thân nó không có ngã và ngã sở, cho nên gọi nó là không. Những gì không có ngã và ngã sở: Mũi, tai, lưỡi, thân thể và ý, đối tượng tác dụng nhận thức của chúng cũng thế, không có ngã và ngã sở. Đến những cm thụ được tạo nên do các cm giác và tri giác trên dù là dễ chịu, khó chịu hay trung hòa cũng vậy đều không có ngã sở.

Bát Nhã- bộ kinh tiêu biểu của Phật giáo phát triển cũng đề cập chữ Không về thế giới ni cấp độ tri kiến của vị Bồ Tát như đoạn văn trích sau đây: Stasaharikà (Bách thiên tụng Bát Nhã) …

Tu Bồ Đề: Bồ Tát phi thực hành thế nào để thấy được các pháp không còn tự tánh?

Đức Phật: Hình sắc phi được nhận thức như là không có tự tánh của hình sắc. Cm giác phi được nhận thức như là không có tự tánh của cm giác. (Và đối với các căn trần khác cũng vậy).

Tu Bồ Đề: Nếu mọi hiện tượng không tự tánh làm sao Bồ Tát có thể thực hiện Bát Nhã được?

Đức Phật: Sự không thực hiện chính là cái đang thực hiện Bát Nhã.

Tu Bồ Đề: Tại sao đó là cái không thực hiện?

Đức Phật: Bởi vì người ta không thể quan niệm được Bát Nhã, không thể quan niệm được Bồ Tát, không thể quan niệm về sự thực hiện, người thực hiện, phương tiện thực hiện và môi trường thực hiện. Do đó, sự thực hiện Bát Nhã là một sự "không thực hiện", trong đó mọi đàn thuyết đều không có giá trị gì.

Vậy là những quan điểm cho rằng Nguyên Thủy là tư tưởng thấp, Phật giáo phát triển là ngoại đạo đều sai lầm. Đã đến lúc chúng ta nên có một cái nhìn chân chánh về các bộ phái Phật giáo qua sự tu chứng tự thân hn là tỷ giáo ngôn từ rồi kết luận. Tuy nhiên, giáo pháp Bát Nhã có xác lập và khai triển tư tưởng Không này xa hn nhằm mục đích đáp ứng và thích nghi tư tưởng thời đại và quốc độ mà giáo pháp này truyền đến. Bát Nhã quan niệm: Chữ Không ở đây là nhất thiết đều không, tâm pháp đều không tự tánh, hiểu theo nghĩa thể và dụng. Về mặt thể thì chữ Không khác với nghĩa chữ Vô đối với chữ Hữu. Vì Vô có nghĩa là vô do gi hữu mà có. Nếu Không ở cấp độ ban đầu chỉ phủ định Hữu. Vì thế phi tiến thêm một bước nữa để phủ định cái Không từ phủ định Hữu mà có. Không Bát Nhã chủ trưng là tánh không, chân như không. Đó là cái không ly sanh tuyệt tướng. Như Đại Thừa Khởi Tín Luận nói: Nhất thiết pháp tùng Bản dĩ lai, ly ngôn thuyết tướng, ly danh tự tướng" Đây là cái Không làm thể các pháp, và Thiền sư Thuần Chân thế kỷ 12, đời thứ 12 dòng Tỳ ni đa lưu chi cũng nói: Chân tánh thường vô tánh. Hằng tằng hữu sanh diệt."

Với ý nghĩa như vậy ta thấy cái Không này khác hẳn với cái Không đối lập với cái Hữu. Nên khi tuyên bố vạn vật đều Không, Bát Nhã không có khuynh hướng chủ trưng hư vô luận, nó chỉ là một sự "ám chỉ thực tại tối hậu", không là "thực tại tối hậu" nên không thể đặt nó vào phạm trù lý luận nào. Vì tất c những gì thuộc về ý niệm đều mang màu sắc của ngã. Ngay c Không chân như cũng chỉ là gi danh nên bất cứ khái niệm nào về Không chân đều đối nghịch với Bát Nhã, Đó chính là diệu Lý thâm sâu của Bát Nhã, chỉ có trí tuệ mới thực chứng được mà thôi.

