Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
Vì Sao Sáng - Thời Chấn Hưng Phật Giáo

 
Sự sống và cái chết là hai vấn đề trọng đại nhất của cuộc đời: Sự sống như thế nào thì nó sẽ phản ánh hoàn toàn sau khi chết - Cái chết nó sẽ trả lời tất cả.
Hơn nửa thế kỷ hiện thân trên cuộc đời, HT THÍCH THIỆN HOA - Viện trưởng viện Hoá Đạo, là  bậc chân tu thật học, có chí lớn, đã làm cho trang sử Phật giáo nước nhà có thêm gương danh tăng, và rất là hảnh diện khi viết về cố HT THÍCH THIỆN HOA, Ngài đã tiên phong trong sự ngiệp hoằng pháp độ sanh, đã làm tròn sứ mạng thiêng liêng của mình đến hơi thở cuối cùng. Rut xô đã từng nói: “ Người sống nhiều không chỉ là người cao tuổi mà người biết sử dụng cuộc sống của mình cho có ý nghĩa”. Quả thật, có những người càng sống lâu trên cuộc đời thì càng làm vướng bận cho nhiều người, càng trở thành gánh nặng. Cho nên nếu người này qua đời, mặc dù không ai nói ra nhưng mọi người cảm thấy vui hơn. Thật là một cuộc sống thừa! Bênh cạnh đó, có những người càng sống lâu, càng có ý nghĩa, càng làm nhiều việc cho cuộc đời, làm bậc thầy nhiều kinh nghiệm, ích nước lợi nhà. Nguyễn Thiếp ngày xưa còn gọi là La sơn phu tử, bậc danh nhân thời hậu Lê, mặc dù tuổi già nằm trên giường bệnh nhưng vẫn được các vua chúa đương thời cầu thỉnh như: Chúa Trịnh, Nhà Tây sơn …Thế thì những người  làm lợi ích cho số đông, xã hội, quốc gia, nhân loại … mà qua đời luôn là điều thương tiếc của  mọi người. Vì vậy, những người làm nên lịch sử như cố HT Thích Thiện Hoa, đã từng chịu biết bao gian khổ, xả thân chăm lo Phật sự cho đến lúc về cõi Phật, thì khi mất đi sẽ là niềm thương tiếc của hàng triệu tăng tín đồ là lẽ đương nhiên! Mặc dù ra đi với tuổi đời còn trẻ, nhưng Ngài đã để lại cho Phật giáo Việt nam hai việc vô cùng quan trọng, đó là:
 
1/ Cây thang giáo lý và những sách vỡ do Ngài trước tác và phiên dịch. Đây là công trình nghiên cứu bền bỉ dài lâu, hơn nửa cuộc đời, trên 25 năm mới hoàn tất. Giá trị của nó là làm nền tảng căn bản cho tất cả các trường Phật học cũng như các nhà nghiên cứu phật giáo thì không thể thiếu được.
 
2/ Sự nghiệp hoằng pháp vẽ vang. “Vạn sự khởi đầu nan”. Đó là lời kinh nghiệm máu xương của các bậc tiền nhân. Cũng vậy, trong hoàn cảnh thật đặc biệt mà Ngài đã hoằng pháp thành công trong buổi đầu, mở con đường cho hàng hậu học nương theo  đắp bồi và phát huy thêm lên theo kịp đà phát triển của thời đại.
 
Chúng ta thiết nghĩ: nếu HT sống thọ trên cõi đời thêm vài mươi năm nữa thì Phật giáo nước nhà có thể có tầm vóc lớn mạnh hơn. Nhưng rất tiếc Ngài đã ra đi khi đất nước vừa được thanh bình, với tuổi đời 55.
 
 Đối với đạo pháp Ngài luôn canh cánh bênh lòng.
Đối với nước với dân, Ngài một lòng yêu nước trung thành với dân tộc, luôn đứng về dân tộc, bảo vệ dân tộc, cho dù bị tù đài, thậm chí mất mạng, Ngài cũng không từ nan. Dòng máu tình thương đã trở thành mạch suối nguồn luôn tuôn chảy suốt đêm ngày trong huyết quản của một tu sĩ Phật giáo thấm nhuần đạo lý từ bi. Trong thời pháp nạn, đêm 20 – 8 –1963, HT chấp nhận vào tù với yêu sách: “ Chúng tôi xin  vào tù cho quốc dân khỏi khổ”.  Mặc dù ước nguyện chưa tròn, nhưng bao nhiêu tuổi đơì là dựng xây công hạnh càng cao chất ngất chừng ấy. Ngày xưa nhà bác học Edison cũng từng nói: “Tôi có nhiều việc làm quá, mà đời thì ngắn quá cho nên tôi phải làm gấp”. Một con người suốt ngày đêm miệt mày với công việc  thế mà vẫn không đủ thời gian. Còn một số người nhàn rỗi, ăn không ngồi rồi, tâm chí bạt nhược, tán vượn tán hưu, thị phi nhiễu loạn thiên hạ, thì dẫu có sống đến trăm tuổi, người này cũng chẳng làm được tích sự gì.
 
Giai đoạn  bận rộn nhất với công việc là kể từ năm 1953, khi được giao nhiệm vụ trưởng ban giáo dục và trưởng ban hoằng pháp GHTGNV, HT không còn thời gian để nghỉ ngơi: ban ngày lo dạy học, diễn giảng, huấn luyện trụ trì, đào tạo giảng sư – lớp Như lai sứ giả; ban đêm soạn bài, dịch kinh. Sự làm việc liên tục đến độ HT tự ví mình như con vụ. Ville  đã từng nói: “ Cuộc sống không hẳn vui sướng hay đau khổ, nhưng đó là một việc quan trọng mà chúng ta phải gánh vác và hoàn tất trong danh dự”. Thật vậy gánh vác nhiều trọng trách chưa hẳn là danh dự hay sung sướng, vì nó là một gánh nặng.Nhưng nếu chúng ta giải quyết trôi trải mọi công việc là chúng ta được thành công trong danh dự, không cần bàn đến sự hy sinh gian khổ mà mình đã chịu đựng và kinh qua.  Điều đặc biệt ở đây, HT làm tất cả mọi công việc không chỉ vì danh dự, mà là tinh thần trách nhiệm tâm huyết, muốn hoàn thành lý tưởng hoằng pháp lợi sanh, tốt đời đẹp đaọ. Dẫu 55 năm hiện thân trên cõi đời, nhưng luôn được mọi tầng lớp Tăng Ni và phật tử đời sau tôn kính là bậc HT trưởng lão, đạo cao đức trọng, rạng ngời trong trang sử Phật giaó Việt nam. Bằng chuỗi thời gian đó, Ngài đã thắp lên 55 ngọn đèn chánh pháp soi khắp thế nhân tăm tối, xứng đáng được người đời nhắc đến  với lòng tri ân sâu sắc, xứng đáng ở điạ vị già cả. Kinh tăng nhất A hàm, Bà la môn hỏi thế nào là địa vị già cả và thế nào là địa vị trai tráng. Ngài Ca chiên diên trả lời: “Cho dù Bà la môn ở độ tuổi 80, 90, không dừng được dâm dục, làm các hạnh ác. Này Bà la môn đúng là người tuy già cả nhưng lại ở địa vị trai tráng. Nếu tỳ kheo ở độ tuổi 20, 30, 40, 50 … Người ấy chẳng tập quen dâm dục cũng chẳng tạo hạnh ác. Đó là Bà la môn trai tráng mà ở địa vị già cả”.
Kính bạch chư tôn đức !
Kính thưa quí liệt vị!
Thừa kế sự nghiệp của HT Thiện Hoa luôn có những bậc thầy xứng đáng nối theo chí nguyện của người. HT trưởng ban hoằng  pháp hôm nay có gần 30 năm thực hiẹân sứ mạng  hoằng pháp của mình. Luôn đào tạo lớp lớp tăng tài kế thừa, với hoài bảo tre tàn măng mọc. Thành lập đạo tràng Pháp hoa từ Bắc vào Nam, huấn luyện giảng sư hàng năm, mở lớp dào tạo chuyên ngành hoằng pháp TW: các khoá giảng sư Thiện Hoa, Trí Thủ. Và hiện nay đang đào tạo hai lớp Cao và Trung cấp giảng sư. Trong những buổi giảng, khi nói đến vấn đề có liên quan đến cố HT viện trưởng, người nghe nhận thấy nơi HT trưởng ban bày tỏ tấm lòng tôn kính vô hạng đối với người xưa, luôn tự hào về những gì mà các bậc thầy đi trước đã làm. Với lòng khiêm  tốn và chân tu, HT luôn nghĩ rằng những gì hôm nay mình có được , phần lớn đều nhờ công lao cuả các bậc tiền bối đã xây những nền móng rất vững vàng. HT  còn đặt trọn niềm tin vào anh linh gia trì của quí Ngài trên bước đường hoằng pháp của mình. “Uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây” là luân lý đạo đức ngàn đời của người VN. HT trưởng ban đã mượn   pháp danh của cố HT viện trưởng đặt tên cho lớp giảng sư đầu tiên, nhằm bày tỏ  niềm tôn kính vô biên và nêu tấm gương chịu dấn thân trong sự nghiệp hoằng pháp với lòng kiên thệ: “Nơi nào chúng sanh cần con đến, đạo pháp cần con đi, chẳng kể gian lao chẳng này khó nhọc”. Học giả Nguyễn Hiến Lê có nói: “Tân học mà hay là tân học có một nền tảng vững chắt, nền tảng ấy chính là tinh hoa của cựu học”.
 