Tóm lại, thế giới quan Phật pháp thuyết minh trên 3 lý: vô thường, vô ngã và duyên sinh. Vạn pháp từ thực tế cho đến thực tại cũng đều hiển hiện, hoại diệt theo quy luật này. Cho nên nói đến Sự tức là đề cập Lý, thấy Sự là rõ Lý và ngược lại cũng thế. Tư duy sai lệch về các pháp là do hữu ngã. Điều chỉnh nhận thức tư duy chúng ta theo 3 quy luật trên là an lạc. Chúng ta không cần điều chỉnh lại thế giới đang lừng lững hiện ra trước mắt chúng ta. Đó là việc làm vô bổ. Khi trực nhận thế giới quan là vô ngã, vô thường, duyên sinh, chúng ta sẽ được tự tại trong các pháp và các pháp tự tại lưu xuất trong ta. Từ đó, có một cái nhìn như thật về vạn pháp. Chúng ta sẽ thấy vạn pháp là ta, ta là vạn pháp không có một sự khổ chết chống đối nào. Chỉ có một thể viên dụng nhất như: đó là cái nhìn của một bậc trí tuệ. Và Vạn Hạnh đã thể hiện ra câu: Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.

 

B. Nhân sinh quan. ( Câu 1)

Sau khi du ngoạn 4 cửa thành, tận mắt chứng kiến sự vô thường: sanh , già, bệnh, chết của con người, Thái Tử Sĩ Đạt Ta quyết tâm từ bỏ mọi lạc thú thế tục, quyết chí một thân một mình tìm ánh đạo giải thoát. Sau khi thành đạo bài thuyết pháp đầu tiên Thế Tôn đem đến cho loài người là 4 chân lý cuộc sống của con người. Vậy là, nguyên nhân chính làm động lực Thế Tôn xa lìa thế tục và lưu nhập lại thế gian là con người. Thật vậy, chúng ta dễ dàng tìm thấy bàng bạc trong kinh điển Phật đều lấy con người làm trung tâm, thuyết minh giáo lý. Điều khác biệt giữa những tôn giáo Duy Tâm, Duy Thân xem con người là sn phẩm trong một chiều buồn của Thượng đế tối linh, hoặc như Duy Vật cho rằng con người là kết qu của sự tiến hóa từ loài vượn người, Phật thuyết con người là do duyên sinh, và hiện thân của con người là Ngũ uẩn và môi trường con người va chạm là thập nhị xứ, thập bát giới Tứ đế. Đó là những điển hình tiêu biểu mà Phập thuyết về con người, Trong phạm trù này chỉ xin đề cập đến hai phần là Thập nhị nhân duyên và Ngũ uẩn.

Đức Phật định nghĩa Thập nhị nhân duyên như sau: Do vô minh có hành sinh; do hành có thức sinh; do thức có danh sắc sinh; do danh sắc có lục nhập sinh; do lục nhập có súc sinh; do súc có thọ sinh; do thọ có ái sinh; do ái có thủ sinh; do thủ có hữu sinh; do hữu có sinh sinh.