 Hôm nay nhân ngày kỷ niệm lần thứ 30 của của cố HT viện trưởng, chúng con xin được nêu lên một vài công hạnh vĩ đại, mà lúc sanh tiền HT đã hoàn tất trong danh dự. Học theo gương người xưa, Tăng Ni giảng sinh trẻ chúng con, đừng mặc cảm với tuổi đời mà e dè trong sự nghiệp hoằng pháp. Dẫu tuổi đời còn râùt trẻ, lại trong thời chiến tranh, cố HT một mình vẫn lèo lái con thuyền chánh pháp tiến lên vững vàng. Hôm nay trong thời bình, lại được sự dìu dắt của các bậc thầy tài ba lỗi lạc dầy kinh nghiệm, thì có lý nào chúng ta lại chùng bước không chịu dấn thân.
 Tăng Ni trẻ của chúng ta phải sống những chuỗi ngày cho xứng đáng để làm lợi đaọ ích đời, cho dù năm năm, mười năm cũng chưa phải là vấn đề quan trọng, mà quan trọng ở chỗ với chuỗi thời gian đó thử hỏi ta đã làm được những gì? Cicêrô đã nói: “Thiên nhiên ban tặng cho ta cuộc sống không lâu dài, nhưng ký ức về một cuộc sống đẹp thì còn lại mãi mãi”.
Mong sau thế hệ tăng ni trẻ của chúng ta cũng trở thành người bất tư,û làm một ngôi sao sáng theo gương các bậc tiền nhân.
“Trăm năm tuy mất màkhông mất
Pháp hạnh rạng ngời sánh núi sông”.
 
Trước khi kết thúc bài viết này , chúng con xin thành tâm cầu chúc quí HT, TT trong hội đồng chứng minh, HĐTS, ban HPTW, chư tôn đức tăng ni và toàn thể chúng hội hiện diện thân tâm thường lạc, Phật sự viên thành. Năm Giáp thân sắp đến, Chúng con xin cầu chúc chư tôn đức Tăng Ni, quí Phâït tử chư  vị quan khách và toàn thể liệt quí vị tận hưởng một mùa xuân an khang thịnh vượng, an lành trong ánh hào quang của đức Thế Tôn.

                            http://www.buddhismtoday.com/viet/pgvn/nguoi/visaosang.htm

 


Vào mạng: 3-7-2004

Trở về mục "Phật giáo Việt Nam"

Đầu trang