Như vậy, nguyên nhân sinh ra con người hiện tại là bắt nguồn từ những nhận thức không như thật về cuộc sống ở qúa khứ, tạo nên hệ qủa trở thành con người hiện tại. Nói đến con người là đề cập đến một sinh vật thượng đẳng thiện, ác lẫn lộn. ở đó không một nhất thể nào hiện hữu được. Đứng về hiện tại mà xét thì vô minh là khởi điểm tạo nên hai chi phần tiếp theo. Nhưng thật ra, theo duyên sinh thì một pháp hiện hữu là những chi phần còn lại cũng hiện khởi, chúng tồn tại và hoại diệt trong chung cùng Bản thể, với ý nghĩa: Vạn pháp là vô ngã. Vậy thì vô minh, điểm ách yếu nhất là một pháp nên cũng vô ngã. Nó là duyên sinh mà duyên sinh thì gọi là duyên sinh pháp là các pháp được tác thành, hữu vi, biến hoại, đoạn diệt, ly tham, vô thường. Bản chất Vạn pháp là vô ngã nên chúng ta có thể ci tạo được, nhưng phi hiểu rõ chúng và quyết tâm thoát ly chúng. ái là nguyên nhân dễ thấy nhất trong Thập nhị nhân duyên, nên quan niệm rằng ái là nguyên nhân chính sinh ra sự hiện hữu thân người. Chúng ta cũng có thể bo rằng do vô minh nên chúng ta khát ái, hoặc do khát ái nên chúng ta vô minh. Thập nhị nhân duyên không bao giờ nhấn mạnh đến một chi phần nào c. Chúng liên hệ tưng quan lẫn nhau. Và chỉ có trí tuệ Phật mới thấu rõ chân tướng định lý của vạn pháp này. Đức Phật dạy: Pháp duyên khởi ấy, dầu có Như Lai xuất hiện hay không xuất hiện an trú là giới tánh ấy, pháp trú là giới tánh ấy y duyên tánh ấy, Như Lai hoàn toàn chứng ngộ, chứng đạt và tuyên bố, tuyên thuyết, khai triển, khai thị, phân biện, minh thị, minh hiển... Tuyên bố như vậy, Đức Phật đã trao trọn quyền quyết định Bản thân lại cho con người. Chúng ta thường ấm ớ khi nói về thân phận con người. Vì chúng ta hay phiêu lưu tư tưởng vào những khái niệm trừu tượng với hi vọng muốn tìm ra giải đáp con người sinh ra từ đâu và khi chết đi về đâu? Sự nghi vấn này đã lôi kéo chúng ta xuôi về qúa khứ hoặc đẩy đưa chúng ta phiêu bạt về tưng lai. Và hiện tại, mấu chốt của vấn đề lại bị chúng ta để chìm sâu vào quên lãng. Đức Phật thường dặn dò đệ tử phi an trú vào hiện tại và nhìn vào những gì đang cưng tỏa mình và chọn phương pháp thích hợp thoát ly chúng. Cái đối diện chúng ta là sự khổ đau phát xuất từ những ích kỷ chính mình. Twelve principles of Buddhism đề cập vấn đề này như sau:

Life being one, the interests of the part should be those of the whole. In his ignorance man thinks he can successfully trive for his own interests, and this wrongly directed energy of selfishness produces sufferings the learns from suffering to reduce and finally eliminate its cause. The Buddha taught Four Noble Truths.

A> The omnipresence of suffering.

B> Its cause wrongly directed desire.

C> Its cure the remoral of the cause.

D> The Noble Eight path of self development with leads to the end of suffering.

Bởi lẽ sự sống chỉ có một, mọi lợi ích của mỗi phân tử phi là lợi ích của toàn thể. Trong ngu dốt (vô minh) con người lầm tưởng có thể cạnh tranh để lần lượt thu về những lợi lộc riêng cho mình, và những nỗ lực sai lầm đầy ích kỷ đó chỉ tạo sự khổ đau mà thôi. Con người phi lấy khổ lụy làm bài học, để gim bớt gánh khổ đau và cuối cùng diệt trừ nguyên nhân sự khổ. Đức Phật dạy 4 chân lý cao c:

A> Sự thống khổ cùng khắp.

B> Nguyên nhân của thống khổ là do ham muốn mà ra.

C> Phương thuốc trừ khổ là diệt trừ ham muốn.

D> Bát chánh đạo là con đường tu tỉnh đưa đến sự diệt khổ.

Trên thực tế ngã và ngã chấp là căn Bản của vô minh, vô minh và ngã chỉ là một. Chúng nưng vào nhau hiện hữu trong cùng một khối Ngã là ni trú ẩn lý tưởng nhất của vô minh. Vô minh thì nhạy bén tinh tế vô cùng giữa sự vây bọc của các chi phần khác. Đem tri thức để diệt trừ vô minh khác gì tát nước trong lúc trời đang mưa. Tri thức không thể nào đánh đổ vô minh được, vì nó là con đẻ của tư duy hữu ngã. Dẫu tri thức ấy là biểu hiện chân lý thì nó cũng chỉ là xác chết ngàn thu của chân lý mà thôi. Đem một sinh thể tàn lụi sinh lực vào lĩnh vực tu tiến là điều khờ dại. Cái học không thể giúp ta giác ngộ. Học nhiều không thể thành Phật. Vì cái học khởi nguồn từ nhận thức. Thiền Sư Hưng Nghiêm Trí Nhân là một Pháp sư ging kinh như nước chy mà phi đi tìm ni hoang vắng tỉnh tu vì chưa ngộ được đạo từ ni kinh sách. Trong kinh nghiệm thực tập tâm linh dùng một biện pháp chế ngự ác pháp, thì ác pháp chỉ tạm thời lắng dịu chớ không hoàn toàn triệt tiêu. Vì thiện pháp và ác pháp cũng đều do vô ngã nên không thể đối chọi nhau được, nên rất là tự nhiên khi vô minh yểm trợ cho cái tôi sinh hoạt trong cuộc sống. Nếu không nhận thức được vấn đề này chúng ta dễ bắt nguồn tu từ: "Thiện chí của vô minh".Cho nên dầu cho vô minh là nguyên nhân chủ yếu trong sự sinh trưởng con người, nó vẫn là một khái niệm hoàn toàn m hồ. Ai bắt nguồn từ vô minh để đoạn diệt tu chứng thì người ấy chưa biết phương pháp diệt trừ vô minh và chưa thật hiểu về con người. Hãy nhìn vào những nguyên nhân chủ yếu trực tiếp, gần gũi khiến ta khổ đau mà đoạn trừ. Chẳng hạn, bạn dễ bị các quan điểm buộc chặt lấy mình, hoặc tham ái làm mình khổ đau thì hãy nhìn rõ Bản chất chúng và luôn duy trì ý niệm: Các Pháp này là Duyên sinh, không có thật có xa lìa những duyên tạo ra chúng thì tự thân nó sẽ triệt tiêu. Chúng vô thường, vô ngã. Vì nó luôn hiện hữu, đoạn diệt trong cuộc sống thường nhật. Sau khi hiểu được như vậy các bạn sẽ thấy: "Cái này không phi là ta, là tự ngã của ta" Nếu không xác nhận như vậy, các bạn sẽ cm thấy Duyên khởi như một sự phủ nhận toàn diệt về những gì hiện khởi trong ta. Sự ngần ngại, do dự này không phi thế kỷ chúng ta mới có, mà khi Thế Tôn tại thế, tôn giá Moliya Phaggama đã hỏi: "Bạch Thế Tôn ai cm xúc, ai thọ? Ai khát ái, ai chấp thủ? " Thế Tôn dạy: Như Lai ta chỉ dạy xúc, thọ, ái , thủ.. chứ không dạy người nào xúc, thọ... Nên các câu hỏi đó không phù hợp với định lý duyên khởi. Câu hỏi phù hợp phi là do duyên gì xúc sinh, thọ sinh?

Vậy là, những gì thuộc về ta hay được gọi là ta thì không bao giờ có dù trong ý niệm. Cái thuộc về ta đã không thật có thì cái thạnh suy, suy thạnh, sanh diệt, diệt sanh cũng vậy. Chẳng qua như người bệnh mắt nhìn thấy hoa đốm giữa hư không, thế thôi. Thập nhị nhân duyên giúp chúng ta cởi bỏ những nhận thức lầm lạc đeo nặng trên đôi vai hữu ngã của mình. Ta thấy ni đây là một ý niệm tích cực cho con người và giải tỏa những mối bận tâm không chính đáng về thân phận con người.

http://www.buddhismtoday.com/viet/pgvn/vh/012-hanhchanh-kethitichtm

 


Cập nhật: 1-5-2001

Trở về mục "Phật giáo Việt Nam"

Đầu trang